lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Kháng Phúc-Đáp Thư

PHẬT GIÁO HÒA HẢO NĂM ĐẠO THỨ 73

“Kháng Phúc-Đáp Thư”
(V/v Thông báo phúc đáp của HVPGVN tại TPHCM về Luận văn Thích Thiện Huệ)

Kính gởi: - UMTTQ/ VN / TƯ tại Hà Nội

- Ban Tôn Giáo Chính Phủ tại Hà Nội

Sau thời gian gần nữa tháng trông đợi hướng giải quyết thỏa đáng của các cơ quan “Chủ trì công đạo”. Đến ngày 10/12/2012 chúng tôi hoàn toàn thất vọng, khi đọc qua công văn phúc đáp từ HV/PGVN tại TPHCM, (cái nơi đã từng xảy ra nhiều hệ lụy khủng khiếp đối với cộng đồngPGHH). Với nội dung trả lời 5 điểm chỉ riêng gởi cho Ban Trị Sự T.Ư Giáo hội PGHH, không đề cặp tí nào đối với những yêu cầu chính đáng của tín đồ PGHH thường dân ngoài thành viên tổ chức Giáo hội PGHH cả.

Công văn giải quyết song phương này được ký tên HT. Thích Đạt Đạo phó Viện trưởng hành chánh và được đóng dấu HV PGVN tại TPHCM. Căn cứ theo nội dung và chức danh người ký tên, chúng tôi nhận định: Đây là một thủ tục hành chánh bình thường kêu gọi sự hợp tác giữa 2 tổ chức hành chánh đơn vị, nhằm hợp thức hóa về mặt giấy tờ, theo hướng đơn giản một chiều kiểu “chìm xuồng” không hề quan tâm đến bản chất sự việc nghiêm trọng, và trách nhiệm khắc phục của cá nhân và tổ chức Học viện, đúng theo tinh thần Pháp lệnh, Hiến pháp và giới luật Tỳ kheo mà người xuất gia vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Luật pháp và Đạo pháp. Còn chưa tính đến cộng đồng nạn nhân PGHH có chấp nhận hay không?

Nay chúng tôi cảm thấy “dị ứng” với hầu hết chữ ký tên của các vị “Thiền sư” trong học viện PGVN tại TPHCM. (Từ GS Minh Chi, ông Thích Giác Toàn và nay thì ông Thích Đạt Đạo…)

Tuy nhiên, không vì lý do phãn cảm ấy, mà bỏ mặc cho sự việc cứ trôi xuôi theo sự hợp tác hời hợt của B,T.S TƯ/ PGHH, vì chúng tôi cảm thấy 5 điều phúc đáp của HVPGVN tại TP.HCM vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề chưa trung thực, thiếu thành ý…nên cũng xin phép được “lạm bàn” hầu trình bày với các cấp Lãnh đạo chủ quản cao hơn minh xét:

1/. Điều 1: “Chủ trương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Chúng tôi không thắc mắc những khẩu hiệu, phương chăm “Kinh điển” của những tổ chức Giáo hội nào cũng quen dùng như: Đoàn kết, hòa hợp, nhất quán, xuyên suốt….thân hữu, tôn trọng….Nhưng với nhóm từ “Quán triệt một cách sâu sắc” mà học viện đã dùng trong trường hợp này, chưa phù hợp với vụ việc sóng gió của tăng sinh T. Huệ và Hội đồng điều hành HVPGVN Khóa IV đã gây ra và tinh thần nhận lỗi chưa cao, chưa đúng
trách nhiệm.

Để xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy đáng gọi là quán triệt một cách sâu sắc ư? Phải chăng học viện trước đây đã tán đồng bài luận văn của T.Huệ ? Và sâu sắc tới mức xuyên tạc tận cùng cho đến cây nhang chung nước cúng Phật cũng chẳng được yên ? Nếu như HV cho đó là quá khứ lầm lỗi đáng tiếc do lãnh đạo đã tắc trách, mà hôm nay có thành ý mạnh dạn nhận khuyết điểm một cách đầy đủ chân thật và khắc phục thỏa đáng, vấn đề cũng có thể từng  bước lắng dịu và khả năng hàn gắn là điều chắc chắn. Bởi Đức Thầy chúng tôi đã có lời khuyên:

 “Đạo pháp thường hay dung với hòa
Xét người cho tột xét thân ta
Nếu người rõ phận vui lòng thứ
Ta thứ được người người thứ ta”

Đức Thầy chúng tôi khuyên:”Đạo pháp thường “lấy khoan dung ôn hòa mà đối xử lẫn nhau .

