lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Bài-Học Trần-Hưng-Đạo
( Bút Hiệu : Thượng Chi )

1, 2, 3

...

" Thiên Địa hữu chính khí, tạp nhiên phú lưu hình, hạ tắc vi hà nhạc, thượng tắc vi nhật tinh, ư nhân viết hạo nhiên, bái hồ tắc thương minh " . _ ( Văn Thiên Tường -- Chính Khí Ca )

( Trong Trời Đất có chính khí, tan hòa vào các hình-thể trạng-thái, ở dưới là sông núi, ở trên là mặt trời trăng sao, ở người khí-phách, tràn-ngập cả trời xanh mù-mịt ) .

Lý-Tế-Xuyên, tác-giả " Việt Điện U Linh " ở thời Trần cũng viết tựa rằng :

" Cổ thánh nhân viết : Thông minh chính trực túc dĩ xưng thần, phi dâm thần tà sủng, yêu ma võng quỉ lạm đắc xưng yên. Ngã Hoàng Việt ngụ nội, miếu thực chư thần, cổ lai da hỹ. Năng chướng vĩ tích, âm tướng sinh linh giả, hữu cơ tai ! Nhiêu kỳ tòng lai, phẩm loại bất đẳng, hoặc sơn xuyên tinh túy, hoặc nhân vật kiệt linh, đằng khí thế ư đương thời, đĩnh anh linh ư lai diệp …" _ ( Lý-Tế-Xuyên -- Việt Điện U Linh Tập-lục -tự )

( Thánh-nhân xưa nói : Thông-minh chính-trực đủ để xưng là Thần-linh, không phải dâm-thần tà-quái, yêu ma, võng quỉ được lạm xưng vậy. Trong lãnh-vực Hoàng Việt ta, các vị Thần xưa nay có Miếu thờ nhiều lắm. Nhưng có khả-năng sáng-tỏ được thành-tích lớn, phù giúp ngầm cho chúng-sinh thì ít lắm. Tuy nhiên xét về lai-lịch, thì phẩm-loại không đều, có vị là tinh-túy của núi sông, có vị uy-linh lớn của nhân-vật đương thời thì khí thế lừng-lẫy, đời sau thì anh-linh chói-lọi … )

Xem thế thì thấy rằng thời Trần, khuynh-hướng tín-ngưỡng của dân-tộc không mãn-nguyện với dòng Thảo-Đường của thời Lý có khuynh-hướng từ-bi, nặng về Phật-giáo Thần-thông, mà muốn hợp vào Thần-đạo làm Quốc-giáo có mầu sắc dân-tộc tích-cực hơn gọi là Nội-Đạo, lấy Hưng-Đạo làm đối-tượng, tức Thánh Trần, sùng-bái Đức Thánh như là hiện thân của Chính Khí để diệt trừ Tà-khí cho nên Ngoại-Truyện mới viết về sự-tích Trần-Hưng-Đạo rằng :

" Thời ấy có người tên là Nguyễn-Sĩ-Thành chết rồi lại sống lại, tự nói ra việc trên Thiên-đình rằng Đông-Triều có người con gái là vợ tên khách buôn Phúc-Kiến, nằm mộng giao-cấu với con long-tinh đẻ ra con làm loạn-tặc nước Nam. Thượng-Đế nghe thấy lập-tức sai thanh-y đồng-tử xuống trần để trị giắc đó. Bấy giờ bà phu-nhân Trần-Liễu nằm mộng thấy đừa bé áo xanh chạy vào trong bọc mà bà sinh ra Quốc-Tuấn. Đến khi quân Nguyên sang xâm-lấn nước Nam, có tên Nguyễn-Bá-Linh làm tướng là con người con gái Đông-Triều, quả nhiên bị Quốc-Tuấn bắt được ở An-Bang, rồi giết đi. Tên ấy chết rồi làm yêu-quái, đàn-bà con gái tiếp-xúc với nó là bị bệnh, gọi là Phạm-Nhan, phù chú không trị nổi nó, chỉ xin được cái chiếu ở Đền thờ Hưng-Đạo đem về nằm thì nó phải chạy xa, không dám phạm đến. Hiện nay ở Vạn-Kiếp có Đền thờ Hưng-Đạo, ở sông Nam-Sách có Đền thờ Phạm-Nhan " . _ ( Việt-Sử Tiêu-Án )

