lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Hồng Danh Sám Hối
---o0o---
Năm tội vô gián, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà vui mình theo.
Phát lồ sám hối từ xưa đến nay đã gây tội nặng nơi vô gián.Ngũ (năm) Vô gián tức là địa ngục A Tỳ. Bị đoạ vào ngục này vì gây phạm tội ngổ nghịch là giết cha, mẹ, A La Hán, phá hoà hợp tăng, làm thân Phật ra máu. Nếu giết thêm hoà thượng và A Xà Lê thì thành ra bảy. Ngũ vô gián ngục gồm có : thú quả vô gián, thọ khổ vô gián, thời vô gián, mạng vô gián, hình vô gián. Mười điều chẳng lành, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà vui mình theo. Phát lồ sám hối xưa nay đã tạo ra mười điều ác nơi thân, miệng và ý.Ba nghiệp của thân là sát sinh, trộm cắp và tà dâm.Bốn nghiệp của miệng là vọng ngôn, ỷ ngữ, lưởng thiệt, ác khẩuBa nghiệp của ý là tham, sân và si.Mười điều bất thiện là nhân của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.Nếu chuyển mười điều ác thành mười điều thiện thì sẽ được phước báo của thiên, nhân và a tu la.Bao nhiêu tội chướng tạo ra, hoặc có che dấu, hoặc không che dấu. Hễ có làm ác mà che đó là tội lớn, chẳng che thì là tội nhỏ. Đối trước tam bảo và trước đại chúng, phải trực tâm thổ lộ ra hết, không thể che dấu thì mới đúng là sám hối.Phải đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cùng các đường ác khác, đoạ vào chốn biên địa, hạng hạ tiện, kẻ ác kiến. Tùy theo chỗ tạo nghiệp khinh hay trọng mà chiêu cảm và lãnh quả báo mà đoạ vào nơi các thứ ấy.Địa ngục là nơi khổ nhất, lớn thì có tám sở ngục lạnh và nóng. Chúng sinh ở địa ngục bị lửa nghiệp thiêu đốt tưng bừng, bị tội hành chết đi, sống lại không ngừng nghỉ nên gọi là vô gián, phạm trọng tội thì vào ngục này .Còn địa ngục hữu gián thì có khi được ngừng nghĩ, phạm khinh tội thì đoạ vào đây.Ngạ quỷ là quỷ đói, thường ở bên nước, mà chỉ thấy toàn lửa, có khi thấy được nước mà uống vào thì lại hoá thành lửa đốt cháy cả thân thể. Chịu khổ đói khát và đốt cháy mãi mãi.Súc sinh là bàng sinh, thân hình nó đi ngang xương sống nên gọi là bàng. Ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, thường chịu nổi khổ kinh bố. Ở ba nơi là dưới nước, trên bờ và trên không.Biên Địa là nơi không có văn minh và không có Phật pháp tăng, là chỗ ở của dân tộc thiểu số, hay nơi rừng rú, sa mạc, hoang đảo. Từ xưa nay không hề có thánh nhân ra đời giáo hoá cho chúng sinh nên người dân nơi ấy rất man rợ và hung dữ. Hạ tiện là nô bộc, ăn xin, cu li phải làm mướn cho người ta và bị sai khiến, bị khinh miệt.Ác kiến là chẳng biết kính tin ngôi tam bảo, không tin nhân quả. Tội phá giới thì còn sám hối được chứ phá kiến giới thì chẳng được sám hối.Những tội chướng đáng bị đoạ vào những nơi khổ báo như thế nay con đều xin sám hối. Có nghĩa là từ tội lấy tài vật của tháp và tăng cho đến gây tội trọng (ngũ vô gián tội) cho đến tội thập ác và bị mắc quả báo phải bị đoạ và các xứ bát nạn. Tất cả từ trong cử chỉ mà thân miệng ý làm ra tội chướng đó thì con nay gieo mình trước các chư Phật, để mỗi mỗi phát lồ cầu xin sám hối tất cả.Nay các đức Phật thế tôn xin chứng biết cho con. Con lại đối trước các đức Phật thế tôn khẩn bạch lời này, hoặc đời này của con, hoặc đời khác của con đã từng làm việc bố thí hay giữ gìn giới pháp thanh tịnh, nhẫn đến thí cho loài chim muông một vắt cơm. Hoặc đã từng tu hạnh thanh tịnh, có bao nhiêu căn lành, thành tựu chúng sinh, có bao nhiêu căn lành tu hạnh đạo Bồ đề, có bao nhiêu căn lành, cho đến đã từng phát tâm vô thượng Phật trí, có bao nhiêu căn lành, hiệp nhóm so đếm tính lường tất cả căn lành ấy, thảy đều hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nay chúng con cầu 89 đức Phật, và hết thảy chư Phật trong cùng tận pháp giới chứng minh cho con, nhớ biết cho chúng con. Con lại đối trước chư Phật thốt lời trình các căn