“Xét người cho tột” nghĩa là xét đoán lỗi lầm của người phải tột cùng thấu đáo, từ nguyên nhân đến hậu quả và động cơ thúc đẩy không để nhầm lẫn oan tình.

“Xét thân ta” tức xét lại mình bắt lỗi người có chứng cứ, có khách quan, trung thực hay không ? và việc này có phải là bổn phận nên làm ?

Có trái luật pháp hay giới răn ? có oan ức cho người ?

“Nếu người rõ phận” tức khi người hoặc tổ chức lầm lỗi mà rõ được việc sai phạm đầy đủ và thành ý khắc phục, thì sẽ được mọi người “vui lòng thứ”.

“ Ta thứ được người, người thứ ta” vì trong cõi nhân gian ác trược : nhân vô thập toàn không ai tránh khỏi lỗi lầm. Nay người thành thật nhận lỗi đầy đủ chẳng nại ý quanh co.

Ta phải thông cảm !

Để mai đây nếu mình lầm lỗi cũng phải chân thành nhận lỗi như họ và sẽ được thứ tha.

Một nhà Đạo Đức có câu:

Kẻ nhận lỗi thứ tha khoảng đải
Người đói nghèo cơm vải cấp ban”

Chúng tôi luôn tuân theo lời dạy của ĐứcThầy một cách tích cực ở mục này. Tiếp theo chúng tôi sẽ lần lượt phân tích 4 điều giải thích còn lại của HVPGVN có thành khẩn và trung thực hay không ?

2/. Điều 2: Luận văn của Tăng sinh Thích Thiện Huệ phản ánh quan điểm cá nhân.

Ở mục này chúng tôi chỉ đồng ý với Học viện “Theo qui luật khách quan, con người luôn có những hạn chế vốn dĩ…” kể cả TT. Thích Minh Châu, GS. Minh Chi, ông Thích Giác Toàn và thành viện Hội đồng Điều hành học viện khóa 4. Nhưng không đồng ý quan điểm của HT. Thích Đạt Đạo cho rằng: “Đây không phải là chủ trương của Học viện PGVN tại TPHCM”. Khách quan cho thấy, từ 1997 – 2001 HT. Thích Minh Châu làm viện trưởng, còn lãnh đạo điều hành HV khóa IV và GS Minh Chi là thuộc cấp.

Đồng thời trong bài luận văn của TT. Huệ lại được sự phê chuẩn “Đạt yêu cầu của GS hướng dẫn và Hội đồng điều hành HV, và được lãnh bằng tốt nghiệp Đại Học”.

Vậy một mình TT. Huệ không đủ điều kiện tự cá nhân tạo ra một mảnh bằng Đại học hợp pháp để du học Ấn Độ. Vả lại trước đó trong một quyển Tự Điển Phật Học ông Thích Minh Châu đã giải thích nhóm từ PGHH một cách hủy báng, mạ lỵ. Như vậy cách thoái thoát trách nhiệm của HT. Thích Đạt Đạo không có cơ sở thuyết phục. Một Học viện PGVN tại TPHCM tầm cở Quốc Tế như vậy, có cả ĐH Điều hành đồ sộ đồng phê duyệt tập luận văn tốt nghiệp cho TT. Huệ về nội dung lẫn tính pháp lý do HT Thích Giác Toàn ký tên đóng dấu Học viện mà cho rằng HV không có chủ trương, vậy ai đã chủ trương ?

Đề nghị UBMTTQ/ TƯ/ VN và Ban Tôn Giáo CP minh xét !

3/. Quan điểm của Học viện đối với luận văn của Tăng sinh TT. Huệ .

Học viện đã thừa nhận mọi sinh hoạt giáo dục đào tạo đều theo nguyên tắc Quốc tế như các trường Đại Học nước ngoài như sau: “Việc nghiên cứu đề tài luận văn đều có giáo sự hướng dẫn và tăng ni sinh sau khi hoàn tất các môn học, đều có làm thêm một luận văn tốt nghiệp để hội đủ điều kiện cấp văn bằng mang tính thu hoạch…và chỉ có giá trị nội bộ, không phổ biến”

