lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Phan-Văn-Phước

Nữ Vương Công-Lý | Thư Giáo Dân: Những Bất Thường Tại Giáo Xứ Đông-Yên - GP Vinh

Cộng sản tàn phá giáo xứ Đông-Yên 

 

Chuyển bài: ông Nguyễn-văn-Ri Đức quốc 

***

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đập bỏ cơ sở giáo xứ Đông Yên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-17

giáo xứ đông yên bị đàn áp tháng 03-2015

Một lực lượng hùng hậu cảnh sát tràn vào đập phá khu vực nhà thờ Đông Yên ngày 17 tháng 3 năm 2015

Sáng hôm nay 17 tháng 3 năm 2015 một lực lượng hùng hậu của chính quyền huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đã tràn vào khu vực nhà thờ Đông Yên để đập bỏ nhà xứ, trường học giáo lý và một số công trình phụ trợ của nhà thờ Đông Yên.

Anh Trần Việt Hoa một giáo dân của Đông Yên cho biết sự việc diễn ra như sau:

-Sáng hôm nay khoảng 9 giờ rưỡi thì họ bắt đầu phát động. Ở đây bây giờ họ đập phá hết rồi, giáo xứ trường học giáo lý, nhà xứ khu A, khu B nhà xứ các cha ở cũng đập hết rồi. Toàn bộ cây cối vườn tược trong nhà thờ cũng hết rồi. Bây giờ nó đang đi đập hàng rào của nhà thờ.

Giáo dân thì có một người bị ngất xỉu, trong cộng đoàn thì nó đánh một nữ tu nó tát nữ tu này. Giáo dân một số đang đọc kinh trên tượng đài Đức Mẹ còn ngắm nguyện nơi tượng đài cạnh nhà thờ. Cha xứ Đậu Thanh Minh ngài không có ý kiến gì, chúng con mời ngài xuống đây để chứng kiến, chia sẻ ít nhất ngài cũng có tiếng nói đối với bạo lực nhưng ngài không xuống. Ngài đang ở chỗ Đông Yên mới.

Ban Việt Ngữ liên lạc được với linh mục Anton Đậu Thanh Minh và được linh mục cho biết vụ đập bỏ giáo xứ này:

-Tôi mới về đây được hơn một tháng, mới nhận chức quản nhiệm thôi. Cha chánh xứ trước thì làm mọi thứ còn tôi chỉ về tiếp quản xây dựng cái nhà thờ mới.

giáo xứ đông yên bị đàn áp tháng ngày 17-03-2015

Một giáo dân bị đánh ngất xỉu

 Đức cha cũng nói với tôi trên quan điểm là nhà thờ, nhà xứ, trường học thì mình đã nhận tiền đền bù tức là dùng cho nơi tái định cư mới thì trên nguyên tắc phải bàn giao mặt bằng cho họ, tuy nhiên vấn đề số dân đang còn ở đây thì Tòa giám mục yêu cầu họ là làm việc này trong thời gian thuận tiện nhất hoặc là dân đi hết, khi dân ổn định rồi thì khi đó mới giao trả mặt bằng cho chính quyền.

Mới ngày hôm kia thì họ đưa thông báo tới cho tôi họ báo là họ sẽ dỡ mấy cái nhà dạy giáo lý, nhà ăn cơm hồi xưa tức là những công trình phụ trợ. Còn với đức Giám mục thì ngài vẫn có quan điểm với tỉnh là không đụng chạm đến nhà thờ, các tượng ảnh này kia thì không được.

Nhà giáo lý thì đã dỡ cửa dỡ ngõ hết rồi cũng đã đập một số trước đây rồi bây giờ thì họ dọn mặt bằng nhà giáo lý, nhà bếp  nhà ăn, nhà xứ. Nhà thờ thì chưa.

Trên thực tế họ đã đền tiền nhà thờ, nhà xứ nhà giáo lý …nên   mới có đủ tiền mà làm 2 nhà thờ trên vùng mới này.

Chúng tôi được biết vào ngày 14 tháng 3 vừa qua chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã đến giáo xứ Đông Yên thông báo với bà con giáo dân về việc sẽ phá dỡ nhà thờ giáo xứ bắt đầu từ ngày 16 tháng 3. Cha quản nhiệm Đậu Thanh Minh cũng đã thông báo về việc phá dỡ nhà thờ Đông Yên theo như trình tự cho giáo dân được biết. Tuy nhiên do chưa kịp di dời nên một số bà con giáo dân đã tỏ ra không đồng tình đưa đến những chống đối nhưng rất may không có thiệt hại nào nghiêm trọng cho bà con.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/autho-break-down-dyen-parish-03172015071030.html

***

linh mục nói chuyện với đầu gối

Lời Tòa soạn:

Kính gửi quý vị độc giả

Ban Biên tập Nữ Vương Công Lý nhận được lá thư của Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên, Giáo phận Vinh, ở xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh từ khá lâu. Trước những nội dung được đề cập trong bức thư với nhiều vấn đề nghiêm trọng, chúng tôi đã thận trọng nghiên cứu và tìm hiểu.

Chúng tôi cũng đã gửi đến BBT Website Giáo Phận Vinh bức thư này để xin được phúc đáp các vấn đề đã nêu trong bức thư, nhằm tìm kiếm một câu trả lời cho vấn đề này.

Song tiếc rằng, chúng tôi đã không nhận được hồi âm từ phía Giáo Phận Vinh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi biết có một sự thật đáng buồn đang xảy ra ở Giáo xứ Đông Yên, một Giáo xứ đã có truyền thống kiên cường, bất khuất trước sự đàn áp bằng bạo lực của chế độ Cộng sản ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, thời chiến tranh khốc liệt và sự đàn áp của CSVN đối với người Công giáo còn khốc liệt hơn. Những năm tháng đó qua đi, giáo dân Đông Yên vẫn giữ vững được Giáo xứ, giáo dân và tinh thần đạo đức, đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí bảo vệ Đức tin và các cơ sở giáo hội.

giáo phận Vinh

Vị trí Vũng Áng. Chiếm được Vũng Áng, Tàu - Đài Loan đã chiếm giữ yết hầu đất nước.

Thế nhưng, những năm gần đây, với việc nhà cầm quyền CSVN đã đang tâm chủ trương bán đất, bán biển cho Tàu Cộng, tỉnh Hà Tĩnh cũng hăng hái thực hiện sự nghiệp ô nhục đó bằng dự án “Bán đất, bán biển trọn gói cho Tàu – Đài Loan” bằng dự án cảng Vũng Áng – một vùng diện tích hơn 30 Km2 thời hạn 70 năm. Hiện nay, Đài Loan đã cho xây dựng các cơ sở, nhà máy, đưa người sang và đào hào xây lũy xung quanh hoàn toàn tách biệt với phần đất còn lại của Việt Nam tại vùng đất eo hẹp nhất của đất nước. Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói… Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.

Nhiều tiếng nói phản ứng đã cất lên kêu gọi nhà cầm quyền dừng tay trong việc bán nước, đồng thời chỉ rõ rằng Dự án này sai phạm và cách thực hiện dự án ở đây còn vi phạm hơn cả Tiên Lãng – Hải Phòng trong vụ Đoàn Văn Vươn. – Ls Trần Đình Triển, Văn phòng Luật sư Vì Dân đã khẳng định như vậy.

Về phía Giáo hội Công giáo, dự án này đã làm nhiều công trình tôn giáo, nhiều giáo xứ đã bị ảnh hưởng nặng nề và tan nát. Nữ Vương Công Lý đã có dịp phản ánh đến quý độc giả về những vụ việc xảy ra tại các Giáo xứ liên quan ở đây như Đông Yên, Dũ Lộc, Giáo họ Thiên Lý…

Lẽ ra, trước những dự án bán đất bán nước này, Giáo hội Công giáo phải thực hiện điều răn dạy của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI “Giáo dân tốt cũng là công dân tốt” để tìm cách ngăn chặn bàn tay tội ác của Cộng sản, thì nhiều hiện tượng và sự việc tại các Giáo xứ này đã đem đến cho người giáo dân nói riêng và nhân dân nơi đây nói chung một câu hỏi: Giáo hội đang đứng về phía người dân đau khổ, về đất nước đang có nguy cơ, hay đứng về phía nhà cầm quyền CSVN quyết tâm bán nước?

Khác với vị linh mục tại Giáo xứ Dũ Lộc và các giáo xứ khác, nhiều hành động khác thường của vị Linh mục tại Đông Yên, của Tòa Giám mục GP Vinh thời gian qua đối với dự án này, chúng tôi sẽ bạch hóa để độc giả thấy được những khó khăn và sự nguy hiểm đối với đời sống nhân dân tại đây nói chung cũng như người dân các Giáo xứ nơi này nói riêng.

Nữ Vương Công Lý xin đăng bức thư của Giáo dân Đông Yên dưới đây để chúng ta hiểu được phần nào hiện tình của Giáo xứ.

BAN BIÊN TẬP NỮ VƯƠNG CÔNG LÝ

Những bài viết liên quan:

·         GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

·         Phỏng vấn giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tình hình ở đây

·         Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh

·         ‘Phép biến hình’ của tổ chức mạo danh Giáo hội Công giáo

Thư của Giáo dân Đông Yên – Phần 1

giáo xứ đông yên, giáo phận vinh

Nhà thờ Giáo xứ Đông-Yên

Chúng tôi sinh ra trong một làng quê nghèo, thuộc vùng cực Nam của tỉnh  Hà Tĩnh. Nơi đây có một xứ đạo Đông Yên thuộc hạt Kỳ Anh đã được thành lập đến nay gần được 200 năm. Quanh năm giáo dân sống bằng nghề chài lưới và cũng không mấy khá giả, một phần do ngư cụ đánh bắt thô sơ, một phần do giao thương buôn bán chưa được phát triển. Đa số giáo dân có trình độ học vấn thấp nên đời sống văn hóa còn hạn chế, chỉ có ngày hai bữa đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Tuy nhiên, nhìn chung giáo xứ có cuộc sống rất bình yên, đoàn kết và có tấm lòng  đóng góp xây dựng cho công việc chung của giáo xứ.

