lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Đính Chánh Luận Văn sai Lầm Nói Về "Thực-Chất Của Đạo Hòa-Hảo" Của Thích Thiện-Huệ

LỜI NÓI ĐẦU

Từ thể pháp thân thanh tịnh do đại bi thúc đẩy. mới trang nghiêm y báo chánh báo cứu độ chúng sanh. Phân thiên bá ức hóa thân trong mười phương vô lượng thế giới tìm kẻ hữu duyên hóa độ.

Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo là một trong  vô lượng thân. Đệ tử chúng ta là kẻ hữu duyên, được Ngài giáo độ.

Vì đại nguyện rộng lớn độ hết chúng sanh, nên dùng vô lượng phương tiện. Độ dân cày Ngài làm Canh Điền Cư Sĩ, cứu người bịnh tật thì Ngài là vị Đại Y Vương, thâu phục cụ đồ Ngài làm thi hán văn kiệt tác, độ hàng học giả Ngài luận biện vô song, giác hạng quan trường Ngài vào làm chính trị, ngăn chặn dòng sát Ngài đến chiến khu, giác ngộ kẻ ngã mạn cống cao Ngài xưng khờ dại, ai đủ thiện căng Ngài nói pháp học Phật dạy tu, kẻ ít duyên lành Ngài dạy tu nhân để kiếp sau thân người không mất. Ngài dùng đủ phương tiện để gieo duyên lành khắp chốn cùng nơi. Đây chính là Tứ Nhiếp Hóa mà chư Phật ba đời thường dùng.

Nhận xét như trên ta thấy Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo là hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh chớ không phải phàm phu tu chứng.

Để phá tang sự sai lầm của tăng sinh Thích Thiện Huệ ( TTHuệ) luận văn tốt nghiệp nói về “THỰC CHẤT CỦA ĐẠO HÒA HẢO” và cũng để ngăn chặn đoàn hậu tấn sau nầy khỏi mang tội hủy bán chánh pháp. Nên tôi chỉ ít chổ sai lầm trong nhiều chổ mà ông TT Huệ bắt lỗi với tư cách oán thù mong đọc giả khách quan nhận xét.

Lỗi thứ 1 :

Ông TT Huệ trích ra đoạn giảng quyển nhì :

“ Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc

Đức Di Đà truyền mở đạo lành

Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh

Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy

4 câu trên nói về tịnh độ.

Nên khổ lao khùng không có nại

Miễn cho đời hiểu đặng đạo mầu

Ai muốn tầm đạo cả cao sâu

Thì phải dẹp tánh tình ích kỷ

Mau trở lại đừng theo tà quỉ

Tham, Sân, Si chớ để trong lòng

Phải giử lòng cho được sạch trong

Đoạn nầy nói về nhân tu thiền.

Mới thoát khỏi trong vòng bịnh khổ”

Đoạn nầy nói quả chứng.

Nói chung 12 câu nầy là Thiền Tịnh song tu. Ông TT Huệ không biết đem ra bắt lỗi.

Ông TT Huệ bảo nghe đoạn nầy ông cảm thấy sợ hãi ông sẽ không dám cầu về nước Cực Lạc vì Đức Di Đà như vị quốc vương có quyền huy quá, muốn sai khiến ai cũng được.

Ông TT Huệ ơi ông chẳng hiểu về Phật học chỉ có 12 câu nói về thiền tịnh mà ông không biết, moi ra bắt lỗi Phật sao oai quyền quá muốn sai ai thì sai làm ông khiếp sợ. Lúc Đức Thế Tôn còn trụ thế sai các vị đại đệ tử đi truyền bá các nơi chớ không có sao ?

Lỗi thứ 2:

Ông đem 2 câu “ Khùng vưng lịnh Tây phương Phật tổ

Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ”.

Ông nói Phật bất công sao dạy Nam Kỳ mà không dạy các nước khác, ông bảo đây là sai lầm nghiêm trọng mà trong Phật Giáo chưa từng xãy ra.