Trong đoạn trình bày trên rõ ràng HT. Thích Đạt Đạo đã giúp chúng tôi có thêm nhiều chứng cứ mới về trách nhiệm của Học viện đối với toàn thể Tăng Ni sinh từ lúc nhập khóa đến khi tốt nghiệp (4 năm). Sự thừa nhận trách nhiệm Lãnh đạo và hướng dẫn khóa sinh học viên này lại mâu thuẩn và trái ngược sự khẳng định ở điều 2 công văn trên rằng: “Luận văn của tăng sinh TT. Huệ phản ánh quan điểm cá nhân. Hội đồng điều hành Học viện PGVN tại TPHCM không có chủ trương. Sự giải thích trước sau bất nhất như vậy là thiếu trung thực. Với nguyên tắc pháp lý bình thường thì bất cứ một sinh hoạt tập thể cộng đồng hay cá nhân nào nằm trong sự tổ chức, có hướng dẫn và có xác định phê duyệt, có chỉ đạo thực hiện đều có chủ trương, có Lãnh đạo không thể phủ nhận sự liên đới trách nhiệm được. Bài luận văn của TT. Huệ đã đủ yếu tố chính qui HV (có GS hướng dẫn, có Hội đồng phê duyệt, có tăng sinh thực hiện và có nhận bằng tốt nghiệp). Chúng tôi còn chưa đặt thêm vấn đề “mang tính thu hoạch” học cái gì thu hoạch cái nấy , như trồng đậu thu hoạch đậu. Vậy bài thu hoạch luận văn “Thực chất Đạo Hòa Hảo” của TT. Huệ có phải là kết quả do Học viện đã giảng dạy thiên kiến lệch lạc về Đạo PGHH suốt khóa học 4 năm không ? Chẳng lẽ học về lịch sử, bản chất Phật Giáo Việt Nam mà lại thu hoạch về ‘Thực chất Đạo Hòa Hảo”. Sao mà ngược ngạo vô lý như vậy được, một là Thầy có vấn đề hai là não của tăng sinh nhiễu loạn. Nhưng dù Thầy hay trò hoặc cả hai đồng sản sinh ra Tập Luận Văn ác kiến đó đều có liên đới trách nhiệm của Hội đồng Học viện không thể trốn tránh. Đăc biệt đối với nhóm từ :“Chỉ có giá trị nội bộ, không phổ biến” thật là khó hiểu.

Học viện PGVN là ngành giáo dục Phật giáo chứ đâu phải ngành “An ninh Quốc gia” mà phải bí mật, không phổ biến. Bài luận văn suất sắc của tăng sinh cần được đăng báo Giác ngộ (Cơ quan ngôn luận của PGVN) và đăng lên internet để quảng bá tài năng và uy tín bổn viện…Riêng bài luận văn của TT. Huệ nếu không được phổ biến ra ngoài thì vẫn “có giá trị nội bộ” trong học viện phải không ?(như cách giải thích trong công văn HV) Quí vị càng giải thích càng mâu thuẩn. Dù sao hơn mười năm qua bài luận văn tốt nghiệp của T.Huệ  luôn có giá trị nội bộ và tính pháp lý cao, ít nhất là cho tới khi được HV mạnh dạn thu hồi là điều kiện không thể thiếu, nếu muốn tình hình lắng dịu.

- Phần 2 điểm 3: Học viện nhấn mạnh dấu chấm câu tách bạch lời phê của GS Minh Chi thành hai vế rõ ràng, nhằm thuyết phục Ban trị sự TƯ PGHH rằng: ông Minh Chi chỉ chấp nhận đạt yêu cầu vế đầu còn vế sau là không đạt yêu cầu. Nếu GS Minh Chi cẩn thận được như vậy vẫn không tránh khỏi sự sai lầm nghiêm trọng. Vì 2 câu này đều có sự ẩn ý mâu thuẩn không rõ ràng khác nhau.

Nếu GS Minh Chi phê rằng: “Luận văn đạt yêu cầu về công phu nghiên cứu và sưu tầm tài liệu”, mà không đo lường sự nghiên cứu, sưu tầm ấy đưa đến kết quả tốt, xấu có lợi hay có hại cho cộng đồng Phật giáo, nhân sinh…thì làm sao phân biệt được kẻ ác, người thiện, người chân chính, kẻ gian tà?

Vì trên thế giới hiện nay kẻ ác người thiện đều có ý chí “công phu nghiên cứu” và “sưu tầm tài liệu” …rất tích cực và vất vả để thực hiện mong muốn thiện hay ác của mình. Chẳng hạn: Lê Văn Luyện trước khi cướp tiệm vàng, hắn đã nghiên cứu kỹ địa hình, thời tiết, thói quen từng sinh hoạt tiệm vàng, và học hỏi tìm kiếm tài liệu sách vỡ nói về những trùm cướp tên tuổi và chiêu thức hành động, học phương pháp trèo tường, cách chế tạo chìa khóa vạn năng và phương pháp đột nhập, đối phó tình huống bị lộ…và tẩu tán tang vật, cách đào tẩu an toàn…không kém công phu nghiên cứu hơn tăng sinh TTHuệ.

