lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Hồng Danh Sám Hối

Thiên Anh Lạc sưu tập

1, 2, 3, 4, 5

---o0o---
 
QUY Y TAM BẢO, PHÁT BỒ- ĐỀ TÂM

Con xin quy y Phật, Pháp, tăng cho đến lúc giác ngộ, nhờ những công đức tu hành bố thí và những công đức khác, con mong được thành Phật để có khả năng đem lại sự an lành, lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Nguyện cầu cho ngọc báu vô thượng Bồ Đề Tâm chưa phát dậy thì liền phát dậy và tăng trưởng. Và nguyện cầu rằng lúc đã phát dậy rồi thì không giảm mất và được tăng trưởng mãi mãi.

Ý Nghĩa Sám-hối

Sám: Ăn năn những tộI lỗI đã tạo tác từ trước. Trình bày những điều xấu trước đây.

Hối: Hối quá, nguyện xin chừa bỏ và không tạo tác thêm những tộI lổI đã tạo tác từ trứơc và sau này.

Sữa chữa lỗiđã qua, tu rèn thêm nghiệp sắp đến.

Sám hối có năm pháp căn bản là:

1 - Tác pháp sám hối |

2 - Thủ tướng sám hối | Đây là phần sự cho những bậc có căn cơ thấp kém.

3- Hồng danh sám hối |

4 - Vô sanh sám hối | Đây là phần lý cho những bậc thượng căn.

5 - Sám hối công đức | Do tông Thiên Thai lập ra, pháp yếu duy nhất để tẩy trừ tội lỗi.

Sau đó thì lý sự mới viên dung.

Trong bài này, chỉ đề cập đến hồng danh sám hối thôi vì thông dụng vào những ngày 14 và 29/30 mỗi tháng tại các chùa thường có khoá lể hồng danh này. Hồng là lớn, danh là các danh hiệu Phật.

Ý nghĩa của 108 lạy - Sáu căn bản phiền nảo của sáu giác quan là Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến góp thành 36, cộng thêm ba thờI quá khứ, hiện tại, vị lai Làm thành 108 tội nên phải cần 108 lạy. Nhưng các khoá lễ tại chùa chỉ lạy có 98 vị Phật , còn lại 10 phần sau được trích từ kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện để Phật tử phát bồ đề tâm rộng lớn mà lập đại nguyện như đức Phổ Hiền Bồ Tát.

"Mống tâm động niệm, đâu chẳng là tộI, Làm ác kết nghiệp ác, làm thiện kết quả thiện"

Từ lúc được sinh ra đờI, nhẩn đến ngày nay, mỗi niệm chẳng dừng, chổ kết tộI nghiệp, nặng như đại địa.

Nam mô: quay về

Quy: nương chánh đạo.

Y: Phản lại điều sinh diệt, tà kiến của thế gian, y nơi vô thượng tam bảo của xuất thế gian, để cầu giải thoát.

Nam mô quy y Kim Cang Thượng Sư: đức Tỳ Lô giáo chủ, ngôi Nhứt thể tam bảo của tự tánh , làm đức Du Già Đại Bí Mật Giáo chủ, vì ngôi vô tận Tam bảo do đây xuất sinh. Bốn phương, bốn Phật, tất cả thánh hiền đâu chẳng do trong tâm Tỳ Lô Kim Cang đây để phát sinh ra.

Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng: quy y, quay về nương tựa. Cúi lạy ngôi "Biệt tướng Tam bảo". Ngôi "Nhất thể Tam bảo" thuần là lý tánh. Ngôi "Biệt tướng Tam bảo" là sự tướng. Danh tuy có ba, tánh chỉ một thể, thể dù là một mà dụng phân thành Tam bảo, vì đâu chẳng khắp ích cho chúng sinh.

