lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Trang Thơ Văn Điệp-Mỹ-Linh

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

  

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quan su viet nam, hải quân việt nam cộng hòa quansuvietnam, hải quân việt nam cộng hòa

Nhân dịp tưởng-niệm lần thứ 39 ngày Giỗ-Trận Hoàng-Sa 19-01-1974 - 19-01-2013, và Quốc Hận 30-04-2013, Hội Sử-Học Việt-Nam xin gởi đến quý độc giả bốn phương tài liệu Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa do nhà văn Điệp-Mỹ-Linh biên khảo.

Xin mời quý vị nhìn lại những bước thăng trầm của quân chủng Hải-Quân qua thiên tài liệu vừa được phổ biến.

Trân trọng

Hội Sử-Học Việt-Nam

***

Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa :

Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam  giữa Thế kỷ 20

Chương II: Sơ Lược Tổ Chức Của Hải-Quân Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động

Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn

Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*

Chương VI: Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974

Chương VII: Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ (1)

Chương VIII: Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy

*****

Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam  giữa Thế kỷ 20

lịch sử quân sử việt nam, hải quân

Điệp-Mỹ-Linh biên khảo

Về việc phát sinh một tổ chức quân lực

Dầu ở trong hoàn cảnh nào, việc phát sinh ra một tổ chức quân lực cũng là một dấu tích lịch sử, và việc ghi chép thành sử liệu là một điều cần thiết, để ôn lại những gì đã xẩy ra. Trên mảnh đất Việt Nam đầy cam go và thân yêu này, công việc ghi chép lại sự hình thành tổ chức của quân đội quốc gia tất nhiên, cũng là một nỗ lực hết sức hữu ích. Xét một cách sâu xa, một quân đội không thể tự nó phát sinh và tự tồn. bởi vì, quân đội chỉ là một thứ vũ khí của chính trị và là thành trì bảo vệ cho chính trị.

Những căn nguyên phát xuất quân đội Quốc-Gia

... Thế mới biết, một quốc gia khi có biến từ bên ngoài đưa vào, mà nội bộ của quốc gia này không được nhất trí, lại còn chia rẽ bằng nhiều xu hướng chính trị, bằng những thù hiềm riêng tư, bằng những quyền lợi khác biệt, thì đại họa phải xẩy đến. Đây là một kinh nghiệm lịch sử chứng minh câu nói "đoàn kết là sống, chia rẽ là chết", một chân lý đơn giản nhưng vẫn là ánh sáng soi chiếu cho muôn đời.

Sự phát xuất của quân đội quốc gia có nhiều căn nguyên do hoàn cảnh tạo ra, thành hình sau quân đội Việt Minh, đáp ứng cho những đòi hỏi của thời cuộc. Quân đội Việt Minh ra đời từ tháng 12 năm 1944, tuy nhiên đó chỉ là một lực lượng vũ trang do tinh thần quốc tế vô-sản, nhưng được ẩn phía sau bình phong yêu nước tạo nên.

Pháp đã trở lại Việt nam một cách dễ dàng, vì Hồ-chí-Minh đã bí mật điều đình với Sainteny và ký Hiệp-ước Sơ-Bộ ngày 6/3/1946

a. Căn nguyên thứ nhất - Pháp lợi dụng những thành phần cộng tác viên cũ.

Pháp đã lợi dụng ngay những thành phần cộng sự cũ như quan lại, công chức, hương chức, kỳ hào v.v... để thiết lập nhanh chóng một chánh quyền thân Pháp. Đây là những thành phần dễ dàng theo Pháp vì Việt Minh nghi kỵ không dùng. Ngay khi cướp chính quyền, Việt Minh đã dùng hầu hết một lớp cán bộ đảng để nắm các guồng máy chính quyền, khiến cho thành phần trên sợ sệt và bất mãn, nên đã tạo nên những lực lượng đầu tiên chống lại Việt Minh. Pháp muốn tạo nên một thế lực chính trị thân Pháp dưới hình thức phân rẽ để mà dễ xử trị.

Chẳng hạn như Pháp muốn biến xứ Nam Kỳ thành một quốc gia riêng biệt, biến miền Cao Nguyên thành xứ Tây Kỳ, miền Móng Cáy thành xứ Nùng và miền Lai Châu thành xứ Thái v.v... Tại những vùng đất này, để tăng thêm màu sắc chính trị địa phương với nhiều hứa hẹn về quyền lợi, Pháp đã đặt ra những biểu tượng riêng biệt nhằm tách rời các miền lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có việc tách rời các dân tộc thiểu số ra khỏi đại gia đình dân Việt. Như đã đặt hiệu kỳ riêng cho xứ Nam Kỳ, xứ Thái và xứ Nùng. Hiệu kỳ riêng của xứ Nam Kỳ xuất hiện không được bao lâu nhưng các hiệu kỳ của xứ Thái và xứ Nùng đã xuất hiện rất lâu. Người ta còn nhớ biểu tượng cho xứ Thái là một lá cờ tam tài với mầu xanh trắng, rồi xanh và một ngôi sao sáu cánh ở trên nền trắng tiêu biểu cho sáu bộ lạc. Và người ta cũng không quên lá cờ tiêu biểu cho miền Móng Cáy cũng là một lá cờ tam tài gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, ở giữa màu trắng vẽ một cái thuyền buồm Trà Cổ để nhớ lại lúc từ đồn Cô Tô thuộc đảo Cát Bà, người địa phương theo quân Pháp về chiếm xứ này.

b. Căn nguyên thứ hai - Việt Minh xô đẩy đảng phái quốc gia về phía Pháp.

Không những thế, một vũ lực khác chống lại Việt Minh cùng lúc đã được phát sinh: đây là những lực lượng thuộc các đảng phái quốc gia. Ban đầu các lực lượng này đã kết hợp với chính phủ Việt Minh để thành lập một chính phủ liên hiệp, nhưng Việt Minh bởi bản chất chỉ là một đảng cộng sản trá hình, nên đã không có lòng thành thực để tạo thế đại đoàn kết dân tộc trong việc chống giặc. Việt Minh chỉ tạo dựng một sự kế hợp giả tạo, theo giai đoạn, không những vậy còn tìm cách tiêu diệt các đảng phái đối lập bằng đổ máu nắm quyền lãnh đạo độc tôn, đảng trị.

Bởi vậy, giữa các đảng phái quốc gia và mặt trận Việt Minh đã có những sự chia rẽ trầm trọng, biến thành cừu địch.

Từ những chia rẽ này, với những giải pháp đẫm máu của Việt Minh, những người quốc gia phải tìm cách nương tựa vào những vùng đất kiểm soát của Pháp hay bôn ba ra hải ngoại ẩn náu, để tránh khỏi bị tiêu diệt và tìm cơ hội cứu quốc khác.

Sau này, khi giải pháp Bảo Đại ra đời, những người quốc gia đã kết hợp nhau lại thành một mặt trận chống Cộng rất mạnh. Đây là một vũ lực chính trị chính thức đã kết tạo nên quận đội quốc gia.

c. Căn nguyên thứ ba - Việt Minh đẩy các lực lượng tôn giáo đứng về hàng ngũ chống Cộng.

Một lực lượng khác nữa chống Việt Minh không kém phần quan trọng, đó là các lực lượng tôn giáo cho rằng mặt trận Việt Minh không phải là một tập đoàn cứu quốc, mà chỉ là một tập đoàn cộng sản có tôn chỉ trái ngược với tôn giáo, nhất là với những người công giáo ít ai theo Việt Minh, họ đã ra mặt chống đối bằng cách khuyến khích thanh niên công giáo gia nhập các lực lượng vũ trang chống Cộng. Các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo ở Nam Việt cũng rời khỏi mặt trận Việt Minh, vì Việt Minh được coi như một tổ chức vô thần, không thể chung sống và sát cánh với những người có tư tưởng hữu thần được.

Tất cả những lực lượng tôn giáo này đã bắt nguồn từ chính giữa lòng dân chúng và đã chống Cộng rất mạnh. Đây là một lực lượng tinh thần đáng kể, là một tiềm lực mạnh mẽ trong việc cấu tạo nên sức mạnh cho quân đội quốc gia.

d. Căn nguyên thứ tư - Việt Minh xô đẩy những kẻ thù của chế độ vào hàng ngũ quốc gia.

Chế độ Việt Minh áp dụng bạo lực để duy trì guồng máy lãnh đạo. Tất cả những thành phần như địa chủ, tiểu tư sản và trí thức không hợp tác, đều được coi như là những thành phần chống đối hay là phản động, bị theo dõi, cô lập, giam cầm hay thủ tiêu.

Bởi vậy những thanh niên thuộc các thành phần này dù có cảm tình với kháng chiến, trước sau cũng phải rời bỏ hàng ngũ Việt Minh.

