lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sử Việt Nam | quan su viet nam, quân đoàn 2 quân khu 2 việt nam cộng hòaquân sự việt nam, sư đoàn 22 bộ binh

***

Chiến Trường Bình-Định Và Mãnh Sư Nguyễn-Mạnh-Tường

Quân Sử Việt Nam | anh hùng Nguyễn Mạnh Tường 

Mãnh sư Nguyễn-Mạnh-Tường 

1, 2, 3, 4, 5, 6

...

Phi trường Phù Cát là một phi trường quân sự lớn, do Không lực Hoa kỳ xây dựng vào những năm 1966-1967. Căn cứ nằm giữa ranh ba quận An Nhơn – Bình Khê và Phù Cát, kéo dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, chạy dài từ núi Vân Sơn, cạnh dòng sông Côn, lên đến tận Núi Một, kế cận cầu Phù Ly thuộc quận Phù Cát. Phi trường Phù Cát rộng lớn, hơn cả phi trường Phú Hiệp (Phú Yên). Tất cả các loại phi cơ phản lực có thể lên xuống một cách dễ dàng. Khi quân đội Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, Đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyền tiếp nhận phi trường và trở thành chỉ huy trưởng căn cứ 60/KQ/CT. Từ căn cứ này xuất phát tất cả mọi loại phi vụ yểm trợ đắc lực nhu cầu chiến trường trong một vùng hoạt động rộng lớn.

Vào một buổi sáng ngày Chủ nhật, tháng 5 năm 1974, Đại tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh trưởng kiêm TKT/TKBĐ đi họp tại SaiGòn, Tr/Tá Tường xử lý thường vụ chức vụ tiểu khu trưởng trong lúc Đại tá Thọ vắng mặt. Trời còn rất sớm, Thượng Sĩ Nguyễn Đình Đốc, một hạ sỹ quan đầy tài năng và kinh nghiệm (hiện Th/Sĩ Đốc đang cư ngụ tại Canoga Park, Nam California) của phòng 2/Tiểu khu trình cho Tr/tá Tường một bản điện văn của địch đã được giải mã, nội dung vỏn vẹn gồm 10 chữ “Quân Át Chủ Bài đã vào vị trí tập kết”. Nội dung ấy nói lên rằng SĐ 3 Sao Vàng của quân khu 5 sắp khai diễn một cuộc tấn công có tầm mức rất quan trọng, tuy nhiên không rõ được mục tiêu mà chúng đã lựa chọn.

Là người chỉ huy luôn luôn nắm vững mọi tình hình lực lượng bạn, với một hệ thống tình báo riêng, ông còn biết rõ địch tình, lực lượng và những thói quen, cùng tích nết của các cấp chỉ huy của Sư đoàn 3 Sao Vàng. Ông theo dõi những chuyển dịch của lực lượng địch một cách cập nhật, với sự thận trọng và khách quan, đồng thời loại bỏ từng mục tiêu cùng khả năng chuyển quân của chúng.

Cuối cùng ông đã khẳng quyết rằng: Mục tiêu của con ” Át chủ bài này chính là căn cứ 60 Không Quân chiến thuật. Lập tức ông điện thoại cho Đại tá Nguyễn Hồng Tuyền, chỉ huy trưởng căn cứ, cũng may Đại tá Tuyền còn tại nhà (căn cứ 60), và ông cho biết là có một chuyện cực kỳ quan trọng cần thảo luận với Đại tá Tuyền và yêu cầu Đại tá Tuyền ở nhà chờ ông, mà vì tính chất quan trọng của vấn đề ông không thể nói trên điện thoại được. Đại tá Tuyền đã khẩn cấp đưa trực thăng đón Trung tá Tường ngay tức khắc.

Để giữ bí mật, chỉ có hai người duy nhất trong cuộc họp mật này. Trung tá Tường cho Đại tá Tuyền biết chỉ trong đêm nay Cộng quân sẽ tấn công căn cứ 60/KQ CT. Lực lượng địch “Con át chủ bài” chắc chắn phải là một lực lượng cực kỳ hùng hậu.