Ngược lại: Những người giác ngộ tu hành chân chính. Họ cũng rất công phu rèn luyện tâm ý, học hỏi sách kinh, khổ hạnh giới luật, chấp nhận hy sinh cuộc sống riêng tư phục vụ lợi ích cộng đồng nhân loại và giữ gìn danh giá Đạo Phật.

Vậy bài luận văn của TT. Huệ đưa đến kết quả thiện hay ác mà Giáo sư Minh Chi “phê duyệt đạt yêu cầu vế I” như Thiền sư Thích Đạt Đạo cho rằng: “GS Minh Chi chỉ đơn thuần tán đồng về mặt công phu nghiên cứu và sưu tầm tài liệu” mà bất kể hậu quả đúng sai thiện ác ,vậy cách bào chữa ấy có thuyết phục chăng ?

Còn vế thứ 2: “Nên tránh phê phán các Tôn giáo khác với lời lẽ nặng nề” Có nghĩa là: GS. Minh Chi chỉ khuyến cáo nên tránh phê phán nặng lời chứ không cấm hẳn phê phán Tôn giáo khác như HT Thích Đạt Đạo công bố mạnh mẽ:”Không phê phán tôn giáo trong mọi trường hợp”.

Như vậy GS. Minh không hoàn toàn bác bỏ sự phê phán Tôn giáo khác, của TT. Huệ mà chỉ trách TT. Huệ viết quá thô lỗ thôi ! Nếu bỏ hết sự hồ đồ, theo ông bài luận văn nội dung sai siểng cở nào vẫn đạt yêu cầu.

Như vậy chủ ý của GS Minh Chi là nội dung bài luận văn đúng sai đều đạt yêu cầu phê phán nhưng chỉ nên trách (chứ không triệt để cấm) với lời lẽ nặng nề. Vậy HT. Thích Đạt Đạo có đặt thêm bao nhiêu dấu chấm cũng không thay đổi ít nhiều ý nghĩa 5 chữ “Luận văn đạt yêu cầu” như đinh đóng cột.

Riêng với lời phê của ông Thích Giác Toàn sao không thấy HT. Thích Đạt Đạo đề cặp trong công văn. Cũng như sự giải thích về PGHH của HT. Thích Minh Châu trong Tự Điển Phật học cũng không thấy ông Phó viện trưởng hành chính nói tới. Hai vị “cao tăng”này đều có dính líu sâu nặng với PGHH không thể hạ cánh an toàn được! Với tư cách trưởng, phó Học viện và chịu trách nhiệm pháp lý đóng dấu ký tên.

Đề nghị lần tái phúc đáp tới ngài Phó viện trưởng cũng nên minh bạch điều này ! Vì chúng tôi đã có phân tích trong thư phản đối.

- Phần thứ 3 trong điểm 3: HT. Thích Đạt Đạo đã lập lại lần nữa sự nhất quán, đoàn kết, tôn trọng các Tôn giáo, không phê phán trong mọi trường hợp,phương châm này cũng cần có thời gian chứng nghiệm trong thực tế giải quyết vụ việc này có chân thành minh bạch và thỏa đáng hay không mới khả tín. Vụ việc còn đang “nóng lên” nghiêm trọng, sự
sai phạm chưa được thừa nhận rốt ráo, chúng ta không thể dùng từ “lấy làm tiếc” mà là nên “Nỗ lực khắc phục” mới đúng.

4/. Luận văn tốt nghiệp của Tăng sinh TT. Huệ đã được hủy. Vấn đề thiêu hủy tập luận văn này có lẽ đã muộn màng. Không có cách nào hủy hết trong khi toàn thể tín đồ PGHH hiện nay họ đã in thêm rất nhiều và chuyền tay nhau “nghiên cứu” nên không thể dùng ngọn “lửa vật lý” thiêu hủy hết được trừ phi dùng “lửa tâm lý” thừa nhận khuyết điểm sai lầm và biện pháp khắc phục thỏa đáng theo yêu cầu cộng đồng PGHH từ từ nó sẽ đi vào dĩ vãng và biến mất trong lòng người.

5/. Hướng giải quyết:

Bốn điểm giải thích trên vẫn còn nhiều vấn đề lờ mờ, chưa thành ý cần bổ sung đầy đủ, mà vội đưa ra hướng giải quyết quá mong lung với thời gian không hạn chế, còn đối tượng vi phạm thì đang nhởn nhơ mù tít bên kia Ấn Độ Dương, và đơn vị BTS /PGVN nơi thường trú tiến hành kiểm điểm vắng mặt không biết thuộc: Ấp, Xã, Huyện hay Tỉnh ,trong khi vụ việc vi phạm mang tầm vóc trung ương .

