lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

Hòn Đá

Mặt nước yên phẳng của dòng sông khiến tôi nhớ lại mặt ao hồ khá rộng trên đường từ trường về nhà, của thời còn niên thiếu. Nhớ lại mặt ao hồ đồng thời khiến tôi nhớ lại thú phá phách hồi còn nhỏ. Nhưng, y nghĩ thoáng qua đó bị khựng lại vì xe không chạy thẳng mà quẹo phải, vào thị trấn nhỏ; thị trấn Long An.

Tôi chợt nhớ đến dự định của anh bạn già đôi ba hôm trước đay. Anh ấy nói rằng, trong chuyến về quê của anh ấy lần này, khi trở lại thành phố, cả toán sẽ ghé đến nhà của một nhạc sĩ...và anh ta sẽ là người trực tiếp vào thăm gia đình người nhạc sĩ tài ba –và can đảm–. Chúng tôi ngồi trong xe, chờ anh ta thực hiện việc làm đó.

– "Tụi mày đứng yên...để tao cho nó một cục đá". Anh bạn to con nhất trong đám hùng dũng la lớn.

Anh chàng vừa tìm một cục đá to nhất và cười cười khá to tiếng như để dằn nỗi lo sợ của đám bạn. Bên kia bờ hồ, một vật gì khá lớn, nổi trên mặt nước, có hình dạng như cái đầu của một con rắn.

Cục đá rớt quá giữa hồ, tạo nên tiếng "ùm" và hình thù như cái đầu rắn biến mất. Đám bạn la ó vang trời...phần như tán thưởng cách giải quyết vấn đề của anh bạn to con, phần như muốn xóa tan nỗi sợ còn vương vấn trong lòng.

– "Tụi công an này gớm lắm!...Lần trước, chúng thả Việt Khang về...nhưng canh chừng quanh nhà 8 (10) tên". Người tài xế ngồi phía trước nói.

– Công an được trả lương để chỉ làm một việc như vầy thôi mà!....

– "Không chừng anh chàng xe ôm phía trước đang theo dõi xe chúng ta. Lát nữa, nếu nó đi theo phía sau xe thì đích thực là nó rồi....". Người khác thêm vào.

– Mấy anh chàng đang ngồi nhâm nha cà phê ở quán bên hông xe hình như có vẻ ngó chừng theo chúng ta đấy.

– Màng lưới công an của chúng xem như dầy đặc, có mặt khắp mọi nơi.

– Ngân sách dành cho Bộ Công an của chúng không thua gì ngân sách dành cho quốc phòng. Công an là cánh tay mặt của nhà nước mà !...

– Ở xứ người ta, ngân sách dành cho giáo dục cao hơn an ninh, quốc phòng. Trừ khi có dấu hiệu sắp có chiến tranh, ngân sách bộ này mới được ưu tiên.

Mấy ông uống cà phê, nếu có để mắt theo dõi cũng là chuyện đương nhiên. Đoạn đường Nguyễn Văn Nguyễn này cắt ngang đường chính, con đường chạy dọc theo bờ sông, không đông người qua lại, dù là ngày Chủ nhật. Hơn nữa, anh "to con" kia, người bạn trong nhóm chúng tôi, không biết hẻm nào dẫn vào nhà Việt Khang, nên cứ đảo đi đảo lại hai ngõ hẻm bên kia đường.

Nhớ lại lần anh bạn "to con" khi trước, quăng cục đá to tướng, tôi không khỏi phì cười. Anh ấy có nhiệt tình, nhưng sức người có hạn. Do đó, hòn đá chỉ vượt quá phân nữa cái hồ đó rồi rơi xuống. Tuy nhiên, thấy đầu con rắn biến mất, anh ấy tưởng việc mình làm đã thành công như mong muốn.

Anh em ngồi trong xe hơi sốt ruột. Có người cho rằng, chắc anh ta đã gặp được gia đình Việt Khang và đang thăm hỏi gì đó. Một anh khác, giòng giõi hoàng gia triều Nguyễn cuối cùng, hăng hái nhờ người tài xế đặt cái dĩa Asia trở lại trong hộp máy. Hôm qua, anh ta đã nhờ thử, nhưng đĩa chỉ chạy trong chốc lát rồi ngưng. Giọng anh ta sôi nổi khi nói về nội dung của cái đĩa này làm mọi người bị lây nhiễm, dù rằng, chưa nghe được cái đĩa ấy một cách chi tiết. Không có "đồng chí" đi cùng, nên cảm hứng anh ta chưa được vặn lên hết cỡ!...Anh "đồng chí" muốn nói ở đây là một người bạn khác trong nhóm, một buổi tối ở nhà, khi mở băng nhạc của Asia, tựa đề "Anh là ai" và "Triệu con tim, triệu tiếng nói", anh ấy đã bật khóc.

Sau này, khi nhắc lại câu chuyện ném đá đuổi rắn, ai nấy đều cười...nhưng cũng cho đó là một kinh nghiệm hay. Anh chàng "to con" có vẻ đắc chí, nhưng không lâu sau, cái đầu ấy nổi lên trở lại....và dường như tiến đến gần hơn, về phía chúng tôi. Không ai bảo ai, mọi người đều kiếm ra một viên gạch. Nhưng, có tiếng góp y, cho rằng, nên kiếm những miếng đá có bề mặt phẳng lớn, để có thể ném xa hơn, hướng về phía cái đầu rắn đó. Lần này, không phải chỉ là những tiếng động đánh "ùm" xuống lòng nước của ao, mà còn là những phi đạn bay veo véo...bao xung quanh cái đầu đó. Cái đầu biến mất rất lâu trước khi chúng tôi không báo trước, cùng nhau hè ù chạy khỏi nơi đấy.