Tâm độ hết chúng sanh là tâm tốt nhưng ông không hiểu vì về cách hóa độ, nếu không có nhân duyên mà độ được thì Thế Tôn đã độ hết rồi đâu cần các vị Bồ tát.

Đức Giáo Chủ PGHH có nhân duyên lớn với Miền nam nhất là Đồng bằng sông cửu long nên thời gian ngắn mà số tín đồ( Năm 1972) là 6.785.000 tín đồ bởi vì:

“Duyên lành rỏ được khùng điên

Chẳng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần”.

Lúc Đức Thế Tôn thành đạo chín ức dân cư ở Ca Tỳ La Vệ thấy Phật có ba ức, còn ba ức chỉ nghe danh Phật thôi, còn ba ức thì không nghe không biết gì về Phật cả.

Đức Giáo Chủ không riêng dạy miền Nam nước Việt mà Ngài dạy toàn cả thế giới “ Để cho Thầy đi dạy ta bà, Đặng dạy kẻ đàn xa chưa rỏ”.

Lỗi thứ 3 :

Ông bảo các vị Bồ tát tu chứng phải biết và lúc độ đời không được xưng. Đức Giáo Chủ xưng là đồng nghĩa với ma quỉ.

Đối với các vị Bồ tát từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa kể thêm tứ gia hạnh và đẳng giác là 55 quả vị vừa tu vừa độ nếu còn bốn tướng thì không phải là Bồ tát ( Kinh Kim Cang) còn Đức Giáo Chủ là hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh Ngài xưng  không phải cầu danh dụ lợi, mà là tạo đức tin cho cúng sanh tu tập. Nhớ khi xưa Đức Thế Tôn thuyết pháp Ngài xưng Như Lai nói hoặc Phật nói chúng sanh nghe rồi tin chịu tu hành.

Lỗi thứ 4 :

Ông lên án Đức Giáo Chủ trong bốn câu giảng

“ A Di Đà nhìn xem khắp cõi,

Đặng trông chờ mong mỏi chúng sanh

Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành

Đặng tìm kiếm những người hiền đức.”

Ông cho là bên Cực Lạc thiếu người hiền đức nên mới sai Đức Giáo Chủ xuống đây tìm. Với lời mĩa mai đó ông đã phạm tội ác chưa từng có, nguyên nhân ông không biết Tịnh độ là gì.

Ông nên biết chẳng những Đức A Di Đà sai Đức Giáo Chủ PGHH và vô lượng các vị khác Quán kinh nói “ Phật A Di Đà cao 66 vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần, tướng lông trắng uyển chuyển như năm núi Tu Di phóng ra tám muôn bốn ngàn ánh hào quan, mỗi ánh hào quang có tám muôn bốn ngàn hóa Phật mỗi hóa Phật có tám muôn bốn ngàn hóa Bồ tát làm thị giả. Phật sai hóa thân nầy đi khắp mười phương thu nhiếp chúng sanh tu chư công đức phát nguyện vãng sanh”. Như vậy mà TT Huệ nói rằng chỉ có sai Đức Giáo Chủ xuống kiếm người hiền đức mà thôi.

Lỗi thứ 5 :

Ông TT Huệ nêu lên một đoạn giảng trong quyển 5

 “ Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh độ

Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh

Nếu như ai cố chí làm lành

Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc

Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật

Dù tiên, phàm, ma, quỉ, súc sanh

Cứ nhứt tâm tín nguyện phụng hành

Được cứu cánh về nơi an dưỡng

Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng

Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”.

Ông TT Huệ quả quyết chỉ có Tiên và Phàm mới được vãng sanh, còn các loài kia không được vãng sanh. Ông bảo “Đức Giáo Chủ thích nói gì thì nói nấy tạo lỗi lầm khó dung thứ”.