Rồi đến một ngày của năm 2010 giáo xứ có sự thay đổi lớn. Đó là dự án quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Cảng Vũng Áng – khởi đầu cho mọi chuyện không mấy tốt đẹp xảy ra, bắt đầu từ việc “quy hoạch, đền bù giải tỏa, tái định cư”, cụ thể như sau:

Khi có chủ trương quy hoạch của nhà nước, các xã xung quanh giáo xứ đã thực hiện việc di dời dân và tái định cư. Riêng xã Kỳ Lợi là địa bàn của giáo xứ Đông Yên mặc dù nằm trong vùng quy hoạch, nhưng chưa có chủ trương di dời của nhà nước vì chưa có nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở vùng biển nơi ngư trường đánh bắt chính của giáo dân, chính quyền đã cho phép các tàu công suất lớn tới khảo sát, hút cát để xây dựng cầu cảng, nhưng lại không thông báo cho dân biết. Do vậy, giáo dân đã chủ trương tổ chức đánh đuổi các tàu khảo sát này, để yêu cầu chính quyền làm rõ sự việc. Sự việc xảy ra, chính quyền đã chủ động tổ chức cuộc họp với giáo dân và cha chánh xứ Nguyễn Quang Tuấn, đồng thời đề nghị được hỗ trợ gạo hàng tháng cho giáo dân do việc xây dựng đã làm ảnh hưởng đến ngư trường, hiện nay việc hỗ trợ gạo đã được thực hiện, hai lần.

Một thời gian sau vào khoảng tháng 10/2010 lại có một sự kiện mới làm xáo trộn cuộc sống của giáo dân. Đó là việc chính quyền có ý định tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến giáo dân về việc tái định cư, thông qua phát phiếu. Biết được thông tin như vậy nên cha xứ Nguyễn Quang Tuấn không đồng ý cho thăm dò, thay vào đó cha xứ tổ chức một cuộc thăm dò nội bộ bằng cách phát phiếu, trong phiếu thăm dò ghi: “1/ đi tái định cư; 2/ không đi tái định cư” người dân có quyền chọn một trong hai câu trên. Kết quả kiểm phiếu được thực hiện bởi cha xứ và hội đồng giáo xứ và kết quả là: 80% giáo dân đồng ý đi tái định cư, 20% giáo dân còn lại không đi tái định cư với lý do “chưa có chủ trương di dời của nhà nước”.

Thế là trong thánh lễ ngày thứ 7 và Chúa nhật sau đó cha xứ Nguyễn Quang Tuấn nói giữa nhà thờ rằng: Tôi đã phát phiếu thăm dò và kết quả là có 20% giáo dân không chịu đi, cha cho đọc tên những người không đi tái định cư này giữa nhà thờ. Sau đó cha phát biểu rằng: “những người này là những người phá giáo xứ, chống cha xứ, mà chống cha xứ là chống Đức cha, chống giáo hội, tôi làm phiếu thăm dò đi tái định cư này là theo chủ trương của Đức cha, cho nên sau này con cái của những người này muốn đi tu mà xin chứng giấy tôi sẽ không chứng”. Thử hỏi một linh mục mà xử sự như vậy có đúng tinh thần của một linh mục và của một mục tử không? Theo chúng tôi, đã là phiếu thăm dò ý kiến thì chắc chắn sẽ có những ý kiến trái ngược nhau và điều đó là rất bình thường, mục đích thăm dò lẽ ra là giúp để biết được tình hình mà có hướng giải quyết tốt hơn? Đằng này biết được thông tin để trù dập, mạt thị những người không thuận theo chủ trương của cha xứ? thử hỏi cha xứ có nuôi được gia đình của những người này không? Hay cha xứ vì lợi ích cá nhân?.

giáo dân đông yên

Một buổi lễ tại Đông Yên

Vì những phát biểu của cha xứ, với kết quả thăm dò ý kiến trên mà giáo dân xảy ra sự mất đoàn kết giữa những người đi và không đi tái định cư. Họ chống đối nhau vì cho rằng những người không đi tái định cư là những người phá giáo xứ, chống giáo hội. Hậu quả xảy ra là có một vụ ẩu đã đánh nhau gây thương tích mà người bị đánh phải nằm điều trị ở bệnh viện hơn 1 tuần lễ do việc tái định cư mà sau đó công an huyện phải vào cuộc để giải quyết và vụ việc được đưa ra tòa án, tuy nhiên trước ngày xét xử cha xứ đã nhanh chóng dàn xếp và đứng ra bảo lãnh việc bồi thường cho người bị hại, nên sự việc dừng lại; trong giáo dân có đồn đoán rằng cha xứ đứng đằng sau vụ đánh người này?

ngọn đồi kỳ trinh

Khu đồi sỏi đá Kỳ Trinh, nơi nhà cầm quyền định đưa Giáo dân Đông Yên đến định cư: Chỉ có văn phòng UBND Xã to lớn

Gần đây vào những ngày đầu của tháng 12/2012, được sự đồng ý của cha xứ, hội đồng giáo xứ tổ chức một cuộc họp nội bộ, không có giáo dân tham gia, để biểu quyết cho việc kê khai nhà đất của giáo dân mà cha xứ và hội đồng đã cùng đề nghị. Cuộc họp này gần như tất cả hội đồng giáo xứ biểu quyết cho chính quyền kê khai nhà đất của dân, tuy nhiên trong đó có 3 người không đồng ý với lý do: chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký về việc di dời, đền bù giải tỏa, chưa có mặt bằng nơi tái định cư, các lời hứa của chính quyền trước đây về việc sẽ di dời dân lên Khu Sinh Thái Đèo Con đến nay chưa thực hiện được gì và có dấu hiệu bội tín; và đây là quyền lợi của giáo dân nên phải để họ tham dự cuộc họp, để họ tự quyết định, vì lẽ đó cuộc họp không thành. Thế là, trong thánh lễ ngày sau đó, cha xứ phát biểu với bà con giáo dân rằng “nếu dân không đi tái định cư được, tôi sẽ treo cổ 3 thằng chống đối này lên”.

giáo xứ đông-yên 

Với người dân bao đời sống bằng nghề chài lưới, khi đến đây họ sẽ làm gì để sống là điều mà nhà cầm quyền không cần tính đến

Do cuộc họp nội bộ của hội đồng giáo xứ không thành, nên cha xứ đã tổ chức một cuộc họp cho toàn thể giáo dân, do hội đồng giáo xứ chủ trì, có sự tham dự của cha xứ và chính quyền tại Hội trường giáo xứ. Khi cuộc họp diễn ra, có rất nhiều ý kiến của giáo dân hỏi chính quyền: tại sao trước đây chính quyền hứa sẽ đưa dân chúng tôi lên tái định cư tại khu sinh thái Đèo Con, và sẽ di dời Khu Du Lịch Sinh Thái đi mà đến nay lại thay đổi? khi nào thực hiện di dời mà đến nay mặt bằng nơi tái định cư chưa có? Quyền lợi của chúng tôi sẽ được giải quyết thế nào? Chính quyền trả lời: tháng 1/2013 sẽ đền bù đất ruộng, tháng 08/2013 sẽ có mặt bằng tái định cư, còn giá đền bù chúng tôi sẽ thông báo sau. Một số ý kiến khác của giáo dân rằng: chúng tôi bị mất quyền dân chủ, quyền công dân, vì tất cả các cuộc họp bàn về đền bù tái định cư chúng tôi không được tham dự? hoặc số ít được tham dự thì chúng tôi không được phát biểu hoặc ý kiến phát biểu của chúng tôi không được ghi nhận? Tất cả các quyền lợi của dân chúng tôi đều thông qua hội đồng giáo xứ và cha xứ quyết định là không thỏa đáng? Ý kiến này được đa số giáo dân ủng hộ và số người này họ cũng không đồng ý việc kê khai di dời của chính quyền.

Linh mục Nguyễn Quang Tuấn nói: “Nếu dân không đi tái định cư được, tôi sẽ treo cổ 3 thằng chống đối này lên”. – Giáo dân Đông Yên

Đến lượt cha xứ phát biểu ý kiến, cha nói: Theo việc đi tái định cư mà đến bây giờ tôi cũng đã mệt mỏi lắm rồi, làm linh mục là danh dự, mà tôi cũng đã bị mất danh dự do một số tin nhắn của bà con, trong đó có tin nhắn là “cha mê tiền…”!, cha nói tiếp: với những ý kiến phát biểu vừa rồi và ý kiến phát biểu của ông Châu (tên một giáo dân) tất cả đều là mất dạy, các ông cho rằng bị mất quyền dân chủ, quyền công dân, thử hỏi chúng tôi làm gì mà các ông mất quyền dân chủ? – Cha nói. Sau đó cha xứ hô hào và đề nghị giáo dân biểu quyết về việc kê khai di dời của chính quyền, ai đồng ý thì giơ tay lên (cha nói). Số giáo dân ngồi những dãy đầu tiên gần cha xứ đã giơ tay đồng ý và số người này chiếm khoảng 70%; số còn lại ngồi phía sau không giơ tay hoặc bỏ ra về để phản đối.

Đông Yên, 20/12/2012
Giáo dân

LTCGVN (01.03.2013)

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần II

Thưa quý vị độc giả

Sau khi Nữ Vương Công Lý đăng tải phần I bức thư của Giáo dân Đông Yên, thuộc Giáo phận Vinh về tình hình tại Giáo xứ này trong cơn biến động “tái định cư” nhằm cho nhà cầm quyền CSVN tại Hà Tĩnh bán dất bán biển cho Tàu, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến gửi đến, nhiều thông tin và tư liệu về vấn đề này. Thậm chí, một bức thư khá dài nữa đã được gửi đến Nữ Vương Công Lý trình bày chi tiết hơn về các vấn đề đã xảy ra ở Đông Yên thời gian qua.

Nhiều người tỏ ý ngạc nhiên đặt câu hỏi: Hiện nay, tại Giáo phận Vinh đang có một chương trình khá vĩ đại của Đức Giám mục Phaolo là thuyên chuyển các linh mục khỏi những địa hạt đang làm mục vụ, tại sao những linh mục bị giáo dân kêu ca không được chuyển đi để tiếp tục gây những sự bất bình? Tòa GM Xã Đoài có biết hiện tượng này hay không?

Việc thuyên chuyển, bổ nhiệm cũng như bố trí các linh mục, tu sĩ cho các vùng giáo dân là chuyện bình thường nếu vì lợi ích của giáo dân và Giáo hội. Song qua những thông tin được đồn thổi trong giáo dân tại GP Vinh hiện nay, việc thuyên chuyển có những dấu hiệu không bình thường. Đó là nhiều linh mục đã và đang làm mục vụ tại những giáo xứ rất bình thường, nhưng đã kiên quyết và cứng rắn bảo vệ giáo dân, tài sản giáo hội. Những linh mục này không được lòng nhà cầm quyền và nhà cầm quyền can thiệp vào công việc của giáo hội, yêu cầu Tòa Giám mục di chuyển đi chỗ khác thì đang được cất nhắc để chuyển đi. Thậm chí có những linh mục đã liên tục di chuyển trong vòng một vài năm qua. Bên cạnh đó, những linh mục tỏ ra hợp tác với nhà cầm quyền hoặc mũ ni che tai, hoặc đang phục vụ nhà nước, thì dù đã có Quyết định di chuyển hẳn hoi trước công luận, vẫn tiếp tục âm thầm ở lại tại chỗ phục vụ sự nghiệp của đảng và nhà nước. Người ta đã nhắc đến một linh mục đã về hưu, nhưng nhà cầm quyền đã đề nghị cho ở lại hưu tại họ lẻ để cáng đáng chức Chủ tịch Ủy ban Đoàn Kết Công giáo và đã được chấp thuận.