Phòng ngự căn cứ gồm các lực lượng yểm cứ và quân nhân cơ hữu của không quân, ngoài ra từ trước, căn cứ được tăng cường tiểu đoàn 263 ĐPQ do Thiếu tá Phạm Hữu Kỳ làm Tiểu đoàn trưởng với quân số chừng 600 binh sĩ. Tuy nhiên, căn cứ quá rộng, lực lượng phòng thủ phải phân tán quá mỏng. Đường phi đạo nằm dọc theo chiều Bắc Đông Bắc và Nam Tây Nam, do đó căn cứ cũng phải trải dài theo chiều dài phi đạo.

Sườn phía đông của căn cứ là khu dân cư dầy đặc của 3 quận An Nhơn, Phù Cát và Tuy Phước, địch không có khả năng che dấu và di chuyển vũ khí nặng, do đó chắc chắn mũi tiến công của cộng sản từ sườn phía Tây của căn cứ, khu vực thưa thốt dân cư, xa xa ở phía Tây là dẫy Núi Vĩnh Thạnh, trùng điệp tiếp giáp với các mật khu của địch, cánh đồng phía Bắc quận Bình Khê, từ Gò Đề trở lên là khu đất cằn cỗi, do nước lũ từ triền dẫy Vĩnh Thạnh đổ xuống, năm từng năm xoi mòn làm thành những con lươn sỏi đá khô cằn, những con lươn này, là một địa thế lý tưởng cho cuộc chuyển quân, ém kín và tiếp cận mục tiêu của địch từ dẫy núi Vĩnh Thạnh chạy sang phía Đông, tiếp giáng Phi Trường Phù Cát.

Sườn phía Tây có hai ngọn đồi cao, một ở phía Bắc Tây Bắc nằm bên trong vòng đai phòng thủ là ngọn đồi 69, do một trung đội thuộc Tiểu đoàn 263 ĐPQ trấn ngự. Một ngọn đồi khác nằm hướng chính Tây mang tên Đồi 151 nằm cách căn cứ chừng 1 km do 1 Trung đội Nghĩa Quân thuộc chi khu Bình Khê trú đóng.

Muốn tấn công một mục tiêu rộng lớn và quan trọng như căn cứ 60/KQ/CT Phù Cát, Trung tá Nguyễn Mạnh Tường ước tính lực lượng địch phải từ cấp trung đoàn trở lên, được tăng cường lực lượng phòng không, pháo binh, hỏa tiễn nhằm khống chế các phi cơ của căn cứ, không cho cất cánh, đồng thời phá hủy tất cả những kho đạn và những mục tiêu trọng yếu, mà chắc chắn chúng đã có được sơ đồ chi tiết do bọn nội tuyến cung cấp. Đại tá Chỉ huy trưởng căn cứ ra lệnh cắm trại 100% đồng thời mọi kế hoạch phòng thủ được âm thầm tiến hành sẵn sàng chờ địch. Đứng trước tình hình nghiêm trọng ấy, trong tay Trung tá Tường không còn bất cứ một lực lượng trừ bị nào ngoài Liên đội Trinh sát Tiểu khu của Trung úy Khuynh với quân số khoảng 250 binh sĩ. Phòng ngự không để cho địch tràn ngập căn cứ là thiết yếu, nhưng phản công tiêu diệt địch lại là một vấn đề quan trọng hơn.

