lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, Một Chiến Tướng

quân sự việt nam, tướng Nguyễn Văn Hiếu

Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu

1, 2

Chiến Tướng, Một Tinh Anh Hiếm Có Trong Chiến Tranh Việt Nam

Để trả lời cho ai hỏi những ai là tướng giỏi trong Quân Đội Nhân Dân Cộng Sản Bắc Việt, Bùi Tín đưa ra những tên sau đây: Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Minh Thảo.

Ngoài ra, Lê Trọng Tấn được gọi là Tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam"; Nguyễn Hữu An, vị tướng trận mạc.

Trong QLVNCH, trong số trên 160 tướng lãnh, những tướng thường được coi là giỏi gồm có: Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Lê Văn Hưng, Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo.

Ngoài ra, Đỗ Cao Trí được Tướng Wesmoreland gọi là "Patton Việt Nam"; Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh được giới quân sự và báo chí Mỹ cho là hai chiến tướng kiệt xuất - outstanding fighting generals (David Fulghum, Terrence Mailand, South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience, Boston Publishing Company); và Ngô Quang Trưởng được Tướng Schwarzkopf cho là một Trung Đoàn Trưởng Kiệt Xuất trong khi Đại Tá James H. Willbanks gọi Tướng Trưởng là Vị Tư Lệnh Sáng Chói Nhất.

Còn đối với QLHK thì các tướng lãnh được nhắc tới là các Tướng Westmoreland, Abrams, Kinnard, Weyland.

Nhưng nếu định nghĩa chiến tướng là một tướng lãnh cầm quân và đánh giặc cấp sư đoàn trở lên và đánh thắng vài ba trận, không hẳn với quân số đông hơn mà là với mưu trí hơn địch, thì quả là khó mà liệt kê ai trong số các tướng lãnh nêu trên thuộc hạng chiến tướng.

Người ta cố gượng gạo tạo lên hình chiến tướng bằng cách gán những danh xưng nghe kêu thật to, như "tướng của các chiến trường nóng bỏng", "vị tướng trận mạc", "tướng đánh giặc giỏi nhất Việt Nam", "vị tướng tài ba lỗi lạc của Việt Nam và thế giới", "tướng Nã Pha Luân Việt Nam", "tướng Patton Việt Nam", "tướng Zhukov Việt Nam", nhưng khi kê mắt vào nhìn thì thấy thùng trống rỗng, hay le que vài trận nhỏ, như trong trường hợp Tướng Lê Trọng Tấn với các trận "Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng... Đường 9 Nam Lào, mặt trận Trị Thiên hè 72; Mậu Thân 1968, tư lệnh cánh quân duyên hải phía Đông"!

Sao lại hiếm chiến tướng vậy? Thật ra thì có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là vì phía quân đội xâm lăng - Cộng Sản Bắc Việt - lựa chọn đánh du kích ở mức tiểu đoàn trở xuống và chỉ tập trung quân đánh lớn tương đối ít bận như Pleime-Iadrang năm 1965 (Chu Huy Mân - Vĩnh Lộc - Kinnard), Khe Sanh năm 1968 (Cushman - Westmoreland - Võ Nguyên Giáp), Đắc Tô-Kontum năm 1972 (Lý Tòng Bá - Hoàng Minh Thảo), Quảng Trị năm 1972 (Ngô Quang Trưởng), An Lộc năm 1972 (Lê Văn Hưng). Còn phía quân đội tự vệ - Việt Nam Cộng Hòa - có ít dịp tấn công lớn trong đó phía CSBV buộc phải giao tranh như mặt trận Toàn Thắng Căm Bốt năm 1971 (Đỗ Cao Trí - Nguyễn Viết Thanh), mặt trận Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971 (Hoàng Xuân Lãm), mặt trận Đức Huệ năm 1974 (Phạm Quốc Thuần). Đến khi phía Cộng Sản Bắc Việt khởi công đánh lớn năm 1975 thì phía Việt Nam Cộng Hòa lại chọn rút lui chiến thuật khỏi Quân Đoàn II rồi Quân Đoàn I, thành thử chỉ xảy ra trận đánh lớn sau cùng tại Xuân Lộc tháng 4 năm 1975 (Lê Minh Đảo - Hoàng Cầm). Coi như vậy là không có mấy vị tướng lãnh có cơ hội đánh hơn là một trận lớn để thiên hạ chiêm ngưỡng thấy nét chiến tướng của mình.

