lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Bút Xuân Trần-Đình-Ngọc

Chuyện Chử-Đồng-Tử Với Nàng Tiên-Dung

1, 2, 3, 4

(Phóng tác từ dã sử Việt Nam)

...

Thời gian trôi khoảng vài năm.

Tình yêu của  Trinh đối với  Chử Đồng Tử  ngày càng mặn mà thêm. Chử Ðồng tử cũng thương thầm nhớ trộm Trinh lắm nhưng anh chẳng biết phải làm sao.

Phần thương bố, anh không muốn vui vầy duyên mới trong kì hạn ba năm để tang; phần nghèo, cái nghèo trường kì không sao thoát ra được mà anh đành lòng cứ để ngày tháng trôi đi như bóng câu qua sổ mặc dù ông bà Hàng có lần nói bóng nói gió cho anh hiểu là ông bà và Trinh rất thương mến anh, nếu anh nhờ được người có vai vế cha chú hoặc cô dì đến nói thì ắt việc hôn nhân sẽ thành tựu. 

Một hôm, đang đứng nhìn trời, biển, mây, nước ở một bãi biển cách xa lều, Chử Đồng Tử bỗng thấy một đoàn thuyền ba chiếc từ xa đi tới. Thuyền biển rất lớn, trang trí rất đẹp và đi khá nhanh vì những chiếc buồm căng gió. Chiếc đi giữa có tiếng đàn sáo vang lừng. Trên boong thuyền, một đoàn thể nữ vài chục người áo trắng, váy lụa xanh, vừa múa, vừa hát rất nhịp nhàng, tiếng hát của họ theo gió vọng tới nơi anh đang đứng.

Vì chưa bao giờ được ngắm nhìn cảnh tượng lộng lẫy huy hòang như thế, Chử Đồng Tử cứ đứng ngây người nhìn, âm thanh trầm bổng du dương của nhạc khí càng làm anh quên thực tại. Ðến khi chợt nhớ ra mình chẳng có gì ngoài một sợi dây chuối buộc trên người, anh vội tìm cách ẩn trốn, không phải vì sợ hãi vua quan nhưng vì mắc cở với thân thể trần trụi của mình.

Nhìn quanh chẳng có một bụi rậm, chỉ thấy độc một cái hố vừa người ngồi lọt, chắc do bọn trẻ ra biển chơi đào cát mấy bữa trước. Cát đào lên còn vun đống ngay miệng hố cùng với một đám rong biển mầu vàng óng như tơ do thủy triều đưa lên.

Thế là anh vội vàng chạy tới, ngồi lọt thỏm dưới hố, vì chẳng còn cách nào khác. Anh lấy tay cào cát và mớ rong biển cho phủ cả đầu chỉ để chừa cái mũi để thở và hai con mắt, lúc cần có thể hé nhìn những gì xẩy ra xung quanh.

Chẳng bao lâu ba chiếc thuyền đến ngay nơi đó, rồi đậu lại, bỏ neo. Người trên thuyèn bắc cầu cho binh lính và đám vũ nữ vừa nãy khiêng một chiếc kiệu hoa trang trí rất đẹp trên có một người ngồi.  Đó là một thiếu nữ mặt hoa da phấn, dáng dấp xinh tươi, ăn mặc sang trọng, ra vẻ một công nương con nhà quyền quí. Hai tay nàng đeo hai chiếc vòng ngọc quí  mầu xanh lá cây, hai tai cũng đeo hai chiếc vòng nhỏ chỉ bằng một phần mười vòng đeo tay, nhưng cùng một thứ ngọc và cùng mầu. Đôi hài thêu ở chân cũng nạm ngọc và kim cương sáng lóng lánh. Cái váy lụa mầu xanh đậm nàng mặc từ khoảng thắt đáy lưng ong thả xuống trên mắt cá, vừa để lộ đôi giầy đẹp, mỗi bước chân khoan thai của nàng hằn lên cặp đùi dài, khoẻ mạnh. Chiếc lưng ong được che chở bằng cái áo lụa xanh nhạt bên trong, đồng mầu váy, bên ngoài là chiếc áo khoác mầu đen tuyền trên đính nhiều hạt ngọc, mã não và kim cương nhỏ chiếu lóng lánh. Mái tóc đen huyền, với cái trâm ngọc cài trên,  thả xuống khỏi bờ vai tròn nhỏ, cân đối, nổi bật lên cái cổ cao thanh tú và khuôn mặt trái soan trắng ngần với đôi mắt trong sáng, hàng mi cong, đôi lông mày hình bán nguyệt, chiếc mũi thẳng và đôi môi tươi hồng. Một nữ lưu trẻ trung sang trọng, đài các, xinh đẹp như vậy người ta hiếm thấy ở khắp mấy vùng quanh huyện Phong Châu này.

