lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Hồng Danh Sám Hối
---o0o---
Phát tâm rộng ra làm việc tu pháp, cúng dường. dâng năm món tối thắng là :
1- Tràng hoa là mão, hay mũ bằng hoa hay ngọc sắc trần.2- Hương như hương thơm từ các loại hoa, hương xông, hương bột là hương trần. 3- Âm nhạc là thinh trần. 4- Lọng tàn, đèn đuốc là sắc trần. 5-Thực phẩm là vị trần. Năm món báu này, mỗI mỗI lớn như núi Diệu Cao.
Năm trần là lý Tam Đế; vận tâm tức là tâm tam quán. Khi quán tưởng cảnh trần, quay lại xét tự tâm, tâm tướng rỗng không, ngũ trần không có trần tướng, chính là quán không nơi chân đế. Quán tâm, năm trần rõ ràng, đó là giả quán tức tục đế. Quán và đế viên dung, tâm cảnh tương tức, tâm thuần là pháp, cùng pháp tương ưng thế là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường như lai. Kinh Tịnh danh có thuyết:
" Trong mọi thứ cúng dường, chỉ có Pháp cúng dường là hơn hết"
Bởi lầm đường gây bao tội ác, do tham, sân, si nghiệp tác thành, từ thân miệng ý mà sinh, con nay sám hối thảy thanh tịnh lòng.
Sám hối những nghiệp chướng bởi ba nghiệp đã gây ra từ trước.
Do từ vô thỉ mống một niệm, vọng tưởng, hành động, nhẩn đến ngày nay mà chịu sinh tử vô lượng. Từ bấy nhiêu kiếp, nhẩn đến ngày nay, thân, khẩu, ý là chổ dấy ra các nghiệp ác, mỗI niệm chẳng dừng thì chổ tạo ra các nghiệp chướng cũng vô cùng, vô tận. Tất cả đều do ý thức phát khởI ra tam độc tham, sân, si dẩn đến thân và khẩu rồi lan rộng mãi tạo nghiệp chẳng dừng. Nếu một ý thức dấy khởI, đương niệm mà tỉnh giác liền, niệm thể vốn không, tộI phước vô chủ, đương thể thanh tịnh.
TộI sinh tử từ vô thỉ, mỗi niệm đã thành thói quen, không thể tỉnh giác lập tức được vốn không nên phải y theo tâm của đức Phổ Hiền, như pháp để sám hối, ngõ hầu hai tộI Căn bản và Chi mạt mớI tan dần.
Các chúng sinh trong mười phương cõi, bậc Nhị Thừa, Hữu học cùng Vô, Như Lai Bồ Tát đồng nhau, có bao công đức con mau vui tùy.
Mười phương thế giớI là chỗ có tất cả chúng sinh trong sáu đường.
Nhị Thừa là hàng thanh văn, duyên giác. Hữu học là tam quả nhẩn lại, nghiên cứu chân như, dứt mê hoặc. Vô học là tứ quả trở đi, chân đã cùng, hoặc đã tận.
Tất cả các bậc thánh hiền: Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, ý chí của các ngài cầu chứng đạo Bồ Đề , chỗ tu các công đức Con xin tùy hỉ hết tất cả. Ngay cả các chúng sinh trong mườI phương thế giớI mỗi loài, bất cứ nơi nào có tạo công đức dù chỉ bằng một mảy lông, hạt bụi, con cũng xin tùy hỉ. Tâm niệm tùy hỉ này đều khắp cả nơi pháp giới.
Đấng tuệ giác trong mườI phương nước, lúc tối sơ thành được bồ đề, nay con đều thỉnh một bề, giảng truyền diệu pháp vổ về quần sinh.
Thỉnh cầu chư Phật chuyển pháp luân (thuyết pháp). Như đèn sáng phá tan bóng tối, trí tuệ phá vô minh ám chướng, các đức Phật trong mườI phương cõi nước đem đèn trí tuệ đến khai thị cho chúng sinh. Lúc tối sơ thành được bồ đề - Đấng mới thành Phật. Tích môn thì đức Thích Ca thành Phật năm ngài 30 tuổi. Còn bổn môn thì ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Nay vì chúng sinh nên ngài hoá độ hiện tích môn và nói sơ thành Phật.
Nơi đây, bất luận là sơ thành Phật hay cửu thành Phật, con thảy đều khuyến thỉnh các ngài chuyển bánh xe diệu pháp để chuyển nơi tâm chúng sinh từ phàm đến Phật.
Các đức Phật muốn nhanh nhập diệt, con chí thành tha thiết thỉnh cầu: cuối mong Phật ở đời lâu, chúng sinh lợi lạc thấm sâu pháp lành.
Xin các đức Phật trụ thế lại ở cõi đờI. Có chúng sinh thì có Phật thị hiện để hoá độ. Khi hoá độ xong rồi thì các ngài phi diệt thị hiện ra nhập diệt, do vì nếu Phật ở lâu mãi nơi đời thì chúng sinh xem thường, ỷ lại và chẳng mến kính. Phật phải thị hiện nhập diệt để có chúng sinh phát chí tu học dũng mãnh. Khi các ngài muốn thị hiện vào Niết bàn thì kim thân lu mờ ánh chói, lông trắng giữa chặng mày lui kém vẽ ngời, ngay bấy giờ, con do vì hạnh nguyện của đức Phổ Hiền vớI lòng chí thành khuyến thỉnh các ngài ở lại để chúng con được lợI lạc nơi pháp lành.