Ông Huệ ơi đoạn nầy Đức Giáo Chủ nói Đức Thế Tôn lúc Ngài đắc đạo rồi đi độ chúng sanh Ngài thấy chúng sanh đều có giống Phật mà bị vô minh vọng tưởng điên đảo nên luân hồi trong sáu cõi, động lòng Đại bi Ngài thuyết môn tịnh độ để cứu vớt chúng sanh trong sáu đường thế mà TT Huệ bảo chỉ có trời và người mới được vãng sanh ông đã bác thẳng lời của Thế Tôn thuyết môn tịnh độ mà Đức Giáo chủ đã nhắc lại. Ông là tăng sao không hiểu kinh sách nhà Phật.

“ Đời Tống tại núi Huỳnh Nham chùa Khánh Đẳng sư Quán Công có nuôi con sáo sư dạy nó niệm Phật, một hôm nó niệm liên tục một hồi rồi chết. Sư đem nó ra chôn sau chùa, ít hôm sau từ nơi lưỡi nó mọc lên hoa sen, Ngài Linh Chiếu Luật sư làm bài thơ khen nó :

 “Hữu nhứt sanh cầm biệt biệt nhi

Giải tòng tăng khẩu niệm A Di

Lập vong lung bổn hôn nhàn sự

Hóa tử liên hoa giả thái kỳ”.

Còn theo cuống đường về Cực Lạc thì con quạ, con nhồng, con két vãng sanh vv. Còn như ma quỉ là loài vô hình ta khó thấy, nhưng theo Từ Bi Âm kể “ Ngài Trí Giả đại sư ngồi niệm Phật tại núi Thiên Thai thì thấy Quan Công đến quy y ông thọ ký cho được vãng sanh.”

Lập luận của TT Huệ sai lầm đối với môn Tịnh độ, thế mà ông lên mặt hùng anh bác lời Phật dạy.

Lỗi thứ 6 :

Ông TT Huệ nói: “Đức Giáo Chủ nói không căn cứ không cơ sở tạo nên những lỗi lầm không thể dung thứ mà Ngài không hề hay biết”. Ông đưa ra một đoạn giảng:               

“ Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ

Từ xưa nay có mấy ai thành”

Và câu :

“ Mõ chuông bày đọc tụng ó la

Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý”.

Ông bắt lỗi bài bác mõ chuông là tội không thể tha thứ được, vậy thì câu Thế Tôn nói “ Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thinh cầu ngã, Thị nhơn hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai.” Xin ông tha thứ cho Thế Tôn nói câu nầy nhé ông Huệ !!!

Lỗi thứ 7 :

Ông nói :“Đức Giáo Chủ muốn xây dựng cảnh lạc ban tại trần thế, biến Tịnh độ thành Bồng lai Tiên cảnh, biến Phật A Di Đà thành thần tiên, biến pháp niệm Phật thành tà pháp. Tóm lại biến Phật giáo thành tà giáo.” Xin đổi lại biến tà giáo thành chánh giáo, vì thế tín đồ PGHH vãng sanh Tịnh độ vô số kể. Điển hình ít vị

1-   Ông Võ Văn Giỏi vãng sanh biết trước ba tháng, còn ba ngày nhắc cho đồng đạo hây lần nửa đến chứng kiến ông vãng sanh.

2-   Ông Hồ Văn Nhàn (tục gọi ông Mười Nhàn) ông cho bà mười biết trước ba ngày và mời đồng đạo đến hộ niệm đúng 12 giờ trưa là ông vãng sanh.

3-   Bà Huỳnh Thị Sang biết trước đêm 30 tháng 08 là bà vãng sanh, đồng đạo cùng các dân làng tựu hội đến rất đông đúng 12 giờ khuya bà ngồi niệm Phật ánh hào quang từ trên rọi xuống mọi người đều thấy đẹp mắt bà xá một xá liền theo Phật vãng sanh.

4-   Ông Trương Văn Hên biết trước ngày giờ lúc vãng sanh, kêu Ba Tấn về gấp để tiễn ông theo Phật.

5-   Ông Nguyễn Văn Hoạch biết trước ngày giờ cho đồng đạo hay lúc sắp vãng sanh, mắt mù sáng lại, cái chân bị què cũng được ngay thẳng lại chào hỏi từng người, ngồi niệm phật và vãng sanh.