Thiếu nữ xuống khỏi kiệu hoa, ra đứng cạnh một mỏm đá nhìn trời, nhìn biển, nhìn những con hải âu bay lượn. Một lát, thể nữ dâng thức uống, xong nàng cùng bốn thể nữ đi dạo quanh bờ biển.

Trong hố cát, Chử Đồng Tử hé mắt nhìn không sót một hành động nào của công nương và đám thể nữ. Anh chỉ mong cho thuyền bè của nàng rời đi sớm để anh về lều nhưng coi bộ binh lính sửa soạn căng lều vải trên bãi, dựng rạp thì có lẽ họ sẽ ở qua đêm chăng?

Chử Đồng Tử thắc mắc, ngại ngùng quá đỗi. Ngồi một lúc dưới hố thì còn chịu được chứ ngồi suốt đêm thế này thì mỏi lắm. Lại đói và khát. Vừa nãy anh định tạt qua mộ thăm bố rồi về lều ăn cơm. Hôm qua, cô Trinh tới chơi, đã kho tiêu giùm một nồi cá bống mũn, nhiều con với hai bọc trứng ăn thiệt bùi, lại thêm một nồi canh chua cá chép nấu với nhót, bắp cải và cà chua thật ngon. Nồi cơm đã nấu còn ủ trong than rạ cho nóng; anh chỉ việc hâm canh là ăn.

Chợt thấy nàng ra lệnh gì đó với đám thể nữ. Lập tức đám quân sĩ khiêng những cái cọc và những tấm vải buồm từ dưới thuyền lên. Họ đưa đến chỗ anh Chử đang nấp bên dưới, đóng cọc, vây màn, xong lại khiêng cả một chum nước ngọt để ở trong màn. Xong, bốn thể nữ đưa công nương tới, vạch màn cho nàng vào.

Thì ra họ vây màn cho nàng tắm. Ðây chắc chẳng phải lần đầu vì mọi thứ trang cụ đều được sắp đặt qui củ, từ cái gáo dừa có chuôi dài để múc nước, cái khăn tắm trắng phau đến cái lược ngà sang trọng và vài hũ hương liệu chỉ vua chúa mới có.

Từ từ cởi bỏ từng tấm xiêm y, công nương mỉm cười nhìn khuôn mặt xinh đẹp của mình trong chum nước trong vắt, có vẻ rất hài lòng. Nàng vuốt mớ tóc đen mun xõa xuống đôi vai nổi bật trên làn da trắng, ngắm nghía bộ ngực căng tròn, thanh tân của mình, rồi đưa mắt xuống đôi bàn chân để trần trên cát... Nàng đúng là hiện thân của một nàng tiên trên thượng giới. Trong lúc đó, anh Chử Đồng Tử nằm im bất động hai mắt nhắm lại, chỉ để hở một cái lỗ cát nhỏ để thở.

Phải đến bốn ngàn năm sau, thi hào Nguyễn Du mới tả chân người đẹp trong mấy vần thơ:

Mát trời bãi biển thong dong

Thang lan rủ bức, trướng hồng tẩm hoa

Rõ mầu  trong ngọc, trắng ngà

Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên!