Giữa lúc ấy, một đoàn xe chở một Tiểu đoàn Biệt động quân về thụ huấn tại TTHL/Lam Sơn, đang di chuyển ngang qua Tỉnh Bình Định, Trung tá Tường, sau rất nhiều khó khăn trong buổi sáng Chủ nhật ấy, mới xin phép được Thiếu tướng Phan Trọng Chinh, để được sử dụng Tiểu đoàn BĐQ này để tăng cường phòng thủ cho phi trường, tuy nhiên không được sử dụng Tiểu đoàn làm lực lượng tấn công, giải tỏa. Biết chắc chắn là với lực lượng còn lại, không đủ khả năng tấn công trực diện địch mà phải sử dụng kỳ binh tốc chiến, tốc thắng, âm thầm đánh vào sườn địch vào giữa lúc bất ngờ nhất, Trung tá Tường đã xin lệnh Quân đoàn được phép xử dụng Chi đoàn Thiết giáp đang trú đóng tại An Khê để bảo vệ trục lộ cho các đoàn xe tiếp tế từ Qui Nhơn lên Pleiku. Tuy nhiên Trung tướng Toàn, Tư lệnh QĐ2 đã đi họp tại Sàigòn, Ch/tướng Cẩm, Tư lệnh phó không có mặt, Sĩ Quan trực TTHQ cho hay không biết Ch/tướng Cẩm ở đâu trong ngày chủ nhật hôm ấy.

Trước tình trạng cấp bách, Trung tá Tường xử dụng trực thăng do Đại tá Tuyền biệt phái, đáp xuống An Khê, gặp Trung úy Mỹ, Chi đoàn trưởng Chi đoàn Thiết giáp, giả lệnh của Quân đoàn, đặt chi đoàn dưới quyền điều động của ông, đồng thời ông cũng ra lệnh đình hoãn tạm thời các đoàn công voa tiếp tế lên Cao nguyên cho đến khi có lệnh mới. Chi đoàn thiết giáp được lệnh đổ đèo An Khê xuống Bình Khê chờ lệnh.

Ông trình bày kế hoạch tấn công, nhiệm vụ của Chi đoàn và Liên đội thám sát Tiểu khu, có trách nhiệm tấn công sườn phía Nam của địch, tuyến xuất phát từ phía Bắc bờ sông Côn khi có lệnh. Kế hoạch của ông là, Liên đội Thám sát tùng thiết đánh thốc từ phía Nam lên với sức mạnh hỏa lực tối đa, với vận tốc tối đa, không được dừng lại để thu nhặt chiến lợi phẩm mà phải chia cắt nát mặt trận của địch. Trong khi ấy, ông sẽ dùng Tiểu đoàn BĐQ giả làm lực lượng tấn công trực diện, với tất cả hỏa lực và những vũ khí cộng đồng để thu hút địch.

Trung tá Tường đáp xuống bờ bắc sông Côn, cách Đền thờ Đức Quang Trung khoảng 50m, dẫn Tr/úy Mỹ và Tr/úy Khuynh cùng ông vào điện thờ làm lễ dâng hương, xin anh linh thần dũng của người Anh hùng năm xưa, đã chớp nhoáng đánh tan 20 vạn quân Thanh vào đầu Xuân năm Kỷ-dậu 1789, phù trợ cho các chiến binh hậu duệ của Ngài. Sau đó ông cùng Tr/úy Mỹ và Tr/úy Khuynh lên trực thăng đi thám sát địa thế, bởi vì địa hình khu vực Bắc Bình Khê, Tây Phù Cát, An Nhơn có nhiều bất lợi cho cuộc tấn công chớp nhoáng bằng thiết giáp, do đó người chỉ huy phải nắm vững địa hình một cách chặt chẽ.

Sử dụng 1 Chi đoàn Thiết giáp với một Liên đội làm mũi nhọn, làm chủ lực tấn công một địch thủ mà quân số và hỏa lực gấp 10 lần là một điều ít ai dám làm, thậm chí không dám nghĩ tới. Thế nhưng trong chiến sử cổ kim và đông tây đã từng xảy ra với các danh tướng đã từng chiến thắng trong mỗi hoàn cảnh với những yếu tố bất ngờ, thần tốc …