Chính sách bạo lực của Việt Minh đã gây cảnh chém giết trong các chiến dịch diệt tề và diệt phản động. Sự kiện ấy đã khiến cho các thân nhân, con cháu của các nạn nhân do Việt Minh giết và thủ tiêu căm phẫn đến tột độ.

Tất cả những người này trở thành kẻ thù của chế độ vô sản bạo lực, trong đó kể cả những người không thích Việt Minh, những người đánh thuê vì mưu sinh. Tất cả hợp thành một vũ lực để cộng tác vào sự thành hình và sức mạnh của quân đội quốc gia.

Cơ hội kết hợp các vũ lực chống cộng thành một tổ chức quân sự duy nhất.

Tất cả những vũ lực trên, từ những căn nguyên phát xuất đã được trình bày, chỉ chờ đợi cơ hội khả hữu kết hợp lại thành một tổ chức quân sự duy nhất, biến thành một sức mạnh tự tồn nếu không muốn bị cộng sản tiêu diệt, hơn thế nữa, để có thể chống Cộng một cách tích cực và hữu hiệu.

Tổ chức quân sự duy nhất này được mệnh danh là quân đội Quốc- Gia, là một vũ lực chống lại quân đội của Việt Minh được coi là tay sai của cộng sản quốc tế.

Bảo Đại thoái vị vào mùa thu năm 1945 để sau đó làm cố vấn cho chính phủ Việt Minh. Ông đã thoát sang Tàu để rồi về cộng tác với Pháp chống lại Việt Minh. Bảo Đại cho rằng: "Việt Minh là một chế độ cộng sản quốc tế không phù hợp với truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt nam".

Viễn ảnh của một cuộc chiến tranh lâu dài được đánh dấu từ năm 1950, khi chính quyền quốc gia tổng động viên nhân lực bành trướng chiến tranh và khuếch trương quân đội. Việc khuếch trương quân đội quốc gia, ngoài sự yểm trợ của Pháp còn được sự hỗ trợ bằng viện trợ quân sự của Mỹ. Bởi vậy, ta không thể coi đây là một biến cố tầm thường, mà chính thực rất là quan trọng. Quả vậy, việc khuếch trương quân đội qua ngả tổng động viên đã làm cho tính chất bán thuộc của quân đội này tan biến và đã thể hiện lên tinh thần của một quân đội kết hợp bởi mọi thành phần trong xã hội quốc gia chống cộng.

 Sự thành hình của quân đội Quốc-Gia.

Quân đội quốc gia đã phát nguồn từ những căn nguyên hết sức phức tạp như ở trên, kể từ khi Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương. Với những căn nguyên như thế, tổ chức quân đội quốc gia đã được thành hình dần, qua một tiến trình nhiều giai đoạn.

Tháng 3 năm 1947, tại Ba Lê, Ramadier tuyên bố sẵn sàng cho các dân tộc Đông Dương được hưởng độc lập, có "quân đội" và ngoại giao trong khuôn khổ liên bang Đông Dương. Qua sự tuyên bố này, thủ tướng Pháp Ramadier tỏ ra ý muốn nối tiếp lại cuộc thương thuyết với Việt Minh.

Đây là lần đầu tiên, Pháp ý niệm hình thành một quân đội thuộc người Việt Nam xuyên qua một giải pháp chính trị.

Hiệp định Hạ Long ký ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và Cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin, trong đó, Pháp công nhận Việt Nam là nước độc lập và để nước này thực hiện lấy sự thống nhất của mình một cách tự do, và ngược lại, Việt Nam tuyên bố gia nhập Liên Hiệp Pháp. Xuyên qua hiệp định này, một chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam thành lập; các nhà lãnh đạo Việt - Pháp sẽ cùng nhau hợp tác thành lập các tổ chức thuộc mọi lãnh vực cho chính phủ trung ương, trong đó có việc "tổ chức quân đội".
Như vậy, với hiệp định Hạ Long, việc tổ chức quân đội quốc gia được chính thức đề cập. (1)

Việc tổ chức quân đội Quốc Gia được chính thức đề cập ngày 5 tháng 6 năm 1948, nhưng mãi đến ngày 30 tháng 12 năm 1949 chính phủ Việt Nam và Pháp mới ký thỏa ước tại Paris để thành lập quân đội Việt-Nam.

Trong sự tổ chức và huấn luyện để hình thành quân đội Việt-Nam thuần nhất, Hải-Quân Việt-Nam ra đời.

Khi vừa được thành lập, Hải-Quân Việt-Nam chỉ là Ban Hải-Quân – về sau được đổi lại là Phòng Hài Quân – trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam và trưởng thành theo những diễn tiến sau đây:

1950

Một số ít thanh niên Việt-Nam được gửi sang Pháp thụ huấn ngắn hạn tại Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, ở Brest. Nhưng vì nhiều lý do, không một sinh viên Việt-Nam nào tốt nghiệp.

1951

Dự án về một Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Việt-Nam được khởi xướng.
Hai đơn vị Hải-Quân chiến đấu được dự trù sẽ thành lập.
Tháng 11, công cuộc xây cất Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha- Trang bắt đầu.
Hải-Quân có một tàu dầu, HQ 470.

1952

350 nhân viên được tuyển chọn; khoảng 50 người trở thành Hạ Sĩ Quan.
Chín sinh viên – ngoại trừ Thiếu Úy Lê Quang Mỹ, tốt nghiệp khóa II Quang-Trung, tại Huế – được tuyển chọn từ Hàng-Hải Thương-Thuyền để theo học khóa 1 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang.
Tháng 3  ngày 6, Hải-Quân Việt-Nam chính thức ra đời.
Tháng 5 ngày 20, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân được thành lập.
Tháng 7 ngày 12, Phó Đô Đốc Paul Ange Philippe Ortoli khánh thành Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang.
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển mộ và huấn luyện khóa 1 Thủy Thủ chuyên nghiệp. Sau đó, 25 khóa sinh được tuyển chọn để theo học khóa 1 Hạ Sĩ Quan Hải-Quân.
Tháng 9, sáu ứng viên được tuyển chọn để theo học khóa I Trường Sĩ Quan Hải-Quân Pháp, tại Brest.
Ngoài việc huấn luyện sinh viên Việt-Nam trở thành Sĩ Quan Hải-Quân, Pháp cũng có những khóa hành chánh tài chánh ở Toulon. Sinh viên học một năm và một năm thực tập tại các Dépôt của Pháp.

  1. Khóa 1: Ông Đỗ Đăng Công và ông Trần Văn Tất.
  2. Khóa 2: Ông Phạm Trung Giám.
  3. Khóa hành chánh tài chánh tại Cherbourg, năm 1956: Ông Trần Văn Biểu.

Pháp cũng tuyển chọn một số sinh viên Việt-Nam theo học ngành Quân-Y tại Bordeaux.

Tháng 10 ngày 1, khóa 1 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy; riêng sinh viên Lê Quang Mỹ được gắn cấp bậc Hải-Quân Trung Úy.

Tháng 11 ngày 1, khóa 2 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, gồm 12 sinh viên Sĩ Quan ngành chỉ huy và 4 sinh viên Sĩ Quan ngành cơ khí, nhập học;
Hải-Quân Việt-Nam bắt đầu nhận lãnh trách nhiệm trên sông và dọc bờ biển.

1953

Tháng 4 ngày 10, trong chiều hướng bành trướng quân đội Việt-Nam, hai đơn vị chiến đấu Hải-Quân (Division Navale D’Assault, viết tắt là DINA) Việt-Nam – đã được dự trù từ năm 1951 – được thành lập.
DINA 1 đóng tại Cần-Thơ, Chỉ-Huy-Trưởng Việt-Nam đầu tiên là Hải- Quân Đại Úy Lê Quang Mỹ. Về sau đơn vị này được đổi danh hiệu là Hải- Đoàn 21 Xung Phong.
DINA 2 hoạt động trong vùng châu thổ sông Hồng-Hà.
Mỗi đơn vị được trang bị:

  1. 1 Commandement
  2. 2 LCM
  3. 4 LCVP

Cũng trong thời gian này, vấn đề được đặt ra là Bộ-Binh hay Hải-Quân kiểm soát các giang đỉnh. Vấn đề này khiến Phó Đô Đốc Philippe-Marie-Joseph-Raymond Auboyneau nẩy sinh ý kiến và đề nghị thành lập đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến.
Hải Đoàn 25 Xung Phong đóng tại Cần-Thơ là đơn vị Hải-Quân đầu tiên mang Quốc-Kỳ Việt-Nam: Nền vàng ba sọc đỏ; và được trang bị:

  1. 1 Commandement
  2. 2 LCM
  3. 2 LCVP

Cuối tháng 4, Pháp chuyển giao cho Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang một LSIL – chiến hạm này mang cờ Pháp – và một LCU. Vị Hạm Trưởng Việt-Nam đầu tiên của LCU này là Hải-Quân Trung Úy Hồ Tấn Quyền.
Bốn Hải-Đoàn được thành lập:

  1. Hải-Đoàn 21, hậu cứ tại Mỹ-Tho
  2. Hải-Đoàn 22, hậu cứ tại Nam-Định – Bắc-Việt.
  3. Hải-Đoàn 23, hậu cứ tại Vĩnh-Long
  4. Hải-Đoàn 24, hậu cứ tại Saigon

Tháng 5, khóa 2 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 6, đơn vị Hải-Quân tại Vĩnh-Long hoạt động. Lúc này sự tranh luận về Quốc-Kỳ trên kỳ đài của các chiến đỉnh bộc phát giữa chính phủ Việt-Nam và Pháp.