Lý do thứ hai là vì địa hình tại Nam Việt Nam eo hẹp không cho phép điều động một lúc trọn cả một sư đoàn gồm có ba trung đoàn cùng với hai tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh và đơn vị Công binh. Tướng Vĩnh Lộc viết:

Địa thế và vị trí của nước ta trong phương vị hành quân tìm địch để tảo thanh không tạo được cơ hội để dàn trận một lúc đồng thời cả ba Trung Đoàn cùng các đơn vị yểm trợ. Xét lại từ khi thành lập Sư Đoàn cho đến ngày thất thủ Vùng Cao Nguyên, chưa thấy Khu Chiến Thuật nào hành quân sử dụng toàn thể sư đoàn, nghĩa là cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh, Tiểu Đoàn Pháo Binh, Công Binh và Thiết Giáp v.v. Dù muốn cũng không có môi trường để dàn ra cả Sư Đoàn nếu không muốn nói đến hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại đơn vị. (Thư Gửi người Bạn Mỹ, trang 71)

Nhiều khi, khi đọc thấy trong một trận đánh, hai phe tung vào mỗi bên hai ba sư đoàn, người ta ngỡ là đúng y như vậy, nhưng nhìn kỹ ra thì mới hay là chỉ có một vài đơn vị của mỗi sư đoàn sung trận cùng một lúc mà thôi.

Trong đoạn trích dẫn trên, Tướng Vĩnh Lộc cũng nêu lên lý do sao ít có chiến tướng trong QLVNCH: "hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn vị." Xin xem Tướng Lãnh QLVNCH Tốt Nghiệp USACGSC

Điều này cũng đúng đối với giới tướng lãnh Quân Đội CSBV, điển hình là trường hợp của Tướng Nguyễn Hữu An. Ông kể trong hồi ức "Chiến Trường Mới" là hai lần đi học quân sự cao cấp hụt; lần đầu năm 1963 sắp sửa đi Nga học thì bị hủy để "đi chiến trường Hạ Lào"; và lần thứ hai năm 1964, sẵn sàng đi Tàu học thì bị giữ lại cho làm tư lệnh Sư Đoàn 325 "đi đánh nhau" trong Nam tại vùng Tây Nguyên. Do đó, QĐNDVN coi bộ cũng nằm trong tình trạng "hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn vị." Ngoài ra, trong Quân Đội CSBV còn có một điểm yếu là số đông tướng lãnh xuất thân từ lớp nông dân và có trình độ văn hóa thấp - như Tướng Nguyễn Chí Thanh "xuất thân cố nông, văn hóa thấp", Tướng Đoàn Khuê "mới học đến lớp hai trung học thời Pháp" hay Tướng Lê Quang Hòa "văn hóa mới qua trường văn hóa Lạng Sơn học tắt, chưa đậu lớp 7, xuất thân từ nông dân" (Bùi Tín).

Riêng đối với Quân Lực Hoa Kỳ, ngoài Tướng Westmoreland cầm quân 4 năm (6/1964-6/1968) và Tướng Abrams cầm quân 4 năm (6/1968-6/1972), các tướng lãnh Mỹ khác chỉ được luân phiên làm tư lệnh một sư đoàn có một năm. Mất 3 tháng đầu mần mò làm quen với công việc mới và mất 3 tháng cuối bận bịu với công tác chuyển giao. Thành ra các tướng lãnh Mỹ không có đủ thời giờ để hoạch định kế hoạch và thi thố tài năng đánh lớn, ngoài yếu tố phía Việt Cộng né tránh đụng độ lớn với quân Mỹ.