Thần-tích trên đây có tính-cách huyền-thoại để Thần-hóa tượng-trưng cho cái Chính-khí của Trần-Hưng-Đạo, theo quan-điểm nông-dân Việt đã đánh đuổi giặc Nguyên là Tà-khí như Phan-Nhan. Tà-khí dù mạnh cũng không thắng nổi Chính-khí, khác nào quân Nguyên hung-tợn đã bị quân Việt đánh tan. Và cái Chính-khí ấy còn có hiệu-lực mạnh hơn cả pháp-thuật phù-chú mà Đạo-sĩ Tầu mới du-nhập vào Việt-Nam thời bấy giờ. Sử chép:

" Nhâm-Dần, năm 10 ( 1302 ) nhà Vua cho phép người Đạo-sĩ Trung-Quốc là Hứa-Tông-Đạo đến phường An-Hòa. Tông-Đạo từ Trung-Quốc theo thuyền buôn đến nước ta, nhà Vua cho phép cư-trú ở phường An-Hòa. Các khoa cúng về phù-thủy và làm chay, làm tiếu thịnh-hành ở nước ta bắt đầu từ đấy " .

Bởi thế mà hình-thức lễ-nghi trong dòng Nội-Đạo có liên-hệ với tục-lệ của Lão-giáo, nhưng tuy Nội-Đạo có thâu-nhận ảnh-hưởng pháp-thuật của khoa phù-thủy do Tông-Đạo từ Tầu đem sang nhưng vẫn đề-cao tín-ngưỡng vào Chính-khí của Đức Thánh coi là Chính-Đạo .

Thời bấy giờ có nhiều hiện-tượng kỳ-tích Thần-bí được ghi chép vào chính sử :

" Văn táng khí tuyệt " nghe báo tang mà hồn lìa. Con gái Vua Trần-Thái danh-hiệu là Thiều-Dương đang nằm cữ. Vua đã từ mấy tuần khó ở, Công-Chúa thường sai người hỏi tin-tức sức-khỏe của Vua cha. Người hầu nói dối là Vua đã bình-phục .

" Đến hôm Vua mất, Công-Chúa chợt nghe tiếng chuông liên-hồi báo tang, hỏi chẳng hay có phải tin dữ đó không. Quân hầu lại nói dối, Công-Chúa không tin, òa khóc kêu gào thảm-thiết đến đứt hơi rồi nhắm mắt lịm hẳn " . _ ( Lê Chừng, " Nam Ông Mộng Lục " )

" Thượng-Hoàng ( Vua Nhân-Tông ), năm Hưng-Long 16 ( 1308 ) mùa đông, mất ở Am Ngọc-Vân. Chị gái là Thiên-Thụy đau nặng, vừa đi xuống thăm và nói, nếu chị ở cõi âm, xin hãy đợi em. Rồi Vua trở về núi ngồi lặng-yên mà hóa. Quả nhiên mất cùng ngày với bà Thiên-Thụy. Pháp-Loa rước Vua lên hỏa-đàn, cháy còn lại 1000 hột xá-lỵ rước về kinh-đô. Vua Anh-Tông lấy làm ngờ, quần-thần xin bắt tội Pháp-Loa. Thái-Tử Chiêu 9 tuổi hầu ở bên, hốt nhiên trong bọc có vài hột xá-lỵ đua ra xem, kiểm lại trong hộp thiếu số ấy. Vua cảm-động khóc, không có ý-nghĩ gì nữa " . _ ( Việt-Sử Tiêu-Án )

Việc trên đây trong " Nam Ông Mộng Lục " của Lê-Chừng kể dưới nhan-đề " Tổ linh định mệnh " như sau :

" Vua Nhân-Tông lúc mất, con là Anh-Tông, chưa có con trai đích-tự, chỉ có con thứ, ý muốn chờ có con đích sau mới định ngôi thừa-tự. Đến khi hỏa-thiêu Vua Nhân-Tông rồi, lúc phong liệm xá-lỵ lại, con cháu đứng quanh lễ. Xá-lỵ bay nhập vào tay áo của cháu thứ mà phóng ánh-sáng, nhặt lấy lại bay vào. Vua Anh-Tông vái mà rằng : Dám xin vâng mệnh. Rồi lượm thu lấy mới thôi. Rồi sau lấy con trai thứ làm Thế-tử. Lâu rồi, Đính-Mậu mới sinh con trai, không nuôi được , con thứ kết cục ở ngôi kế-vị là Minh-Tông vậy " .