Tháng 7, khóa 3 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học.

Tháng 9, mười một sinh viên được tuyển chọn để gửi sang Pháp thụ huấn khóa II tại Trường Sĩ Quan Hải-Quân Pháp.

1954

Tháng 1, khóa 3 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.
Hải-Quân Việt-Nam có 22 sĩ quan và 684 đoàn viên.
Mười hai sinh viên được tuyển chọn để gửi sang thu huấn khóa III tại Trường Sĩ Quan Hải-Quân Pháp, ở Brest.

Tháng 2 ngày 11, vấn đề Quốc-Kỳ được giải quyết thỏa đáng.
Pháp chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam 3 YMS:

  1. HQ 111
  2. HQ 112
  3. HQ 113

Những chiến hạm này mang Quốc-Kỳ Việt-Nam: Nền vàng ba sọc đỏ.
Khóa 4 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang khai giảng.

Tháng 3, Pháp chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam:

  1. 2 LCU,
  2. Hải-Đoàn 22 Xung Phong.

Tháng 6, khóa I Brest ra trường. Nhưng mãi đến tháng 4 năm 1955 Sĩ Quan khóa I Brest mới về đến Việt Nam.

Tháng 7 ngày 27, khóa 5 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học.
Hai Căn-Cứ Tiếp-Vận được thành lập; một tại Hải-Phòng, một tại Saigon.
Hải-Quân Việt-Nam có 45 Sĩ Quan và 975 Đoàn Viên.

Tháng 8, Pháp chuyển nhượng Hải-Đoàn 25 Xung Phong.

Tháng 9, mười hai sinh viên được tuyển chọn để sang Pháp thụ huấn khóa III Sĩ-Quan Hải-Quân tại Brest;

Tháng 10 ngày 13, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định thành lập Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.
Thời điểm này, Hải-Quân Việt-Nam có 131 Sĩ Quan và sinh viên Sĩ Quan cùng 1353 Thủy Thủ. Trong số này 86 sinh viên Sĩ Quan và 233 Thủy Thủ được thụ huấn tại Pháp.
Khi chiến tranh Việt Pháp kết thúc Pháp đã chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam:

  1. 4 Hải-Đoàn Xung-Phong
  2. 2 Căn-Cứ Tiếp-Vận
  3. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang
  4. 300 Wizards (Wizard dài 20 feet, vỏ bằng nhựa, máy 25 mã lực, chạy bằng dầu cặn).

Hải-Quân Hoa-Kỳ đã xuất hiện tại Việt-Nam từ tháng 8 năm 1950 với một thành phần rất nhỏ, gồm 8 Sĩ Quan trong MAAG (Military Assistance Advisory Group); nhưng mãi đến năm 1954 quân nhân Hoa-Kỳ mới trở thành cố vấn cho Hải-Quân Việt-Nam.
Tháng 12, khóa 4 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

1955

Tháng 4, ngày 21, khóa 6 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học.

Tháng 5 ngày 23, Hải-Đoàn 25 Xung Phong, do Hải-Quân Trung Úy Đinh Mạnh Hùng chỉ huy, cùng nhiều đơn vị bạn tham gia chiến dịch Đinh Tiên Hoàng. (Xin xem chi tiết ở phần Những Cuộc Hành Quân Hỗn Hợp trong Vùng Sông Ngòi)
Khóa 5 Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.
Vào thời điểm này, Hải-Quân Đại Tá Récher là vị sĩ quan Hải-Quân thâm niên hiện diện của Hải-Quân Pháp – trên bờ. Đại Tá Récher đảm nhiệm cả hai chức vụ: Phụ Tá Hải-Quân cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng và quyền chỉ huy Hải-Quân Việt-Nam.

Tháng 6 ngày 30, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu Tướng Trần Văn Đôn kiêm nhiệm chức vụ chỉ huy Hải-Quân, thay thế Đại Tá Récher.

Tháng 8 ngày 20, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ định Hải-Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân kiêm Tư-Lệnh Thủy-Quân Lục-Chiến.

Ngay khi vừa nhận chức, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê Quang Mỹ bổ nhiệm Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam vào những chức vụ then chốt, thay thế Sĩ-Quan Pháp.

Kể từ tháng này, mỗi năm Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang đào tạo khoảng 1.200 nhân sự các cấp.

Hải-Quân Việt-Nam có 4000 quân nhân, kể cả 1837 quân nhân Thủy- Quân-Lục-Chiến.

Tháng 9 ngày 15, Hải-Quân Việt-Nam bắt gặp tại khúc quanh Quatre Bras, trên sông Lòng Tàu, 4 LCVP của quân đội Bình-Xuyên – một lực lượng võ trang chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm – đang được LST 106 của Hải-Quân Pháp tiếp tế quân cụ. Chính Hải-Quân Pháp ngăn cản Hải- Quân Việt-Nam và cũng chính Hải-Quân Pháp giúp đỡ để 4 LCVP của Bình-Xuyên chạy thoát. (2)

Tháng 9 ngày 21 Hải-Quân tham gia chiến dịch Hoàng-Diệu, dưới sự chỉ huy của Đại Tá Dương Văn Minh.(Xin xem chi tiết ở phần Những Cuộc Hành Quân Hỗn Hợp trong sông ngòi)

Cuối tháng 9, sáu ứng viên được tuyển chọn để theo học khóa IV Trường Sĩ Quan Hải Quân Pháp tại Brest.

Tháng 10 ngày 23, trong cuộc trưng cầu dân ý, Cựu Hoàng Bảo Đại bị truất phế và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được bầu làm Quốc Trưởng.

Ngày 24, Chiến dịch Hoàng-Diệu kết thúc. Lực-lượng Bình-Xuyên tan rã.

Ngày 26, tại dinh Độc-Lập, tân Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, theo đó miền Nam Việt-Nam là một nước Cộng-Hòa. Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống Việt-Nam Cộng-Hòa.
Từ đây Hải-Quân Việt-Nam mang danh xưng là Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa.

Tháng 11 ngày 7, Pháp chuyển giao Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang cho Hải-Quân Việt-Nam.

Tháng 12 ngày 7, để bành trướng những hoạt động ở sông rạch, mỗi Hải-Đoàn được trang bị:

  1. 6 LCM
  2. 4 LCVP
  3. 6 Hors-Bord có vận tốc cao

Hải-Quân Việt-Nam tiếp nhận hai LSSL:

  1. HQ 225
  2. HQ 226
  3. Và 1 FS HQ 451

Thời điểm này Hải-Quân Việt-Nam có:

  1. 4.000 nhân sự, kể cả 1.837 Thủy-Quân Lục-Chiến
  2. Hải-Quân Công-Xưởng
  3. Kho đạn Thành-Tuy-Hạ

Cũng trong năm này, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa thành lập 3 Lực-Lượng chính yếu.

  • Hải-Trấn, gồm có:
  1. 4 Duyên-Khu. Bộ-Chỉ-Huy của mỗi Duyên-Khu được đặt tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng.
  2. 3 Thủy-Xưởng đặt tại Saigon, Cần-Thơ và Đà-Nẵng.
  3. Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang.
  4. Hải-Quân Công-Xưởng.
  5. Trung-Tâm Tiếp-Liệu
  • Hải-Lực, gồm có:
  1. 3 YMS: HQ 111, HQ 112 và HQ 113
  2. 2 LSSL: HQ 225 và HQ 226
  3. 4 LSM: HQ 400, HQ 401, HQ 402 và HQ 403
  4. 10 WBP
  • Giang Lực gồm 5 Hải-Đoàn.
  1. Hải-Đoàn 21 Xung-Phong hậu cứ tại Mỹ Tho
  2. Hải-Đoàn 22 Xung-Phong do Pháp thành lập và di chuyển từ miền Bắc vào. Nhưng Hải-Đoàn bày bị tan nát khi Việt-Minh và Pháp đụng trận. Những chiến đỉnh khi trao cho Hải-Quân Việt-Nam không còn bao nhiêu, cho nên Hải-Đoàn 22 Xung-Phong được sát nhập vào Hải-Đoàn 21 Xung-Phong. (3)
  3. Hải-Đoàn 23 Xung-Phong hậu cứ tại Vĩnh-Long
  4. Hải-Đoàn 25 Xung-Phong hậu cứ tại Cần Thơ
  5. Hải-Đoàn 26 Xung-Phong hậu cứ tại Long-Xuyên

Mỗi Hải-Đoàn được trang bị:

  1. 5 LCM
  2. 4 LCVP
  3. 5 Hors-Bord
  4. 5 LCU
  5. 4 YTL

Bộ-Chỉ-Huy của Hải-Trấn, Hải-Lực và Giang-Lực đều đặt tại Saigon.

