lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Và Tín Ngưỡng Tôn Giáo

1, 2, 3, 4

ĐINH QUANG MỸ

Vai trò thứ hai, ngài như một con người, hoàn toàn là người với đầy đủ bổn phận. Nhưng là con người đã thực hiện xong tất cả các bổn phận của mình, đối với gia đình và xã hội. Đây là sắc thái thế tục trong tín ngưỡng Quán Thế Âm. Từ tín ngưỡng đó, tiêu chuẩn của giá trị đạo đức được thiết lập. Vậy ngài cũng là nguyên lý của đạo đức xã hội nữa.

Nói tóm lại, trong tín ngưỡng Quán Thế Âm, ngài vừa sắm vai trò thần linh để thỏa mãn khát vọng quần chúng; đồng thời, ngài cũng là con người, một con người toàn thiện của xã hội, để hướng dẫn đời sống đạo đức của quần chúng trong xã hội.

III. YẾU TỐ TÂM LÝ.

Yếu tố hiện hành của một tâm trạng vốn là sự chung đúc của những kinh nghiệm tập quán quá khứ, bao gồm cả truyền thống, lịch sử và môi trường hoạt động hiện tại. Nói cách khác, đó là ảnh hưởng quá khứ trên hiện tại, và hiện tại gây những ảnh hưởng khác cho các hành vi tương lai.
Trong trường hợp của chúng ta ở đây, sự kiện đó cũng diễn ra tương tợ. Tức là, hành vi sùng tín đức Quán Thế Âm đã mang tất cả những ảnh hưởng chung đúc từ quá khứ. Như thế, những dữ kiện lịch sử đã được nhắc đến ở trên không phải không liên hệ tinh thần sùng tín đức Quán Thế Âm với quan niệm ngài như biểu thị cho năng lực siêu nhiên, cho quyền năng siêu việt, đồng thời cũng là tiêu chuẩn giá trị đạo đức.

Sự kiện ngài được sùng tín qua hình thức nữ nhân đã nói lên một yếu tố then chốt trong đời sống tâm lý của quần chúng bình dân; đó là yếu tố tình thương. Ở đây, tình thương được đặt trên mối liên hệ gia đình, thân tộc. Nhưng đó chỉ là tình được bộc lộ ra ngoại giới, cho những mối tương quan giữa ta và người khác. Bản chất tình yêu bao giờ cũng bắt đầu từ kinh nghiệm thông tục của tình yêu nam nữ.

Nói theo quan điểm triết lý, như triết lý Bát nhã, thì nữ tính là biểu hiệu cho bản chất của Trí tuệ, và những diệu dụng của tình yêu phát xuất từ nữ tính đó là phương tiện. Nhưng, như lời giải cho Ngộ Thanh của Nguyễn Đàm trong ĐCVGT đã nói, hỏa vốn là âm mà căn dương. Tức, tượng của quẻ Ly là lửa, là sự sáng, nhưng thể của nó là âm. Ngược lại, tượng của Khảm là nước, là sự yên nghỉ, nhưng thể của nó là dương, là động. Động và tĩnh, hỗ tương mâu thuẩn cùng phối hợp nhau để thúc đẩy sự vận hành của vũ trụ. Cũng vậy, trong sự chứng ngộ viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm như được mô tả ở Kinh Thủ lăng nghiêm, thì cả hai tướng động và tĩnh hoàn toàn là một, và từ cái một đó khởi lên mọi ứng hóa tùy duyên của ngài để cứu vớt tất cả chúng sanh. Nghĩa là, từ bản thể tịch nhiên, tĩnh, thuần âm của trí tuệ, mà khởi lên diệu dụng của phương tiện với bản chất động của dương. Đó là những hỗ tương mâu thuẩn, và mâu thuẩn nội tại, nơi bản thể và tác dụng của vũ trụ. Trong các hoạt động của nhân sinh cũng vậy. Nếu giải quyết những mâu thuẩn nghịch lý sẽ thành tựu được giá trị đạo đức cao cả nhất, như Quan Âm Thị Kính đã chứng tỏ.

Nói theo khía cạnh thông tục của tâm lý những mâu thuẩn vừa kể được biểu lộ ngay trong những xung đột không căn do từ đời sống cá nhân, qua đời sống gia đình, cho đến đời sống chung của xã hội. Nói là không căn do, vì những xung đột này đáng lý không thể xảy ra theo tiêu chuẩn luận lý; và cả trên quan điểm đạo đức cũng không thể xảy ra. Thí dụ, đức Quan Âm trước kia vốn là người nam, đã dày công tu dưỡng trong chín kiếp, nhưng chỉ lỡ một lời mà phải chịu thêm một kiếp đọa đày thử thách nữa:

Nào ngờ phép Phật nhiệm thay
Lỡ lời mà đã vin ngay lấy lời
Chờ cho kiếp nữa đủ mười
Thử cho đày đọa suốt đời xem sao

Cái lầm lỡ đó kỳ thực bị điều động bởi một yếu tố tâm lý vô cùng phức tạp, đó là tình yêu, mà căn bản là tình nam nữ. Nhưng cái tình nam nữ này khi được thể hiện, cũng không tránh khởi một mâu thuẩn không căn do khác, gọi là oan nàng Thị Kính:

Há rằng có phụ tình đâu
Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan
Thác đi phỏng lại sinh hoàn
Thì đem lá phổi buồng gan giải bày.