" Nhập mộng liêu bệnh ".

" Chùa Đông-Sơn có nhà Sư tên là Quán-Viên giữ giới trong-sạch, trí-tuệ hoàn-toàn, hơn mười năm tu ở trên núi không xuống. Gặp khi Trần-Anh-Tông đau mắt nặng, hơn một tháng thuốc-thang không khỏi, đêm ngày đau nhức. Chợt mộng thấy một nhà Sư lấy tay xoa mắt, Vua hỏi từ đâu đến, tên tuổi là gì ? Sư thưa, tôi là Quán-Viên, đến chữa mắt cho Vua. Tỉnh dậy Vua thấy hết nhức mắt, mấy hôm sau khỏi hẳn. Vua hỏi trong các Tăng-đồ, quả thực có nhà Sư Quán-Viên ở Đông-Sơn. Vua cho người mời đến, thì rõ-ràng giống hệt nhà Sư Vua thấy trong mộng " . _ ( Nam Ông Mộng Lục )

" Ni Sư đức hạnh "

" Sư Bà Thanh-Lương tên tục họ Phạm, dòng-dõi thế-gia đất Giao-Chỉ. Khi là con gái xuất-gia, trụ-trì ở Am Thanh-Lương, chịu giữ giới khổ-hạnh rất tinh cần, trí-tuệ thông suốt. Thường tập Thiền-định, hình-dung giống hệt như vị La-Hán. Xa gần Tăng tục ai nấy đều kính mộ, gọi là Đại-Sư Tuệ-Thông. Về già di-cư vọng núi Đông-Sơn. Một hôm chợt gọi đệ-tử bảo : “ Ta muốn đem cái thân-thể ảo sắc này bố-thí cho hổ lang một bữa !” Bèn vào trong núi sâu nhịn ăn, ngồi kiết-già ba-bẩy ngày. Hổ lang đi vòng-quanh, không con nào dám lại gần. Đệ-tử van nài xin Sư trở về Am. Về Am Sư đóng cửa vào nhập-định cả mùa hạ. Rồi họp đại-chúng thuyết-pháp, ngồi yên-lặng mà hóa. Thọ hơn 80 tuổi, sau khi hỏa-táng xá-lỵ rất nhiều, người ta xây Tháp ở núi ấy để thờ. Trước đấy Sư có bảo đệ-tử rằng sau khi ta tịch rồi, nên giữa xương của ta mài tắm cho người bệnh-tật. Đến khi liệm hài-cốt, đệ-tử không nhẫn lưu lại cái xương nào, đem thu liệm cả lại vào áo-quan. Qua đêm chợt có một cái xương tay ở trong áo-quan hiện ra ở trên mặt áo-quan. Ai nấy đều lạ về sự linh-nghiệm. Về sau có người bị bệnh đến cầu đảo, đệ-tử mài cái xương kia vào nước cho tắm thì tức khắc khỏi bệnh ngay. Đấy lời nguyện sâu rộng đến như thế đấy " . _ ( Nam Ông Mộng Lục )

Đấy là đại khái tín-ngưỡng tâm-linh thời nhà Trần, trong ấy đã xuất-hiện dòng Nội-Đạo, tín-ngưỡng chung cho cả giới trí-thức lãnh-đạo lẫn quần-chúng nông-dân. Quần-chúng thì sùng-bái như một Than-linh cứu-thế, giới lãnh-đạo từ Vua cho đến các sĩ-phu kính ngưỡng như một Đại Anh-linh, một kết-tinh vĩ-đại của Địa-linh Nhân-kiệt của non sông và nòi-giống Việt. Cho nên Vua Thánh-Tông, ngay sinh-thời Ngài đã tự làm văn Bia để ở Sinh-Từ, thờ sống Ngài ở Kiếp-Bạc sánh với Thái-Công Thượng phu nhà Chu bên Tầu, và khi Ngài mất, Vua Anh-Tông sai lập Đền thờ Ngài ở Thiên-Trường, sắc phong :

" Thái-Sư, Thượng-Phụ, Thượng-Quốc-Công, Bình Bắc Đại Nguyên-Súy, lòng công, thịnh đức, vĩ liệt, hồng huân, Nhân Vũ Hưng-Đại Đại Vương !"