Cũng cần biết rằng, nhà cầm quyền CS tại đây đã thò bàn tay vào can thiệp với giáo quyền nhằm đẩy Đức Giám mục Giáo Phận – một Đức Giám mục nổi tiếng về những phản ứng mạnh mẽ trên các hoạt động xã hội, phản đối các bất công, nhân quyền và những vấn đề của đất nước, của xã hội – sử dụng quyền thuyên chuyển, bố trí linh mục như một thứ quyền lực buộc mọi người quy phục.

Chúng tôi sẽ có dịp trở lại phân tích hiện tượng này.

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên – GP Vinh – Phần I
Lật tư liệu cũ: Gương can đảm của giáo dân Đông Yên

· GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

· Phỏng vấn giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tình hình ở đây
· Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh
· ‘Phép biến hình’ của tổ chức mạo danh Giáo hội Công giáo

Giáo hội và đại gia: Hãy cảnh giác trước viên đạn bọc đường

Thư của Giáo dân Đông Yên – Phần 2

Tại Đông Yên, Phiếu thăm dò di chuyển nhà cửa, đời sống giáo dân do linh mục phát hành thay chính quyền, phiếu được dùng con dấu của Nhà thờ. HÌnh: Nữ Vương Công Lý

Chúng tôi nhận thấy, việc đền bù giải tỏa, tái định cư là một việc rất hệ trọng, liên quan đến đời sống của toàn thể giáo dân trong tương lai, (vì đi có thể là sẽ khá lên hoặc cũng có thể nghèo hơn), nên khi quyết định cần phải cân nhắc, phải tìm hiểu kỹ trên nhiều khía cạnh. Việc di dời là việc của người dân với chính quyền và dân mới là người có quyền quyết định cho tương lai của họ và điều này được pháp luật bảo vệ. Không ai có quyền quyết định hoặc làm thay nếu không có sự đồng ý của người dân, người dân được quyền tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến đền bù giải tỏa tái định cư mà chính quyền tổ chức, họ được quyền có ý kiến và kiến nghị đối với quyền lợi của họ, mà không ai có quyền can thiệp, họ chưa đồng ý đi cũng vì quyền lợi của họ chưa được đáp ứng rõ ràng thôi. Một điều quan trọng cần được nêu lên tại đây là: việc quy hoạch tái định cư đã được pháp luật quy định cụ thể, và đây là việc thực hiện chủ trương của nhà nước, nhưng điếu cần quan tâm là: nhà nước phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, điều này không phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi thực hiện một chủ trương như việc quy hoạch, tái định cư là phải có các văn bản của UBND cấp tỉnh, mà cụ thể là các quyết định hành chính của chủ tịch tỉnh về: quy hoạch, đền bù, giải tỏa đến tái định cư. Nhưng dự án ở giáo xứ chúng tôi ngoài quyết định quy hoạch ra, thì chưa có văn bản quyết định nào khác của UBND tỉnh về việc di dời tái định cư của dự án, có chăng chỉ là những lời cam kết của chính quyền. Thử hỏi, cách làm của chính quyền như vậy mà cha xứ Nguyễn Quang Tuấn cùng hội đồng giáo xứ đã vội tin mà làm theo, rồi ép dân là không đúng quy trình, là có vấn đề?

Một câu chuyện nữa cũng vừa xảy ra ở giáo xứ chúng tôi, chuyện là thế này: vào dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 2012, cha xứ đi Sài Gòn ở giáo xứ không có thánh lễ. Ngày thứ 6 tuần đó có cha quê hương về thăm quê đồng thời dâng thánh lễ cho giáo dân, sau thánh lễ cha quê hương có mời giáo dân ở lại nói chuyện, trong cuộc nói chuyện cha quê hương có nói về vấn đề tái định cư của giáo dân, cụ thể: việc kê khai tái định cư là quyền lợi của giáo dân, ai muốn kê khai thì kê khai, ai không muốn thì thôi, chứ không ai có quyền can thiệp vào chuyện tái định cư của dân cả, đây là chuyện dân sự (kinh tế) cha xứ không có quyền can thiệp vào và Đức cha cũng không có quyền can thiệp mà đây là quyền hợp pháp của giáo dân. Cha nói tiếp: giáo dân có thể bị mắc lừa chính quyền vì nơi định cư mới sẽ không phải là Đèo Con như đã hứa mà có thể là ở Kỳ Trinh. Vì trước đây chính quyền hứa là sẽ đưa dân ta lên Khu Du Lịch Sinh Thái Đèo Con và sẽ sớm dời Khu Du Lịch Sinh Thái đi, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện với lý do “Khu Du Lịch Sinh Thái họ không chịu di dời, nên chính quyền sẽ sắp xếp cho giáo dân khu đất phía chân núi…” như vậy họ đã bội tín.

Việc bán đất của giáo xứ:

Khu đất này thuộc quyền của Giáo xứ đã bị bán đi rất khuất tất. Hình: Nữ Vương Công Lý

Đất của giáo xứ thuộc quyền của giáo hội, không ai được quyền bán kể cả cha xứ, giám mục có quyền bán nếu thấy thật cần thiết cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo Giáo Luật quy định. Vậy mà đất của giáo xứ đã bị Hội đồng giáo xứ và cha xứ bán từ lâu cho người khác xây dựng cửa hàng kinh doanh là việc làm sai trái. Cha quê hương nói tiếp: trước đây có người được dân bầu làm hội đồng giáo xứ, giữa chừng cha xứ cách chức với lý do “Đã làm cán bộ xã thì không được làm hội đồng giáo xứ”, thế mà hiện nay ông chủ tịch hội đồng giáo xứ và ông phó chủ tịch hội đồng giáo xứ đều là cán bộ xã đương nhiệm. Chúng tôi thử đặt câu hỏi việc này có hợp lý không hay cha xứ chỉ “bổ nhiệm người của mình”?

Linh mục Nguyễn Quang Tuấn, Quản xứ Đông Yên nói: “Còn gần 20% hộ dân không kê khai tái định cư thì kệ họ, sau này những người này đi tái định cư thì sẽ khoanh cho họ một vùng riêng biệt và không cho họ nhập vào giáo xứ nữa, tôi sẽ cho tổ chức một cuộc họp để biểu quyết về việc có nên cho những người này ở lại trong giáo xứ nữa không hay cho họ ra khỏi giáo xứ. - Giáo dân Đông Yên.

Việc bán đất chúng tôi nhận thấy là không chính đáng, vì ông chủ tịch hội đồng giáo xứ nói giữa nhà thờ rằng:“Tiền bán đất của giáo xứ thì cha xứ đã mượn để mua xe ô tô, chúng ta coi như tiền này làm quà biếu cho cha, vì cha xứ ta đã bỏ tiền ra để mua cây cảnh và một số công việc cho giáo xứ rồi”. Xin hỏi Đức Cha sẽ xử lý việc bán đất này như thế nào?

Những ý kiến của cha quê hương rất được sự đồng tình ủng hộ của đa số giáo dân. Tuy nhiên, những phát biểu này vấp phải sự phản ứng của hội đồng giáo xứ và cha xứ. Hội đồng giáo xứ đã họp nhau lại làm 01 tờ trình khiếu nại cha quê hương, tất cả đều ký tên vào đơn gửi lên Đức cha giáo phận Vinh và cử người trong hội đồng ra gặp Đức cha. Chưa biết vị Giám mục sẽ xử lý thế nào, nhưng chúng tôi nhận thấy đây là một điều rất đáng phải suy nghĩ cho tất cả những người con của giáo xứ Đông Yên chúng tôi và đấy cũng là một điều đáng buồn. Buồn về tư cách, tác phong, công việc và cách đối xử của một mục tử trong thời đại hôm nay.

Văn bản của UBND Xã kiểm kê tài sản của giáo dân với "Ban Hành Giáo" xứ Đông Yên. HÌnh: Nữ Vương Công Lý

Hiện nay việc kê khai nhà đất của giáo dân đang được tiến hành. Thành phần thực hiện việc kê khai gồm: chính quyền, hội đồng giáo xứ (ban hành giáo) và ban an ninh xứ; những người đi thực hiện việc kê khai này được trả tiền công đầy đủ. Đến nay việc kê khai đã thực hiện được trên 80% hộ dân, còn gần 20% hộ dân không đồng ý cho kê khai. Vì lẽ đó nên trong thánh lễ sáng ngày 18/12/2012 cha xứ thông báo giữa nhà thờ rằng: còn gần 20% hộ dân không kê khai tái định cư thì kệ họ, sau này những người này đi tái định cư thì sẽ khoanh cho họ một vùng riêng biệt và không cho họ nhập vào giáo xứ nữa, tôi sẽ cho tổ chức một cuộc họp để biểu quyết về việc có nên cho những người này ở lại trong giáo xứ nữa không hay cho họ ra khỏi giáo xứ? không biết cha xứ sẽ thực hiện điều này thế nào, nhưng chúng tôi nhận thấy thật là rất Nguy Hiểm, vì với một linh mục mà lại phát biểu những điều gây chia rẽ như vậy là điều đáng lo ngại, lo cho lương tâm của một linh mục, lo cho tinh thần của một Mục tử? thử hỏi: ai là người có thẩm quyền để đuổi giáo dân ra khỏi một giáo xứ khi họ không phải là người chống đức tin, chống giáo hội? họ chỉ là người không kê khai di dời tái định cư – một việc làm mà pháp luật đã có quy định rằng đây là quan hệ “giữa chính quyền với người dân” không thuộc quyền của cha xứ. Chúng tôi đặt câu hỏi: chẳng lẽ cha xứ và hội đồng giáo xứ lại làm thay cho chính quyền việc kê khai nhà đất? hay là cha xứ và hội đồng giáo xứ “Làm Cò” cho dự án tái định cư? Hay là họ đã được lợi ích về vật chất từ chính quyền nên làm thay và họ là công cụ đắc lực cho chính quyền để ép dân?. Một số giáo dân nói với chúng tôi rằng: cha xứ có gánh 1 viên gạch, một rổ đá hay một kg xi măng để xây dựng nhà thờ này không? nhà thờ là do dân chúng tôi đổ mồ hôi nước mắt xây dựng lên, cha ông chúng tôi đã vun đắp mà có cho đến hôm nay, vậy mà cha xứ lại lấy quyền lực của mình mà muốn cho ai ở lại hay ra khỏi giáo xứ này sao?