Tháng 12 ngày 21, Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Lê Quang Mỹ, công bố sự hình thành của Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.

Tháng 12 ngày 29, Hải-Quân tham gia Chiến-Dịch Nguyễn-Huệ, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Dương Văn Minh – nguyên Chỉ-Huy-Trưởng Chiến-Dịch Hoàng Diệu – và Đại Tá Dương Văn Đức làm Chỉ-Huy-Phó. (Xin xem chi tiết ở phần Những Cuộc Hành Quân Hỗn Hợp Trong Sông Ngòi)

1956

Tháng 1 ngày 1, Chiến-Dịch Nguyễn-Huệ bắt đầu.

Lực-Lượng Hải-Thuyền được đề xướng nhưng chưa được phê chuẩn.
Hải-Lực nhận 5 LSIL:

  1. HQ 327
  2. HQ 328
  3. HQ 329
  4. HQ 330
  5. HQ 331
  6. 1 PC HQ 04
  7. 1 YWN HQ 9118

Khóa II Sĩ Quan Hải-Quân Brest  ra trường và trở về Việt-Nam.
Khóa 7 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang được tuyển chọn và nhập học.

Tháng 2 tối 20, quân Trung-Cộng bất ngờ đổ bộ và chiếm đóng đảo Phú-Lâm (Woody Island). Phú-Lâm thuộc nhóm đảo An-Vĩnh, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng-Sa, là nơi quân Việt-Nam trú đóng.

Trung-Cộng xây cất 11 doanh trại trên đảo Phú-Lâm.

Tháng 3 ngày 8, khóa 6 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 6 ngày 9, quân nhân Việt Pháp cùng nhân viên đài khí tượng tại đảo Hoàng-Sa báo cáo quân Trung-Cộng đổ bộ lên đảo Robert.
Hải-Quân Việt-Nam điều động ngay 4 chiến hạm sau đây, tiến về Hoàng- Sa:

  1. 1 Hộ Tống Hạm
  2. 1 Hải Vận Hạm
  3. 2 Giang Pháo Hạm

Không có đụng độ. Trung-Cộng âm thầm rút lui. (4)

Tháng 9 ngày 14, Hải-Quân Công-Xưởng được Pháp chính thức chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam.
Pháp tuyển chọn một số sinh viên Việt-Nam theo học ngành Quân-Y tại Bordeaux.

1957

Tháng 2, Hải-Quân đưa những chiến hạm và chiến đỉnh sau đây đón 2.400 Việt kiều bị chính phủ Cambodge trục xuất về Việt Nam.

  1. 1 Trợ Chiến Hạm
  2. 4 Giang Pháo Hạm
  3. 2 LCM

Tháng 4, bốn Hải Vận Hạm và 3 Giang Pháo Hạm chuyển vận 1.500 đồng bào từ Đà-Nẵng đến Cát-Lái định cư.

Tháng 5, Sĩ Quan Hải-Quân Pháp cuối cùng rời Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang, giao hoàn toàn trọng trách huấn luyện cho Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam.
Thời điểm này Hải-Quân Việt-Nam có:

  1. 3 PC
  2. 2 LSM
  3. 3 YMS
  4. 2 LSSL
  5. 5 LSIL
  6. 4 LCU
  7. 2 GC – Garde Côtière
  8. 2 Monitors
  9. 4 Commandement
  10. 53 LCM bọc thép
  11. 11 LCM loại nhẹ
  12. 36 STCAN
  13. 35 FOM
  14. 100 LCVP
  15. 15 xà lang
  16. 3 tàu dòng
  17. Nhiều MLC.

MLC là loại tiểu đỉnh có khả năng chạy trên sông và trên ruộng lup xúp nước. (Quân Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/phòng 5 xuất bản 1972, trang 356 – trích từ Hải Sử của Vũ Hữu San)(5)

Hầu hết những giang đỉnh và chiến hạm này đều do Hoa-Kỳ viện trợ cho Pháp trong thời kỳ chiến tranh Đông-Dương và Pháp giao lại cho Việt-Nam. Khi chuyển giao những chiến hạm và tiểu đỉnh đó cho Hải-Quân Việt-Nam, Hải-Quân Pháp, không hiểu nguyên do nào, đã phá hoại bằng cách bỏ cát trong dầu chạy máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu, khiến một số chiến hạm xử dụng được một thời gian ngắn rồi bị phế thải!

Hải-Quân Trung Tá Trần Văn Chơn thay thế Hải-Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ trong chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.

Tháng 7, khóa 7 Sĩ Quan Hải-Quân – Đệ-Nhất Thiên-Xứng – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

1958

Tháng 1 ngày 6, khóa 8 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang là khóa đầu tiên được chính Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam tuyển mộ và huấn luyện. Sĩ số là 50 sinh viên.

Chiến hạm và chiến đỉnh được tận dụng để chuyên chở đồng bào từ Ba-Nam về U-Minh và Cái-Sắn.

1959

Tháng 2, quân Trung-Cộng giả dạng ngư phủ, đến đánh cá gần đảo Quang-Hòa (Duncan Island). Thấy không có quân Việt-Nam trú đóng, nhóm ngư phủ Trung-Cộng chiếm đảo Quang-Hòa.

HQ 225 được lệnh đến Quang-Hòa.

Sau đó 5 chiến hạm, thuộc Hải-Quân V.N.C.H., với sự tham gia của một Đại-Đội Thủy-Quân Lục Chiến, cũng tiến về đảo Quang-Hòa.
Thủy-Quân Lục-Chiến đổ bộ lên đảo Quang-Hòa, bắt giữ 31 quân Trung- Cộng giả dạng ngư phủ.

Chính phủ Trung-Cộng phản đối dữ dội.

Việt-Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền Quốc-Gia tại đảo Quang-Hòa.

Số quân Trung-Cộng giả dạng ngư phủ bị Việt-Nam giam giữ gần 2 tháng rồi được đưa đến Hồng-Kông để trở về Hoa lục. (6)

Tháng 3, khóa 9 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với 38 khóa sinh, nhập học.

Lực-Lượng Hải-Thuyền được thành lập.

Thời gian này Giang-Lực có tổng cộng 96 giang-đỉnh, tổ chức thành 5 Hải-Đoàn.

Hải-Lực nhận 3 MSC:

  1. HQ 114
  2. HQ 115
  3. HQ 116

Tổng số chiến hạm và chiến đỉnh là 119 chiếc.

Tháng 8 ngày 6, Hải-Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền thay thế Hải-Quân Trung Tá Trần Văn Chơn giữ chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.
Nhiều Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan được gửi sang Hoa-Kỳ tu nghiệp.

Vị Sĩ Quan cao cấp đầu tiên theo học tại The Naval War College ở Newport Rhode Island là Hải-Quân Trung Tá Trần Văn Chơn.
Sĩ Quan đầu tiên tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School ở Monterey, California là Hải-Quân Đại Tá Lê Quang Mỹ.

Tháng 10, Bộ Tư Lệnh Hải Quân ban hành quy luật Hải Quân, mang tên là Hải-Quy. Hải-quy ấn định quy chế hoạt động tổng quát cho tất cả đơn vị và quân nhân Hải-Quân.

HQ 329 và nhiều chiến hạm khác được chỉ định luân phiên mỗi 2 tháng, tuần hành tại Hoàng Sa để ngăn chận sự xâm nhập của Trung Cộng.

1960

40 Sĩ Quan và 60 Hạ Sĩ Quan được gửi sang Hoa-Kỳ tu nghiệp.

Tháng 4 ngày 1, 45 tân Sĩ Quan Hải-Quân khóa 8 – Đệ-Nhất Hổ-Cáp – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 7, khóa 10 Sĩ Quan Hải-Quân Việt Nam nhập học.

