lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sử Việt Nam | quan su viet nam, quân đoàn 2 quân khu 2 việt nam cộng hòaquân sự việt nam, sư đoàn 22 bộ binh

***

Chiến Trường Bình-Định Và Mãnh Sư Nguyễn-Mạnh-Tường

Quân Sử Việt Nam | anh hùng Nguyễn Mạnh Tường 

Mãnh sư Nguyễn-Mạnh-Tường 

1, 2, 3, 4, 5, 6

...

Trung tâm hành quân (TTHQ) Tiểu Khu Bình Định do công binh Hoa Kỳ xây dựng kiên cố như một pháo đài nằm chìm trong lòng đất, đầy đủ mọi tiện nghi, dư khả năng chịu đựng được những cuộc pháo kích của địch kể cả không tập, được bảo vệ cẩn mật, vậy mà bị nội tuyến của địch xâm nhập đánh xập. Thiếu Tá Thái Xuân Lư, và 2 sĩ quan (1 Đại Hàn – 1 Mỹ) tử thương, Đại úy Bùi Trọng Thủy bị thương nặng. Trung Tâm Hành Quân hoàn toàn bị phá hủy.

Trước đây, Trung tâm trưởng TTHQ do trưởng phòng 3 kiêm nhiệm, gồm 1 sĩ quan không trợ kiêm sĩ quan phụ tá, 3 sĩ quan QSV/L 19 và 3 ca trực, mỗi ca trực gồm 1sq+1hsq +1bs. Từ khi TTHQ được xây dựng qui mô, do nhu cầu chiến trừơng, 3 toán cố vấn Mỹ gồm 1 thiếu tá + 3 đại úy +3 hsq + 3 bs chia làm 3 ca trực song song với các toán trực VN, ngoài ra, TTHQ còn được tăng cường 1 toán ALO/FAC của không quân, 1 sq hải quân và một hệ thống truyền tin tinh xảo với các toán âm thoại viên dầy kinh nghiệm.

Tôi (kẻ viết bài này) đã làm việc tại TTHQ từ thời chuẩn úy Lê Văn Lộc làm trưởng phòng 3, thiếu úy Hứa làm SQ không trợ, ít lâu sau thiếu úy Hứa thuyên chuyển, tôi được bổ nhiệm thay thế với toán QSV/L19 gồm Tr/u Lía, Th/u Phú, Ch/u Sỹ, Ch/u Tuân. Những ngày ấy, đôi khi Tiểu Khu Trưởng còn là Th/Tá, tiểu khu phó có khi là Đ/úy ( Đ/u Nguyễn Bé ) và các TMT như Đ/u Thái Sanh Thâm, Đ/u Trần Ngọc Điền, Đ/u Đỗ Vũ, Đ/u Trịnh Tiếu. Theo ngày tháng, kinh nghiệm mỗi ngày một dầy, cấp bậc theo ngày tháng bò lên từng nấc, chức vụ vẫn y nguyên…

Cuối năm 1971 Trung tá Nguyễn hữu Thông về làm Giám đốc TTHQ/TKBĐ, khoảng chừng 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Tr/đ42/SĐ 22BB, ( Đại tá Thông đã tự sát tại bãi biển Qui Nhơn ngày 31/3/75 khi Trung đoàn 42 từ An Túc rút về tử thủ ở chân đèo An Khê, tại đây, Trung đoàn 42 đã đánh bật sư đoàn F.10 Cộng sản không cho tràn xuống từ đèo An Khê, tiêu diệt 600 địch quân . F.10(SĐ.10) phải bọc qua dẫy Nam Triều tràn xuống chiếm Qui Nhơn, Đại tá Thông kết hợp với Trung đoàn 41 của Đại tá Thiều kéo về giải tỏa thành phố, đánh bật F.10 và các lực lượng địa phương CS, và đã ở lại tử thủ Qui nhơn đến viên đạn cuối cùng.)