Không phải anh chàng "to con" ngày xưa, anh chàng "to con" trong nhóm lần này, đã rời khỏi đầu ngõ, tiến về phía xe chúng tôi. Cái áo sơ mi màu bên trong bị chìm hẳn bởi cái áo khoác ngoài, có hình vẽ rằn ri, như áo những biệt kích của quân lực VNCH khi xưa. Cái nón cũng rằn ri không kém. Trước năm 1975, anh ta cũng đội kiểu nón ấy, nhưng màu nón toàn màu vàng; như nón của những anh lính đi theo đoàn viễn chinh, tạo thành thuộc địa của nước Bỉ, tại các quốc gia ở Phi Châu. Cái màu vàng rực rỡ của thời nằm trong Ban trí Vận thuộc Thành đoàn trước năm 1975, đã tạo nên dáng dấp một giáo sư Vật lý ngang tàng; một ông trí thức có trái tim, vì đã yêu chủ nghĩa CS ở tuổi 30(40). Nhưng cái màu vàng đó đã bị anh ta ném đi sau năm 75, khi lý trí đã được đặt ở trên đầu.

– Tội nghiệp quá !...Vợ Việt Khang đã đưa đứa con bị bệnh về ở với ngoại của nó. Mẹ Việt Khang nói thêm, cũng may là bà ngoại của Việt Khang đã bị bệnh lãng trí; nếu không, chắc bà ta không chịu nổi sự đau khổ như thế này. Anh bạn "Trí vận" của chúng tôi thuật ngay điều này khi xe vừa rời địa điểm.

– Có biết Việt Khang đang bị giam ở đâu không?

– Đang bị giam ở Bố Lá. Sau tết sẽ bị đưa về Hàm Tân

– Bà mẹ Việt Khang có hỏi anh gì không?

– Bà mẹ Việt Khang có hỏi anh gì không?

– Bà ấy có hỏi tôi từ đâu đến...Tôi có nói là tôi từ thành phố Sài Gòn xuống với một số anh em.

– Trước khi ra về, anh có nói gì thêm không...?

– Có gửi một số tiền vì thấy gia đình anh ta nghèo túng quá!...

Sau lần ném đá đuổi rắn ấy, chúng tôi nghiệm ra rằng, để đánh đuổi con vật dữ, cũng như đánh đuổi kẻ thù hung hãn nào đó, phải đánh cả bằng điểm và diện. Không chỉ tạo nên một tiếng vang rồi tắt ngụm mà phải bằng mọi cách, cứ theo khả năng riêng, mỗi người mỗi nhóm...tìm yếu điểm của địch mà nhắm tới, như các miếng đá phẳng mặt được phóng veo veo vào đầu con rắn. Trước đây, chúng ta có "Tiếng bom Sa điện" nhằm thanh toán tên Toàn quyền Pháp hung dữ...nhưng, sau đó, còn có thêm những cuộc nổi loạn khác như của Đội Cấn, của Nguyễn Thái Học..v..v...nên mới tạo được thắng lợi cuối cùng.

– "Mình không khả năng làm được như anh ấy, nhưng tôi sẵn sàng ủng hộ những người làm những việc vì sự công bằng và lẽ phải".

Cái ông giáo sư ngang tàng ngày nào vẫn còn tiếp tục nghiêm chỉnh đi theo con đường ly tưởng của mình, đã được vạch ra từ ngày mới bước chân vào ngưỡng cửa Trung học. Điều này không là sự thổi phồng quá đáng. Mỗi tháng, ít ra là một lần, anh ta về lại quê nhà, phát tiền cho mấy đứa trẻ con nghèo khổ, cho tiền người già, kẻ đau yếu. Ngoài ra, anh còn bỏ tiền xây một số cầu, để bà con có đường đi lại thuận tiện, ngang qua những kinh rạch trong làng, nơi quê của anh ta.

Xe rẽ ra đầu cầu, nhắm hướng Sài Gòn trực chỉ. Trên đường về, giòng người và xe vẫn bình thản trôi nhanh. Duy trên Xe, mọi người vẫn còn băn khoăn về trường hợp của Việt Khang. Bản nhạc, dĩ nhiên, do anh ta làm lấy. Nhưng, mục đích, như mẹ của anh ta kể lại là, anh ấy nói, nếu không đưa lên mạng thì làm ra để làm gì.

Nhưng mọi người vẫn thắc mắc về cái điểm tựa để "mặt phẳng" bản nhạc của anh có sức đẩy tới. Nếu bản nhạc chỉ như hòn đá to, gây một tiếng "đùng" to lớn, làm sóng lan tỏa chốc lát rồi lụi tàn...điều đó cũng nên, nhưng không hoàn toàn tạo nên chiến thắng tối hậu, quyết định. Riêng tôi, mong rằng, các bạn trong nhóm, sau chuyến đi thăm một người vì tương lai đất nước, sẽ bằng mọi cách phổ biến tấm gương này đến nhiều người khác.

Đặng-Quang-Chính @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site