Tháng 8, Hải-Quân Việt-Nam gửi một toán tình nguyện quân sang Cao- Sùng, Đài-Loan, thụ huấn về Underwater Demolition Team (UDT) để trở thành những Biệt-Hải đầu tiên của Hải-Quân. Thời gian huấn luyện là 5 tháng. Toán tình nguyện quân này gồm có:

  1. Hải-Quân: 8 người, kể cả ông Lâm Nhật Ninh
  2. Lực-Lượng-Đặc Biệt 77: 3 người
  3. Địa-Phương-Quân: 5 người

Khóa đầu tiên với 400 đoàn viên Hải-Thuyền được tuyển mộ và huấn luyện tại Đà-Nẵng, dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Trung Úy Nguyễn Văn Thông.

Tháng 11 ngày 25, một toán  LCM chuyên chở một tiểu đoàn Bộ-Binh từ Tây-Ninh đến một vị trí ven Đồng-Tháp-Mười. Khoảng 6 giờ chiều, chiếc LCM dẫn đầu – với 150 quân nhân Bộ-Binh trong lòng chiến đỉnh – bị mìn. Liền theo đó, đoàn giang đỉnh bị tấn công nặng nề. Đoàn giang đỉnh phản công dữ dội. Trước sự phản công vũ bảo của Hải-Quân, địch quân rút lui.

Tháng 12, bốn DuyênĐoàn đầu tiên được thành lập, hậu cứ đặt tại Cửa- Việt, Huế, Đà-Nẵng và Hội-An.

  • Lực-Lượng Hải-Thuyền chính thức ra đời.
  • Lực-Lượng Giang-Cảnh được thành lập với:
    1. 18 RPC
    2. 4 LCM
    3. 8 LCVP

Hải-Quân Trung Tá Chung Tấn Cang là vị Sĩ Quan thứ hai được tu nghiệp tại U.S. Naval War College.

Từ thời gian này trở về sau, mỗi năm một Sĩ Quan cao cấp Hải-Quân Việt-Nam được theo học tại U.S. Naval War College.

  • Hải-Quân nhận 1 PC HQ 6.

1961

Liên-Đội Người Nhái được thành lập.

Với sự hợp tác của Người Nhái Hoa-Kỳ, Người Nhái Hải-Quân Việt- Nam đã huấn luyện khóa Biệt-Hải đầu tiên tại Đà-Nẵng. Có 35 khóa sinh theo học.

Chương trình Military Assistance Program (MAP) chấp thuận 406 Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam sang Hoa-Kỳ du học về tất cả ngành chuyên môn của Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều Sĩ Quan được đưa ra thực tập trên những chiến hạm thuộc Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.

Thời điểm này Hải-Quân Việt-Nam có khoảng 6.000 quân, kể cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên.

Lực-Lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ loại, tuần tiễu từ Vùng I Duyên- Hải, bên này vĩ tuyến 17.

Hải-Lực nhận: 

  • 1 LSM HQ 404
  • 1 PCE HQ 7

Tổng số chiến hạm của Hải-Lực là 21 chiếc.

Chính phủ Việ-Nam Cộng-Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng-Sa thuộc tỉnh Quảng-Nam là của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Thời gian này V.N.C.H. đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng-Sa, do Pháp xây dựng, trực thuộc Ty Khí Tượng Đà-Nẵng và được một tiểu đoàn Thủy- Quân Lục-Chiến bảo vệ.

Tháng 5, khóa 9 Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam – Đệ-Nhất Nhân-Mã – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 7 ngày 14, chiến dịch Đồng Tiến được tổ chức tại Kiến-Phong thuộc quận Mỹ-An. Khu vực này – phía Bắc tiếp xúc với kinh Đồng-Tiến, phía Nam với kinh Tháp-Mười, phía Đông với kinh Tư-Mới, về hướng Đông của sông Cửu-Long – là một cứ điểm quan trọng của Việt-Cộng.

Đơn vị Hải-Quân và vài đơn vị Pháo-Binh, Lục-Quân chiếm giữ các yếu điểm dọc theo kinh Tháp-Mười, kinh Tư-Mới và bắt đầu tấn công doanh trại của địch.

Một đơn vị khác của Hải-Quân đổ bộ một Tiểu-Đoàn Nhảy-Dù dọc theo kinh Đồng-Tiến.

Mờ sáng, Lục-Quân tiến về phía Nam, tới làng Mỹ-Quý.

Khi phát hiện là doanh trại bị bao vây, Tiểu-Đoàn 52 và một Đại-Đội của Tiểu Đoàn 504 Việt Cộng tháo chạy về hướng Bắc, liền bị Tiểu-Đoàn Nhảy- Dù đánh tan. Nhiều cán binh Việt-Cộng vị bắt và nhiều vũ khí bị tịch thu. (7)

Tháng 9 ngày 1, khóa 11 Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam, gồm 81 sinh viên, nhập học.

1962

Tháng 2, Bộ-Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Phòng được thành lập và trực thuộc Bộ-Tư-Lệnh Địa-Phương-Quân. Hải-Quân Trung Tá Trần Văn Chơn là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên.
Lực-Lượng Hải-Thuyền bành trướng với:

  • 800 Đoàn Viên
  • 28 Duyên-Đoàn
  • 61 ghe chủ-lực
  • 200 ghe di-cư
  • 320 ghe buồm
  • 23 ghe chủ-lực đang đóng.

Ghe chủ-lực chạy bằng dầu cặn, máy 225 mã lực.

Tháng 6, Lực-Lượng Giang-Phòng nhận 145 LCVP để trang bị cho 24 Đại-Đội Tuần-Giang.

Tháng 7 ngày 14, khóa 10 Sĩ Quan Hải-Quân – Đệ-Nhất Nam-Dương – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 8, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển chọn gấp đôi số sinh viên – từ 50 sinh viên cho mỗi khóa tăng lên 100 sinh viên – và thời gian thụ huấn được rút ngắn còn 18 tháng, thay vì hai năm như những khóa trước.
Khóa 12 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với 103 sinh viên ngành chỉ huy, nhập học.

Tháng 10, sáu mươi hai Người Nhái tốt nghiệp, do sự huấn luyện của U.S. Navy SEALs (Sea, Air, and Land Forces).

  • Hải-Đoàn 22 Xung-Phong được thành lập với 19 chiến đỉnh và hơn 200 đoàn viên.
  • Hải-Lực tiếp nhận:
  • 2 PCE: HQ 8 và HQ 9
  • 1 LSM HQ 405
  • 2 LST: HQ 500 và HQ 501

1963

Hải-Quân, với sự phối hợp của Thủy-Quân Lục-Chiến, đã tổ chức một cuộc hành quân quy mô, mang tên là Chiến-Dịch Sóng Tình Thương. (Xin mời xem chi tiết ở phần Những Cuộc Hành Quân  Hỗn Hợp tại Vùng Sông Ngòi)

Tháng 1 ngày 3, Chiến-Dịch Sóng Tình Thương bắt đầu, với mục đích tái chiếm và bình định khu vực Năm-Căn.

Tháng 4 ngày 14, khóa 11 Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam –  Đệ-Nhất Bảo-Bình – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Năm Thủy-Xưởng được thành lập tại các Duyên-Khu.
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Thuyền tại Phú-Quốc được dời về Cam-Ranh.
Khóa I Người Nhái được khai giảng tại Nha-Trang. Có 41 khóa sinh theo học.

Tháng 5, khóa 13 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với sĩ số 115 sinh viên, nhập học.

Ngoài số sinh viên được tuyển chọn, khóa 13 Sĩ Quan Hải-Quân còn có 7 Sĩ Quan đã tốt nghiệp khóa 16 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt, ngày 22 tháng 12 năm 1962, cũng được thụ huấn.

Được chương trình MAP chấp thuận, Hoa Kỳ chuyển giao cho Hải Lực:

  • 10 PGM: Từ HQ 600 đến HQ 609.
  • 1 LST HQ 502.
  • 1 YOG HQ 471.
  • 12 MLM: Từ HQ 150 đến HQ 161.
  • 2 MSF.

Nguyên thủy của Hải-Quân Hoa-Kỳ là MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter. Về sau hai Tuần-Duyên-Hạm này được biến cải thành hai Hộ-Tống-Hạm.

Giang-Lực nhận:

  • 24 Monitors.
  • một số LCVP.

Thời điểm này Hải-Quân có hơn 6.000 quân các cấp. Lực-Lượng Hải-Thuyền có 66 Sĩ Quan (Sĩ Quan Hải-Quân), 375 Hạ Sĩ Quan và 3.359 Đoàn Viên và 208 giang đỉnh đủ loại.

Lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng, Hải-Quân chấp nhận 15 Thiếu-Úy hiện dịch vừa tốt nghiệp khóa 16 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt theo học khóa 13 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân để trở thành những Sĩ Quan Hải-Quân hiện dịch. (8)

Tháng 11 ngày 1, một biến cố trọng đại đã xảy ra cho Hải-Quân: Tư- Lệnh Hải-Quân, Hải-Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, bị thuộc cấp hạ sát; vì Ông không ủng hộ cuộc đảo chánh!

Hải-Quân Đại Tá Chung Tấn Cang được chỉ định giữ chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.

1964

Lực-Lượng Hải-Tuần được thành lâp, trực thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên- Hải. Một Trung Úy Hải-Quân và hầu hết nhân viên thuộc Biệt-Hải được biệt phái Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.

Tháng  1, Hải-Quân có 6.467 Sĩ Quan.

Tháng 2 ngày 22, hai PT đầu tiên đến Đà-Nẵng, đặt dưới quyền xử dụng của Lực-Lượng Hải-Tuần, thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.

Tháng 3, khóa 12 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhất Song-Ngư – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.
Hải-Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà – người Hùng trong trận Hải-Chiến Hoàng-Sa năm 1974 – xuất thân khóa này.

Tháng 4, khóa 14 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với 100 sinh viên, nhập học.

Tháng 6, danh xưng Bộ Chỉ Huy Lực-Lượng Giang-Phòng được đổi thành Bộ Chỉ Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang và trực thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải- Quân.

Tháng 7 ngày 31, cảm tử quân Biệt-Hải, thuộc Sở Phòng-vệ Duyên-Hải, với lối đánh thần tốc, đã đổ bộ và tấn công các đơn vị của Cộng-Sản Bắc- Việt tại đảo Hòn-Ngự và đảo Hòn-Mé. Cảm tử quân Biệt-Hải đã phá hủy một đài radar của Bắc-Việt tại Hòn-Mé. Một toán Biệt-Hải khác đã tấn kích đài tiếp vận truyền tin tại Hòn-Ngự. Hòn-Ngự thuộc tỉnh Nghệ-An, cách Bến-Hải khoảng 185 km.

Tháng 8 ngày 3, một toán cảm tử quân Biệt-Hải tấn công đài radar chính của Cộng-Quân tại mũi SơnVinh và trạm an ninh của Cộng-Quân gần Mũi- Rọn. (9)

Tháng 11, khóa 15 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học.

Trung-Tâm Huấn-Luyện Kỹ-Thuật Hải-Quân (Engineering School) ở Saigon được dời ra Cam-Ranh. Từ đó, Thủy-Quân Lục-Chiến tuần tự chuyển nhượng Căn-Cứ Cam-Ranh cho Hải-Quân.

Hải-Lực tiếp nhận:

  • 2 PGM: HQ 610 và HQ 611
  • 2 PCE: HQ 10 và HQ 11
  • Tổng số chiến hạm là 44 chiếc

Ghe buồm của Lực-Lượng Hải-Thuyền được từ từ thay thế bằng ghe xi măng Yabuta (Ferro ciment, đóng tại Hải-Quân Công-Xưởng).
Thời điểm này Giang Lực lớn mạnh với 7 Hải-Đoàn; mỗi Hải-Đoàn có 19 giang đỉnh.

Cũng trong năm này, nhiều Căn-Cứ lớn được thành lập tại những hải cảng quan trọng như Cam-Ranh, Đà-Nẵng, Phú-Quốc.

Từ thời điểm này trở về sau, Hải-Quân V.N.C.H. và Hải-Quân Trung- Cộng chạm súng liên tục trong hải phận Hoàng-Sa, nhưng không có thương vong.

Việt Nam Cộng Hòa thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa. (10)

Tháng 12, khóa 13 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Dương-Cưu – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy. Riêng 7 sĩ quan xuất than từ Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt sẽ được thăng cấp bậc Trung Úy hiện dịch vào đầu năm 1965.

1965

Tháng 2 ngày 19, một chiếc tàu Trung-Cộng ngụy trang bằng nhiều cây lá trên boong tàu, bên trong chở đầy vũ khí, bí mật xâm nhập vịnh Vũng-Rô.

Được mật báo, Chỉ Huy Trưởng Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải, Hải-Quân Thiếu Tá Hồ Văn Kỳ Thoại, điều động cuộc tấn công hỗn hợp vào sào huyệt của Việt-Cộng tại Vũng-Rô.

Trận chiến Vũng-Rô kết thúc vào ngày 24 tháng 2 với rất nhiều chiến lợi phẩm. (Xin mời xem chi tiết ở phần Những Cuộc Hành Quân  Hỗn Hợp dọc miền Duyên-Hải)

Khóa II Người Nhái được khai giảng tại Nha-Trang. Có 48 khóa sinh theo học.

Tháng 4 ngày 26, Hải-Quân Đại Tá Trần Văn Phấn thay thế Hải-Quân Đại Tá Chung Tấn Cang ở chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.

Tháng 7, Lực-Lượng Hải-Thuyền được sát nhập vào Hải-Quân với 4.000 nhân viên, 389 ghe chủ-lực, 95 ghe buồm; được chia thành 28 Duyên-Đoàn, đóng rải rác tại 22 Căn-Cứ Hải-Quân:

  • Duyên Đoàn 11 tại Vùng I Duyên-Hải
  • Duyên Đoàn 12 tại Vùng I Duyên-Hải
  • Duyên Đoàn 13 đồn trú tại Thuận-An
  • Duyên Đoàn 14 tại Vùng I Duyên Hải
  • Duyên Đoàn 15 đồn trú tại Chu-Lai
  • Duyên Đoàn 16 đồn trú tại Quảng-Ngãi
  • Duyên Đoàn 21 đóng tại Tam-Quan
  • Duyên Đoàn 22 đóng tại Poulo Gambir
  • Duyên Đoàn 23 đóng tại Sông-Cầu
  • Duyên Đoàn 24 đóng tại Tuy-Hòa
  • Duyên Đoàn 25 đóng tại Hòn-Khói
  • Duyên Đoàn 26 đóng tại Bình-Ba – Cam-Ranh
  • Duyên Đoàn 27 đóng tại Phan-Rang
  • Duyên Đoàn 28 đoáng tại Phan-Thiết
  • Duyên Đoàn 31 đóng tại Hàm-Tân
  • Duyên Đoàn 32 đồn trú tại Bến-Đình
  • Duyên Đoàn 33 đồn trù tại Rạch-Dừa
  • Duyên Đoàn 34 đồn trú tại Bến-Tre
  • Duyên Đoàn 35 đồn trú tại Trà-Vinh
  • Duyên Đoàn 36 đòn trú tại Long-Phú
  • Duyên Đoàn 37 đồn trú tại Tiệm-Tôn
  • Duyên Đoàn 41 đồn trú tại Poulo Obi
  • Duyên Đoàn 42 đồn trú tại Hòn Nam-Du
  • Duyên Đoàn 43 đồn Trú tại Cửa Sông Ông-Đốc
  • Duyên Đoàn 44 đồn trú tại Kiên-An
  • Duyên Đoàn 45 đồn trú tại Bắc-Đảo, Phú-Quốc
  • Duyên Đoàn 46 đòn trú tại An-Thới
  • Duyên Đoàn 47 đồn trú tại An-Thới

Mỗi Duyên-Đoàn trang bị:

  • 3 ghe chủ-lực
  • 3 ghe di-cư
  • 16 ghe chèo

Về sau, tất cả loại ghe Hải-Thuyền được thay thế bằng Yabuta.
Hải-Lực tiếp nhận:

  • 3 LSSL: HQ 228, HQ 229 và HQ 230
  • 2 PC: HQ 05 và HQ 02
  • 1 LSM HQ 406

Lúc này Hải-Lực có 2.000 quân, kể cả Sĩ Quan và Đoàn Viên.

Nhiều LSIL và LSSL tuần tiễu trên sông Mékong. Một trong những LSIL và LSSL này được biệt phái cho Đặc-Khu Rừng-Sát. Ba LST và vài LSM được xử dụng để chuyên chở quân dụng.

Một LSM được chỉnh trang thành bệnh viện hạm với đầy đủ dụng cụ y khoa.

Quân số Hải-Quân tổng cộng là 13.000, kể cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên.

Danh từ Hải-Đoàn được thay bằng Giang-Đoàn Xung-Phong (River Assault Group). Sáu trong bảy Giang-Đoàn Xung-Phong được trang bị:

  • 1 Commandement
  •  Monitor
  • 5 LCM
  • 6 LCVP
  • 6 Fom

Riêng Giang-Đoàn 27 Xung-Phong được trang bị:

  • 1 Commandement
  • 1 Monitor
  • 6 LCM
  • 10 RPC

Mỗi Giang-Đoàn có 150 nhân sự, gồm Sĩ Quan, Hạ Sĩ quan và Đoàn Viên.