Đã vậy còn phải chịu phí tổn ngân sách chuyền từ TPHCM ra Hà Nội rồi vào Nam xuống An Giang lên Châu Đốc, chờ tăng sinh du học Ấn Độ “Bái tổ vinh qui” về làng nhận tội. Ôi thôi thật quá nhiều khê. Có lẽ khi nghĩ ra sáng kiến độc đáo nầy quí Học viện muốn “ăn miếng trả miếng” biến cộng đồng PGHH những người lương thiện đi đòi danh dự và sự công bằng trở thành “Dân oan đòi ruộng đất” cho đến ngày tận thế chưa xong.

Cuối cùng trong điểm 5 chúng tôi xin đính chánh sự nhận định của Học viện qua câu “…về tư duy chưa chính chắn làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin Tôn giáo…” nên đổi lại câu: “…..về sự sai lầm của Tăng sinh TT. Huệ đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự Đức Giáo Chủ và uy tín PGHH…”

Chứ Luận văn của TT. Huệ chẳng làm sa sút niềm tin của TG được. Tóm tắt: Chúng tôi phần lớn không thừa nhận công văn phúc đáp của Học viện PGVN tại TP.HCM về sự thừa nhận khuyết điểm chưa trung thực, thiếu thành ý qua 5 điểm giải thích nêu trên, xem như cách hòa giải bước đầu không thành công về tình về lý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa đề nghị đến giải pháp cuối cùng là truy cứu Pháp luật do tính chất vi phạm Điều 70 Hiến Pháp, Điều 1,2 ,5,8 và15….Pháp Lệnh TG và Điều ……Bộ Luật TTHS. Vẫn còn bỏ ngỏ việc tái phúc đáp lần sau, nếu tình hình không được cải thiện theo yêu cầu chính đáng của cộng đồng PGHH, thì giải pháp sau cùng sẽ được tính đến bằng pháp luật.

Cuối cùng chúng tôi đề nghị quí Cơ quan chủ quản UBMTTQTƯ và Ban Tôn giáo Chính phủ thúc đẩy hơn nữa tiến trình hòa giải, nhằm sớm kết thúc vụ việc cho công bằng vô tư, hầu đem lại sự bình an trong cộng đồng PGHH chúng tôi. Xét thấy, nếu Học viện cố tình né tránh trách nhiệm liên quan và quyết tâm giảm nhẹ hình phạt TT. Huệ bất hợp lý thì áp lực càng đè nặng trong lòng chúng tôi sẽ không mang lại lợi ích cho sự bình an và thịnh vượng Đất nước, việc nặng nhẹ đã dễ nhìn thấy và cách chọn lựa cũng chẳng phức tạp.

Rất mong Quí Cơ quan “Những nhà chủ trì công đạo” cùng nên minh xét, đừng vì cái riêng mà tổn hại việc chung. Một lần nữa chúng tôi khẳng định những yêu cầu chính đáng qua 5 điều được đưa ra trong thư phản đối đã gửi và hôm nay xin được giải thích rõ lợi ích của nó bổ xung ý kiến trong tiến trình hòa giải.

I/. Đề nghị Ban Tôn giáo chính phủ cần tổ chức cuộc gặp gỡ với phái đoàn nhân sĩ, chân tu tâm huyết của PGHH để chúng tôi trình bày phân tích sự sai phạm của TT. Huệ và trách nhiệm liên quan của HĐHVPG VN khóa IV tại TP.HCM (có như vậy giúp quí cơ quan có chứng cứ cần thiết để giải quyết).

II/. Triệu hồi ngay Tăng sinh TT. Huệ về nước để trực tiếp xin lỗi toàn thể tín đồ PGHH và quì lạy sám hối trước chân chung Đức HGC và Ngôi Tam Bảo Tổ Đình PGHH. (có như vậy mới đủ thành ý vì TT. Huệ đã phạm ngũ ngịch với Phật, Pháp, Tăng)

III/. Thu hồi học vị Cử Nhân của TT. Huệ, chấm dứt khóa du học Ấn Độ của y,  cho hoàn tục, đồng thời rời khỏi nơi cư trú vĩnh viễn (vì bằng cấp Cử Nhân trên do phạm tội nghiêm trọng mà có và khóa du học Ấn Độ cũng được hợp pháp hóa từ mãnh bằng tội lỗi trên. Nay TT. Huệ đã vi phạm Hiến Pháp, Pháp lệnh Tôn giáo, và phạm luật TTHS…cần được truy cứu theo Pháp luật. Kẻ phạm tội không thể nhỡn nhơ du học và rời khỏi nơi cư trú để tránh xảy ra sự đụng chạm đáng tiếc).