Đấy chỉ mới là nổi oan khuất được gợi dậy từ sự xung đột trong đời sống lứa đôi. Oan khuất đó chưa được giải quyết xong, lại phải chồng lên cái oan khuất khác:

Mười phương Phật chín phương trời
Chưa hay đến sự dưới đời oan ru
Đuốc nào soi thấu lời vu
Bôi nhòa đen trắng lộn là phải chăng.

Như vậy, lý tưởng đạo đức, hay quan niệm giản dị về ý nghĩa đời sống của quần chúng bình dân, là nhắm tới chỗ đả thông các mâu thuẫn xung đột trong các môi trường sinh hoạt, tâm lý cũng như xã hội. Những nỗi oan khuất của Thị Kính tiêu biểu cho các xung đột nan giải đó. Nếu giải quyết được các xung đột này, thì sự thành tựu sẽ là đời sống giao cảm nhịp nhàng, hòa điệu từ cá nhân, gia đình cho đến xã hội. Cho nên, Quan Âm Thị Kính được kết luận rằng:

Độ cho hai nhóm thung huyên
Giơ tay cầm quyết bước lên trên tòa
Siêu thăng thoát cả một nhà
Từ nay phúc đẳng hà sa vô cùng.

Nói tóm lại, nếu trình bày trên quan điểm triết học như tác phẩm ĐCVT, tín ngưỡng Quan Thế Âm biểu trưng cho nguyên lý Nhất tâm; lấy nguyên lý đó mà dung thông tất cả mọi khuynh hướng tư tưởng dị biệt, qua nền tảng Tam giáo đồng qui như chúng ta đã thấy trong số Tập san trước. Nếu trình bày trên khía cạnh kinh nghiệm thông tục, thì nhất tâm có thể gọi nôm na là một tấm lòng, nghĩa là tình yêu. Tình yêu chi phối điều động tất cả mọi sinh hoạt tâm lý trong đời sống thường nhật của quần chúng. Giá trị đạo đức trong tương quan xã hội cũng phải được đặt tiêu chuẩn trên tình yêu. Đức Quan Âm là hiện thân tình yêu đó.

Đ.Q.M.

1 Đọc tài liệu của Từ Hải, mục chữ Cát
2 Đại Việt sử ký Toàn thư, phần ngoại kỷ.
3 Cao Tăng truyện, quyển 4.
4 Thần Tăng truyện quyển 1
5 Lô sơn ký, quyển 2, trong thiên 3 viết về phía Nam của Lô sơn, khi mô tả ngọn tháp Phật trên đỉnh Tử tiêu phong, có ghi: "Theo một bài ký cổ, năm Kích ô thứ 2, có sa môn người Thiên trúc mang xá lợi Phật Thích-ca táng tại đây." Sau đó, sách có khảo chứng một đoạn ngắn, và kết luận rằng sự kiện Khang Tăng Hội có chôn xá lợi tại Tử tiêu phong trên Lô sơn là chuyện hoang đường.
6 Kinh Pháp Hoa phẩm thứ nhất và phẩm cuối. Cũng có thể tham khảo thêm kinh Hoa nghiêm để thấy vị trí của các ngài Văn-thù và Phổ Hiền trong giáo pháp Đại thừa.
7 Về niên đại dịch Pháp hoa tam muội của Chi-cương-lương, thì Xuất Tam tạng ký tập không xác định rõ. Nhưng các tác phẩm về sau đa số cho là vào niên hiệu Cam lộ thứ nhất (256). Cũng nên để ý con số cách biệt nhau giữa ức đoán của Tăng Hựu và các sử gia sau. Riêng Pháp hoa truyện ký, quyển 1, Tăng Tường đời Đường viết, lại còn xác định cả ngày và tháng: "Niên hiệu Cam lộ thứ nhất, năm ất hợi, tháng 7 ngày mồng 7, ngoại quốc sa môn Chi-cương-lương-tiếp, và Chính Vô Úy dịch ở thành Giao châu, sa môn Đạo Hinh làm bút thọ." Không hiểu căn cứ vào đâu?
8 Cf. Hoàng tán Pháp hoa truyện, quyển 2, của Giám cốc sa môn Huệ Tường, đời Đường.
9 Cf. Trần văn Giáp, Phật giáo Việt Nam, bản Việt.
10   Về Thường Đề Bồ tát, có thể đọc Thiền Luận II, bản Việt.
11 Cf. Trần văn Giáp, sđd..
12 Xem truyện này trong Việt điện u linh tập, về Không Lộ và Giác Hải.
13 Hai bản kinh này hiện được ấn hành trong Đại tạng kinh Taisho: số 152, Lục độ tập kinh, 8 quyển; và số 206, Cựu tạp thí dụ kinh, 2 quyển.
14 Cf. Tuệ Sỹ: Các cuộc vận động Phật giáo Việt Nam cuối đời Đường, Tư tưởng số 5-6 bộ III, năm 1972.
15 Trích theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục, rải rác trên các số báo Tư tưởng và Bát nhã.

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site