lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, Một Chiến Tướng

quân sự việt nam, tướng Nguyễn Văn Hiếu

Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu

1, 2

Chiến Tướng, Một Tinh Anh Hiếm Có Trong Chiến Tranh Việt Nam

...

Đỗ Xá, Đại Bàng 800, Snoul

Ngoài ba trận đánh lớn cấp sư đoàn và quân đoàn nêu trên, Tướng Hiếu còn đánh ba trận đánh cấp trung đoàn đáng kể: Đỗ Xá năm 1964, Đại Bàng 800 năm 1967 và Snoul năm 1971.

Trong cuộc hành quân Đỗ Xá, với tên chính thức là Quyết Thắng 202, Tướng Hiếu, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, dưới quyền Tướng Đỗ Cao Trí, đã táo bạo tung hai đạo quân gồm Chiến Đoàn A với ba Tiểu Đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Sơn Thương và Chiến Đoàn B với các đơn vị của Trung Đoàn 50, thuộc Sư Đoàn 25, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phan Trọng Chinh vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá nằm tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Quảng Tín. Ngoài ra, hai toán quân này còn được tăng phái bởi Tiểu Đoàn 5 Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô Quang Trưởng.

Trong cuộc hành quân Đại Bàng 800, Tướng Hiếu đã tinh anh dùng kế "điệu hổ ly sơn" dụ được một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng xuất đầu lộ diện và nện lên đầu một cú thoi sơn gây cho địch bị tổn thất nặng với xác của 300 chiến binh bỏ lại trên chiến trường, sau khi các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thất bại trong cuộc lùng kiếm địch dòng dã ba ngày trời.

Trong cuộc hành quân triệt thoái Snoul, Tướng Hiếu đã biểu dương tính khí của một chiến tướng giỏi khi tấn cũng như khi thủ khi triệt thoái Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 khỏi thị trận Snoul dưới sự uy hiếp của hai Sư Đoàn 5 và 7 Bắc Việt. Cuộc triệt thoái trên đoạn đường 13 cây số từ Snoul trên phần đất Căm Bốt về tới Lộc Ninh được coi là thành công với tổn thất tương đối nhẹ. Trong cuộc rút quân này, Tướng Hiếu đã ứng dụng 8 yếu tố bài bản của một chiến thuật lui binh.

Chân Dung của một Chiến Tướng

Một lý do chính khiến ít người biết Tướng Hiếu là một chiến tướng là tính kín đáo, không thích lòe loẹt phô trương chiến tích của mình. Tướng Hiếu núp bóng sau Tướng Trí, Tướng Vĩnh Lộc và Tướng Thuần khi hoạch định và thực hiện các trận đánh Đỗ Xá, Thần Phong 1, Pleime và Đức Huệ/Svay Riêng.

Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, nhận xét: "Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định thì sắc bén." Về phương diện này, có lẽ Đại Tá Hayes là giới chức quân sự Mỹ duy nhất hiểu rõ Tướng Hiếu, phần đông thì cho là Tướng Hiếu nhút nhát rụt rè không xông xáo đủ. Chẳng hạn như Tướng Abrams phát biểu như sau về Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trong một buổi họp ngày 26 tháng 7 năm 1969:

Và, thật là bất hạnh, Sư Đoàn 22 QLVNCH không nhìn được sự thể như vậy. Sư Đoàn chưa phải là một sư đoàn thiện chiến, xuất trận với cấp trung đoàn và tiểu đoàn và vân vân! Và chính điều đó cần thiết phải được thực hiện tại Bình Định! Và đó chính là điều Sư Đoàn 22 không nhìn thấy! Và đó chính là điều tư lệnh sư đoàn tự thâm tâm không sẵn lòng chịu làm! Và điều mà tất cả mọi người cần phải làm, thay vì bàn đến chuyện xuất trận và chiến đấu với—Trơì Đất Quỷ Thần ơi, họ đứng dưới đó liếm đũa chờ cho Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Phải đấy, lẽ dĩ nhiên nếu Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại thì họ đã rửa sạch đồng hồ rồi. Nhưng đó là ngày họ trông chờ--khi Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Cục cứt! Có điều—không thể làm điều mà chưa được tổ chức, điều mà chưa được huấn luyện. Phải đi ra ngoài làm điều phải làm ngay bây giờ tại nước này! Tất cả mọi người làm phải như vậy!