IV/. Học viện PGVN tại TPHCM gửi văn thư xin lỗi với toàn thể tín đồ PGHH và bãi nhiệm những thành viên HĐ ĐH HVPGVN tại TP.HCM  khóa IV, vì đã có vi phạm hướng dẫn và ký tên trong luận văn của TT. Huệ. Nếu các vị ấy còn tại chức sẽ làm ảnh hưởng uy tín đến Ban điều hành mới.

V/. Chỉ thiêu hủy hoàn toàn những sách vỡ tài liệu có tính xuyên tạc hủy báng PGHH và cắt bỏ trang giải thích Tôn danh PGHH trong Tự Điển Phật Học của HT. Thích Minh Châu. Riêng về luận văn TT. Huệ thì không thể thiêu hủy được vì nó đã tràn lan đến mức không thể kiểm soát và hậu quả của nó có lẽ sẽ dai dẳn cho đến lúc Ban Tôn giáo CP và UBMTT/ TƯ vào cuộc để giải quyết thỏa đáng.

Thưa quí Cơ quan,

Sự kiên nhẫn của chúng tôi luôn nhắm tới trọng trách quản lý Tôn giáo của các cơ quan chủ quản cao nhất, đủ thẩm quyền quyết định với tầm nhìn xa rộng và sự cân nhắc sáng suốt, đưa đến giải quyết thỏa đáng, xứng đáng là “Nhà chủ trì công đạo” với quyền lực quản lý cao nhất của các Tôn Giáo.

Trân trọng kính chào

Sa Đéc ngày 27/12/2012

Nguyễn châu Lang

VÀI DÒNG TÂM SỰ VỚI BTS.TƯ.GH.PGHH

Kính gởi: Quí Anh Chị trong BTS. TƯ. GH. PGHH

Sau khi đọc được ý kiến và lời yêu cầu của quí anh gởi đến các Ban trị sự thuộc cấp và đồng đạo PGHH gần xa, khi đã tạm thời hạ bút đồng tình với 5 điểm trả lời phúc đáp của HV/PGVN/TPHCM bằng sự cam kết bước đầu trong tiến trình hòa giải.

Chúng tôi những người có cùng tâm huyết phản ứng trong vụ việc xúc phạm nghiêm trọng của Tăng sinh TT. Huệ xin có vài nhận định gởi các anh:

Thứ nhất chúng tôi hoàn toàn thông cảm cho hoàn cảnh bày tỏ quan điểm miễn cưỡng, không thể tích cực hơn , với việc chỉ được làm chừng mực của BTS.TƯ khi tiếp cận văn bản xin lỗi chưa đầy đủ thành ý của Học viện PGVN tại TPHCM  không xứng với tình huống nghiêm trọng vừa xảy ra trong Học viện. Vẫn biết sự bức xúc của các anh chẳng kém mảnh liệt hơn những tín đồ chất phát hiền lành khi biết rõ Đức Thầy mình, Đoàn thể mình, và Giáo lý PGHH đã bị tăng sinh TT. Huệ vu khống, nhục mạ đến táng tận , lại được GS Minh Chi, Hội đồng Học viện xác nhận là “đạt yêu cầu” Y lại còn được nhởn nhơ du học nơi Thánh địa Phật Giáo. NayHọc viện lại gửi văn thư “lây lất” kêu gọi hợp tác song phương với Ban Trị Sự T.Ư/PGHH chứ không “đếm xỉa” gì đến nguyện vọng chính đáng của cộng đồng tín đồ (ít nhất là những người gởi thư phản đối).

Với tư cách là cơ quan đại diện pháp luật của PGHH, lẽ ra các anh trưng cầu ý kiến của toàn Đạo nhằm bổ sung thêm cho phúc đáp của HọcViện còn nhiều điểm đáng ngờ hoặc chưa hợp lý, hầu giữ thể diện cho đoàn thể PGHH. Hoặc ít nhất cũng để họ thấy được đoàn thể mình không ngu dốt như TT. Huệ và Học viện đã vu khống miệt thị. Hơn nữa đơn vị Giáo hội PGHH vẫn ngang tầm giá trị với Giáo hội PGVN về tính bình đẳng pháp lý. Trong khi Học viện chỉ là một bộ phận giáo dục ngang tầm với viện Đại Học Hòa Hảo xưa kia, cớ gì các anh lại quá hời hợt dễ dãi, đến lúng túng mà vội vàng hợp tác một cách thiếu cân nhắc như vậy.