lành dưới đây: 1-Đã từng hành pháp bố thí; 2-Giữ giới thanh tịnh; 3-Làm tất cả việc thiện từ lớn đến nhỏ, như cho chim một vắt cơm; 4-Tu tịnh hạnh; 5-Thành tựu chúng sinh; 6-Tu hạnh đạo Bồ đề; 7-Phát tâm Vô thượng Phật trí. Từ xưa đến nay, đã làm tất cả căn lành lớn nhỏ, họp lại mà nhóm, so đếm mà kể, tính toán đong lường, mỗi mỗi đều hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Các đức Phật trong thuở quá khứ, vị lai và hiện tại cách thức hồi hướng như thế nào, con nay cũng nguyện hồi hướng như thế đó, những tội lỗi con đều sám hối, các phước lành con trọn hỷ dâng, thành tâm thỉnh Phật công huân, trí mầu vô thượng nguyện thuần nên ngay. Kết quả đờI này, đời trước làm thiện căn là nhân tu, đều bắt chước chư Phật hồi hướng hồi hướng về quả Phật tức là tam miệu tam bồ đề. Việc làm tuy nhỏ mà thể vốn khắp, không chấp tướng lớn nhỏ. Nhiều ít không ngần ngại nhau mà dung thông nhau là toàn nơi pháp giới, hồi hướng về chư Phật nơi pháp giới.Con nay học theo pháp hồi hướng mà chư Phật trong ba đời đã dùng. Các tội lỗi con đều sám hối, các phước lành đều trọn tùy hỷ, và công đức thỉnh Phật, nguyện thành Trí Vô thượng. Chư Phật có công đức tròn sạch vô lượng, sâu như biển cả đối vớI chúng sinh, thế nên chúng con nay chí thành cúi đầu đảnh lễ. Con nghiêng mình lạy biển công đức vô lượng của chư Phật.Trong khắp cả mười phương cõi nước, cả ba đời các đức pháp vương, con dùng ba nghiệp tịnh xương, khắp lễ tất cả mười phương vẹn toàn, sức oai thần Phổ Hiền hạnh nguyện, trước Như Lai khắp hiện tự thân, mỗi thân lại hiện trần thân, con nay lễ khắp sát trần Thế Tôn. Kính lạy các chư Phật nhiều vô tận trong mườI phương cỏi nước, con dùng ba nghiệp thanh tịnh để khắp lạy chư Phật. Hạnh nguyện uy thần của ngài Phổ Hiền hiện thân ra nhiều bằng số vi trần lễ lạy giáp cả chư Phật như vi trần. Con nay cũng noi theo hạnh ngài mà lễ lạy chư Phật.Ba nghiệp tức là thân, khẩu, ý thanh tịnh. Thân không làm bậy mà chỉ nương theo Phật pháp mà cử động nên thành ra chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn. Khẩu không nói bậy mà chỉ nói Phật pháp nên thành ra chánh ngử. Ý không nghỉ bậy, chỉ tư duy theo Phật Pháp mà thành ra chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định. Phối hợp lại thì thành bát chánh đạo là con đường tiến đến Phật quả.Trong một trần có trần số Phật, Bồ Tát các xứ cũng hiện trong, khắp cùng pháp giới mảy trần, tin sâu chư Phật đều thường đầy trong. Biển Pháp Âm đều dùng trọn vận, Lời nhiệm mầu vô tận khắp vang, vị lai tất cả kiếp toàn, ngợi khen Phật đức biển ngàn rộng sâu. Xưng dương, tán thán đức Như Lai. Thân của chư Phật như vi trần khắp giữa pháp hội ở các giới. Đức Phổ Hiền hoá ra vô lượng thân, dùng vô tận lời nói qua đến đờI vị lai để tán thán vô lượng công đức chư Phật.Trong một hột bụi , cũng có vô số chư Phật nhiều như hạt bụi, trong những mảy bụi nơi vô tận pháp giớI, cũng có chư Phật nhiều như số mảy bụi nữa, Bấy nhiêu chư Phật, thân tâm mỗi mỗi ở giữa chúng pháp hộI nơi các giới, mà làm vị chủ, còn nơi bổn giới, Bồ Tát và hoá Phổ Hiền làm bạn, chủ bạn hoà hợp, nhân quả suốt lẫn.Mỗi mỗi đức Phổ Hiền nhiều vô kượng, mỗi vị lại thốt ra vô lượng tiếng như biển không dứt, mỗi âm thanh lại phát ra vô lượng lờI nói hay, mỗI lời nói lại tột qua đời vị lai để khơi rộng tán dương biển công đức của chư Phật.
Tràng hoa đẹp vô cùng thơm ngát, với hương hoa kỷ nhạc lọng tàn, phẩm nật thù thắng trang hoàng, cúng dường chư Phật con toàn kính dâng, y tối thắng cùng hương tối thắng, với đuốc đèn hương phấn, hương xông, thẩy nhiều như Diệu Cao phong, Cúng dường chư Phật con đồng dâng lên, Tâm thắng giải mông mênh con nguyện, Phật ba đời con thảy tinh chuyên, đều nương hạnh nguyện Phổ Hiền, cúmg dường chư Phật khắp miền mười phương.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...