Linh mục Anton Nguyễn Quang Tuấn. Hình: ĐCV Vinh - Thanh

Từ những sự việc chúng tôi đã kể trên đây cho thấy sự mất đoàn kết trong giáo dân là rất nghiêm trọng và đã xảy ra trong một thời gian dài như vậy, xin hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Một cha xứ mà lại sử dụng quyền lực của mình để thực hiện một chủ trương chính sách của chính quyền? cha xứ dùng nhà thờ làm nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối cho chính quyền về việc tái định cư là một việc làm không bình thường? Chúng tôi thiết nghĩ những sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông Yên (giáo phận Vinh) như vậy Giám Mục có biết không, có quan tâm không? Hay việc này không hệ trọng và là việc riêng của Linh mục? hoặc là Giám Mục biết mà không lên tiếng mặc cho những giáo dân thấp cổ bé họng phải chịu trận cho “quyền lực của Linh mục”? hoặc là Giám Mục đứng đằng sau để hậu thuẫn cho linh mục về việc tái định cư của một giáo xứ? Vậy thì ai là người phải gánh trách nhiệm này. Xin Giám Mục có biện pháp giúp giáo dân, vì việc đi tái định cư hay không là chuyện của chính quyền, còn chuyện quan trọng ở đây là SỰ MẤT ĐOÀN KẾT trong giáo dân và có nên để một linh mục gây mất đoàn kết này ở lại?

Trên đây là những sự kiện đã, đang xảy ra tại giáo xứ Đông Yên, Giáo Phận Vinh chúng tôi, một giáo xứ Miền Biển thuộc hạt Kỳ Anh, nơi đây từng được xem là Bình Yên với những đặc sản biển tươi sống, mà ai cũng muốn ghé thăm, nhưng hôm nay cuộc sống đã bị xáo trộn.

Từ những sự kiện này, xin Quý cha và những ai biết sự việc có cách giúp đỡ và cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi sớm vượt qua.

Ngày 20 tháng 12 năm 2012

Giáo Dân

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/2013/03/thu-giao-dan-nhung-bat-thuong-tai-giao.html

***

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần III

(Đăng trên trang Nữ Vương Công Lý, nhưng đã bị xóa)

***

Sự thật nào ở Đông Yên?

05:00 No comments

LTCGVN (16.03.2013)
LTS:

Sau khi Nữ Vương Công Lý đã gửi bức thư của giáo dân Đông Yên đến admin của Website Giáo phận Vinh và không được hồi âm, chúng tôi đã đăng tải bức thư đó gồm 3 phần. Đây là tiếng kêu thương của một số giáo dân Đông Yên đã không chấp nhận việc từ bỏ đất đai cha ông đã bao đời xây dựng nên với thánh đường, mồ mả và tất cả những giá trị vật chất tinh thần của họ để thỏa hiệp với nhà cầm quyền Hà Tĩnh nhằm bán đất trọn gói cho Tàu Cộng.

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên – GP Vinh – Phần I

· Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần II

Thư giáo dân: Những bất thường tại Giáo xứ Đông Yên, GP Vinh – Phần III

Lật tư liệu cũ: Gương can đảm của giáo dân Đông Yên

· GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

· Phỏng vấn giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tình hình ở đây
· Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh
· ‘Phép biến hình’ của tổ chức mạo danh Giáo hội Công giáo

Giáo hội và đại gia: Hãy cảnh giác trước viên đạn bọc đường

Bức thư đã làm rung động nhiều trái tim thao thức với nỗi vất vả và những khó khăn trong cuộc mưu sinh và việc bảo vệ sự tồn tại của mình ở vùng đất này. Cũng như đã cho thấy một tình trạng lạm quyền không phù hợp Giáo luật và Pháp luật tại Đông Yên.
Nữ Vương Công Lý đăng bức thư này nhằm góp một tiếng nói cho những người không có tiếng nói, những người đói rách bị bần cùng hóa trong xã hội Cộng sản và hiện đang vướng mắc bởi chính chủ chăn của mình. Đồng thời nhằm kêu gọi sự lên tiếng của những tiếng nói ngay thẳng nhằm tìm ra lối đi cho Đông Yên.

Với hi vọng rằng bằng chính sự ngay thẳng và nhìn nhận đúng sự thật, đúng việc và đúng tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội: chủ chăn là người phục vụ đoàn chiên, công luận sẽ thấy tinh thần của linh mục Anton Nguyễn Quang Tuấn, giáo dân cũng như của Tòa Giám mục GP Vinh trong vấn đề này là lấy sự thật làm đầu để sửa chữa những điều không đáng có và đảm bảo sự thống nhất đoàn kết như truyền thống Đông Yên xưa nay.
Thế nhưng, theo những thông tin Nữ Vương Công Lý mới nhận được từ Giáo xứ Đông Yên, mọi sự đã được lái đi không theo hướng sự thật mà đang được dàn dựng theo hướng ngược lại ở đây. Sách lược thường dùng của Cộng sản được áp dụng khá triệt để: Lấy số đông, đè số ít, lấy quyền lực đè nhân tâm, lấy dối trá đè sự thật.

Giáo dân Đông Yên cho chúng tôi biết như sau:

Sáng ngày Chúa nhật 10/3/2013, đến giờ lễ, linh mục Tuấn chưa làm lễ mà tổ chức cho Hội đồng giáo xứ Đông Yên tập trung toàn bộ giáo dân để nới về bức thư đã đăng trên Nữ Vương Công Lý và các mạng lưới. Trong buổi lễ hôm đó, Hội đồng giáo xứ Đông Yên nói rằng: Bức thư nói không đúng sự thật ba điểm: cha xứ không nói là Treo cổ ba thằng này lên(?). Việc bán đất giáo xứ là do ý kiến của toàn thể nhân dân(?) và Cha xứ không nói rằng dừng tái định cư phải cấp cho mỗi gia đình 500 triệu(?). Sau đó, phát một tờ giấy để giáo dân ký tên vào. Còn những nội dung khác không được nhắc đến(?)
Nhiều người đã bất bình với cách làm này và trong nhà thờ, trước Mình Thánh Chúa họ đã nghe cha nói rõ ràng, nhưng bảo họ ký ngược lại, tức là làm chứng dối trước Mình Thánh Chúa thì họ không thể làm được nên nhiều người không ký, trong đó có cả những người trong Hội đồng giáo xứ. Sau đó vì quá bất bình khoảng 1/3 số giáo dân đã bỏ về không tham dự Thánh lễ sau đó nữa.

Nhà thờ trở thành đấu trường cho giáo dân tỉ thí

Sau khi có một số chữ ký của giáo dân, một bài viết nhanh chóng được đăng trên Website của Giáo phận Vinh với tựa đề Tiếng nói của Giáo dân giáo xứ Đông Yên.(Bài viết cũng vừa được gửi đến Nữ Vương Công Lý, chúng tôi sẽ đăng sau bài viết này để rộng đường dư luận và độc giả tự đánh giá nhằm tìm kiếm sự thật ở đâu).

MỘT VÀI Ý KIẾN NHẬN XÉT

Bài viết trên website Giáo phận Vinh về Đông Yên

Cần khẳng định rằng: Nữ Vương Công Lý không có ý định đăng bài viết nhằm đánh đổ, soi mói hoặc đưa tin trái sự thật – tức là trái ngược với tiêu chí đặt ra của chúng tôi. Trái lại, chúng tôi khuyến khích giáo dân, tu sĩ, linh mục và Giáo phận Vinh, nhất là tại Đông Yên lên tiếng nhằm nói rõ sự thật. Nhưng qua bài viết đăng trên Giáo phận Vinh, chúng tôi tạm đưa ra các nhận xét sau đây:

1- Bài viết trên trang Giáo phận Vinh đăng ngày 13/3/2013 với lời mào đầu có đoạn: “ngày 11 tháng 3 năm 2013, chúng tôi nhận được bức thư của hàng nghìn giáo dân giáo xứ Yên đồng ký tên nói về quan điểm của giáo dân Đông Yên về việc đi tái định của của giáo xứ. Cùng với nhiều nỗ lực tìm hiểu và xác minh sự thật vụ việc trước đó và hiện tại, chúng tôi xin đăng nguyên văn bức thư đề ngày 10/3/2013 của giáo dân giáo xứ Đông Yên để Quý Độc giả biết rõ sự thật”.

Chúng tôi đã xem kỹ bài viết của Giáo phận Vinh sau khi GP Vinh đã có ‘nhiều nỗ lực tìm hiểu và xác minh sự thật’, thì hỡi ôi, bài viết đã không phản ánh được những điều đang cần làm rõ. Ngược lại, chỉ là những lời kết tội nặng nề và hết sức chung chung, không hề có một chứng cứ nào. Có chăng, chỉ là số giáo dân ký tên dưới đó.

Trước hết, chúng tôi đã đếm số lượng người ký ở văn bản kèm theo cũng như trên Website Giáo phận Vinh. Theo con số đếm được chữ ký trên đây, thì số tên người người ở văn bản này là 998 người. Rõ ràng, trên website của Giáo phận Vinh ghi ‘hàng nghìn chữ ký’? Với một người học tiếng Việt sơ đẳng thì ai cũng hiểu chữ ‘hàng’ có một nghĩa được hiểu là ‘nhiều lần, liên tiếp’. Khi nói đến đơn vị hàng trăm, nghĩa là nhiều trăm, hàng chục, nghĩa là nhiều chục và tương tự hàng nghìn nghĩa là nhiều nghìn. Không có lý do gì mà những người làm truyền thông ở Giáo phận Vinh lại không hiểu rằng với con số hàng trăm thì không thể nói là ‘hàng nghìn’ được. Tự điều đó đã không chứa sự thật đến 10 lần (?)

Điều đáng chú ý là trong số các chữ ký đó, rất đáng ngờ là có những hàng chữ ghi tên người khá dài, nhưng cùng một nét chữ và chúng tôi có thể khẳng định là một người viết. Thậm chí, một người viết cho cả 4 xóm và một người viết cho cả 3 xóm? Đây là gì nếu không phải là cách của Cộng sản bỏ phiếu thay cho cả nhà bầu Quốc hội?

Trách nhiệm của Tòa Giám mục ở đâu, khi để cho linh mục và Truyền thông Giáo phận Vinh đạo diễn những trò dối trá này trong nhà thờ và đăng tải những thông tin dối trá đó dù đã có ‘nhiều nỗ lực xác minh trước đó và hiện tại’ như Giáo phận Vinh đã tuyên bố?

Cách để Truyền thông GP Vinh có được 998 chữ ký và được gọi là 'hàng nghìn'.

Điều đáng chú ý là trong số các chữ ký đó, rất đáng ngờ là cónhững hàng chữ ghi tên người khá dài, nhưng cùng một nét chữ và chúng tôi có thể khẳng định là một người viết. Thậm chí, một người viết cho cả 4 xóm và một người viết cho cả 3 xóm? Đây là gì nếu không phải là cách của Cộng sản bỏ phiếu thay cho cả nhà bầu Quốc hội? Trách nhiệm của Tòa Giám mục ở đâu, khi để cho linh mục và truyền thông Giáo phận Vinh đạo diễn những trò dối trá này trong nhà thờ và đăng tải những thông tin dối trá đó dù đã có‘nhiều nỗ lực xác minh trước đó và hiện tại’như Giáo phận Vinh đã tuyên bố?