Nhắc lại, khi Đại tá Thông ra đi, tôi cũng xin thuyên chuyển về làm ĐĐT/ĐĐ/CTCT Bình Định, sang đầu năm 1972 vì tình hình chiến sự, tôi được gọi trở về lại Trung tâm Hành quân, phụ tá cho Thiếu tá Nguyễn Ngọc Xuân, trưởng phòng 3 kiêm Trung tâm Trưởng TTHQ. Công việc của TTHQ là theo dõi tình hình chiến sự, ghi nhận tất cả mọi hoạt động của các lực lượng trú phòng trong tỉnh, xin hỏa châu soi sáng, xin oanh kích khẩn cấp theo nhu cầu chiến trường, xin tản thương.

Chỉ riêng với lực lượng lãnh thổ, với 18 Tiểu đoàn địa phương, 12 Đại đội biệt lập, 620 Trung đội Nghĩa quân, phải nắm vững 3 điểm đóng quân và phục kích cho mỗi trung đội. Như thế có nghĩa là TTHQ phải tiếp nhận báo cáo hàng đêm đã được mã hóa từ các đơn vị trực thuộc, giải mã và ghi chú trên bản đồ “Hoạt động Bạn” với tất cả các diễn tiến mọi cuộc hành quân trong toàn Tỉnh và những tổn thất địch, bạn. Ghi nhận những phi vụ oanh kích khẩn cấp, và dự trù từng chi tiết cho buổi thuyết trình vào sáng sớm ngày hôm sau. Công việc này do sỹ quan trực nhật TTHQ đảm trách và SQ Phụ tá nhận nhiệm vụ thuyết trình phải nắm vững từng chi tiết và phải trả lời một cách chắc chắn mọi sự kiện trong 24 giờ sau. Thậm chí kết quả của những cuộc không tập do Không quân Hoa Kỳ hoặc VN thực hiện, phải ký tên và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho mỗi phi vụ oanh kích.

Đó là một thời kỳ đầy sóng gió và phân liệt. Ba vị Thiếu tá Quận trưởng thất trận được điều động về làm 3 SQ trưởng toán trực TTHQ, và những sĩ quan cấp đại úy vốn là các sĩ quan đầy kinh nghiệm và thông suốt nhiệm vụ của mình bị đẩy xuống làm sỹ quan phụ tá trưởng toán. Duy nhất trong 3 vị Thiếu tá này, chỉ có một mình Thiếu tá Thái Xuân Lư và Đại úy Thủy là đảm nhận trách vụ một cách cố gắng và làm tròn, riêng hai vị Thiếu tá còn lại, thường xuyên vắng mặt với những lý do mơ hồ từ tư gia của Đại tá Hà Mai Việt, Tiểu khu phó, và tôi lại phải trực tiếp thay thế các Trưởng toán trực vắng mặt này!

(Sở dĩ tôi phải dài dòng như thế để trình bày lý do tại sao tôi có đủ điều kiện và tư cách viết về chiến trường Bình định, và các chiến công của các đơn vị diện địa Nghĩa quân và Địa Phương Quân một cách tương đối chính xác. Và quan trọng hơn, nguyên nhân tôi được may mắn và hãnh diện được đặt trực thuộc dưới quyền của Trung tá Nguyễn Mạnh Tường sau này.)

Trung tá Tường được thuyên chuyển về Bình Định nhận nhiệm vụ mới là Tham mưu phó Hành Quân Tiếp vận kiêm nhiệm Giám đốc TTHQ. Do bản tính năng động và một tinh thần phục vụ vô bờ bến, cộng với tài năng sáng chói đã làm lu mờ các cấp chỉ huy cao hơn, khiến ông bị đày ải: Phải thành lập tức khắc Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và trú đóng trên đỉnh núi Bà Hỏa tuyệt đường lên xuống, do đó Tr/Tá Tường không có cơ hội điều hành TTHQ thường xuyên. Vậy mà sau khi TTHQ phát nổ, ông đã bị nghi ngờ, bị điều tra. . .

May mắn thay, ông đã thoát được lưỡi gươm sinh tử vì chỉ đã xuống TTHQ không quá một lần duy nhất, chỉ vì tại núi Bà Hỏa, ông đã quá bận rộn với trách nhiệm của mình, không chỉ riêng ông, tôi cũng bị nghi ngờ là tên Cộng sản nằm vùng khi Đại tá Đạt, Tư lệnh SĐ22 bị bắt ở mặt trận Tân Cảnh cùng với một số SQ của Bộ Chỉ huy Tiền phương.

