lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Năm Thìn Nói Chuyện Rồng

con rồng việt nam

(Con Rồng Việt Nam)

1, 2, 3

Trần Văn Giang

...

Rồng Thời Trần “Thành phần cấu tạo của đầu Rồng không chặt chẽ như trước: Văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất cứ con Rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịp nhàng, mào không linh lợi, dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân.”

Rồng thời Lê “Đầu to, bờm tóc thô dày, mũi lớn, nhiều sợi ria, tai thú, sừng vặn xoắn ốc rồi chẻ chạc, chân gân guốc xòe rộng các ngón.” Rồng thời Cảnh Hưng 1740-1786 (Nhà Hậu Lê – vua Lê Hiển Tông 1717-1786,) “Thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh, đi vào công thức cân đối khô khan kết hợp với chạm nông, nên hình bẹt và cứng, lại bị biến dạng rắc rối. Râu Rồng thường bố trí đều đặn, đuôi cong xoắn lại hình xoáy ốc.”  Có nhiều con Rồng thời Hậu Lê còn có dáng uể oải như đang buồn ngủ.  Đó là dấu hiệu của thời đại vua nhà Lê bị chúa Trịnh đàn áp, tiếm hết quyền hành.

Rồng thời Nguyễn “Gượng gạo, ngơ ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm ra vẻ nghiêm chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt trở thành gớm ghiếc, đe dọa… thường xuất hiện với phượng, lân, rùa để hợp thành bộ “Tứ linh.”

(“Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo,” Chu Quang Chứ – NXB Mỹ thuật 2001, trang 307, 309, 310, 314, 315).

Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển con Rồng có một tính cách riêng, phù hợp yêu cầu thời điểm lịch sử xã hội. Nó chính là thứ ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giúp chúng ta nhận biết tương đối chính xác thời khắc ra đời của các công trình kiến trúc, điêu khắc, và hội họa được sáng tạo không ghi niên hiệu.

Con Rồng trong dân gian gắn với cội nguồn nòi giống “Con Rồng cháu tiên.”  Dân Việt, theo truyền thuyết cũng như văn hóa, qua tất cả các sử liệu được ghi chép lại, mặc dủ có nhiều mâu thuẫn, đều khẳng định một cách vững vàng, đã tự xem mình là con cháu của giống Rồng (và Tiên!) và luôn luôn tự hào về sự liên hệ thiêng liêng mơ hồ khó giải thích này.  Chẳng hạn:

Các bộ sử lâu đời nhất của nước ta nước ta còn lưu giữ được cho đến nay, (ngoại trừ “Đại Việt sử lược” tác giả khuyết danh, viết dưới thời nhà Trần - khoảng cuối thề kỷ 14), đều chép tương tự nhau về Kỷ Họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, như “Đại Việt sử ký toàn thư” do Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, và Ngô Sĩ Liên soạn thảo năm 1272 thời Trần, chép về Kinh Dương Vương như sau:

"Xưa, cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua... phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ... Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân."

(“Đại Việt Sử ký Toàn thư,” phần Ngoại Kỷ, quyển I, tr. 3).

“Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, con trai của Kim Dương Vương. Vua lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh ra trăm trứng) là tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng: Ta là giống rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, khó lòng đoàn tụ. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép về Nam Hải). Phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi vua...”

(“Đại Việt Sử ký Toàn thư,” quyển I – NXB Văn học, tr. 63).

Trong các bộ sử cận đại cũng ghi lại chuyện “con Rồng cháu Tiên.”  Như sử gia Phạm Văn Sơn viết:

"Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống bể Nam Hải, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng."
(theo “Việt Sử Toàn Thư” tr. 38)

Rồng còn là sự che chở, bảo vệ; có khả năng vùng vẫy ngoài biển khơi, bay bổng lên thượng giới (thiên đàng), nằm cuộn trên mặt đất qua hình dáng của các dòng sông lớn (sông Cửu Long, sông Hồng), rặng núi dài.  Dân Việt còn lập Miễu thờ Rồng dọc theo các con sông lớn nhỏ. mạch nước, bờ biển, vì vẫn tin là Rồng thuộc “dương” cai quản, làm chủ khí hậu và tất cả các nguồn nước chẩy như sông, thác, biển; và các nguồn gió mạnh như bão (storms) “lốc” (tornado, twisters). Rồng liên quan đến nước, hàm chứa ý nghĩa của sự phồn thực, những mong mưa thuận gió hoà; Rồng phun nước tưới cho cây trồng tốt tươi, bởi cư dân nông nghiệp, để cầu mong Rồng sẽ sẽ giúp dân về vấn đề thủy lợi cho mùa màng ngành canh tác hay ngăn cản gió bão cho nghề đánh cá ngoài biển. Nơi nào có Rồng che chở thì nơi đó được yên ổn làm ăn sinh sống.