6-   Ông Trần Chí Nguơn biết trước ba ngày lúc vãng sanh chim cò chẳng biết từ đâu bay đến đậu đầy những nhành cây chung quanh nhà ông. Đến lúc đưa linh cữu ra phần mộ chúng nó bay theo che mát, ai nấy đều cảm kính vô cùng.

Tín đồ PGHH vãng sanh còn nhiều nữa, nhưng chỉ khái lược bao nhiêu đó. Cũng nhờ biến chuông mõ thành làm lành niệm Phật hợp với bổn nguyện của đức từ phụ A Di Đà nên tín đồ PGHH vãng sanh không số đếm tính.

Lỗi thứ 8 :

Ông TT Huệ nói: “ Đức Giáo Chủ vay mượn Tứ đế, Thập nhị nhơn duyên, Bát chánh đạo, Tam nghiệp”. Ông Huệ ơi ông phải biết từ Đức Phật Tỳ Bà Thy,Phật Thy Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lô Tôn vv cho đến Thích Ca Mâu Ni vị nào cũng dạy như thế vì đó là khế lý của chư Phật ba đời. Ông nói Đức Giáo Chủ vay mượn thôi việc đó khỏi bàn!!!

Lỗi thứ 9 :

Ông bắt lỗi câu : “ Ác trừ xong hiện ra thiện nghiệp”. Ông nói ác trừ còn phải làm thiện ông đem câu “ chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” ra chứng minh cho lập luận của Đức Giáo Chủ là không ổn. Ông Huệ ơi ông ác ý vừa thôi chớ, mang cập kiến đen bốn lớp mà nhìn Giáo lý PGHH ông lột kiến bỏ đi ngoái cái lỗ tai mà nghe cho rỏ tôi sẽ chỉ cho ông cái mà ông không thấy, hay là ông ác ý cũng được. Khái lược một ác thôi mấy ác kia cũng thế.

“ Muốn trừ tham phải liệu cách nào

Phải bố thí diệt lòng ích kỷ”.

Bố thí diệt lòng ích kỷ có phải là thiện hay không thưa ông Huệ!!! Ác ý của ông không thể nào kể hết.

Lỗi thứ 10 :

Ông bảo “có thể bỏ qua lỗi lầm do ít học thiếu nhận thức của Ông Huỳnh Phú Sổ.”

Ông huệ ôi !.từ trước tới giờ những lập luận của ông đều vô lý, không đứng vững. Còn giáo lý của đức Huỳnh Giáo Chủ thì chắc như vách sắt tường đồng vững như núi Tu di chưa chổ nào ông bẻ được thế mà ông nói tha thứ bỏ qua,chánh pháp đâu cần ông bỏ qua,lời phải đâu cần ông tha thứ,lời lẻ ông không khác tên cướp nói bỏ qua cho công an,vào tù mà nói tha thứ cho quan toà, nực cười ông quá ông Thiện Huệ ôi!.

Lỗi thứ 11 :

 Ông bảo “Đức Huỳnh Giáo Chủ là nông dân ít học……không thể chấp nhận thái độ ngược ngang mang tính bất lương, cố tình giải sai lệch mục chánh tin thấn”.

Thưa Ông TT Huệ giải như thế mới là Phật, còn đọc theo văn kinh là nói oan cho chư Phật ba đời, tại sau ?.

Vì lúc Phật còn tại thế ai quy y thì cứ tin tấn tu hành cho đến khi đắc đạo,đó là thời kỳ chánh pháp lời Phật cứ tin tấn làm theo.

Còn thời mạc pháp tà giáo lộng hành thậm chí trong Thiền Lâm mà còn có những (theo Từ Bi Âm) danh từ Hoà Thượng Hoà Dượng….. vì thế muốn tu hành phải chọn nơi chơn chánh rồi sẽ tu theo, nên Đức Giáo Chủ dạy tín ngưỡng chơn chánh rồi mới tấn tới, chánh tin tấn là hợp lý, tín ngưỡng chơn chánh là khế cơ mà ông lên án không thể tha thứ.