Tướng McAuliffe, Cố Vấn Phó Vùng 2 Chiến Thuật, cũng lượng định sai lầm về Tướng Hiếu khi ông viết trong bản tường trình ngày 26 tháng 11 năm 1970:

Có hai phương thuốc khả dĩ chữa trị cho căn bệnh của sư đoàn, cả hai đã được đề nghị cho Tướng Trí: (a) thay thế tư lệnh sư đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, và trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8; ; (b) cho các đơn vị của sư đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân vượt biên, ngõ hầu nâng cao tinh thần và huấn luyện các năng khiếu chiến đấu của các cấp chỉ huy đơn vị và binh sĩ tham dự. (Tướng Trí đã đề nghị thay thế Tướng Hiếu, và xem cách cho Sư Đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân.)

Sai lầm, vì Tướng Trí, trái lại trọng dụng Tướng Hiếu nhất trong số ba Tư Lệnh Sư Đoàn 5, 18 và 25, theo ý kiến của Đại Tá Khuyến, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III:

Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 thì tình cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể thì Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt vì Tướng Hiếu đã từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.

Chắc hẳn là Tướng McAuliff không biết là Tướng Trí có đề nghị Tổng Thống Thiệu cho Tướng Hiếu thay thế mình trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III khi ông được chỉ định thay Tướng Hoàn Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I, cứu vãn cuộc hành quân Lam Sơn 719. Nhưng rủi thay sự việc không xảy đến vì Tướng Trí bị tử nạn trực thăng tháng 2 năm 1971.
Đến ngay cả Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18, cũng xét đoán lầm khí khái hiếu chiến của Tướng Hiếu qua điệu bộ nhỏ nhẹ:

anh Hiếu trông bề ngoài có vẻ quá hiền lành, khiến lính có thể không sợ, nên có thể không thích hợp với vai trò tác chiến.

Theo Dale Andrade nhận xét là các tướng VNCH thường tránh phiền hà nên chọn lựa thủ hơn là tấn:

Tướng Hưng không hèn nhát. Nhưng cũng như các các sĩ quan cao cấp Việt Nam khác, ông không muốn phải lấy những quyết định khó khăn. Nếu được ông thà ngồi đợi và ngó chừng, hy vọng là tình trạng đen tối sẽ tự tan biến đi

Tuy nhiên Tướng Hiếu lại khác. Một khi đã điều nghiên kỹ tình hình chiến trường và nắm vững tình báo chính xác về địch, Tướng Hiếu không ngần ngại tấn công vào sâu trong lòng xào huyệt địch, như trong cuộc hành quân Đỗ Xá năm 1964, cuộc hành quân Thần Phong 7 năm 1965, cuộc hành quân Snoul năm 1971 và cuộc hành quân Đức Huệ/Svay Riêng năm 1974.

Tướng Hiếu trở nên một chiến tướng nhờ tài tận dụng ba lợi khí: tình báo, thiết giáp và pháo binh.

Tướng Hiếu luôn nghiên cứu kỹ lưỡng để nắm rõ tình hình địch bằng cách dùng các toán trinh sát len lỏi vào lòng địch và khéo khai thác các tù binh và hàng binh địch. Tướng Hiếu căn dặn "các Trung Đoàn phải cải thiện các đơn vị Trinh Sát và Viễn Thám, phải tận dụng các đơn vị này trong nhiệm vụ tìm và diệt địch. Trước hết phải xâm nhập vào nội địa của địch để phát giác các căn cứ hoặc trạm giao liên của địch" và "không những phải biết đích xác tung tích đơn vị địch mà còn phải nắm vững lối đánh sở trường của tổ trưởng của đơn vị đó (...) Vì vậy Đại Tá Hiếu luôn chỉ thị cho Phòng Nhì phải lấy được danh tánh cùng học hỏi được nhân cách tổ trưởng của đơn vị địch".