Hóa ra văn thư xin lỗi này Học viện một lần nữa khẳng định Luận văn của TT. Huệ có đôi chỗ cũng đúng “Đạo HH là Đạo của những người …!”. Tuy nhiên, trong lời kêu gọi các anh vẫn chưa bày tỏ thái độ dứt khoát, chỉ thể hiện sự mặc nhiên, bên cạnh còn ẩn ý gợi lên cho toàn đạo phương pháp phản ứng trên tinh thần “Hòa Hảo” “suy xét minh lý” những dấu ngoặc kép này là cách biểu thị tiềm ẩn một sự thúc đẩy phản ứng ôn hòa mà các anh mong muốn chúng tôi nên thận trọng, chứ không ngăn cản như những việc trước đây.

Nhất là các anh trích một đoạn lời dạy của Đức Thầy “Đối với các Tôn giáo khác và nhân sanh”

“….Nhứt là không ỷ đông hiếp đáp hoặc nói xấu người ta. Nếu họ có làm dữ với mình thì mình cũng chẳng được phép vì sự dữ của họ mà trả thù, và phải luôn luôn làm lành với họ. Mình phải hoài hoài làm phải với những kẻ ấy dầu họ có làm quấy với mình cũng mặc và phải nhẫn nhịn họ”. Cám ơn các anh đã nhắc nhở tuy đã muộn màng, vì từ lúc xảy ra vụ việc chúng tôi vẫn nương theo mục này mà từng bước lên tiếng một cách nhịp nhàng, đồng bộ rộng khắp toàn Đạo, kể cả thể hiện trên văn bản, cũng như tiếp cận Học viện ngày 11/12/2012 rất ôn hoà, nghiêm túc nhưng cũng thẳng thắng minh bạch, vì Đức

Thầy có dạy:

‘Tánh ngay thẳng ta không dời đổi

Dù tan xương nát thịt chẳng màn”

Và cũng chưa hề làm oan ức Học viện PGVN tại TP.HCM, chỉ với tư cách đi đòi “công lý” và với phong cách này chúng tôi sẽ tiếp tục trường kỳ đến khi mọi việc được thỏa đáng.

Trở lại những từ ngữ trong ngoặc kép:

Thứ I: “suy xét minh lý” đây chính là mục chánh kiến

Tức: dùng giác quan nhạy bén để “quan sát cực điểm” và dùng lý trí “xét đoán tinh tường” sẽ giúp ta hiểu được rõ ràng minh bạch, tiến tới cách phán đoán được ngay thẳng, công bình. Còn “minh lý” là suy xét cho rõ ràng sự thật, từ nguyên nhân đến kết quả, không còn chỗ gian dối, áp đặt…làm oan ức người khác. Nghĩa của từ“Hòa Hảo”như sau:

Hòa: là ôn hòa, hòa hợp, hòa bình, hòa giải…trong sự chánh đáng khi giao tiếp.

Hảo: là tốt đẹp, đúng đắn, toàn thiện…trong cư xử công bằng và nhân đạo.

Vậy tinh thần Hòa Hảo: là cùng thương lượng, hòa giải trong sự đối sử tốt đẹp đúng đắn không hư dối bất hảo đưa đến sự công bằng bình đẳng, không dung chứa ý tưởng gian trá của kẻ sai phạm, tuy nhiên nếu họ thành ý nhận lỗi và khắc phục đầy đủ, chúng ta vẫn xem họ đúng đắn và thân thiện.

Về “sự đối đãi với các Tôn giáo khác và nhân sanh”:

Đức Thầy dạy chúng ta nhẫn nhịn một cách tích cực và sáng suốt, nhằm bảo vệ sự “làm lành” hoài hoài của tín đồ. Chứ Ngài không dạy đệ tử nhu nhược đến quên cả bổn phận thiêng liêng đối với Phật, Pháp, với Đức Thầy và Đoàn thể để mặc cho kẻ xấu tự do thao túng bôi nhọ bằng cả hình thức pháp lý. Nếu chỉ nhường nhịn tiêu cực đến mất cả danh dự phẩm chất thì chẳng ích lợi gì cho Đạo pháp và cũng không đủ sức “giữ gìn sự trong sáng vốn có của nền đạo” như các anh đã nêu cao”.

Đức Thầy dạy: “Nhứt là không ỷ đông hiếp đáp và nói xấu người ta”. Vậy nếu so sánh giữa PGHH và PGVN Đạo nào đông hơn, ai đã ỷ đông ỷ quyền, nói xấu Tôn giáo khác.