Còn ngài Chí Triệt hỏi lục tổ Huệ Năng. “ thưa Hoà Thượng đệ tử xem kinh Niết Bàn mà không hiểu cái nghĩa thường và vô thường xin Hoà Thượng từ bi chỉ dạy?”

Đức lục Tổ nói. “vô thường là phật tánh còn hữu thường là tâm phân biệt thiện ác”

Ông Thiện Huệ ôi ! tổ nói như thế thì ông nói Tổ thế nào? Chắc ông cho Tổ dốt nên nói đại đúng không?. Ông đừng ỷ tài học vấn mà tự cho mình thông minh.Lục Tổ nói với sư cô Vô Tận Tạng “cái diệu lý của chư phật chẳng có quan thiết gì với văn tự.”

Ông TT Huệ là một tăng sinh sai lầm hết chổ nói,bài bác lẽ phải,chê bai chơn lý, uỷ bán Tổ Thầy,tự cao tự đại,không biết đức Thế Tôn có chấp nhận ông là Tăng hay không ?.

Nếu ông là tăng sinh thì ông phải biết Tứ Nhiếp Pháp,Quyền, Thật, Đốn Tiệm, Hoá thành dụ, Kiến tu chứng, Văn tư tu. vv.. đàng nầy ông chỉ biết khoe khoan tự đắc, xảo trá đa ngôn, vì thế mà ông mới bị kẻ khác khinh khi miệt thị.

Lỗi thứ 12:

 Đến mục thờ phượng trong tôn chỉ của Đức Thầy, ông thấy thờ Tam Bảo là màu dà,ông nói “màu dà hoà hợp các màu khác nên tượng trưng cho Tăng bảo, còn Phật bảo và Pháp bảo ở đâu ?”.

Muốn biết phải đọc nguyên văn trong mục thờ phượng mới biết được, Đức Thầy dạy “từ trước đến giờ các sư thường dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình” đó là Tăng bảo. “và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác” màu sắc rất nhiều nhưng lấy năm màu làm gốc,tượng trưng cho ngũ thừa phật giáo.đó là Pháp bảo. “tượng chưng cho sự hoà hiệp của nhân loại không phân biệt chủng tộc và cá nhân,vì vậy dùng nó trong chổ thờ phượng, để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà phật”đó là Phật bảo,vì Phật bình đẳng.

Lỗi thứ 13. Ông nói về cách cúng Phật mà đức Thầ̀y đã dạy “ cách cúng Phật chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhan thôi.nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch,bông hoa tiêu biểu cho sự tin khiết,còn nhan dùng đặng bán mùi uế trược.”

Ông TT Huệ bảo “lời dạy nầy chẳng có gì hay không đáng cho chúng ta làm theo.”

Bây giờ ta tìm hiểu ba món mà đức Thầy dạy cúng.

1. Ta bàn về nhan dùng đặng bán mùi uế trược.kinh duy ma nói “Phạm giới là dơ (trược) không phạm giới sạch.thì nhan tượng trưng cho Giới ( bán mùi uế trược).

2. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch. Nước vốn yên lặng nên tượng trưng cho định (Định là yên lặng.)

3. Bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, tượng trưng cho huệ, vì tính chất Bát nhã không cấu, không nhiễm. (Huệ).

Vậy ba món cúng Phật mà đức Thầy dạy là tam học thuyết mà trước khi vào Niết Bàn đức Phật dạy “giáo pháp ta đó các ông hãy tu theo” mà giáo pháp đó chính là Giới Định Huệ, mà ông Huệ nói không có gì đáng để học theo. Vậy ông theo ai ?.

Lỗi thứ 14. Ông Thiện Huệ trích ra đoạn giảng.

“ Thầy chùa như thể cây sơn,

Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn

Buồn thay cho lũ ác tăng

Làm điều dối thế cho hư đạo mầu

Di Đà Phật Tổ thêm rầu.

Giận trong tăng chúng sau lừa dối dân

Có thân chẳng liệu lấy thân

Tu theo lối củ mau gần Diêm vương.”.