Và Vua Anh-Tông thống-thiết gào khóc :

" Thượng-phu vị ngã quốc-gia bị kiên chấp duệ thảo thanh Hồ trần khắc phục thần kinh, phủ an vạn tinh kim nãi khí trẫm, trẫm an đắc ưu quân ái quốc như Thượng-phu giả hồ ! "
( Cha lớn vì nước mà mặc áo-giáp, cầm mũi nhọn, quét sạch bụi Hồ, lấy lại kinh-đô, vỗ yên vạn dân muôn họ, nay bỏ trẫm mà đi, trẫm tìm đâu được người trung-quân ái-quốc như Thượng-phu ? ) _ ( Thực Lục )

" Rồi Vua sai kén gỗ bạch-đàn-hương khắc tượng truyền-thần để thờ ngày đêm, hễ trong nước có việc lớn tất đến cầu đảo, các vương-công tướng-tá có lệnh đi đánh giặc, thì trước hết đến bái-yết rồi sau mới cầm quân lên đường. Các sự cầu đảo đều linh-nghiệm cả. Nay Đền thờ hai xã Vạn-An và Lạc-Sơn cùng trông-nom. Trải qua các triều-đại, hễ có giặc đến, sai quan đến Đền thờ cầu đảo, thấy tiếng kiếm kêu trong hộp thì biết thắng trận. Các châu, huyện xa gần gặp thiên-tai hạn-hán hay là tật dịch, người ta đến cầu đảo rất đông, có thể tránh khỏi tai-họa, v.v… " _ ( Thực-Lục )

Đấy là từ trên xuống dưới trong nước ra cả ngoài biên-giới phía Bắc, nhân-dân sùng-bái tín-ngưỡng uy-linh vô-hạn của Chính-khí Đức Thánh Trần như một Thần-lực Tối-cao, một Đức Cha siêu-việt ( Thượng-phụ ) của Nội-Đạo, coi như Quốc-giáo có khuynh-hướng dân-tộc hơn là Thiền-tông Thảo-Đường thời nhà Lý vậy .

DANH - NHÂN ĐỜI TRẦN

Nhớ về nhà Trần, chúng ta không thể không nhắc đến Trần-Thủ-Độ, người đã cùng với Đức Trần-Hưng-Đạo -- Thánh-Tổ Hải-Quân -- chiến-thắng quân Nguyên .

Đa số các nhà viết sử đều đã hết lời phê-trách vị Thái-Sư có công gây-dựng nhà Trần, nhưng ở vài phương-diện, ông đã được xem là vị tướng tài-ba, nhiều mưu-lược, giúp cho nước ta thời ấy trở nên cường-thịnh .

Dựa theo sử-liệu và khách-quan mà xét, chúng ta nhận thấy rằng :

Trần-Thủ-Độ con người Tàn-ác và ngang-ngược .

Tất cả hành-động của Trần-Thủ-Độ có thể bao-gồm trong một chủ-đích : gây-dựng cơ-nghiệp nhà Trần thật bền-vững, cho dù phải làm những việc tàn-bạo ngang-ngược. Đến việc phạm luân-thường, đạo-lý ông cũng không từ .

Đối với nhà Lý, ông đã :
_ Bức-bách Lý-Huệ-Tông khiến ông Vua xấu số này phải tự-tử .
_ Lập mưu chôn sống gần bẩy, tám mươi người tôn-thất nhà Lý .
_ Bắt những người họ Lý đổi ra họ Nguyễn…

Đối với nội-tình nhà Trần, Trần-Thủ-Độ đã làm một việc phản nhân-luân mà đời sau ai cũng nguyền-rủa :

Nguyên Chiêu-Thánh Hoàng-Hậu lấy Trần-Thái-Tông đã được 12 năm mà vẫn chưa có con. Thủ-Độ bắt ép Thái-Tông bỏ vợ và giáng bà này xuống làm Công-Chúa, rồi đem người chị bà là vợ của Trần-Liễu ( anh ruột Thái-Tông, thân-phụ Trần-Hưng-Đạo ) vào làm Hoàng-Hậu, vì bà này đã có thai được 3 tháng .

Trần-Thủ-Độ, Đại Công-Thần của nhà Trần .