Lẽ ra thì QĐNDVN phải có nhiều chiến tướng vì họ thủ vai tấn công, có lợi điểm lựa chọn thời điểm và không gian chiến trường. Vậy mà trên thực tế, họ không có được một tướng lãnh xứng danh là một chiến tướng đúng theo như đã định nghĩa, kể cả Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong "thời kỳ chống Mỹ", ông đã không tạo được một chiến công nào cả; cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 là một thất bại ê chề. Còn trong "thời kỳ chống Pháp", huyền thoại chiến tướng của ông, nhất là trong trận Điện Biên Phủ, đã bị tan thành mây khói, khi các tài liệu mật của Trung Quốc được bạch hóa đã phát hiện cho thấy là tất cả những chiến công đánh Pháp của Tướng Võ Nguyên Giáp là do công lao của các Cố Vấn Tàu, đặc biệt là La Quý Ba, Trần Canh và Vi Quốc Thanh. (Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp - Hồi ký của những người trong cuộc. Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002). Sau khi các cố vấn Trung Cộng rút về nước thì Võ Nguyên Giáp chẳng tạo được một chiến tích nào khi đánh Mỹ và Nam Việt, mà toàn là thua (Pleime, Khe Sanh, Tết Mậu Thân 1968, v.v...)

Lý do thứ ba hiếm chiến tướng là yếu tố chính trị. Đối với các tướng lãnh Mỹ thì bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Nam Việt Nam, không được phép truy đuổi địch qua mật khu bên lãnh thổ Căm Bốt và Lào; khi Tổng Thống Nixon cho phép quân Mỹ hành quân sang lãnh thổ Căm Bốt tháng 4 - tháng 7 năm 1970, thì các đơn vị chiến đấu Mỹ chỉ được tiến sâu không quá 30 miles. Đối với các tướng lãnh VNCH thì chính sách Mỹ chỉ cho phép đánh tự vệ chứ không khuyến khích tấn công vì quân đội chỉ được trang bị với súng ống tự vệ (không có trực thăng vũ trang Cobra, chẳng hạn) và lỗi thời từ Đệ Nhị Thế Chiến; lại nữa thường được cung cấp cách trì trệ súng mạnh tương xứng với súng ống quân lính Việt Cộng, chẳng hạn súng M16 lâu sau súng AK47.

Lý do thứ bốn là yếu tố bè phái. Năm 1970, Allan Goldman lập một bảng danh sách phân loại tướng lãnh theo phe ông Thiệu hay phe ông Kỳ. Khi chọn tướng lãnh nắm giữ sư đoàn và quân đoàn, Tổng Thống Thiệu không nhắm người có tài năng quân sự mà nhắm trước hết người có "lòng trung thành" với mình và sẽ không có tham vọng đảo chánh. Chẳng vậy mà ông duy trì Tướng Cao Văn Viên liên tục ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng từ năm 1965 đến năm 1975; và trong số các tư lệnh sư đoàn và quân đoàn, tỉ lệ số sĩ quan đã qua Mỹ thụ huấn khóa chỉ huy cao cấp ít hơn số đã không học qua USCGSC (9/25). Thêm nữa, Tướng Đỗ Cao Trí một thời gian đã bị cho đi làm đại sứ Đại Hàn (1965-1969) và Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm phụ tá đặc biệt chống tham nhũng dưới quyền Phó Tổng Thống Trần Văn Hương (tháng 2/1972-tháng 12/1973).