Đoạn nầy văn tự rỏ như ban ngày, mà ông Huệ ác ý đem từ “tăng chúng” cho rằng Đức Giáo Chủ nói toàn thể chư tăng. Ông mới đọc đoạn trước tôn chỉ hành đạo.

“Tất cả bổn đạo nên cung kính các tăng sư tu hành chơn chánh, nếu các ông ấy có dạy điều chánh lý thì khá vân lời. Còn đối hạng tu hành mà mình biết rỏ là dối thế, (như mấy ông thầy đám) phải tìm cách khuyên can các ông trở lại con đường chơn chánh của đạo Phật. Nếu các ông ấy vẫn tiếp tục làm điều ta mị, mình phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng tính đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ.”

Ông Huệ mới đọc đây sau mà mau quên quá vậy?. Hay ông muốn chia rẽ Hoà Hảo và chư Tăng.

Nguyên đoạn văn trên, thế mà ông Huệ chừa lại câu “Tu theo lối củ mau gần Diêm Vương” ông hỏi  lối củ là lối nào còn lối mới chắc là “Tu nhơn”. Ông Huệ ơi! Ông sai hết cái nầy rồi sai đến cái khác vậy.

Lối củ là do bọn ác tăng bài ra, nào là xá phướn lầu kho,giấy tiền vàng bạc vv...mà các nhà sư  bài bát như: Thích Từ Thông bảo đó là đồ ăn cướp,Thích Thanh Từ bảo là tà mị, còn nhiều vị chơn tăng bảo là phá đạo. Ông binh bọn ác tăng mà đã kích Đức Giáo Chủ, không ngờ chính ông đã kích luôn các thiền Sư tu hành chơn chánh mà ông không ngờ.

Còn ông nói tu theo lối mới là Tu Nhơn, ông đừng mĩa mai, vì “Học Phật Tu Nhân” là ngũ thừa Phật giáo, Tu Nhân tức chưa giải thoát gồm Nhơn thừ và Thiên thừa. Còn Học Phật là giải thoát, gồm Thinh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa. Ông chê Học Phật  Tu Nhân tức là ông chê ngũ thừa Phật dạy. Ông chê Sấm Giảng thi văn là chê 12 phần kinh của Đức Thế Tôn, Ông giữ mãi cập kiến đen là ông không khỏi mang tội huỷ bán chánh pháp.

Lỗi thứ 15 :

 Ông TT Huệ đem 4 câu giảng.

 “khuyên sư vãi mau mau cải hối,

Làm vô vi chánh đạo mới mầu

Đạo Thích Ca nhiều nẽo cao sâu

  Hãy tìm kiếm cái không mới có”

Ông TT Huệ bảo “đây là đạo vô vi của Lão Trang”.

Đức Giáo Chủ nói khuyên sư vãi. Đạo Lão Trang làm gì mà có sư vãi, nếu không lời nói ông huệ là hư nguỵ, ông chưa hiểu Tam giáo, từ vô vi đây là đối với hữu vi, vì hữu vi là pháp hư hoại “nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyển bào ảnh, như lộ diệt như điển, ưng tác như thị quán”. Hữu vi là tà đạo còn vô vi là chánh đạo. Nên đức phật nói “Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhơn hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai”. Đức Giáo Chủ bảo làm vô vi là bảo tu theo chánh đạo, thế mà ông TT Huệ binh chuông mỏ đã kích Đức Giáo Chủ không dè ông chống thẳng với Đức Thế Tôn.

Lỗi thứ 16. Ông huệ nói.

“Đạo thích ca nhiều nẻo cao sâu,

Phải tìm kiếm cái không mới có”

Ông TT Huệ cho Đức Giáo Chủ là ngốc nghết, còn ông thì rất thông minh, thế mà ông bảo từ vô vi là đạo Lão Trang, trong đó Đức Giáo Chủ khuyên sư vãi làm vô vi. Ông Huệ khôn mà không biết từ nào đạo Phật, từ nào đạo Lão, còn vô vi trong đạo Phật ông không biết thì tôi nói cho ông nghe.