Bao nhiêu phước cúng dường lễ tán, thỉnh ở đời Ngài giảng pháp luân, tùy hỉ sám hối thiện căn, mong cho muôn loài cao thăng bồ đề.
Bởi vì ý chí mong muốn cho tất cả muôn loài đều thành Phật đạo nên con đã hồi hướng tất cả phước đức cúng dường lễ tán để thỉnh các ngài ở đờI giảng pháp cho chúng con được lợI lạc công đức, sám hối để căn lành tăng trưởng.
Kinh nói "Từ nguyện lễ bái đến nguyện tùy hỉ, chỗ có công đức, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh, nguyện cho chúng sinh thường được yên vui, không bao điều bịnh khổ, dẩu muốn làm ác pháp thì bất thành chỗ tu thiện nghiệp thì mau thành tựu; ngăn đóng tất cả cửa ác thú, mở bày đường chánh niết bàn cho Nhân Thiên nhẫn đến thành tựu vô thượng Bồ đề."
Con nguyện đem phúc dầy thắng lợi, hồi hướng chân pháp giới tối cao, tánh tướng tam bảo thế nào, tam muộI ấn hải dung vào tục chân, biển công đức không lường như thế, nay con đều hồi hướng hết về: để cho muôn loài nương kề, cùng con đồng chứng bồ đề đạo chân,
Hồi sự hướng lý.
Chỉ cho tám nguyện đầu của đức Phổ Hiền. Một là lễ kính chư Phật. Hai là khen ngợi công đức Như Lai. Ba là cúng dường rộng lớn. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ công đức. Sáu là thỉnh Phật nói Pháp. Bẩy là thỉnh Phật ở lại cõi thế lâu dài. Tám là thường tùy Phật học. thuộc về sự.
Hai nguyện sau Chín là hòa hợp thuận thảo với chúng sinh. Mười là đều hồi hướng khắp tất cả, thuộc về phần lý. Chí muốn thành mãn, nguyện phát tâm rộng lớn. Tánh tâm không vọng là chân, nhất tâm làm thể, chân pháp giới là tổng tướng của nhất tâm để vạn pháp về đến.
Vì vậy mà sự không có tự tánh mà do nơi lý mà thành, lý cũng không hình tướng nương nơi sự để rõ, các công đức là do nơi tâm thể phát khởI thì phải hồi hướng về lại tâm.
Đây là biển tánh công đức của vô tận chư Phật đâu chẳng ấn nơi tam muội (chánh định). Tam muội là duy nhất chân tâm của ta, đem nhất tâm đây, chỗ có nhiều công đức mà hồi hướng lên Phật quả.
Bao nghiệp chướng nơi thân, miệng, ý, Lòng mê lầm mống nghỉ sân, si, thân tâm tạo ác kể gì phải không, như trên nghiệp chướng tộI thâm, nguyện tiêu sạch hết ác tâm chẳng còn, niệm trí huệ khắp tròn pháp giớI, rộng độ sinh chẳng thối gian lao
Hồi tự hướng tha. Diệt hết nghiệp chướng của chúng sinh và nguyện trí giác không hề thối lui. Chúng sinh bị tà kiến rồi mê hoặc nơi tự tâm mà nói lờI chê bai Phật Pháp. Vì chẳng tin nhân quả nên tham, sân, si nên tạo tác tộI lổI nơi thân, miệng, ý. Nay chổ tu công đức , phổ nguyện tất cả chúng sinh, thảy điều tiêu diệt hết các nghiệp chướng từ muôn kiếp.
Hư không dù có tiêu hao, chúng sinh phiền não dẫu vào hư không, con nay hồi hướng rộng thông, cũng như bốn pháp vô cùng vô biên.
Xâu kết các nguyện không hết.
Nhẩn đến là từ "mỗI niệm tri giáp pháp giớI" ngoài ra còn có chỗ làm, nhẩn đến công đức dù nhỏ bằng một ti hào, mà thể nó giáp khắp, như một giọt nước biển mà cũng trọn vị mặn của đại hải.
Bốn pháp cho dù vọng đi nữa mà thể cũng xứng tánh vốn không thể hết, ta nay theo hạnh nguyện hồi hướng của ngài Phổ Hiền, cũng đều xứng tánh viên mãn, thì bốn pháp cũng là thanh tịnh giáp tròn.
"Khi cõi hư không hết thì nguyện con mới hết, nhưng cõi hư không chẳng bao giờ hết thì mườI nguyện của con đây làm sao hết được"
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát
Tu lễ cúng vô tận, để cúng Phật nhiều là Đại. Siêng năng làm tột kiếp không mỏi mệt là Hạnh. Khắp pháp giới đầy dẩy là Phổ. Ngôi gần bực thánh là Hiền. Không ngần phước tốt, chẳng vượt hạnh môn, chư Phật và Bồ Tát cũng từ nơi đây. Trên hội Hoa Nghiêm, Ngài Phổ Hiền được làm trưởng tử là do hạnh nguyện xứng tánh giáp khắp này nên nói là "nguyện vương". Nếu chúng sinh y theo mườI nguyện này mà tu học thì đương thể cùng khế hợp nhau vớI Phật.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...