Buổi tổ chức đó của Hội đồng giáo xứ xứ, được tổ chức ngay trong nhà thờ, một buổi họp ngay đúng giờ lễ của giáo dân, bàn ghế trong nhà thờ được dùng để ký một văn bản kết tội một nhúm giáo dân đã không được lòng cha xứ và Đức Giám mục Giáo phận, kết tội họ là ‘cấu kết, lôi bè kéo cánh, tìm cách phá hoại sự đoàn kết nội bộ, nhằm gây chia rẽ trong giáo xứ với một mục đích phục vụ lợi ích một nhóm nhỏ mà quên đi đại cục trong giáo xứ’. Chưa cần nói đến vấn đề nội dung, chỉ cần nhìn hình thức tổ chức, cũng đã thấy rằng: Trước Mình Thánh Chúa đang hiện diện, linh mục Tuấn đã cho tổ chức một cuộc ‘đại hành hình’ khoảng 800 người dân nơi đây đã không chịu ký vào văn bản tái định cư theo ý đồ nhà nước. Vậy thì đức bác ái của người Kitô hữu có còn không? Nhà thờ đã trở thành đấu trường của giáo dân Đông Yên dưới sự chỉ đạo của linh mục Antôn Nguyễn Quang Tuấn và truyền thông Giáo phận Vinh.

Giáo dân cho chúng tôi biết, thậm chí linh mục Tuấn thường còn dùng cả Hội trường giáo xứ cho việc họp hành của chính quyền và tổ chức bầu cử cán bộ cho chính quyền. Có phải khu vực nhà thờ Đông Yên đã được ‘quốc hữu hóa tự nguyện’?

- Bài viết đã “cực lực lên án hành vi thóa mạ, vu khống cha xứ” nhưng không đưa ra được bất cứ sự thóa mạ là gì, vu khống điều gì?

- “Việc tái định cư là lựa chọn của chúng tôi” – Đọc điều này, chúng tôi không khỏi có sự nghi ngờ về sự nhiệt tình thái quá của giáo dân Đông Yên khi rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình, những giá trị tinh thần cũng như vật chất ngàn đời, đặc biệt là việc ‘tự nguyện’ rời bỏ nơi đang kiếm sống ổn định để đến nơi không biết lấy gì kiếm sống. Trong khi trên cả nước, chưa có một nơi nào ‘tự nguyện’ di chuyển dễ dàng như Đông Yên để nhà nước cướp đất. Con số hàng vạn người khiếu kiện về đất đai tăng hàng năm đã chứng minh điều đó. Chúng tôi được biết, tại Hà Tĩnh hiện nay, số lượng người ăn xin đã tăng lên nhanh chóng sau khi một số vùng đã buộc phái đi tái định cư vì không công ăn việc làm. Tuy nhiên, chúng tôi không ngạc nhiên lắm khi bài viết khẳng định rằng ‘trung tâm chỉ huy là Cha xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ và Cha xứ đã, đang đồng hành với chúng tôi trong vấn đề tái định cư‘ và ‘Cha xứ, dưới sự hướng dẫn của Tòa Giám mục’.

Xin thưa với linh mục Tuấn và cả Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, việc can thiệp vào đời sống giáo dân để đẩy họ đi đến chỗ bần cùng không phải là việc của giáo quyền, trái hẳn với lẽ công bằng buộc phải có theo Giáo lý của Giáo hội. Thậm chí là trái với pháp luật.

NHỮNG CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC TRẢ LỜI BẰNG LƯƠNG TÂM CHỦ CHĂN

Cùng với việc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh khẳng định là đã ‘Cùng với nhiều nỗ lực tìm hiểu và xác minh sự thật vụ việc trước đó và hiện tại’ Giáo phận Vinh cần cho biết CÓ hay KHÔNG những điều sau đây:

Phiếu thăm dò di chuyển nhà cửa, đời sống giáo dân do linh mục phát hành thay chính quyền, phiếu được dùng con dấu của Nhà thờ. HÌnh: Nữ Vương Công Lý

1 – Có hay không việc linh mục Tuấn đã phát phiếu thăm dò việc đi hay ở của giáo dân bằng phiếu đóng con dấu của Giáo xứ? Việc này có phải bổn phận của linh mục hay của chính quyền cộng sản? Ai trả lương để linh mục Tuấn làm việc này?

2 – Có hay không việc linh mục Tuấn đã nói: “những người này là những người phá giáo xứ, chống cha xứ, mà chống cha xứ là chống Đức cha, chống giáo hội, tôi làm phiếu thăm dò đi tái định cư này là theo chủ trương của Đức cha, cho nên sau này con cái của những người này muốn đi tu mà xin chứng giấy tôi sẽ không chứng”. Hậu quả là sự chia rẽ sâu sắc của giáo dân và dẫn đến một giáo dân không đồng ý đi định cư bị trọng thương. Cha xứ dàn xếp để kẻ đánh người không bị pháp luật trừng trị nhằm mục đích gì?

Ai đã bán và ai được phép bán khu đất này của Giáo xứ Đông Yên?

3 – Có hay không việc cha xứ tổ chức họp hội đồng giáo xứ đồng ý cho việc kiểm kê đất đai tài sản của giáo dân khi nhà cầm quyền chưa có quyết định nào? Mục đích của cha xứ là gì ở việc này?

4 – Việc cha xứ bán đất của giáo xứ để mua ô tô có hay không? Việc Hội đồng giáo xứ nói rằng “Tiền bán đất của giáo xứ thì cha xứ đã mượn để mua xe ô tô, chúng ta coi như tiền này làm quà biếu cho cha, vì cha xứ ta đã bỏ tiền ra để mua cây cảnh và một số công việc cho giáo xứ rồi”. Hiện nay, Hội đồng Giáo xứ cho rằng đã có ý kiến của toàn thể giáo dân trong khi giáo dân không hề được biết mới thắc mắc. Kể cả trường hợp giáo dâ được hỏi, thì cha xứ và Hội đồng Giáo xứ có được bán đất nhà thờ để mua ô tô cho cha không?

5 – Việc kê khai đất đai, tài sản của dân cho nhà cầm quyền cướp đoạt, có thuộc trách nhiệm của cha xứ và Hội đồng Giáo xứ hay không? Nếu có thì theo điều khoản nào của Giáo luật hay luật Giáo phận? Nếu không thì linh mục và Hội đồng giáo xứ đang phục vụ ai?

6- Việc linh mục Tuấn dùng nhà thờ làm nơi tuyên truyền chính sách, đường lối cho nhà nước Cộng sản là đúng hay sai?

7- Việc linh mục Tuấn dọa đuổi 20% giáo dân không chịu nộp đất cho nhà nước cộng sản ra khỏi Giáo xứ là hành động gì. Đức Giám mục nghĩ gì khi trong thánh lễ sáng ngày 18/12/2012 linh mục Tuấn thông báo giữa nhà thờ rằng: “còn gần 20% hộ dân không kê khai tái định cư thì kệ họ, sau này những người này đi tái định cư thì sẽ khoanh cho họ một vùng riêng biệt và không cho họ nhập vào giáo xứ nữa, tôi sẽ cho tổ chức một cuộc họp để biểu quyết về việc có nên cho những người này ở lại trong giáo xứ nữa không hay cho họ ra khỏi giáo xứ?

8 – Việc linh mục đã công khai tuyên bố và can thiệp để cán bộ xóm đã được dân tín nhiệm bầu lên, phải từ chức dù nhiệm kỳ của họ đến 2015 bằng quyền lực của UBND Huyện Kỳ Anh chỉ vì hai vị này đã không đồng ý tái định cư? Linh mục Tuấn có ăn lương của nhà nước không và đang phục vụ ai?

9 – Việc linh mục đã từ chối làm phép bí tích cuối cùng cho giáo dân để họ chết trong tức tưởi không được hưởng bí tích hòa giải và xức dầu, chỉ vì họ đã không đồng ý di dời đất để nhà nước cướp đi của họ. Cha xứ đã hành động đúng với lương tâm người chủ chăn hay chưa? Ai chịu trách nhiệm này trước linh hồn người đã khuất? Có hay không việc Linh mục Tuấn đã không ký giấy cho các gia đình có con đi tu khi không chịu tái định cư?

10 – Với lương tâm một Đức Giám mục chịu trách nhiệm trước Chúa về đàn chiên mình. Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi: Đức Giám mục có can thiệp vào việc tái định cư của Giáo dân Đông Yên hay không?

Hiện nay, giáo dân Đông Yên nợ nần ngập đầu với ngân hàng, chỉ vì nghe lời cha xứ nên đã đua nhau vay tiền xây dựng những căn nhà khổng lồ nhằm được đền bù. Nhà nước cộng sản chưa có chủ trương đó và chưa thực hiện, giáo dân hàng ngày phải nai lưng đi làm kiếm tiền nộp lãi ngân hàng. Cha xứ thấy lương tâm mình thanh thản không? Sáng Chúa nhật ngày 06/01/2013 cha xứ nói với giáo dân rằng: “Tôi đã gặp Đức cha và nói với Đức cha về việc di dời của giáo xứ, Đức cha nói với tôi là việc di dời của giáo xứ có lẽ nên dừng lại, tôi nói Đức cha muốn dừng lại thì Đức cha phải cho giáo dân mỗi hộ 500 triệu vì dân đã “lỡ” hết rồi” là có cơ sở hay không?

VÀI LỜI NHẬN ĐỊNH

Đông Yên là một xứ đạo với hơn 4000 giáo dân luôn đầu tắt, mặt tối bám biển cạn kiếm ăn và một ít đất nông nghiệp. Trình độ nhận thức chưa được cao nhưng lòng đạo đức của họ rất sốt sắng với cách giữ đạo ngày xưa rằng ‘cha là Chúa’. Chính vì thế, năm 1968, dưới bàn tay sắt của Cộng sản, giáo dân đã đồng lòng sẵn sàng hi sinh để bảo vệ linh mục suốt nhiều tháng trời. Trang sử này còn là niềm tự hào của giáo dân Đông Yên.

Tuy vậy, với cách giữ đạo đó, vì được giáo dân kính sợ việc linh mục lạm quyền là điều rất dễ xảy ra, nhất là với các linh mục trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm. Với giáo dân, việc bị nêu tên ra giữa nhà thờ hàng ngàn người tương tự việc đóng đinh họ trong danh dự giữa cuộc sống bao đời nay ở nông thôn.