Nam Mô Tận Hư Không Biến Pháp GiớI Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo: Quy Y ba ngôi tam bảo nhiều đến vô cùng vô tận. Thập phương tức là mườI phương gồm có đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, thượng phương, hạ phương. Mười phương hư không và ngôi tam bảo thật không cùng tận.

Con nay vận tâm quán tưởng quy y tất cả vô tận ngôi tam bảo để cầu xin cho con và chúng sinh mau thành quả vô thượng bồ đề.

Hiện tiền phát tâm quãng đại để khắp lạy vô tận pháp giới Tam Bảo, vớI vô tận pháp giớI, vô lượng Tam Bảo, chỉ ở trong "Nhất Niệm Tâm" không thiếu không dư. Như thế thì quán tâm lạy tụng, nghiệp đờI trước hoàn toàn tiêu diệt.

Nam mô như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sỉ, điều ngự, trượng phu, thiên nhơn sư, phật, thế tôn

Như lai: bậc an nhiên tự tại. Tánh của pháp thân. Thể không động gọi là Như, đến là Lai. Bi, Trí, Dũng hiện ra trong tánh diệu. Hiện ra 32 ứng thân vào các quốc độ để cứu độ chúng sinh.

Ứng cúng: bực đáng được hưởng sự cúng dường. Bậc Nhị thừa là hàng Thanh Văn (A La Hán) và Duyên Giác (Bích Chi Phật) đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc cho nên chỉ được trời và người cúng dường mà thôi. Đức Phật được đến chín cõi cúng dường vì ngài đã được tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Chánh biến tri: Chánh- Trung đạo, dung hoà, không thái quá. Biến- Bao gồm tất cả mọi nơi . Tri- Sự hiểu biết. Chánh biến tri- Bậc thấu rõ tất cả các pháp, có chánh trí, biết hết tất cả.

Minh Hạnh Túc: Minh-Sáng, thấu suốt. Hạnh- Đức hạnh. Túc-Đầy đủ, hạnh mãn, quả tròn. Minh Hạnh Túc là bậc có đầy đủ trí huệ và đức hạnh.

Thiện Thệ: Thiện-khéo, lành. Thệ- Đi không trở lại. Thiện thệ là bậc đã phá hết ba cõi kiến và tư hoặc, đã khéo qua, tuy thân còn ở trong đời mà tâm đã ra khỏi ba cõi, tâm luôn luôn giác, không bị cảnh trần làm ô nhiễm.

Thế gian giải: Thế gian-Cõi đời, cõi chúng ta đang sống là dục giới. Hữu lậu là còn sinh tử luân hồi. Vô lậu là xuất thế gian. giãi là chia gỡ ra, hiểu rõ, giảng rõ. Thế gian giải là bậc có thể hiểu rỏ các lý và sự của các bậc hữu tình và vô tình trong thế gian. Trí của Phật đâu chẳng hiểu rõ sáng suốt.

Vô Thượng Sỉ: Chín phẩm giới, không ai xứng với Phật. Bậc cao hơn hếr trong các hạng chúng sinh.

Điều Ngự Trượng Phu: Điều-Điều hoà, thu xếp, sắp đặt cho việc xong xuôi. Ngự - Đánh xe ngựa. Điều Ngự -Cầm cương sai khiến ngựa kéo xe. Trượng Phu- Người có chí khí đảm lược, đàn ông, con trai. Điều Ngự Trượng Phu: Bậc chế ngự được chính mình và chúng sinh, như bậc trượng phu cầm cương ngựa để đánh xe đi vào con đường lành. Phật tùy căn tánh chúng sinh mà điều ngự.

Thiên Nhân Sư: Bậc thầy của hàng trờI, người. Tối hậu thân ở cỏi trờI Đâu Xuất, xuống nhân gian để hoá độ.

Phật: Bậc toàn giác, đã giác ngộ hoàn toàn.

Thế Tôn: Bậc cao hơn hết trong cõi thế, được tất cả cõi và chúng sinh tôn kính.

1, 2, 3, 4, 5

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site