lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bách Việt Trong Lòng Dân Tộc Việt Nam

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính

1, 2, 3, 4

...

Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam (viết tắt là LSTTVN) tập 1 ghi: "Trên mặt trống có nhiều hình vẽ... Trống đồng để ở Hà Nội mang trên mặt hình vẽ sáu chiếc thuyền, ở giữa có những con chim lớn đậu. Các thuyền đều cùng một kiểu. Vỏ thuyền khum khum vòng vòng nửa vành trăng. Ở giữa nhô lên một cái ụ có trang trí, có lẽ là cột buồm. Giữa cái ụ với đuôi thuyền có một kiến trúc mái phẳng, ở trong có một cái trống. Những trang trí ở mũi thuyền và đuôi thuyền gợi lên hình ảnh cái đầu và đuôi chim. Thuỷ thủ của thuyền là một số những chiến sĩ mang dao, cầm tên hay rìu, và hai người trong số có một người đánh trống treo ở cột buồm, một người cầm mái chèo. Một chiến sĩ đứng ở trên mũi thuyền, sẵn sàng bắn tên. Các đồng ngũ cũng có vẻ rộn rịp. Toàn bộ cho ta cảm tưởng một cuộc giàn trận theo nhịp trống, và người cầm lái đang đẩy mạnh khiến mái chèo uốn cong trong tay y... Như thế là toàn thể cảnh trí biểu diễn đề tài duy nhất quan hệ với người chết và tín ngưỡng linh hồn bất diệt".

lịch sử việt nam, trống đồng đông sơn

Trống đồng Đông Sơn thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên
trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp
. Nguồn: vi.wikipedia.org

Trống đồng được các tộc Việt thời cổ chú ý chế  tạo. Tuy nhiên trống đồng kiểu Lạc Việt là thịnh hành nhất, cho nên gọi là Lạc Việt đồng cổ. Trống đồng tượng trưng cho sự hiệu lịnh dân chúng, tế lễ thần linh, trừ tà khử bịnh của các Lạc Hầu, Lạc Tướng.

Vịnh Nam man của Bồ Tát Tôn Quang Hiến có câu:

Đồng cổ dữ man ca
Nam nhân kỳ tài đa
nghĩa:
Trống đồng với ca Mường
Người Nam tế lễ thường.
(LSTTVN tập 1)

Ngụ ý triết học của Trống Đồng đã gồm thâu tinh thần văn hóa Lạc Việt thời đại Đông Sơn, tức là thời kỳ mà tộc Việt mới chỉ là một bộ lạc sinh hoạt trong những điều kiện đơn sơ giản dị, đồng thời còn sống chìm trong tinh thần vật tổ thiêng liêng thần bí. Vật tổ ấy là con chim Hồng Lạc (được khắc trên trống đồng), mà ngày nay người ta còn mường tượng qua hình ảnh con cò, nhất là qua hình ảnh cô gái miền Bắc, đầu chít khăn mỏ quạ, mình khoác cái áo tơi lá gồi, khom lưng dưới ruộng lúa lúc trời mưa. Vào thời mới lập quốc người dân Lạc Việt đều tự đồng hóa bản thân với con chim vật tổ là một, chỉ có một ý thức là ý thức vật tổ, chỉ có một mệnh lệnh trên cùng là mệnh lệnh vật tổ, giữa họ và hồn thiêng vật tổ không thể nào tách rời được. Vật tổ thời đó được hoàn toàn thay thế vào thời buổi này, là đại diện cho tộc Việt.

Về tài liệu lịch sử cũng như giai thoại thần kỳ của trống đồng Đông Sơn được liệt kê như sau - LSTTVN tập 1:
- Quyển Bách Việt nguyên lưu dữ văn hóa (Trung Hoa tùng thư), La Hương Lâm viết:

Thời cổ, văn hóa của Việt tộc rất đáng được người ta chú ý là sự chế tạo trống đồng với cách sử dụng. Và trống đồng của Việt tộc lại phải lấy kiểu Lạc Việt làm thịnh nhất, cho nên gọi là Lạc Việt đồng cổ".

- Sách Tùy Thư Địa lý chí viết:

Từ núi Ngũ Lĩnh đến hơn hai mươi quận phía Nam, các rợ* đều đúc đồng làm trống lớn. Khi mới hoàn thành treo ở giữa sân, đặt rượu để mời đồng bào. Người đến dự có trai gái nhà giàu lấy vàng bạc làm chiếc thoa lớn, cầm đánh vào trống, xong rồi để lại cho chủ nhân gọi là thoa đồng cổ. Chúng hay chém giết lẫn nhau gây nhiều thù oán.