Cũng vì thế, việc linh mục tổ chức cho Hội đồng Giáo xứ diễn những vở kịch mình soạn sẵn cũng rất dễ dàng. Với con số hơn 4000 giáo dân, thì con số mấy trăm người ký tên (không kể đến việc một người với hàng loạt chữ ký) cũng không có điều gì đáng ngạc nhiên. Nhưng, đó có là sự thật hay không? Thiết nghĩ Giáo phận Vinh không thể không biết rõ. Điều rất không bình thường, là khi chúng tôi gửi lá thư của giáo dân Đông Yên, BBT Website Giáo phận Vinh đã không hề hồi âm. Thế nhưng, bằng bức thư lời lẽ chung chung, không chứng cứ, chỉ kết án, Giáo phận Vinh đã nhanh chóng công bố “Sự thật”(?)

Cách hành động không dùng chứng cứ rõ ràng, chỉ dùng cách của cộng sản là ‘được đông đảo nhân dân đồng tình’ rồi thóa mạ, kết án bất công cả ngàn giáo dân với những việc đã khá rõ ràng ở Đông Yên, thiết nghĩ không phù hợp với giáo lý Công giáo. Trước cả ngàn giáo dân Đông Yên, Đức Giám mục giáo phận sẽ được nhìn nhận như thế nào qua cách hành động này của ngài, nhất là trong năm Đức Tin?

Có thể bịt mắt được một số người, nhưng trước Thiên Chúa là Sự thật, không ai có thể che giấu được những hành động của mình vì điều gì.

Vấn đề Đông Yên đã đến lúc không thể dùng sự dối trá che lấp sự thật.

Câu hỏi cần đặt ra là Linh mục Anton Nguyễn Quang Tuấn đang phục vụ ai? Ngài là cha xứ hay “cha già dân tộc” của Đông Yên?

Nữ Vương Công Lý sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc, nếu những câu hỏi trên không được Giáo quyền Giáo phận Vinh trả lời thỏa đáng và có cách giải quyết kịp thời.

14/3/2013

Nữ Vương Công Lý

Phụ lục: Bài viết trên Website Giáo phận Vinh về Đông Yên kèm theo danh sách chữ ký:

GPVO – Liên quan đến việc giáo xứ Đông Yên, nằm trong số 9 xã của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc diện bị ảnh hưởng hay phải di dời để nhà nước thực hiện dự án Khu kinh tế Vũng Áng, ngày 11 tháng 3 năm 2013, chúng tôi nhận được bức thư của hàng nghìn giáo dân giáo xứ Đông Yên đồng ký tên nói về quan điểm của giáo dân Đông Yên về việc đi tái định của của giáo xứ. Cùng với nhiều nỗ lực tìm hiểu và xác minh sự thật vụ việc trước đó và hiện tại, chúng tôi xin đăng nguyên văn bức thư đề ngày 10/3/2013 của giáo dân giáo xứ Đông Yên để Quý Độc giả biết rõ sự thật.

Nguồn bài viết: Giáo phận Vinh

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/2013/03/su-that-nao-o-ong-yen.html

***

Giáo hội và đại gia: Hãy cảnh giác trước viên đạn bọc đường

Với các đại gia kiếm tiền bằng những biện pháp bất luân, làm nô bộc và thỏa hiệp với cộng sản, lại cố tình can thiệp vào các công việc của giáo quyền, đặc biệt là lợi dụng việc chu cấp, dâng cúng tiền bạc để dẫn dắt các chủ chăn đến sự thỏa hiệp với sự ác, sự dữ… cần phải được lên án kịp thời.

Trong xã hội bình thường, những người làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và gia đình vốn được trân trọng là điều xứng đáng. Họ xứng đáng vì họ có trí lực, sức lực thật sự và đã lao động miệt mài, hi sinh nhiều thứ để đạt được những thành tựu về của cải vật chất đó cách công minh.

Không ai không kính trọng Bill Gate khi ông sở hữu một tài sản khổng lồ trong tay, đến nỗi Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải khi đến Mỹ còn bỏ qua cả “niềm tự hào dân tộc” để mời vợ chồng ông đến Việt Nam vì “Được biết ông bà là người nổi tiếng về làm từ thiện, mời ông bà đến VN để thấy ở đó là nơi ông bà xứng đáng làm từ thiện”.

Gần đây, hiện tượng những người nhiều tiền được gọi là các Đại gia được trọng vọng và nhiều quyền lực trong xã hội. Đó là lẽ thường trong xã hội cộng sản vốn coi vật chất là mục đích, là cứu cánh và là động lực của mọi hoạt động của người cộng sản. Người cộng sản bất chấp tất cả để đạt được mục đích về vật chất, tiền bạc, kể cả những việc bất chấp lương tâm, đạo đức. Trong xã hội cộng sản, có tiền là có tất cả từ uy tín, chức vụ, quyền lực và nhiều thứ nữa. Vì vậy việc kiếm tiền bằng mọi giá đã thúc đẩy xã hội đi nhanh hơn đến chỗ suy đồi về đạo đức, thiếu hụt về nhân tính. Những đồng tiền họ có bằng những cách bất nhân ngày càng nhiều thì đạo đức, luân lý xã hội ngày càng xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng.

Trong cuộc sống xã hội, không ai phủ nhận giá trị của đồng tiền hoặc của cải vật chất, với người công giáo, tất cả đều là của Chúa và ơn Chúa. Một câu nói khá triết lý rằng Tiền không là gì, nhưng không có tiền không thể mua được cái gì cả.

Trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, sự hi sinh về tính mạng đối với sự phát triển của Giáo hội, để làm chứng cho Chúa đã được nói đến nhiều trong sử sách. Để được một Giáo hội Công giáo vững mạnh, hiên ngang vững bước như hôm nay, không thể kể hết những tấm lòng của biết bao thế hệ giáo dân đã tận tâm, tận lực hi sinh tất cả những gì có thể được cho giáo hội trường tồn và phát triển. Trong đó có sự nỗ lực đóng góp của cả những người giàu có và những kẻ khó nghèo.

Tuy nhiên cách nhìn và cách kiếm tiền, sử dụng đồng tiền là một vấn đề cần được nêu ra, nhất là trong điều kiện Giáo hội Việt Nam dưới thời Cộng sản.

Ai cũng biết rằng, dưới chế độ Cộng sản, người công giáo được coi là “công dân hạng hai” một cách đương nhiên, vì thế những người công giáo chân chính, ít ai có điều kiện phát triển về bất cứ mặt nào một cách đàng hoàng, công khai.

Với các công dân hạng hai – người công giáo – trong chế độ cộng sản nếu sống đúng với lương tâm, với giáo lý, giáo luật, việc kiếm sống vốn đã hết sức khó khăn chưa nói đến chuyện làm giàu.

Trừ những người giàu có bằng con đường chân chính do sức lao động hoặc tài trí của mình làm nên mà nhà cầm quyền cộng sản không thể can thiệp được, con số này thường rất ít ỏi.

Phần còn lại, nhiều người nhanh chóng giàu lên bằng nhiều cách, trong đó một cách giàu nhanh chóng nhất là hợp tác với những quan chức cộng sản và sự thối nát của chế độ như hối lộ, tham nhũng và cơ hội để làm giàu. Một số còn lại không loại trừ con đường buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm hoặc làm những điều người chân chính bình thường không thể làm được. Và rồi họ có nhiều tiền và được kính trọng.

Rất nhiều những người trong số này, thậm chí là người ít được học hành nên suy nghĩ đơn giản với thói đời thiên về vật chất có trước, tinh thần có sau theo đúng học thuyết Mác – Lenin của cộng sản. Chính vì vậy họ dễ thỏa hiệp với sự ác, sự thối nát của cộng sản.

Kể đến những trường hợp này không thiếu những ví dụ. Những người này thường câm lặng trước mọi bất công với xã hội và Giáo hội nhằm thu lợi cho mình bằng con đường nịnh hót, thỏa hiệp và liên kết với các quan chức cộng sản để giành những hợp đồng béo bở để những cách làm ăn bất chính được bỏ qua.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu những hoạt động của họ trong Giáo hội và đóng góp cho giáo hội là bình thường. Trong giáo hội, đồng tiền không bị phủ nhận và coi đó là công sức mồ hôi của mỗi người dùng để xây dựng những công việc, sự nghiệp chung. Những đồng xu của người đàn bà góa đến những số tiền lớn của người thu thuế đều được chấp nhận.

Thực tế, giáo hội Công giáo Việt Nam trong những năm tháng qua đã có nhiều thay đổi, nơi nơi thánh đường được xây dựng, nhiều công trình của Giáo hội được xây dựng có phần đóng góp lớn của những đại gia này. Nhiều linh mục, giám mục vì điều kiện khó khăn về kinh tế, lại nhiều khi nhiễm thói ganh đua, xây dựng thật nhanh, thật lớn nên đã phụ thuộc hoặc nhờ vả nơi họ khá nhiều.

Cũng không loại trừ một số linh mục đã dần dần nhiễm thói đua đòi, mua sắm xe cộ, phương tiện đi lại hoặc các tiện nghi đắt tiền khác như một mốt thời thượng. Thậm chí, giáo dân còn phản ánh rằng tại giáo phận, các dịp linh mục gặp nhau thì đề tài nói chuyện chính là sắm xe đẹp, thay xe mới…

Nói về chuyện học hành, nếu để làm giàu thì ngay cả Bill Gate khi nổi tiếng giàu có vẫn không học qua Đại học, để làm ăn giàu có, không nhất thiết là phải học rộng, tài cao. Tuy nhiên khi có tiền, những đại gia quay trở lại với giáo hội để sinh hoạt và đóng góp vào các hoạt động của giáo hội và vì thiếu hiểu biết về pháp luật, giáo lý, nhiều hoạt động của những người đó đã không thực hiện theo đường hướng của Giáo hội, thậm chí còn đi ngược lại Giáo huấn và Giáo lý. Đấy là chưa nói đến nhiều người, vì lý do làm ăn, quan hệ đã chấp nhận làm con bài, làm cầu nối để giải quyết các vấn đề của giáo hội theo hướng có lợi cho cộng sản.

Thế nhưng, lại “thói đời” thường người ta kính trọng những kẻ lắm tiền và nhiều nơi trong Giáo hội cũng vậy, dù Giáo hội Công giáo được xác định là Giáo hội của người nghèo. Chính Chúa Giê su đã nói: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” (Mt 19, 24-25).

Có nhiều vụ việc, nhiều nơi đã xảy ra những vấn đề này. Nhiều linh mục, thậm chí cả giám mục đã có những ưu tiên trong mục vụ, thăm viếng một cách lộ liễu và không cân xứng giữa các đại gia với những người nghèo khó đã là những hình ảnh phản cảm về các chủ chăn. Một số đại gia còn xây dựng nhà nguyện trong nhà riêng và được các linh mục, thậm chí là cả Giám mục đến dâng lễ riêng dù cách xa nhà thờ chẳng mấy.