(Nguyên bản: Buồng the phải buổi thong dong, ở đây đổi đi cho hợp)
Rồi nàng lấy chiếc lược ngà nhẹ nhàng chải  mớ tóc mây mà nhà thơ Bích Khê đã ca tụng:

Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi

Và một nhà thơ tiền chiến khác:

Ngực trắng tròn như một trái đồi

Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương

Nụ cười bừng nở hàm răng lựu

Sáng cả trời xanh mấy dặm đường!

Mấy dặm đường ở ngay bãi biển Chử xá này, nơi ba chiếc thuyền của công nương vừa tạm neo lại nghỉ đêm.

Sau khi đã tháo nữ trang bỏ vào một cái bát sứ lớn, công nương đứng cúi xuống một chiếc thau đồng  đánh bằng cát mịn sáng rỡ để trên cái giá gỗ cao vừa tầm, dùng gáo dừa múc từng gáo xối từ từ lên đầu, một tay xoa nhẹ những lọn tóc, miệng khẽ hát một bài hát theo điệu Lưu thủy, một điệu dân ca Việt Nam rất hay thời đó. Rồi nàng vốc một vốc nước bồ kết đã ngâm trong cái bát sứ, rải trên đầu, lại xoa mái tóc cho bọt bồ kết nổi lên, xong nàng dội lại bằng nước ngọt trong chum. Nếu ở trong hoàng cung, nước tắm và gội đầu sẽ là nước nấu với lá sả, lá chanh, hoa hương nhu, hoa bưởi thơm ngào ngạt nhưng đi du lịch thế này, nàng bảo đám thể nữ giản dị tối đa vì hoa bưởi, hoa nhài  tươi dọc đường không sẵn mà hoa lá khô nàng lại không thích. Thôi cứ nước trong trẻo ở giữa dòng sông cũng được. 

Trong khi nàng tắm gội, đám thể nữ cũng rảnh rang đi làm công việc riêng, chỉ để một cô đứng xa xa trông chừng, phòng công nương gọi sai bảo.

Gội đầu chải tóc xong, nàng cũng dùng gáo dừa múc từng gáo nước trong veo, ngọt lịm, xối lên tấm thân thể nõn nà, miệng vẫn nho nhỏ tiếp tục bài ca với nhiều thích thú.

Chử Ðồng tử ngồi trong hố, nín thở mà nghe. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, anh chưa từng được nghe một bài ca tuyệt hay như vậy bao giờ nhất là bài ca từ miệng một mỹ nhân xinh tươi sang trọng mà anh nghĩ chỉ có thể sánh với tiên.

Quần chúng hồi đó coi tiên cũng như người nhưng là người thoát phàm, đẹp đẽ, trẻ trung, thanh lịch, không bao giờ già, có quyền phép hô phong hoán vũ và chỉ ở với nhau tại những nơi u tịch như núi cao, rừng sâu, hải đảo v.v...dân giả rất hiếm gặp.

Bỗng có tiếng nói và những tiếng cười khúc khích ở bên ngoài. Tiếng cô trưởng đội thể nữ nói vọng vào:

“Trình Mị Nương, khi Mị Nương tắm xong, Mị Nương gọi tụi em nhé!”

Tiếng nàng từ trong màn, trong trẻo và thanh tao như một cung đàn, nói vọng ra:

“Ừ, hễ xong ta sẽ gọi.”

Một cô khác:

“Bẩm Mị Nương Tiên Dung, mị nương muốn tụi em vào kì cọ hầu hạ Mị Nương không? Mị Nương đẹp chim sa cá lặn vậy thì chẳng phải các hoàng tử, công tôn mà chính tụi em cũng muốn gần gụi, hầu hạ Mị Nương.”

Nàng gắt yêu:

“Thôi, mấy con khỉ. Ðừng chọc ta nữa!”