Đêm chủ nhật hôm ấy, các chiến binh căn cứ Không Quân/Chiến Thuật trong tư thế sẵn sàng chờ địch. Và quả nhiên, cộng quân mở đầu cuộc tấn công bằng hàng ngàn trái đạn đủ loại. Tiểu đoàn Trinh sát Sao vàng ồ ạt tấn công cao điểm 151 do Trung đội Nghĩa quân thuộc chi khu Bình Khê trú đóng. Đồi 151 bị địch tràn ngập và chiếm ngự, chúng dùng điểm cao nầy để chế ngự phi trường. Riêng ngọn đồi 69 nằm trong vòng đai phòng thủ Bắc Tây Bắc phi trường do một trung đội của Tiểu đoàn 263 tử thủ, đã đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trung đoàn 2 Sao Vàng, Trung đoàn được gọi là “con át chủ bài” nghĩ rằng với yếu tố bất ngờ và với hỏa lực ưu thế, chúng sẽ dễ dàng chọc thủng tuyến phòng ngự và tràn ngập căn cứ một cách dễ dàng. Nhưng chúng không thể ngờ, các chiến sĩ của căn cứ đã chờ đợi chúng và bằng tất cả sức chiến đấu mãnh liệt, từng đợt tấn công của cộng quân đã bị đẫy lui.

Trong lúc ấy, tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn BĐQ được trang bị bằng những vũ khí hạng nặng, khai hỏa ào ạt, được ngụy trang như những chiến xa, lôi kéo hỏa lực địch, chúng nghĩ rằng những chiến xa của ta bắt đầu xung kích… Giữa lúc địch tấn công vào căn cứ, cũng là lúc Chi đoàn thiết giáp chuyển các chiến binh của Liên đội Thám sát Tiểu khu bắt đầu vượt tuyến xuất phát, âm thầm xuất kích đánh vào sườn trái của địch. Trong bóng đêm mịt mùng, mãi mê vì bị lôi kéo, hòng ngăn chặn thiết giáp đánh ra từ căn cứ (do BĐQ ngụy trang), cả Trung đoàn 2 Sao Vàng và các đơn vị tăng cường dồn hết mọi hỏa lực về phía trước. Chúng không ngờ bên sườn trái, tử thần đang từng phút kề cận. Cho đến khi toàn bộ hỏa lực của Chi đội thiết giáp và Liên đội Trinh sát tấn công ào ào như sấm dậy, như sét đánh không kịp bưng tai, nổi kinh hoàng tràn ngập trận tuyến địch, địch không kịp quay súng, từng lớp bị đốn ngã…

Giữa đêm đen, khi đã phát hiện ra lực lượng tập kích sườn trái, từng lưới đạn vẫn ào ào đổ xuống, lớp chết, lớp bị thương, địch bỏ súng tháo chạy, lớp này cuốn theo lớp khác bị bắn hạ. Toàn thể Trung đoàn 2 Sao Vàng “anh hùng” thoắt chốc tan tác, cuống cuồng tháo thân… Tiểu đoàn Trinh sát Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn trên đồi 151 không hề hay biết, cho đến lúc một đại đội của liên đội Trinh sát tiểu khu do Tr/úy Khuynh chỉ huy, đánh thốc lên từ sau lưng bằng lựu đạn, tên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát Sao Vàng bị đốn ngã ngay từ phút đầu tiên, cả tiểu đoàn buông súng lao xuống sườn đồi tháo chạy, bất kể phương hướng, chúng kinh hoàng bởi sự đột kích hết sức bất ngờ, tử thần đã từ phía sau ập đến… Xác địch ngỗn ngang trên đồi cao, cùng một số thi thể của các chiến sĩ nghĩa quân đã hy sinh lúc khởi đầu chiến trận. Cuộc tháo chạy kinh hoàng, bỏ lại đủ loại vũ khí trên đường tiến quân của ta. Ngược lại, như một sự linh thiêng mầu nhiệm, lực lượng tấn công của ta hoàn toàn vô sự.

1, 2, 3, 4, 5, 6

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site