Cũng bởi vì được kính trọng và có uy tín khi đồng tiền đi đầu, đặc biệt có những mối quan hệ mật thiết với các quan chức cộng sản trong những mối quan hệ làm ăn, những người này thường xen vào việc của nội bộ hàng giáo sỹ, can thiệp theo ý mình. Chính dưới cái nhãn mác người công giáo, mà những người này thường lân la, dẫn đường để các giáo sĩ gặp gỡ, thỏa hiệp những vấn đề của giáo hội với các quan chức cộng sản, dần dần đi vào cái bẫy chết người khi nào không hay. Nhiều khi chính các giáo sĩ cũng bị mắc mưu cộng sản qua những con người này để thỏa hiệp, bỏ qua những việc mình cần làm, những điều cần nói, những người cần bảo vệ. Thậm chí, nhiều nơi, một số giáo sĩ đã phó mặc những đại gia này trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi giáo hội.

Khi hàng giáo sĩ đã mắc những mưu đồ cộng sản mà người dẫn đường lại là giáo dân, thì con đường thoát ra ngày càng khó khăn.

Nhiều nơi, nhiều giáo phận, nhiều giáo sĩ đã cay đắng nhận những hậu quả không thể lường trước được trong những vụ việc liên quan đến vấn đề này với các đại gia.

Thời gian qua, trong giáo hội đã râm ran về câu chuyện của một TGM đã bị mắc lừa vợ chồng một “đại gia” chuyên chăm lo cho ngài từ đôi giày, chiếc áo lễ… Thế rồi sau những lời đường mật, vị TGM nọ đã đưa lượng tiền hàng chục tỷ đồng cho vợ chồng kia để “đầu tư”. Sau đó, cả hai kiếm đường chuồn mặc cho TGM nọ điêu đứng trước quả lừa quá nặng ký. Kể từ đó, giọng điệu, cách nghĩ của ngài đã có nhiều thay đổi vì nhiều khi há miệng mắc quai.

Trung tâm hội nghị và yến tiệc Phương Đông của Tổng giáo phận Sài Gòn

Trung tâm hội nghị và yến tiệc Phương Đông của TGP Sài Gòn

Câu chuyện đó đúng, sai như thế nào, đến nay cũng chỉ là một lời đồn đại chưa có sự xác thực của Tòa TGM. Thế nhưng, dù không là sự thật, thì đó cũng là bài học mà người đời muốn gửi đến các vị chủ chăn: Hãy cảnh giác với những viên đạn bọc đường.
Mới đây, Tổng Giáo phận Sài Gòn đã khởi công một công trình mang tên hết sức phản công giáo là “Trung tâm Hội nghị và Yến tiệc Đông Phương“. Nghe đâu, dự án này cũng là sản phẩm của các đại gia tư vấn cho Tòa TGM Sài Gòn. Dự án này đã bị phản ứng mạnh mẽ trong giáo dân, giáo sĩ.

Rồi tại một Giáo phận khác, vị Giám mục đã cần tiền để xây dựng những công trình to, lớn, vĩ đại cho xứng tầm với triều đại Giám mục của mình nên đã huy động bằng nhiều cách. Thậm chí cả cách mà người ta gọi là buôn thần bán thánh như cho nộp tiền đủ thì nhà thờ được nâng lên “Đền Thánh” như thời kỳ Luther thế kỷ XVI. Điều này đã gây nhiều hệ lụy. Điều ai cũng thấy rõ nhất, là sau đó vị Giám mục này luôn luôn thiếu vắng tinh thần hiệp thông, sợ hãi trong trách nhiệm của mình, thỏa hiệp trước bạo quyền cộng sản.

"Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo nầy đã bỏ nhiều hơn hết"

"Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo nầy đã bỏ nhiều hơn hết".

Cũng tại một giáo phận nổi tiếng là vững vàng, việc sử dụng một số đại gia cũng đang gây vấn nạn lớn. Một số đại gia đã ngang nhiên tự cho mình quyền được can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các linh mục và giám mục. Chỉ bởi họ đã có một số đóng góp hoặc giúp đỡ tiền của vật chất cho giáo xứ, giáo phận, giúp đỡ các linh mục hoặc Tòa GM và có sự quen biết với quan chức cộng sản trong quá trình thỏa hiệp, làm ăn .

Mới đây, một số nơi giáo dân đã quyết tâm đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình được luật pháp cho phép làm cho nhà cầm quyền lúng túng và bày đặt nhiều âm mưu hiểm độc nhưng không thành công. Trong khi Đức GM Giáo phận đi vắng, một đại gia đã mua vé máy bay bay đến Sài Gòn để thảo luận, đưa ý kiến của nhà cầm quyền nhằm triệt hạ các việc làm đúng giáo luật, pháp luật mà linh mục và giáo dân nơi đây đang làm. Việc làm này đã gây ức chế hết sức lớn cho linh mục và giáo dân của Giáo phận. Tiếc rằng, nhiều khi ý kiến của những đại gia này còn có giá trị hơn nhiều ý kiến của các linh mục , giáo dân trung kiên và hi sinh.

Kể về những vấn nạn này trong giáo hội Việt Nam, có lẽ cần nhiều thời gian mà một bài báo này không thể nói hết tất cả. Tuy nhiên điều cần nói rõ ràng là nhiều khi, những viên đạn bọc đường đã bắn hạ các chức sắc tôn giáo, những người tu hành thiếu sự cảnh giác cần thiết đối với cộng sản ma quỷ.

Có lẽ đã đến lúc, các giáo sĩ từ linh mục đến hàng Giám mục vẫn còn có sự nhầm lẫn và để những đại gia can thiệp vào giáo quyền, cần đọc lại câu nói này của Đức Kito: “Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo nầy đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà nầy đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống” (Mc, 12).

Với giáo hội Công giáo, theo đường hướng của Đức Kito Kinh Thánh sau đây càng có giá trị thực tế: “Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: “Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn”.

Còn với các đại gia, chúng ta ghi nhận sự đóng góp quý báu của những người đã có tấm lòng cao cả đối với giáo hội những năm tháng qua. Những đóng góp đó đáng được ghi nhận, nhiều người đã đóng góp rất lớn lao và âm thầm sẽ được Chúa ghi công mà không cần một sự khoa trương nào.

Nhưng với các đại gia kiếm tiền bằng những biện pháp bất luân, làm nô bộc và thỏa hiệp với cộng sản, lại cố tình can thiệp vào các công việc của giáo quyền, đặc biệt là lợi dụng việc chu cấp, dâng cúng tiền bạc để dẫn dắt các chủ chăn đến sự thỏa hiệp với sự ác, sự dữ… cần phải được lên án kịp thời.

Chúng ta luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác: Hãy cẩn thận với những viên đạn bọc đường.

13/10/2011

Hà Minh Tâm

http://thongtinberlin.de/diendan/okt2011/giaohoivadaidia.htm

http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/giao-h%E1%BB%99i-va-d%E1%BA%A1i-gia-hay-c%E1%BA%A3nh-giac-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-vien-d%E1%BA%A1n-b%E1%BB%8Dc-d%C6%B0%E1%BB%9Dng/ (Bài đã bị xóa)

***

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

biểu tình chống cướp đất của giáo xứ đông yên, vinh

LTCG (24.03.2011)

Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.

Lật tư liệu cũ: Gương can đảm của giáo dân Đông Yên

GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

Giáo xứ Đông Yên có hơn 1000 hộ gia đình với khoảng 4.500 nhân khẩu sinh sống vùng cửa biển Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đời sống đồng bào ở đây nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm luôn được nêu cao đùm bọc lẫn nhau và luôn giữ vững niềm tin của người tín hữu Kito. Giáo xứ Đông Yên cũng gần các giáo xứ lân cận như giáo xứ Dũ Lộc

Đặc biệt, giáo dân nơi đây có truyền thống bất khuất, kiên cường trong việc hiệp thông với nhau trước bạo quyền và bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo của mình. Khi Tam Tòa bị nhà cầm quyền CSVN đánh đập dã man vào tháng 7/2009, chính Giáo hạt Kỳ Anh đã tổ chức cho 5 linh mục và 200 giáo dân trực tiếp vào Tam Tòa ngay lúc đó để hiệp thông.

Câu chuyện Đông Yên trong những năm khét tiếng khát máu của nhà nước CSVN đã phải chấp nhận đầu hàng trước lòng can đảm của giáo dân Đông Yên từ tháng 12/1969 vẫn còn đọng lại trong ký ức của mỗi giáo dân không chỉ ở đây mà đã thành câu chuyện truyền thống của giáo dân Giáo phận Vinh. Câu chuyện này cũng đã là niềm tự hào của mỗi người giáo dân trước sự vững vàng bất khuất của cha ông mình đã làm nên kỳ tích Đông Yên trong thời kỳ đó.Trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước CSVN không chỉ dâng Hoàng Sa cho Tàu cộng, dâng đất đai lãnh thổ ở vùng biên giới của dân tộc này, mà còn bằng nhiều cách bán nước rất thâm hiểm như cho thuê rừng dài hạn, khai thác bauxite ở Tây Nguyên, những khu công nghiệp riêng của Tàu như ở Hải Phòng… Thì ngay tại Hà Tĩnh, có một vùng đất thuộc Kỳ Anh đã trở thành khu tô giới của Tàu Đài Loan gọi là Cảng Vũng Áng.

Ở đó, nhà cầm quyền CSVN chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa của Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại khu kinh tế Vũng Áng và dự án cảng nước sâu Sơn Dương, với 100% vốn nước ngoài. Dự án này, Đài Loan đầu tư và nắm toàn bộ những lĩnh vực cốt tử của nền công nghiệp tại đây bao gồm: Cảng nước sâu Sơn Dương, nhà máy sx thép và nhà máy điện… Chủ trương này do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký từ tháng 3/2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2011.

Hiện nay, khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã hình thành một khu tô giới của Đài Loan giữa miền Trung Việt Nam. Khu vực đó không có dân sinh sống, ngăn cách với bên ngoài bằng hào sâu, thành lũy kiên cố, người Việt Nam không được bén mảng vào trong khu vực độc lập này.

Để thực hiện dự án bán đất trọn gói này cho nước ngoài, nhà cầm quyền CSVN tại Hà Tĩnh đã không ngần ngại đuổi dân ra khỏi khu vực để giao đất cho Tàu mà cả nhà thờ, thánh thất đều được dỡ bỏ. Một ngôi nhà thờ họ đã bị dỡ bỏ để đền bù mấy trăm triệu đồng là nỗi đau của giáo dân GP Vinh mới đây.

Ở xứ Dũ Lộc, nhà cầm quyền đang tìm mọi cách đuổi dân đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng cách lập bãi thải nhiệt điện đổ ngay cạnh làng. Việc này đã bị phản ứng dữ dội và nhà cầm quyền đã đang phải tính những con bài khác mà không thể vào để trấn áp giáo dân như những nơi khác.