Ở bên ngoài, đám thể nữ ôm nhau bụm miệng cười ngả nghiêng, có cô ngã nằm xoài trên cát. Họ săn sóc công chúa đã lâu, từ khi nàng mới sinh cho tới nay đã tuổi trăng tròn. Nàng chính là công chúa Tiên Dung, ái nữ vua Hùng Vương thứ ba nước Văn Lang. Vua cha và hoàng hậu rất yêu quí nàng vì  nàng xinh đẹp, lại thông minh xuất chúng. Sách hồi đó chưa có, nhưng quan Hàn Lâm đại học sĩ - vị quan được nhà vua giao trọng trách giáo dục công chúa là người thông thái hiểu nhiều- dạy một, nàng biết hai, ba và những lúc rảnh rang, nàng cùng vua cha và hoàng hậu trao đổi xướng họa rất tương đắc.

Dù xinh đẹp và thông minh hơn người như thế, công chúa Tiên Dung vẫn khiêm nhường, hoà nhã với mọi người, từ trong triều đình đến ngoài thứ dân nên ai cũng ngợi khen đức độ và mến mộ nàng.

Từ khi nàng mới mười bốn tuổi, đã nhiều hoàng tử con các hoàng đế ở những nước lân cận đem các đồ sính lễ quí báu như ngà voi, sừng tê giác, vàng, ngọc, trầm hương, hạt tiêu, lông trĩ v.v... đến xin cưới nàng, nhưng vua cha và nàng đều từ chối, lấy cớ còn nhỏ tuổi. Có mấy chỗ rất môn đăng hộ đối, vua và hoàng hậu rất ưng ý vì vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú, thông minh dĩnh ngộ hơn người còn vua cha và hoàng hậu - cha mẹ hoàng tử - thì đang cai trị một nước lớn mạnh muốn thông hiếu với vua Hùng, thí dụ: hoàng tử nước Xiêm la, hoàng tử nước Trung hoa, thái tử nước Chiêm thành, hoàng tử Mã lai v.v...Nhưng khi hoàng hậu và vua cha hỏi, nàng đều lắc đầu từ chối làm hoàng hậu và vua Hùng lo nghĩ vô cùng bởi không lẽ nàng ở độc thân suốt đời? Vua cha và hoàng hậu muốn có phò mã sớm và đương nhiên có thể có cháu ngoại sớm, nếu là con trai, biết đâu sau này có thể nhờ cậy.

Nàng chỉ có thú vui là học hỏi kiến thức và đi ngoạn cảnh thiên nhiên khắp nơi. Vùng Động đình hồ này lớn rộng là thế nhưng công chúa cũng đã đi thăm hầu hết những hang động kế cận.

Những nơi nổi tiếng khác như Vịnh Hạ long, chùa Hương tích, núi Chapa Sầm sơn, Tam đảo, Ba Vì... thuộc về lãnh thổ vua Hùng cai trị, nàng đều đã viếng thăm. Khi đi như vậy, vua Hùng và hoàng hậu cấp cho nàng ba chiếc thuyền lớn, hơn sáu mươi tay vừa là bảo vệ vừa chèo thuyền và một đội thể nữ hơn hai mươi người để phục vụ nàng. Thuyền có thể đi ròng rã ba tháng không hết lương thực và nước ngọt, vả lại nếu thiếu tới đâu quân sĩ sẽ vào các làng mạc kế cận mua bổ túc tới đó. Tiếng đồn nàng thích ngoạn cảnh thiên nhiên đến tai vị Thái tử Xiêm la, một vị Thái tử nổi tiếng văn võ toàn tài và khôi ngô tuấn tú...

Bữa đó, nàng cũng đến ngoạn cảnh trong vịnh Thái lan. Được tin mật báo từ đám quân lính canh phòng biên giới của chàng, chàng bèn dùng một đội  ba chiếc thuyền lớn, trang hoàng rất đẹp đẽ, sang trọng, đi theo đoàn thuyền của nàng và cho người dùng thuyền nhỏ chèo tới dâng đồ lễ xin nàng cho gặp mặt. Nhưng nàng nhã nhặn từ chối, nói chưa tiện dịp, ra lệnh cho thủy thủ rẽ qua hướng khác.