Đại tá Chức vận động để được bổ nhiệm làm Tư lệnh Chiến trường Bình Định, để muốn có được quyền uy điều động toàn bộ lực lượng theo ý mình, do đó Đại tá Chức thường xuyên có mặt ở Bộ Tư lệnh SĐ22 trú đóng ở Bà Di (cách Qui Nhơn khoảng 15 km đường chim bay, trên một ngọn đồi rộng) như tư thế của một Tư lệnh Sư đoàn đích thực. Hôm đó, vào buổi chiều, Qui Nhơn bị pháo kích, gây cho 3 người dân bị thương, tôi đã phải liên lạc trực tiếp với Đại tá Chức đang có mặt tại TTHQ Sư đoàn.

Sau khi tôi báo cáo mọi chi tiết, ông ra lệnh cho tôi qua điện thoại Hot Line của TTHQ/SĐ:

- “Gọi cho Thiếu tá Sáng, theo lệnh tôi, rút hai Trung đội Nghĩa quân tại núi Han và Vũng chua để phòng thủ thị xã!”

Bỏ hai vị trí này là để lại cao địa cho cộng sản pháo vào Qui Nhơn. Tôi nghe lệnh ông mà giật bắn người, e rằng mình nghe lầm. Tôi xin ông nhắc lại khẩu lệnh. Một lần nữa Đại tá Chức lập lại lệnh của ông rồi cúp máy. Tôi toát mồ hôi, điện thoại xin gặp Tr/tá Trí(Chí?) hỏi về lệnh cuộc điện đàm vừa rồi, Tr/tá Trí xác nhận là đã đứng cạnh Đ/Tá Chức và nghe rõ mệnh lệnh của Đ/T Chức. Tôi xin Tr/tTrí ghi một cách chi tiết vào sổ trực TTHQ/SĐ, và tôi cũng ghi chi tiết một cách chính xác vào sổ trực TTHQ/TK, đồng thời tôi mời đích thân Th/Tá Sáng xuống TTHQ nhận lệnh, và cùng lúc, tôi yêu cầu Th/tá Sáng liên lạc lần nữa với Đại Tá Chức để xác nhận đầy đủ mọi chi tiết. Sau đó tôi không biết Th/tá Sáng có trực tiếp xác nhận lệnh với Đ/tá Chức về lệnh lạc này hay không, nhưng ngay lập tức tối hôm đó, VC pháo kích vào Qui Nhơn như mưa bấc, vị trí đặt súng của địch chính là Núi Han và Vũng Chua, nơi mà hai Trung Đội Nghĩa Quân trú đóng vừa rút đi theo lệnh của Đại tá Chức. Tôi báo cáo cho Đ/Tá Chức, ông hỏi:

- “Vậy hai Trung Đội Nghĩa Quân ở núi Han và Vũng Chua hiện ở đâu?”

Tôi nhắc lại lệnh của ông vào lúc xế trưa cùng ngày, ông quát trong máy:

- “Tôi không hề ra lệnh cho anh, đó là Việt Cộng đã ra lệnh cho anh!”

Và cúp máy. Không đầy 30 phút sau đó, Trung Tá Điều, Trưởng khu An Ninh Quân Đội đến gặp tôi, và hỏi về điều này, tôi phải trình bầy mọi chi tiết và đưa cho Trung Tá Điều sổ trực TTHQ. Trung Tá Điều phải khẩn cấp lên TTHQ Sư Đoàn so sánh, sau đó, Tr/tá Điều cho tôi biết là Đại Tá Chức xác nhận là đích thân đã ra lệnh ấy, nhưng công việc bận rộn nên quên mất (!)