Ý nghĩa xã hội của con Rồng trong dân gian dần dần mờ nhạt, khi mà ý thức hệ nho giáo phong kiến giữ địa vị độc tôn thì vua chúa lấy con Rồng làm biểu tượng uy nghiêm của ngôi báu, điều này được các sách chép, như sau:

“Con Rồng truyền thống Việt Nam bị ức chế, phải tiếp nhận nhiều chi tiết ở Rồng Trung Hoa và lộ rõ tính tượng trưng cho uy quyền nhà vua.” (“Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ Thuật Phật giáo,” Chu Quang Chứ – NXB Mỹ Thuật, trang 309). 

Các trỉều đại phong kiến Việt Nam không bao giờ cần phải e dè trong việc lạm dụng chữ Rồng (“Long”) qua mọi hoàn cảnh, hình thức liên quan đến vua chúa.  Từ Long nhan (sắc diện vua, chữ ‘mầu mè’ này còn được dùng để làm chữ tâu vua thay cho chữ “Bệ hạ, Thánh thượng”), Long thể (mình, thể lực, sức khỏe của vua), Long bào (áo vua mặc), Long sàng (giường vua nắm), Long xa (xe vua đi)…  Rất oái oăm, đôi khi vua cũng bị “tổ trác” về chuyện Rồng chẳng hạn như vào những năm mất mùa gặp hạn hán hay tai họa lớn vì mưa bão lụt thì dân bất mãn mất tín nhiệm vua (đôi khi dân nổi loạn, truất phế vua); vì cho rằng vua thiếu đức độ (?) cho nên thần “Rồng” nổi giận giáng họa cho dân tình…  Trong mùa hạn hán hay lụt lội, các chức sắc làng xã và đôi khi có cả sự tham dự của các quan triều đình do vua chỉ định tổ chức cúng bái, dâng tế lễ để cầu xin mưa, hoặc cầu xin hạ bớt bão lụt…  Ngoài ra hàng năm, sau các vụ mùa (hay các lễ hội lớn) vua vẫn thường ra lệnh dân chúng phải cử hành các nghi lễ liên quan đến Rồng như: múa Rồng, đua thuyền Rồng, diễn hành / rước hình tượng Rồng… với chủ ý (dị đoan?) làm mọi cách cho Thần Rồng được hài lòng (?) và có như thế vua nhà ta được yên chí ngồi tại ngôi vị mà trị dân (!). 

Còn người Tuổi Thìn (con Rồng) thì sao?

Con Rồng là một chi thứ 5 của 12 con giáp. Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất.

May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh, và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được.

Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế.  Như thế chưa đủ, tuổi Rồng lại đào hoa nữa chứ lị!

Bạn bè lúc nào cũng chú tâm lắng nghe theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý kiến, tuổi Rồng nắm phần chủ thắng.

Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự thật.

Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng như đốc thúc cho công việc được trôi chảy.

Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để dẫn đầu!

Cả đời cũng không nghèo, nếu không muốn nói là khá giả hơn người, mặc dầu chẳng bao giờ. Tuổi nầy bị mãnh lực đồng tiền kích động.
Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn chớ không chịu buông súng. Nói vậy có nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ, luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đáng kể của mình.

Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm cảnh bực bội thua thiệt, tuổi nầy vẫn vùng vẫy không biết chịu thua là gì.

Có vần đề?  Cần câu trả lời?  Cứ hỏi người tuổi Rồng!  Thật ra Tuổi nầy chỉ muốn có một vai trò: lãnh đạo, làm vua, ra lệnh (thiệt tình!)

Họ là người có tài lãnh đạo thật sự, tự biết mình phải làm gì để được ngồi cao hơn hết.

Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm - Coi chừng bị phun lửa phỏng da!

Lời khuyên cho tuổi Rồng:

“Khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao hơn, mạnh hơn, tưởng như được người trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn.

Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn.”

Tam Hạp: Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung: Tuổi Rồng khắc / kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).

Tóm lại, người nào sinh vào năm Thìn có đầy đủ các cá tính nổi bật của con Rồng như: có sức khỏe, giầu có, trường thọ; và tự tin vào khả năng của mình (đôi khi không chịu nghe ý kiến của người khác), tự đặt tiêu chuẩn thành đạt cho chính nình, bất khuất không chịu thua dễ dàng, cố gắng một mình vượt qua tất cả các trở ngại để đi đến thành công.
(theo Quỷ Cốc tiên sinh).
__________
Tham khảo:

- “Con Rồng Việt Nam” theo Wikipedia chữ Việt.
- “Con Rồng Việt Nam qua tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ‘Ông Rồng,’”Nguyễn Thượng Luyến. 

Trần Văn Giang
Xuân Nhâm Thìn - 2012

1, 2, 3

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site