Ai cũng nhận rằng : Trần-Thủ-Độ là người trụ-cột gây-dựng cho nhà Trần. Một tay ông đã cáng-đáng bao nhiêu việc trọng-đại, giúp Thái-Tông bình-phục được giặc-giã và chỉnh-đốn được mọi việc trong nước. Nhờ đó tinh-thần đấu-tranh của mọi tầng lớp dân-chúng được bồi-dưỡng rất nhiều để sau đó đủ sức chiến-thắng quân Mông-Cổ .
Chính Trần-Thủ-Độ đã có công lớn trong việc :
_ Đánh dẹp giặc-giã, quan-trọng nhất là giặc Đoàn-Thộn và Nguyễn-Nộn .
_ Tu-chỉnh võ-bị, sửa đổi việc thi-cử .
_ Đắp đê ( như đê Quai-Sanh hai bên bờ sông Cái ) ….

Trần-Thủ-Độ vói việc chiến-thắng quân Mông-Cổ hay là một lời nói quyết-định .

Năm 1257, nước ta bị quân Mông-Cổ sang đánh phá. Tuy đã ngoài 60 tuổi, Trần-Thủ-Độ vẫn hăng-hái ngày đêm bày mưu, lập kế chống giặc. Tự biết mình đã giá yếu, ông liền tiến-cử Trần-Quốc-Tuấn, một nhân viên tài kiêm văn võ, lên thay mình thống-lĩnh ba-quân .

Bấy giờ thế giặc đang mạnh, theo dọc sông Phú-Lương tràn xuống như thác-lũ, quân ta không tài nào ngăn chặn nổi. Vua Thái-Tông thân ra đốc-chiến, nhưng binh Việt vẫn phải lùi mãi. Kinh thành Thăng-Long mất. Tình-thế thật nguy-ngập. Ngự trên một chiếc thuyền con, Vua liền tìm đến thuyền Thái Úy Nhật Hiệu để hỏi mưu kế. Nhật-Hiệu là em ruột của Vua, tước phong Khẩm Tiên Đại Vương, đương ngồi tựa mạn thuyền, nét mặt bối-rối, lo sợ. Nghe Vua hỏi, Nhật-Hiệu lấy ngón tay trỏ nhúng nước đoạn viết vào bánh lái thuyền hai chữ " nhập Tống " nghĩa là khuyên Vua nên chạy sang bên Tống .

Vua hỏi : _ Thế đạo-quan tinh-cương của Vương-quân đâu ?

Nhật-Hiệu tâu : Thần cho gọi nhưng chúng nó không chịu đến .

Vua buồn rầu quá, quay thuyền đến hỏi Thái-Sư Trần-Thủ-Độ. Thủ-Độ tuy biết tình-thế Quốc-gia quả thật nguy-ngập, nhưng ông tin ở quân-đội của mình chưa tan-vỡ, tin ở Vua Tôi trên dưới một lòng quyết thắng giặc, và tin ở mưu-lược của ông cùng với Trần-Quốc-Tuấn, ông bèn tâu Vua :

_ Đầu thần chưa rơi xuống đất thì xin Bệ-hạ đừng lo ngại gì cả .

Nghe lời nói khẳng-khái ấy, Vua Thái-Tông mới yên lòng .

Quả nhiên, chẳng bao lâu, quân ta, sau khi chỉnh-đốn lại hàng-ngũ, kéo lên phá giặc và cả thắng quân Nguyên tại Bến Đông-Bộ-Đầu, thừa thế tiến lên chiếm lại Thăng-Long .
Trần-Quốc-Tuấn thống-suất các đạo-quân, gấp rút đuổi theo quân giặc và chỉ trong mấy ngày, quân Nguyên đành phải ôm hận rút lui về nước .

Chiến-thắng này tuy không lớn lao bằng hai lần chiến-thắng sau, nhưng đã mang một ý-nghĩa hết sức quan-trọng : ý-nghĩa quyết-định cho tinh-thần tranh-đấu của toàn dân ta thời ấy .

Và chúng ta giật mình thử hỏi : số-phận đất nước ta sẽ thế nào nếu Trần-Thủ-Độ cũng rối trí như Nhật-Hiệu, cũng bàn kế nhập Tống như Nhật-Hiệu ; Do đó lời nói của Trần-Thủ-Độ thật là lời quyết-định chiến-thắng, lời vàng ngọc của lịch-sử Việt-Nam.

1, 2, 3

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site