Vô vi có 6 pháp.

1.                 Hư không vô vi

2.                 Trạch diệt vô vi

3.                 Phi trạch diệt vô vi

4.                 Bất động diệt vô vi

5.                 Thọ tưởng diệt vô vi

6.                 Chơn như vô vi.

Còn từ “cao sâu” là vô thượng thậm thâm trong bài khai kinh kệ của nhà phật. Còn “cái không mới có” ông Huệ ôi! Trình độ ông làm sau hiểu nổi, ông còn non kém lắm, mà cái từ chơn không diệu hữu quá màu nhiệm xem trong tập văn luận của ông đánh giá được ngay, ông là người quá cao vọng. Tính bài luận cao sâu không ngờ chẳng có gì là chơn lý cả, toàn là bài bác Phật Pháp, đả kích Tổ Sư đã ngu xuẩn mà chê Thánh nhơn chê Đức Giáo Chủ dốt, mới tiểu học mà bàn luận Bát nhã, không ngờ chính ông chê Bát nhã tâm kinh của Đức Thế Tôn. Đức Giáo Chủ nói “Vô pháp tướng mới là thiệt tướng” đó là đúng với câu “Thị chư pháp không tướng” của Bát nhã tâm kinh. Nếu có lục tổ bàn luận Bát nhã chắc ông sẽ chê rằng ông dốt ơi! ông không biết một chữ mà luận Bát nhã cái gì. Phải hôn ông Huệ ?

Bát nhã là pháp phá ngã, mà ông thì ngã như núi Tu Di làm gì mà ông hiểu được Bát nhã, phẩm tương tợ mà ông còn chưa hiểu làm gì mà ông biết được thực tướng của Bát nhã.

Tôi xin khái lược Giáo lý PGHH theo sự hiểu biết non trẻ của mình, toàn bộ Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý chổ nào nói khổ là Khổ đế ( Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa) trong Tứ y pháp. Còn chổ nào nói tội lỗi Thầy không cho làm là Tập Đế ( Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa). Chổ nào nói vui cho chúng sanh ham mộ tu tập là Diệt Đế. Chổ nào dạy tu tập tất  cả thiện pháp là Đạo Đế. Còn chổ nào Thầy dạy như câu: “Tu với tỉnh biết” là kiến đạo “ Làm chẳng khó” là tu đạo “ Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu” là chứng đạo.

Còn như câu: “Ta yêu chúng viết ra Giảng kệ, Khuyên tăng đồ cùng các tín đồ. Nghe cạn lời chớ có mờ hồ” là văn huệ “Tìm hiểu nghĩa” là tư huệ “Làm theo đắc đạo” là tu huệ. Còn chổ nào Ngài dạy nhìn thẳng vào tâm tánh là thật pháp. Còn chổ nào Ngài dạy tu từ từ là huyền pháp, mà cũng là Hóa thành vụ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nếu không hiểu được những cơ bản như trên, mà đánh giá Giáo lý PGHH là nhứt định  không đúng. Tôi đơn giản ít pháp trong đạo Phật để đem so sánh trong Giáo lý mà Đức Giáo Chủ dạy trong đời mạt pháp rất phù hợp với căn cơ của chúng sanh. Nếu như Đức Thế Tôn có hóa thân trở lại cũng phải dạy thế chớ không thể nào khác được.

Là một Tu Sĩ 37 năm chưa hề bỏ cốc đêm nào thường đọc kinh sách nghe băng đĩa các vị thiền sư không vị nào luận như ông TT Huệ, nếu bài luận văn ông đúng thì các vị thiền sư sai, còn nếu các vị thiền sư đúng thì bài luận văn nên đốt bỏ đi, vì trong đó toàn lời bất nhã hủy bán chánh pháp chê bai tổ sư. Ông nên sám hối là vừa, tôi thành tâm nguyện cầu thập phương Tam bảo hộ trì cho ông khỏi tam ác đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

An Lạc Am ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn

Tu Sĩ Thâm-Tín

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site