Riêng về Đông Yên, gần đây để làm cảng nước sâu Sơn Dương cho Đài Loan nhà cầm quyền đã cho tàu lớn hút bùn nạo vét cảng làm đảo lộn toàn bộ môi trường sống của bà con nơi đây, đẩy họ vào con đường chết để bỏ đất mà ra bỏ nhà mà đi.

Về đời sống, người dân ở đây chỉ có nghề bám biển nuôi sống cả mấy ngàn con người, không có ruộng đất canh tác, không có cơ sở sản xuất gì ngoài mặt biển. Vì thế khi nhà cầm quyền cho nạo vét, làm cảng nước sâu, toàn bộ đời sống bà con bị đe dọa nghiêm trọng.

Trước sự đe dọa đó, ngày 10/3/2011, toàn thể giáo dân, Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các giáo họ của 4.500 giáo dân ở đây đã gửi tới Chủ tichj UBND Tỉnh Hà Tĩnh, UBND các cấp chính quyền và khu công nghiệp Vũng Áng đơn khiếu nại về những thiệt hại ảnh hưởng đời sống giáo dân.

Nhưng, như bao lá đơn của giáo dân khắp nơi đã gửi đi, nhà cầm quyền VN thực hiện biện pháp thi hành bệnh điếc triền miên, không hề có cách giải quyết thỏa đáng, tiếp tục cho tàu lớn nạo vét lòng biển và thi công công trình coi thường tính mạng của người dân.

Sáng 21/3/2011, các tàu vẫn tiếp tục làm việc giáo dân đã chèo thuyền ra đuổi, nhưng cậy tàu lớn các tàu này vẫn cứ lỳ lợm như không, bà con đã dùng gạch, đá tấn công trực tiếp. Được tin đó, nhà cầm quyền cho công an, cán bộ hù dọa dân để họ khiếp sợ mà không dám phản kháng.

Một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn tiếp tục thi công. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.

Một trong năm người là Phó công an huyện đã giả vờ xin gọi điện thoại và trốn thoát, còn lại 4 người bị dân giữ lại trong nhà văn hóa xã.

Chiếc xe chở đoàn công an về hoạnh họe dân đã bị tam giữ tại chỗ, xịt lốp và bẻ cong biển số.

Tin các này lập tức đã được CA huyện báo về CA tỉnh. Ngay lập tức CA tỉnh phái một phái đoàn vào làm việc với chính quyền xã Kỳ Lợi đồng thời gặp linh mục quản xứ cùng ban hành giáo và giáo dân nhằm thuyết phục bà con trả tự do cho những người bị bắt nhốt.

Mãi đến 20h đêm hôm  qua bà con giáo dân mới thả cho họ về.

Sự việc này được công an Tỉnh và chính quyền Hà Tĩnh giấu nhẹm và thuộc loại “Tuyệt mật” nhưng làm sao giấu được lửa trong lòng dân. Chính quyền Hà Tĩnh hiện hết sức lúng túng để giải quyết vụ việc này.

Liệu có còn tái diễn những vở kịch bạo lực như trước đây đối với giáo dân Đông Yên? Hay lại con bài nhờ Tòa Giám mục can thiệp? Câu hỏi này đang chờ lời giải đáp.

Xin hãy chờ xem.

Đơn của giáo dân Đông Yên gửi ngày 10/3/2011:

Video: Giáo dân Dũ Lộc chặn xe cán bộ vào làng để chia rẽ nhân dân:

https://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/03/24/gp-vinh-dong-yen-l%E1%BA%A1i-n%E1%BB%95i-song-long-dan-gi%E1%BB%AF-xe-va-b%E1%BA%AFt-giam-cong-an/

***

Linh mục Phê rô Nguyễn Thái Từ chính thức xin rút tên ứng cử Hội đồng Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh

13.05.2011 luongtamconggiao Để lại bình luận Go to comments
LTCG (13.05.2011)

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, tại GP Vinh những ngày qua, giáo dân bất bình về hiện tượng linh mục tham gia ứng cử HĐND Tỉnh Hà Tĩnh được Đài Truyền hình Tỉnh đưa lên như một gương điển hình của linh mục công giáo “đồng hành cùng dân tộc”.

Nhiều thông tin đồn đoán và bất bình trong Giáo phận đến nay đã được giải quyết bằng những quyết định hợp lòng dân.

Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh

ĐGM Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. cho phép Lm. Phêrô Nguyễn Thái Từ nghỉ công tác mục vụ để điều trị bệnh

Vấn đề cần đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp HĐGMVN sắp tới

Lật tư liệu cũ: Gương can đảm của giáo dân Đông Yên

GP Vinh: Giáo dân Dũ Lộc gửi đơn đề nghị về bãi thải nhiệt điện Vũng Áng

Phỏng vấn giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tình hình ở đây

GP Vinh: Đông Yên lại nổi sóng lòng dân, giữ xe và bắt giam công an

Ngày 6/5/2011, Nữ Vương Công Lý đã có bài viết: “Gp Vinh: Ngôi nhà thờ đang bị phá và linh mục ứng cử Hội đồng nhân dân Tỉnh” nói về vấn đề này.

Ngày 8/5/2011, linh mục Nguyễn Thái Từ đã có đơn chính thức gửi Ủy ban Bầu cử xin rút khỏi danh sách ứng cử viên vào Hội đồng Nhân dân Tỉnh.

Ngày 10/5/2011, Website của Giáo phận Vinh đưa tin về việc “ĐGM Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. cho phép Lm. Phêrô Nguyễn Thái Từ nghỉ công tác mục vụ để điều trị bệnh” và Nữ Vương Công Lý đưa thông tin này.

Ngày 13/5/2011, Website của Giáo phận Vinh đưa tin về việc linh mục Nguyễn Thái Từ được tạm nghỉ công tác mục vụ để chữa bệnh.

Linh mục Nguyễn Thái Từ vẫn chữa bệnh tại Sài Gòn từ trước 1/5/2011 cho đến nay.

Việc linh mục Phê rô Nguyễn Thái Từ rút khỏi danh sách ứng cử Hội đồng Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh – một dạng quốc hội giả danh ở địa phương – được nhân dân đồng tình, ủng hộ và rất phấn khởi.

Chúc linh mục Phê rô Nguyễn Thái Từ nhanh chóng được chữa lành những căn bệnh của mình.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chúc mừng Linh mục Nguyễn Thái Từ dịp Noel

Danh sách Ứng cử của Linh mục Nguyễn Thái Từ tại khu vực Đức Thọ – Hà Tĩnh

Quyết định của ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp

Về dự án bán đất bán biển trọn gói của Ủy Ban Nhân dân Hà Tĩnh và Chính phủ

Về dự án Khu kinh tế Vũng Áng thuộc Kỳ Anh – Hà Tĩnh. Đây là một dự án được người dân Hà Tĩnh đặt tên là dự án bán đất bán biển trọn gói của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh, được sự hậu thuẫn của Chính phủ cho tập đoàn Fomosa Đài Loan từ 12/2008.

Khu vực dân cư đông đúc và đồng ruộng thơ mộng , thẳng cánh cò bay ở Vũng Áng được bán cho Đài Loan

Để thực hiện dự án này người dân không hề được biết quyền lợi của họ là gì, dự án phục vụ cho ai và những hậu quả từ dự án bán đất bán biển này thì dân chịu. Người dân chỉ được lệnh di dời để nhà nước bán đất, mọi hành động, lời nói đòi hỏi quyền lợi của người dân đều được trả lời bằng dùi cui. Đã có nhiều vụ bắt bớ, hăm dọa và đánh đập dân chúng trong những khu không phải là người công giáo.

Giáo dân Kỳ Anh có truyền thống đoàn kết và bất khuất, lại được các linh mục hi sinh bảo vệ nên nhà cầm quyền không dễ dàng bắt nạt họ. Trong số các xứ, họ đạo chỉ có Giáo họ Thiên Lý đã được di chuyển bình an vô sự với giá gọi là đền bù đất đai, tài sản rẻ mạt còn các Giáo xứ khác đang trong quá trình đấu tranh hết sức căng thẳng để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho giáo dân.

Ngày 21/3/2011, một đoàn công an do Phó công an huyện dẫn đầu đến Giáo xứ Đông Yên dọa dẫm giáo dân, ra oai hù dọa nhằm bảo vệ cho tàu lớn hút cát cảng biển. Tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với số lượng đông, khoảng gần 200 người ra vây lực lượng công an và đã bắt năm người trong đoàn công an này (Có cả một Phó công an huyện) đưa về nhà văn hóa xã và giữ tại đó để mời chính quyền Tỉnh giải quyết nguyện vọng của giáo dân.

Hôm sau, chính Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã phải nhờ Ban Hành giáo đảm bảo an ninh cho đoàn để đến Đông Yên gặp gỡ với giáo dân.

Tại Dũ Lộc tình hình cũng hết sức căng thẳng khi nhà cầm quyền định xây dựng bãi thải nhiệt điện cạnh làng. Nhân dân đã phản ứng dữ dội. Nhà cầm quyền đã giở nhiều đòn hăm dọa từ học sinh đi học cho đến giáo dân, nhưng giáo dân không sợ hãi. Hiện đang đàm phán để di chuyển và đảm bảo quyền lợi của giáo dân nơi đây khi đi tái định cư cho nhà cầm quyền lấy đất của họ.

Nhà thờ Đông Yên

Ngoài xa là con tàu lớn hút cát làm cảng, những chiếc thuyền của ngư dân không thể ra khơi và ánh mắt ngơ ngác của em bé: Tương lai của em sẽ về đâu?

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã đưa dân tái định cư tại vùng cát trắng Kỳ Trinh, mỗi hộ dân được cấp một khu đất khoảng 300-400 m2, không ruộng, không vườn cũng như không hề có nghề nghiệp sinh sống và hoàn toàn không có bất cứ thứ gì đảm bảo cho cuộc sống và tương lai của nhân dân cũng như con cháu họ.

Khu Công nghiệp Vũng Áng được bao vậy thành một khu tô giới riêng của Đài Loan, tập đoàn Fomosa được giao cho tất cả mọi lĩnh vực trọng yếu như điện, cảng, nhà máy…

Hào rãnh rộng 9-10 mét, sâu 7-8 mét và tường thành ngăn cách khu Tô giới Đài Loan ở Kỳ Anh đang được thi công

Khu vực này đã được đào hào sâu 7-8 mét, rộng 9-10 mét và phía trong sẽ được xây thành đắp lũy thành một khu vực pháo đài kiên cố của Đài Loan giữa miền Trung.

Đây là hiểm họa mất nước lâu dài và là hành động rước voi giày mả tổ của chính quyền Hà Tĩnh.

Nữ Vương Công Lý sẽ tiếp tục cùng đồng hành với người dân nơi đây đòi quyền lợi của mình.

13/5/2011

Nữ Vương Công Lý

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site