Lý do thứ năm hiếm có chiến tướng tại chiến trường Việt Nam vì chưa có mấy sử gia đào sâu nghiên cứu kỹ về các trận đánh lớn để rồi mô tả các động thái của trận đánh với đầy đủ điều nghiên tình báo về ý đồ địch, hoạch định kế hoạch tấn công hay phản công, vận chuyển của guồng máy điều khiển và chỉ huy, thi hành các thế điều quân, v.v... Chẳng hạn, trường hợp của cuộc đánh tái chiếm Quảng Trị, có người cho là Tướng Lê Văn Thân, gốc pháo binh, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I, mới là người có công chứ không phải Tướng Ngô Quang Trưởng. Hay trường hợp trận đánh Kontum mùa hè Đỏ Lửa năm 1972, Tướng Lý Tòng Bá thì cho là công lao của mình, nhưng Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn II, thì lại cho là công lao của Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn II. Do vậy nếu đào sâu các tài liệu quân sự của các phe chiến đấu tại Việt Nam - CSBV, VNCH, HK - chắc là có thể khám phá ra thêm một số chiến tướng nữa. Quả thật vậy, qua quá trình nghiên cứu hơn một chục năm, từ năm 1998, tôi đã tìm ra một chiến tướng mà không mấy ai ngờ tới. Đó là Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

Chiến Tướng Hiếu

Khi nói tới Tướng Hiếu thường người ta nghĩ Tướng Hiếu chỉ là một tướng thanh liêm, chứ không hề cho là một chiến tướng, thích cầm quân tấn công địch, có tài đánh giặc với mưu trí, có biệt tài đem ra xử dụng mọi loại quân chủng - thiết giáp, pháo binh, không quân - và huy động mọi loại binh chủng không chỉ duy thiện chiến như biệt động quân, dù, thủy quân lục chiến, biệt cách dù, lực lượng đặc biệt mà còn binh chủng tầm thường như địa phương quân và nghĩa quân.

Các chiến công Tướng Hiếu lập nên trong ba trận đánh lớn Pleime, Thần Phong 1 và Đức Huệ/Svay Riêng đủ để liệt Tướng Hiếu vào hàng chiến tướng.

Pleime

Trận Pleime - hay trận Iadrang (đúng hơn trận Chu Prong) trong ba trận Pleime-ChuProng-Iadrang nằm trong chiến dịch Pleime - được phía Cộng Sản Bắc Việt và phía Hoa Kỳ coi là trận đánh lớn cấp sư đoàn đầu tiên giữa lực lượng của đôi bên; phía CSBV có các Trung Đoàn 32, 33 và 66, phía HK có các Lữ Đoàn 1, 2,và 3 Không Kỵ. Nhưng ít ai đề cập tới vai trò chính - cách chung - của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II/VNCH - và cách riêng - của Đại Tá Hiếu,Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong toàn bộ chiến dịch này. Điểm này đã được luận tới cách thấu đáo trong loạt bài sau đây:

Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime

Các Thế Chiến Thuật Trong Trận Pleime

Nhật Ký Trận Pleime

Duyệt Trình Cuốn Sách "Why Pleime"

Chiến Dịch Pleime và Chiến Dịch Pleiku

Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime

Vài Điều Cần Nên Biết Về Trận Đánh Pleime-Iadrang

Những Điều Các Quân Sử Gia Không Lên Tiếng Liên Quan Đến Trận Đánh Tại Bãi Đáp X-Ray

Đặc điểm của Đại Tá Hiếu trong việc điều quân trong chiến dịch Pleime là dùng đến tài mưu trí hơn địch và tài khéo dụng binh khiển tướng, kể cả các tướng lãnh Mỹ.

Đại Tá Hiếu đã chẩn đoán nhanh chóng tình hình chiến trận và đoán biết được mọi mưu kế của địch đồng thời hóa giải được tất cả với phương tiện eo hẹp sẵn có trong tay, từ việc thắng vượt giai đoạn đánh đồn đả viện và phục kích vận động chiến với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 3 Thiết Giáp, đến giai đoạn truy kích và đập tan địch đến tận cùng xào huyệt thâm sâu với Lữ Đoàn Dù .

Đại Tá Hiếu cũng biết dựa vào ưu thế về mặt nắm vững tình báo cách chính xác và tỉ mỉ liên quan đến vị trí và tình trạng của tất cả các đơn vị địch, từ chỉ huy đến tác chiến, để thuyết phục xui khiến cấp chỉ huy Mỹ làm theo ý kiến mình về mặt khái niệm hành quân và thời khóa biểu điều quân, cách khéo léo và kín đáo đến độ từ ngoài nhìn vào chiến trận, ai cũng tưởng và ngay cả các cấp chỉ huy tham chiến Mỹ cũng tưởng là Quân Đội Mỹ đơn phương chủ động trong trận Iadrang (đúng hơn trận Chu Prong).

Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng chứng tỏ tài khiển dụng mọi loại chiến cụ hiện đại của QLHK như trực thăng vũ trang và phóng pháo cơ B52 và tuần tự điều động hàng loạt chiến binh thuộc đủ loại binh chủng Việt Mỹ: biệt cách dù, lực lượng đặc biệt, dân sự chiến đấu, bộ binh, biệt động quân, thủy quân lục chiến, không kỵ, thiết giáp, pháo binh, không quân.
Thêm nữa, Đại Tá Hiếu còn biểu dương tài biến hóa đủ loại chiến thuật tấn thủ: bao bọc, chống phục kích, giải tỏa, truy đuổi, phục kích, khai thác, tấn công và tiêu diệt.

Thần Phong 1

Hai tháng trước chiến dịch Pleime, Đại Tá Hiếu đã tỏ ra khí khái chiến tướng trong Hành Quân Thần Phong 1. Cuộc hành quân này được tường thuật trong bài Hành Quân Khai Lộ.

Đặc điểm của Đại Tá Hiếu trong cuộc hành quân này là dùng "một kế hoạch dương đông kich tây qui mô" chuẩn bị cho cuộc hành quân khai lộ với Sư Đoàn 22, Thiết Đoàn 3, Chiến Đoàn 2 Dù, các Lực Lượng Địa Phương Quân, Nhóm Dân Sự Chiến Đấu, Chiến Đoàn Alpha TQLC,Trung Đoàn 42 và Nhóm 20 Công Binh Chiến Đấu, đồng loạt tấn công tứ phía dọc theo "Quốc Lộc 1 từ Qui Nhơn tới Tuy Hòa", "Quốc Lộ 14", và "Liên Tỉnh Lộ 7 từ Phú Bổn tới Tuy Hòa " cùng tại "Quận Lệ Thanh" và tại "Lệ Bắc", khiến cho các đơn vị địch bị ghim xuống tại chỗ không thể xê dịch để mà thiết lập các ổ phục kích, do đó "điểm chính yếu của khái niệm hành quân là ngăn ngừa và chận đứng trước các cuộc phục kích hơn là can thiệp để triệt hủy và chống lại các ổ phục kích với các lực lượng tiếp cứu".

Đức Huệ/Svay Riêng

Mặt trận Đức Huệ/Svay Riêng là trận đánh lớn nhất sau cùng của QLVNCH xảy ra vào cuối tháng 4 năm 1974. Trận này được Đại Tá Legro, trưởng phòng tình báo DAO Mỹ mô tả cặn kẽ. Tướng Hiếu lúc đó là Tư Lệnh Phó Hành Quân/Quân Đoàn III, đã huy động một lực lượng cấp quân đoàn nhằm giải tòa áp lực nặng của Sư Đoàn 5 Bắc Việt đặt vào trại Đức Huệ với 20 tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt, rồi tấn công vượt biên sâu 16 cây số vào vùng Svay Riêng với ba chiến đoàn: Chiến Đoàn 315 gồm Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 64 BĐQ, và một thiết đội chiến xa hạng trung dùng làm lực lượng xung kích; Chiến Đoàn 318, bao gồm Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh, một tiểu đoàn BĐQ, một thiết đội chiến xa; Chiến Đoàn 310, bao gồm một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 18 và một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 25 và Nhóm 3, Thiết Kỵ 10. Ngoài ra cuộc hành quân còn được yểm trợ bởi hai tiểu đoàn của Quân Đoàn IV cùng pháo binh và Không Lực Việt Nam. Đặc điểm của trận đánh này là vận dụng tối đa yếu tố vận tốc, bí mật, và phối trí của một hành quân đa diện.

1, 2

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site