Trong trận đánh Pleime, Đại Tá Hiếu điểm rõ các vị trí địch đến độ khiến địch "kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các phần tử trung đoàn".

Tướng Hiếu rất thành thuộc trong việc xử dụng thiết giáp ở cấp trung đoàn (Pleime 1965), cấp sư đoàn (Toàn Thắng 8/B/5) và cấp quân đoàn (Đức Huệ/Svay Riêng).

Theo Đại Tá John Hayes:

Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đã khởi công chương trình đưa chiến tranh đến địch. Sáng kiến này là một yếu tố trọng yếu mà Sư Đoàn đã thiếu sót trước đây. Việc xử dụng Trung Đoàn Thiết Kỵ trong vai trò tấn công là một thay đổi lớn lao với sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây.

Ngoài ra, Tướng Hiếu còn tỏ ra là biết dùng thiết giáp hơn là một tướng thiết giáp chuyên nghiệp:

Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

Tướng Hiếu cũng sành sõi trong việc xử dụng pháo binh trong mọi trận đánh. Ngoài ra, Tướng Hiếu còn chứng tỏ là một sĩ quan pháo binh thượng thặng khi biết ứng phó với pháo binh địch:

Ngày 3 tháng Giêng năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó Vùng 3 Chiến Thuật, chỉ huy hành quân, phân tích các hoạt động quân sự của Việt Cộng và Bắc Quân (VC/BQ) từ ngày 6 tháng Chạp và thảo luận các ý đồ của Cộng Sản. Trong Tỉnh Tây Ninh, các lực lượng VC/BQ thất bại trong nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tấn chiếm các tiền đồn tại Núi Bà Đen và Suối Đá (XT335576) phía đông bắc Thành Phố Tây Ninh vì sau khi pháo binh của QLVNCH lúc đầu bị hỏa lực phản pháo VC/BQ hủy diệt, QLVNCH đã có thể đem thêm pháo binh vào chống cự lại lực lượng tấn công của địch. Trung Đoàn 205 VC/BQ Biệt Lập thiệt hại khoảng một phần ba quân số, trong khi Trung Đoàn 101 VC/BQ hứng chịu khoảng 100 thương vong. Các chiến thuật VC/BQ là hủy diệt pháo binh QLVNCH với hỏa lực phản pháo dựa trên tình báo của các vị trí đại pháo howitzer và rồi xử dụng pháo tập vào lực lượng trú phòng. Trong trận đánh tại Suối Đá, các lực lượng QLVNCH đã có thể đem thêm các ổ pháo tới tầm bắn của các lực lượng tấn công mà các đơn vị VC/BQ không tài nào tìm thấy để hủy diệt. Theo Tướng Hiếu, nguồn tình báo cho thấy là hai Trung Đoàn VC/BQ sẽ tấn công lại trong Tỉnh Tây Ninh và xử dụng thêm các ổ pháo binh để triệt hủy pháo binh QLVNCH.

Một nét đặc thù của chiến tướng Hiếu khi điều binh là không trực tiếp áp đặt lệnh lạc mà là điều khiển êm xuôi đến độ các sĩ quan thừa hành lệnh cứ ngỡ là họ hoàn toàn chủ động, như trong trường hợp của Tướng Kinnard trong chiến dịch Pleime/Pleiku và Tướng Trần Quang Khôi trong mặt trận Đức Huệ/Svay Riêng. Và Tướng Schwarzkopf xác tín là Đại Tá Ngô Quang Trưởng hoàn toàn chủ động trong cuộc hành quân Thần Phong 7. Tướng Hiếu tiết lộ biệt tài này của mình như sau trong cuộc hành quân Thần Phong 1: "Các chiến đoàn được kiểm soát chặt chẽ trong tiến trình của họ. Họ hoàn toàn tự do hành động, nhưng kế hoạch của Quân Đoàn II đã buộc họ phải chiếm cứ các cao điểm dọc theo quốc lộ và di chuyển từng đợt nhảy vọt". Tướng Hiếu ra lệnh chỉ huy theo phong cách êm ả của một tham mưu trưởng chuyên nghiệp, chứ không theo phong cách sô bồ của một tướng trận mạc, nghĩa là biết đặt các con cờ đúng vị trí và khả năng trong bàn cờ chiến trận của mình nên các con cờ thi hành nhiệm vụ cách đương niên, chứ không cần phải đốc thúc xô đẩy khi họ bị đặt trong một tư thế vụng về và quá khả năng.