Bảy Sĩ Quan được sang Hoa-Kỳ theo học tại The Naval Postgraduate School.

Tháng 12,  khóa 14 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Kim-ngưu – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Cũng trong năm này, theo chương trình viện trợ cho Hải-Quân ViệtNam, Hoa-Kỳ đã cho tu bổ, nới rộng cơ sở huấn luyện cho phù hợp với nhu cầu.

Hãng thầu xây cất Hoa Kỳ RMK nới rộng Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang về cả hai phía. Phía trái được xây thêm 4 dãy nhà song song, có thể làm chỗ ở cho khoảng 300 Hạ Sĩ Quan khóa sinh và Đoàn Viên. Phía phải được xây thêm 4 dãy nhà và một phạn xá, có thể làm chỗ ở cho khoảng 400 sinh viên Sĩ Quan.

Những dãy nhà cũ được tân trang. Giảng đường và lớp học được thiết trí rộng rãi và tiện nghi. Đường sá và Thao Diễn Trường được tráng nhựa.

Thời điểm này Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân có một thư viện và 4 câu lạc bộ, dành cho Sĩ Quan, sinh viên Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên khóa sinh Chuyện Nghiệp.

1966

Tháng 1, khóa 16, với  sĩ số 134, sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học.

Bộ Chỉ Huy Hải-lực được cải danh thành Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội.

Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội tiếp nhận:

  • 1 EPCER HQ 12
  • 1 LSSL HQ 231
  • 4 PGM: HQ 612, HQ 613, HQ 614 và HQ 615

Tháng 7, khóa 15 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Song-Ngư – ra trường, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 8, khóa 17 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với sĩ số 136 khóa sinh, nhập học.

Tháng 9, Trung Tướng Cao Văn Viên tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Tư- Lệnh Hải-Quân.

Tháng 10 ngày 31, Hải-Quân Đại Tá Trần Văn Chơn đáo nhận chức vụ Tư-Lệnh Hải0Quân.

Hai Sĩ Quan được theo học tại The Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.

Cuối năm, Giang-Đoàn 51 và Giang-Đoàn 52 Tuần-Thám được chuyển giao cho Hải-Quân V.N.C.H. tại Căn-Cứ Cát-Lái.

1967

Tháng 7 ngày 2, Người Nhái Hải-Quân phối hợp với Hải-Quân Hoa-Kỳ tấn công chớp nhoáng vào mật khu Hòn-Hèo gần núi Bình Nhơn, thuộc Nha-Trang Khánh-Hòa. Trong trận đột kích này Người Nhái hạ 2 cán bộ cấp huyện ủy, bắt sống nhiều tên khác và tịch thu được nhiều tài liệu quan trọng. Nhờ số tài liệu mật này, cơ quan an ninh đã phá vỡ nhiều cơ sở nằm vùng của VC tại Nhatrang. (11)

Ngày 15, một tàu chuyên chở vũ khí của Cộng-Sản Bắc-Việt bị chiến hạm Hải-Quân chận lại tại cửa Sa-Kỳ. Khi bị Hải-Quân khám xét, nhân viên trên chiếc tàu xâm nhập đã khai hỏa. Hải-Quân bắn cháy chiếc tàu của Cộng- Sản Bắc-Việt.

Khóa 16 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Bắc-Giải – mãn khóa, mang cập bậc Thiếu Úy.

Tháng 8 ngày 7, Duyên-Đoàn 16 đóng tại Quảng-Ngãi bị 2 tiểu đoàn Việt-Cộng đồng loạt tấn công. Chỉ Huy Trưởng Duyên-Đoàn 16, Hải-Quân Trung Úy Nguyễn Ngọc Thông, bị tử trận. Hậu cứ của Duyên-Đoàn 16 bị Việt-Cộng tràn ngập.

Chiến hạm và chiến đỉnh cùng vài đơn vị bạn phản công. Việt-Cộng rút lui sau vài giờ giao tranh. ( 12)

Tháng 9, khóa 18 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với sĩ số 100 khóa sinh, nhập học.

Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa – với nhân số gần 9.000 Sĩ Quan, 27.000 Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên – là một Lực-Lượng Hải-Quân lớn vào hàng thứ 14 trên toàn thế giới.

Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội tiếp nhận 4 PGM:

  • HQ 616
  • HQ 617
  • HQ 618
  • HQ 619

1968

Tháng 2, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang trở thành Trung-Tâm Huấn-Luyện Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang. Trung-Tâm Huấn- Luyện Cam-Ranh đào tạo Thủy Thủ và Hạ Sĩ Quan. Trung-Tâm Huấn- Luyện Bổ-Túc Saigon trao dồi thêm về kỹ thuật và kiến thức chuyên môn.

Khóa III Người Nhái được huấn luyện tại Vũng-Tàu. Có 45 khóa sinh theo học.

Kể từ khóa IV, khóa V và khóa VI, khóa sinh được huấn luyện tại Cam- Ranh.

Trong thời gian này, Hoa-Kỳ chấp thuận Sĩ Quan và nhân viên Hải-Quân Việt-Nam đến Mỹ và Phi Luật Tân để thụ huấn về các khóa:

- Trục vớt (Salvage) chuyên vớt tàu chìm

- E.O.D. (Explosive Ordinance Disposal) chuyên tháo gỡ chất nổ, bảo vệ chiến hạm khi chiến hạm đậu hoặc neo trong sông rạch, hải cảng và chống Người Nhái Việt Cộng đặt mìn phá hoại.

- U.D.T. (Under Water Demolition Team) chuyên phá vỡ chướng ngại vật dọc bờ biển và hải cảng cũng như đặt mìn phà tàu địch. (13)

Tháng 3, Giang-Lực được chuyển nhượng:

  • 10 LCM
  • 3 monitor
  • 1 Commandement

Tháng 6, Giang-Lực nhận nhiều PBR theo tinh thần viện trợ của chương trình M.A.P.

Tháng 8, khóa 17 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Hải-Sư – mãn khóa, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 10, khóa 19 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với sĩ số 272, nhập học; nhưng phải đến ngày 19 tháng 2 năm 1969 khóa 19 mới chính thức khai giảng.

Tháng 11, chương trình “Việt-Nam hóa chiến tranh” (ACTOV – Accelerated Turnover to the Vietnamese) chuyển nhượng 500 chiến hạm và chiến đỉnh đủ loại. Nhiều Tiền-Doanh Yểm-Trợ cũng được bàn giao cho Hải-Quân Việt-Nam.
Một Sĩ Quan được sang Hoa-Kỳ tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School.

1969

Ba Lực-Lượng tác chiến Sông-Ngòi được thành lập:

  • Lực-Lượng Tuần-Thám.
  • Lực-Lượng Thủy-Bộ.
  • Lực-Lượng Trung-Ương

     Hải-Lực được chuyển nhượng:

  • 1 LST HQ 503.
  • 8 WPB: Từ HQ 700 đến HQ 707.

Liên-Đội Người Nhái đổi danh hiệu là Liên-Đoàn Người Nhái.

Tháng 7, khoảng 425 PBR được Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam trong một buổi lễ rất trang trọng, trước Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, dưới sự chủ tọa của Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam và Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, cùng nhiều Sĩ Quan cao cấp Việt Mỹ.

Tháng 7 ngày 14, khóa 18 Sĩ Quan Hải-Quân - Đệ Nhị Xử Nữ - mãn khóa, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 8 ngày 17, khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân, với sĩ số 270 sinh viên nhập học.

Tháng 8 ngày 20, Hải-Quân V.N.C.H khánh thành tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công trường Mê-Linh, bến Bạch-Đằng. Tượng do Họa Sĩ Phạm-Thông thực hiện.

Cũng trong năm này, một phái đoàn gồm Hải-Quân Trung Tá Khương Hữu Bá, Hải-Quân Trung Tá Bùi Hữu Thư, Hải-Quân Thiếu Tá Hà Ngọc Lương được gửi sang thăm viếng các quân trường Hoa-Kỳ. Ba vị Sĩ Quan cao cấp này rất quan tâm đến trường OCS (Officer Candidate School) tại New Port, Rhode Island.

Khi về lại Việt-Nam, phái đoàn soạn thảo chương trình huấn luyện Sĩ Quan cho Hải-Quân Việt-Nam tại trường OCS Hoa-Kỳ. (Xin xem phần chi tiết về trường OCS trong phần Những Quân Trường Hải Quân Ngoại Quốc mà Hải Quân Việt-Nam theo học)

1970

Tháng 2 ngày 21,  khóa 19 Sĩ Quan Hải-Quân – Đệ-Nhị Thiên-Xứng – mãn khóa, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Sau một năm huấn luyện thực tập, những Sĩ Quan này sẽ thăng cấp Thiếu Úy.