Thật sự đã xảy ra Hội đồng HV/PGVN/ khoá IV và TT. Huệ đã “làm dữ” với PGHH qua quyển Tự Điển Phật Học và luận văn tốt nghiệp. Chúng ta cũng chưa có hành động trả thù “làm dữ” với họ chỉ viết văn bản, giải thích, phân tích, chứng minh để chỉ rõ cho họ
thấy cái sai lầm xúc phạm của họ mà dừng lại để thành thật nhận lỗi khắc phục nhằm giữ mối giao hảo bình đẳng thân thiện, đâu có ý định trả thù, Đồng đạo vẫn nghe lời Đức Thầy: “Phải luôn luôn làm lành với họ” bằng cách đề nghị thương lượng, hòa giải theo Pháp luật và Đạo lý minh bạch. Nhưng nếu họ chẳng dừng lại cố tình bao che tránh né thì
chúng ta cũng phải kiên trì nhẫn nhịn và tìm giải pháp khác, cao hơn tốt hơn để ngăn chặn và giải thích tiếp tục cũng chỉ bằng văn bản hay thương thảo mà thôi.

Đó chính là cách “phải hoài hoài làm phải với những kẻ ấy…” và “phải nhẫn nhịn họ” một cách tích cực giúp họ sớm nhận ra cách khắc phục tốt nhất và đừng tái phạm .

Tóm lại: việc nói thật, nói thẳng và nói ôn hòa với kẻ khác.

Đức Thầy chắc không cấm, chúng ta nên cùng nhau thực hiện điều này nhằm tích cực bảo vệ phẩm giá cho Bổn giáo của mình. Đừng sợ áp lực đừng vì quyền lợi riêng tư mà làm tổn hại cho Đạo Giáo của mình và Tôn giáo khác.Đó là sự nhẫn nhịn tích cực và sáng suốt đúng theo mỹ ý Đức Thầy.

Thưa các anh.

Nếu xét về Đạo Pháp và Luật pháp trong tình hình hiện nay rõ ràng khó tìm kiếm một sự phối hợp hoàn hảo, do cái gút Lịch sử khó mở. Đạo PGHH chúng ta sự truân chuyên chắc còn dài, nội bộ đoàn thể rất khó nhất quán trong cách nghĩ cách làm đối với bổn phận duy trì và phát triển Đạo Nhà. Thôi thì việc của BTS thì BTS căn cứ trên pháp luật mà chấp hành, vì các anh được pháp luật thừa nhận và đào tạo.

Còn chúng tôi những tín đồ thường dân với tinh thần tự nguyện bảo vệ Đạo pháp chỉ được luật pháp mặc nhận và không thông qua đào tạo, chỉ tự thấm nhuần bằng giáo lý của Đức Thầy, hiện nay sự tu tập còn ở dạng sơ cấp thiển bạc.

Nay gặp phải sự thách thức nghiêm trọng vượt ngoài tưởng tượng, ảnh hưởng thanh danh Đức Thầy và uy tín đoàn thể. Cách ứng phó mỗi bên mỗi khác, chỉ mong rằng các anh nên thông cảm để chúng tôi duy trì đến mức không phạm pháp thôi, chứ tích cực tuân thủ như các anh vừa qua, xét ra không có lợi cho danh dự Tôn giáo. Để không mang tiếng là kẻ vô tình, lơ là bổn phận, chúng tôi cố gắng hết mình sẽ tiếp tục tuân theo lời dạy của Đức Tôn Sư, nêu cao tinh thần bảo vệ Đạo pháp.

‘Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên

Phận môn đệ phải lo vun quén

Tầm sức nhỏ còn làm nên kén

Người không lo có thẹn hay chăng”

Vậy sắp tới nếu những vấn đề Tôn giáo chỉ liên quan luật pháp đơn thuần như thủ tục hành chánh thì các anh tự quyết, ngoài ra nếu sự việc có xâm phạm đến thanh danh Đức Thầy, ảnh hưởng Giáo lý và uy tín cộng đồng mang tính tối thiêng liêng vượt ngoài phạm vi luật pháp, khi quyết định các anh cũng nên để ý trưng cầu ý kiến của cộng đồng trong đó có chúng tôi, chứ không nên tự quyền cả quyết sẽ đưa đến bất ổn.

Điển hình công văn thông báo phúc đáp của HV/PGVN tại TPHCM ngày 17/12/2012 của BTS.TƯ/ PGHH là một kinh nghiệm cần rút tỉa.

Vài dòng tâm sự cùng các anh nhằm chia xẻ nỗi niềm rất mong sắp tới chúng ta có nhiều cơ hội gặp gỡ theo thiện chí của BTS.TƯ/ PGHH trong vấn đề có liên quan Học viện PGVN tại TPHCM.

Trân trọng kính chào

Sa Đéc, ngày 27/12/2012

Người viết

Nguyễn-Châu-Lang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site