Một nét đặc thù khác của chiến tướng Hiếu là biết xử dụng mọi con cờ, từ tướng sĩ tượng (Việt lẫn Mỹ), xe pháo mã (Dù, TQLC, BĐQ) chí đến các con tốt (ĐPQ, NQ). Tướng Hiếu bình phẩm là Tướng Dư Quốc Đống, gốc Dù, không quen dùng địa phương quân: "Trung Tướng Tư Lệnh QĐIII Dư Quốc Đống không có kinh nghiệm chỉ huy các lực lượng địa phương quân nhưng ông đang học hỏi rất nhanh." Tướng Abrams cũng chê Tướng Đỗ Cao Trí theo chiều hướng đó: "Ông là một chiến thuật gia giỏi, tuy nhiên tôi đã chỉ cho tổng thống thấy là, tuy tôi thán phục chiến thuật Tướng Tri, thật sự Tướng Trí chiến đấu tại Quân Đoàn III với lính dù, thủy quân lục chiến, và biệt động quân, và không làm gì để cải tiến mức chiến đấu của --. " Còn Tướng Ngô Quang Trưởng thì bị Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Phụ Tá Tham Mưu Trưởng G3, chê bai là chỉ giữ được Vùng 1 Chiến Thuật với Dù và Thủy Quân Lục Chiến: "Bộ Tham Mưu đã làm hết sức mình. Mỗi khi có phương tiện, là Quân Đoàn 1/Quân Khu 1 được ưu tiên yểm trợ. Cả hai Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, hai lực lượng trừ bị, đều được tăng phái cho Quân Đoàn 1. Ngay sau khi đã đạt được mục tiêu, Tướng Trưởng dùng họ như lính địa phương thay vì gửi trả lại Tổng Tham Mưu để điều quân cho các vùng khác."

Nhà văn Phan Nhật Nam viết:

Nắm quyền tư lệnh sư đoàn từ giữa năm (tháng 6, 1966), cuối năm (tháng 11), vị tân tư lệnh đã tạo dựng ngay một chiến thắng vẻ vang dưới chân Đèo Phù Cũ (Quận Phù Mỹ). Lúc ấy, chúng tôi, đơn vị tăng phái (Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù – Pnn) làm thành phần chận địch đóng trên núi, chứng kiến đơn vị bạn (Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn22Bộ Binh) hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc Lộ I vào núi. Trận chiến hào hùng như một đoạn phim tài liệu lịch sử kỳ Đệ Nhị Thế Chiến - Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội hình hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ, mạnh mẽ uy vũ như những hiệp sĩ thời trung cổ xung trận. Chiến Đoàn Trưởng Nhảy Dù, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đứng trên sườn núi chong ống nhòm quan sát trận địa dẫu là người kín đáo, phải nói nên lời thán phục: “Đại Tá Hiếu điều quân như một “ông thiết giáp” nhà nghề, và lính Sư Đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính mình”- Lời ngợi ca chân thật giữa những người chiến đấu nơi trận tiền.

Kết Luận

Tướng Hiếu quả thật là một viên ngọc quân sự ẩn tàng bấy lâu nay. Đã đến lúc Tướng Hiếu được nhìn nhận là một chiến tướng hiếm có trong cuộc chiến Việt Nam, một thiên tài quân sự ít có ai sánh bì.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 27 tháng 12 năm 2010

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lãnh QLVNCH
generalhieu

1, 2

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site