Đến nay, 30 năm đã trôi qua, tôi luôn luôn ghi nhớ và cảm ơn Tr/Tá TTT/TTHQ/ SĐ22/BB. Tôi không hề có bất sự hiềm khích nào với Đ/T Chức, ngược lại, tôi luôn luôn quý trọng ông, không những thế, tôi còn rất cảm phục tài năng chuyên môn của ông thuộc binh chủng công binh. Sở dĩ tôi nhắc đến để độc giả thương cảm rằng Đ/T Chức đã không được xử dụng đúng tài năng của ông và Tr/t Nguyễn Mạnh Tường đã gặp quá nhiều trở ngại trong trách vụ về mọi mặt. May mắn thay, không lâu sau đó, Đại tá Chức được bổ nhiệm làm Cục Trưởng cục Công Binh, và thăng cấp Chuẩn Tướng, cùng với đa số các sĩ quan cấp bậc Tr/tá do Ch/tướng Chức xin về cũng được “giải thoát”.

Tr/tá Tường được bổ nhiệm về làm TMT trường Đại học CCCT, nhưng ông đã xin được ở lại với chiến trường Bình Định đang cực kỳ sôi động. Đại tá Hoàng Đình Thọ đương kim Tỉnh trưởng Quảng Tín, được thuyên chuyển về nhận chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Định. Đại tá Thọ là một sĩ quan kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, từ đó, bộ mặt của Tiểu Khu đổi thay hẳn với thành phần dưới ông: – Tiểu Khu Phó : Trung Tá Nguyễn Mạnh Tường

- Tham Mưa Trưởng : Tr/Tá Nguyễn Đức Trung Trưởng P1: Th/Tá Võ Đức Tín
- T P2: Th/tá Kiều Văn Sâm
- T P3: Th/tá Nguyễn Ngọc Xuân
- T P4: Th/tá Dư Văn Hạ
-TMP/ CTCT: Trung tá Nguyễn Lâm
- Tr/ Phòng Ttin: Thiếu tá Quỳ

Và TTHQ đã được trả lại những ngày ổn định cũ.

Sau những nỗ lực giải tỏa áp lực địch tại các quần phía Nam, tháng 7/1972, cuộc hàng quân tái chiếm Bắc Bình Định với Sư Đoàn 22/BB làm nỗ lực chính đã đánh bật Cộng quân ra khỏi 3 quận phía Bắc, cùng lúc Sư Đoàn 2/BB thuộc quân khu với sự tham chiến của Biệt Động quân đã đánh bật Cộng Quân ra khỏi cửa khẩu Sa Huỳnh, tình hình chiến sự đã tương đối lắng dịu. Thế nhưng, với cái nhìn của những nhà quân sự, thì đây là giai đoạn tĩnh lặng trược giông tố, địch đang phối trí và sửa soạn cho một chiến trường khốc liệt khác. Chính vì dự đoán như thế, Trung tướng TL/QĐ 2 Nguyễn Văn Toàn đã đặc biệt triệu tập Đại Tá Hoàng Đình Thọ Tỉnh trưởng kiêm TKT và Trung tá Nguyễn Mạnh Tường tiểu khu phó tại biệt thự Hương Cầm tại Qui Nhơn. Sau những quan ngại về những mưu đồ của địch trong tương lai, ông nói (Theo lời Trung tá Tường thuật lại sau này):

- “Quân Đoàn 2 với một vùng trách nhiệm quá rộng lớn, lại là một vùng với áp lực địch luôn luôn rất nặng, vậy mà dưới tay tôi, chỉ có 2 Sư Đoàn 22 và 23, gần 8 Trung Đoàn BB, riêng Bình Định đã cầm chân thường xuyên 2 Trung Đoàn, với 6 trung đoàn còn lại, phải đảm trách một lãnh thổ quá rộng, với áp lực địch càng lúc càng gia tăng, tôi xin hai anh giúp tôi, bằng mọi cách cố gắng dùng lực lượng ĐPQ và NQ thay thế phần trách nhiệm của hai “thằng” 40 và 41 { Trung đoàn 40 & 41) để tôi có thêm khả năng đối phó với tình hình sắp tới, mà tôi tiên đoán rằng, mỗi lúc một ác liệt. Tôi đề nghị anh Thọ giao trách nhiệm quân sự cho anh Tường, tôi đặt hết niềm tin vào các anh!”

1, 2, 3, 4, 5, 6

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site