Khóa Sĩ Quan OCS đầu tiên tại Việt-Nam được khai giảng.  Sau đó, mỗi khóa được khai giản cách nhau 6 tuần lễ.

Tháng 3 ngày 4, khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân, với sĩ số 269 sinh viên, nhập học.

Tháng 5 ngày 9, Hải-Quân – với 140 chiến hạm và chiến đỉnh – bất ngờ và ồ ạt tiến qua  Neak Luong để kiểm soát thủy lộ Tân-Châu/Nam-Vang và chuyên chở khoảng 80 ngàn Việt kiều từ Cao-Miên hồi hương.

Tháng 6 ngày 19, Tư0-Lệnh Hải-Quân Trần Văn Chơn được thăng cấp Đề Đốc.

Tháng 7, Bộ-Tư-Lệnh Hành-Quân Lưu-Động-Sông được thành lập để chỉ huy các lực lượng trong sông.

Những chiến hạm sau đây được Hoa-Kỳ chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam:

  • 1 MSF HQ 13
  • 2 YOG: HQ 473 và HQ 474
  • 3 LST: HQ 504, HQ 505, HQ 800
  • 1 PCER HQ 14
  • 18 WPB: Từ HQ 708 đến HQ 725

Cũng theo chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, ACTOV, Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam 242 chiến đỉnh.

Tháng 8 ngày 17, khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Hổ- Cáp – ra trường, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Sau một năm thực tập những Sĩ Quan này sẽ được thăng Thiếu Úy.

Tháng 9, khóa 22 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang nhập học; gồm 124 sinh viên ngành chỉ huy và 124 sinh viên ngành cơ khí.

Một Sĩ Quan được sang Hoa-Kỳ, theo học tại The Naval Postgraduate School.

1971

Tháng 3 ngày 20, khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Nhân-Mã – mãn khóa, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Sau một năm huấn luyện thực tập, những Sĩ Quan này sẽ được thăng Thiếu Úy.

Thủ khoa khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân là Hải-Quân Chuẩn Úy Phạm Đức Lai.

Hải-Quân Việt-Nam tiếp nhận từ Hải-Quân Hoa-Kỳ:

  • 2 DER: HQ 1 và HQ 4
  • 4 WHEC: HQ 2, HQ 3, HQ 5 và HQ 6
  • 2 LST loại lớn: HQ 801 và HQ 802

Tháng 4 ngày 14, khóa 23 Sĩ Quan Hải-Quân khai giảng, với  140 sinh viên ngành chỉ huy và 140 ngành cơ khí.

Tháng 9 ngày 11, khóa 22 Sĩ Quan Hải Quân – Đệ-Nhị Nam-Dương – ra trường, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Sau một năm huấn luyện thực tập những sĩ quan này sẽ được thăng cấp Thiếu Úy.

Thủ khoa ngành chỉ huy khóa 22 là Hải-Quân Chuẩn Úy Nguyễn Tấn Khải.

Tháng 9 ngày 28, khóa 24 Sĩ Quan, với sĩ số 279 khóa sinh, nhập học.

Một Sĩ Quan theo học tại The Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.

1972

Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam:

  • 3 WHEC: HQ 15, HQ 16 và HQ 17
  • 1 YOG HQ 475
  • Và hầu hết những Căn-Cứ của Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam

Tháng 4 ngày 15, khóa 23 Sĩ Quan Hải-Quân – Đệ-Nhị Bảo-Bình – ra trường, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Sau một năm huấn luyện thực tập, những sĩ quan này sẽ được thăng cấp Thiếu Úy.

Tháng 11 ngày 15, khóa 25 sinh viên sĩ quan Hải Quân Nha Trang, với sĩ số 186 khóa sinh,  nhập học.

Bốn Sĩ Quan được gửi sang tu nghiệp tại U.S. Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.

Năm này, quân số Người Nhái tăng đến 600 người.

1973

Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân tiếp nhận 30 sinh viên Sĩ Quan Đà-Lạt thuộc khóa 24 và khóa 25 để giảng dạy lý thuyết trong 3 tháng. Sau khi tốt nghiệp, những Sĩ Quan này sẽ phục vụ trong quân chủng Hải-Quân, ngành hiện dịch.

Tháng 8, khóa 26 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, với sĩ số 182 khóa sinh,  nhập học.

Tháng 9 ngày 1, khóa 24 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – Đệ-Nhị Song- Ngư – mãn khóa, mang cấp bậc Thiếu Úy.
Sáu Sĩ Quan được sang Hoa-Kỳ tu nghiệp tại U.S. Naval Postgraduate School.

1974

Tháng 1, Hải-Quân V.N.C.H. chống Hải-Quân Trung-Cộng để dành chủ quyền Hoàng-Sa. (Xin xem chi tiết ở mục Hải Chiến Hoàng-Sa)

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải được thành lập và được đặt tại Năm Căn.

Giải tán Bộ-Tư-Lệnh Duyên-Phòng.

Tất cả Hải-Đội Duyên-Phòng được sát nhập vào các Vùng Duyên-Hải.

Tháng 3, tất cả Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tại Vùng 4 Sông-Ngòi được gom thành Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21. Tư-Lệnh Vùng 4 Sông-Ngòi kiêm nhiệm chức vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm, yểm trợ cho Quân Đoàn 4.
Sau khi Hạm-Đội Đặc Nhiệm 21 được hình thành, Bộ-Tư-Lệnh Hành- Quân Lưu-Động-Sông được di chuyển về Bộ-Tư-Lệnh HảiQuân Saigon. (14)

Tháng 9 ngày 3, khóa 25 Sĩ Quan Hải-Quân – Đệ-Tam Dương-Cưu – mãn khóa, mang cấp bậc Thiếu Úy.

Tháng 10, sinh viên khóa 26 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang thi xong giai đoạn I, mang cấp bậc Chuẩn Úy. Khóa 26 – Đệ-Tam Kim-Ngưu – được dự trù sẽ mãn khóa vào tháng 8 năm 1975, nhưng không thành!!

Năm Sĩ Quan được tu nghiệp tại U.S. Naval Postgraduate School.

1975

Mười chín Sĩ Quan tu nghiệp tại U.S. Naval Postgraduate School.

Một Sĩ Quan cao cấp Hải-Quân tu nghiệp tại The Naval War College.

Những Sĩ Quan này bị kẹt lại Hoa-Kỳ khi miền Nam Việt-Nam thất thủ.

Thời gian này Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có:

  • 5 Vùng Duyên-Hải
  • 2 Vùng Sông-Ngòi
  • Hạm-Đội với 83 chiến hạm đủ loại
  • 650 Sĩ Quan
  • 7.000 Đoàn Viên
  • Mỗi chiến hạm có một Sĩ Quan cơ khí
  • Lực-Lượng Duyên-Phòng 213 thuộc Hành-Quân Lưu-Động-Biển
  • 28 Duyên-Đoàn
  • Bốn Lực-Lượng Đặc-Nhiệm thuộc Hành-Quân Lưu-Động-Sông, gồm có:
  • Lực-Lượng Thủy-Bộ (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211).
  • Lực-Lượng Tuần-Thám (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212).
  • Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214).
  • Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99 – được thành lập cấp tốc vào tháng 4-1975
  • Liên-Đoàn Tuần-Giang
  • 20 Giang-Đoàn Xung-Phong
  • 3 Trung-Tâm Huấn-Luyện
  • Hải-Quân Công-Xưởng tại Saigon và vài Thủy-Xưởng khác.
  • Nhiều Căn-Cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ rải rác khắp 5 Vùng Duyên-Hải và 2 Vùng Sông-Ngòi
  • Bệnh-Xá Bạch-Đằng với tòa nhà hai tầng đồ sộ, trang bị đầy đủ dụng cụ y-khoa, tọa lạc đối diện Hải-Quân Công-Xưởng

Thời điểm này quân số Hải-Quân lên đến hơn 40.000.(2)

    • Trích từ "Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4" Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972/Lược Sử Hải-QuânVNCH của Vũ Hữu San.
    • Sự trưởng thành của Hải-Quân V.N.C.H. từ năm 1950 đến 1975 được trích từ Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ Linh.
    • Những chi tiết 3,4,5,6,7,8,9,12,14 được trích từ Lược Sử Hải-Quân V.N.C.H. của Vũ-Hữ-San.
    • 10 từ Wikipedia.
    • 13 từ bài viết của Người Nhái Lê-Quán

Bản quyền bài biên khảo Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà thuộc về nhà văn Điệp-Mỹ-Linh (Tưởng-niệm quốc hận lần thứ 38, 2013)

 

Điệp-Mỹ-Linh @ Trúc Lâm Yên Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site