Nàng từng tâu với vua Hùng Vương đệ tam và hoàng hậu, nếu không gặp được một đức lang quân cùng người Việt, cùng nói tiếng Việt, nghĩa là một người cùng xứ sở, người đó lại cũng có đức độ, có tài học thì nàng sẽ ở vậy hầu hạ vua cha và hoàng hậu cho đến mãn đời. Vua Hùng và hoàng hậu, sau nhiều lần gặng hỏi vì nhiều nơi mai mối, thấy ý nàng đã quyết, cũng không ép nàng nữa.

Ngày hôm nay, theo lịch trình, nàng sẽ lưu lại bãi biển này dăm ngày và sau đó, sẽ trở về kinh đô Phong châu nước Văn lang vì chuyến này nàng đã dong ruổi trên hai tháng từ vùng Ðộng đình hồ đến vịnh Hạ long và vùng Sầm sơn, Tam đảo... Tại Sầm sơn, nàng đã mua được một cặp ngà voi dài ba thước (1 thước VN = 40cm); một cặp sừng tê giác và hai viên bích ngọc rất lớn, rất quí. Nàng định đem tất cả về biếu cha mẹ vì công ơn dưỡng dục sinh thành và lo lắng cho nàng đủ mọi thứ.

Khi công chúa tắm gần xong, chum nước ngọt đã vơi quá nửa, công chúa đang dùng cái lược ngà chải đầu thì bỗng nhiên nàng nhìn thấy ngay cạnh chỗ nàng đứng, một mảng lưng trần mầu nâu của một con người lộ ra.

Công chúa quá sợ hãi, ôm lấy ngực, toan la lên vì ngờ rằng ma quái hiện hình (thời đó có nhiều ma quái) thì bỗng nghe tiếng nói trầm trầm, một giọng đàn ông, từ mảng lưng trần đó cất lên:

“Thưa Mị nương, chớ sợ! Tôi là Chử Ðồng tử, là người, chứ không phải ma quỉ gì đâu!”

Sở dĩ Chử Đồng tử biết rõ Mị nương vì nãy giờ Đồng tử đã nghe công chúa và bọn thể nữ đối đáp.

Công chúa Tiên Dung vẫn còn run nhưng đã bớt sợ:

“Vậy chớ sao ông lại nằm dưới chỗ này, nơi tôi tắm?”

Ðến lúc này, không sao hơn, Chử Ðồng tử mới lồm cồm bò dậy, nhưng vẫn ngồi trong hố cát, thưa với công chúa:

“Tôi đang tìm nơi câu cá dọc bãi biển này thì ba chiếc thuyền của Mị nương đến. Vì chẳng biết trốn đi đâu, nhân có cái hố này đào sẵn, tôi nhảy bừa xuống ẩn nấp. Nào ngờ lại trúng ngay nơi Mị nương chọn để tắm. Xin Mị nương tha cho tội chết.”

Nói xong, Chử Ðồng tử sụp xuống lạy, mặt mày băn khoăn ngại ngùng vì tấm thân trần truồng của mình.

Công chúa đã mặc lại xiêm y. Nàng lấy cái thắt lưng bằng lụa xanh của nàng trao cho Chử Ðồng tử:

“Không, ông chẳng có lỗi gì với ta cả. Hãy lấy cái thắt lưng này quấn tạm!”

Khi Chử Đồng Tử đã quấn xong dải lụa ngang lưng, anh mạnh bạo đứng thẳng lên thì rõ ràng trước mắt công chúa Tiên Dung là một trang thanh niên khôi ngô tuấn tú, khuôn mặt chữ điền cương nghị, đôi mắt sáng như hai vì sao với những tia nhìn thẳng thắn, bộc trực và thân hình cao lớn, lực lưỡng, những bắp thịt ở tay, chân và lưng nổi cuồn cuộn chứng tỏ công phu học tập võ nghệ cao cường. Mái tóc đen phủ vai, hàm râu quai nón, nước da của anh mầu nâu trông lại càng khỏe mạnh như một pho tượng đồng.

(còn tiếp)

Xuân Vũ Trần Đình Ngọc
(Trích từ “Tình Mẹ Con” xb Đông A 2009)

1, 2, 3, 4

Xuân Vũ Trần-Đình-Ngọc @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site