Muốn đánh nhau thì đánh vào trống ấy, người kéo đến cuồn cuộn như mây vần. Kẻ nào có trống gọi là Đô Lão, quần chúng đồng tình suy tôn và tòng phục”.

* Người Tầu gọi tộc Việt chúng ta là rợ hay mọi.

- Sử nhà Minh có truyện Lưu Hiển, năm đầu Vạn Lịch đi đánh dẹp Từ Châu thu phục được 60 trại, bắt được trống đồng Chư Cát tới 93 chiếc.

- Sách Đại Nam nhất thống chí, tập thượng, mục tỉnh Thanh Hóa, nói về các đền miếu, có nói đến Đền thờ thần Trống Đồng “Đồng cổ thần từ”.

- Đại Nam Nhất Thống Chí- tỉnh Thanh Hóa, tập Thượng, Văn Hóa tùng thư tập 4 ghi : trống đồng đã có từ thời Đông Hán, mà không phải là bắt đầu từ đời Khổng Minh mới có

- Theo Việt Nam Carrefour de peuples et de civilisations trang 1648-1651, Olov Janse ed France Asie ghi nhận : "Dưới sự điều khiển của hai chị em bà Trưng, quân Hán đã bị đuổi ra khỏi biên giới. Để trả thù sự thất bại ấy, vua Tàu đã gởi vào năm 43 s.cn nhiều đội quân do tướng Mã Viện chỉ huy ... một trong những đạo quân đã vượt xuống miền châu thổ Thanh Hóa, dọc theo lưu vực sông Mã, nơi vị trí của làng Đông Sơn... Hàng ngàn người bị giết hay bị bắt làm nô lệ... Biến cố lịch sử ấy đã đánh một đòn rất nặng vào nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam".

Đời Lê Trung Hưng năm 1561 quân Mạc xâm chiếm các huyện Vĩnh Ninh, An Định, thuyền quân nhà Lê đóng ở thượng lưu sông Mã, đương đêm vẳng nghe có ba tiếng trống ở ngoài trăm dặm, tướng nhà Lê liền sai người trinh sát mới biết là tiếng trống do tự núi Khả Lao phát ra. Đến sáng hôm sau quân Lê theo đánh quân Mạc, trong khi giao chiến, bỗng có nước trào dâng lên rất mạnh, quân nhà Lê bèn thừa thế dong buồm thẳng tiến, khí thế hăng hái bội phần, làm cho quân Mạc phải thua bỏ chạy.

Năm Hoằng Định (đời vua Lê Kính Tôn, 1600) trong tờ sắc phong Sơn Thần có câu: “Trên sông sóng gió giúp cho trận thắng của tam quân” tức là truyện này vậy.

Như thế từ lịch sử, giai thoại truyền kỳ cho đến tư tưởng triết lý đều ghi nhận trống đồng Đông Sơn đã được tộc Việt chế tạo từ ngàn xưa dùng trong các việc tế lễ cũng như hiệu lịnh dân chúng của các Lạc hầu, Lạc tướng.

Các Thiên động được tổ tiên ta xây dựng dùng làm nơi tu tiên, cũng như nơi quàn hay chôn những người đã chết, với hy vọng rằng những người này cho dù không còn hiện diện trên cõi đời, nhưng sẽ luôn luôn độ trì cho con cháu được may mắn. Đồng thời trong thâm tâm của người Việt Nam thời xưa là mong muốn được sống mãi không chết như các vị thần tiên. Người dân Việt thời nay nhiều nơi còn giữ tục lệ này, như mua sẳn một cái quan tài (thông thường gọi là thọ) để trong nhà dưỡng già và chờ trăm tuổi.

Như thi hào Nguyễn Du có nói:

Chết là thể xác, còn là tinh anh

Trên khắp đất nước chúng ta, có nhiều sự tích thần thoại nhắc đến triết lý thiên động này như, hang động Thẩm Lệ ở Yên Bái, như các người già trẻ tham gia trẩy hội thành hương nơi động Hương Tích, như Phủ Giầy để chiêm ngưỡng cảnh giới thiên nhiên thanh tĩnh cao siêu hầu quên đi trong chốc lát sự đau khổ của trần gian.

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site