lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Quan Ngại Với Viện Khổng Tử Mới Thành Lập Ở Toronto

Bởi: Omid Ghoreishi, Epoch Times 16 Tháng Sáu, 2014 Mục: Thế Giới Viết bình luận

viện khổng tử trung cộng, say no to ci.ca

viện khổng tử trung cộng, say no to ci.ca

Công cụ ‘quyền lực mềm’* của Trung Quốc len lỏi vào các trường học ở Toronto.

2 / 2
Ảnh chụp từ trang web SayNoToCI.ca được lập nên để phản đối Viện Khổng Tử của Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto. Những viện khổng tử gây tranh cãi này được trợ cấp và kiểm soát bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc. (Ảnh chụp/Đại Kỷ Nguyên)

“Với các bằng chứng rõ rệt bên ngoài kia đã chỉ ra rằng bạn không nên có những thứ này, tại sao HQGT lại mang chúng vào đây,” Lewis thắc mắc.

Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto (HQGT), hội đồng giáo dục lớn nhất Canada, đang xem xét việc đưa vào giáo trình các chương trình giáo dục được soạn thảo bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc. Điều này đã làm một số phụ huynh lo ngại về những nội dung mà con cái họ sẽ học.

Michael Lewis đang đi nhờ xe một người bạn dạo quanh Toronto thì bất chợt anh nhìn thấy một tấm biển quảng cáo khai trương của một Viện Khổng Tử ở một ngôi trường địa phương vào tháng 9 tới.

Là một phụ huynh có con đang theo học tại hệ thống trường công lập, Lewis trở nên tò mò và muốn tìm hiểu xem Viện Khổng Tử thực sự là cái gì, nên anh đã lấy điện thoại ra để tra cứu.

Càng đọc về nó, anh càng thấy lo lắng hơn. Anh tìm thấy các báo cáo đưa tin về việc các Viện Khổng Tử đã bị đóng cửa ở một số trường đại học tại Canada.

Mặc dù Viện Khổng Tử được tuyên truyền là có mục đích quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, nhưng chúng lại được các cơ quan tình báo cho là một trong các tổ chức được sử dụng bởi chế độ cộng sản Trung Quốc để mở rộng quyền lực mềm của nó. Các viện này được trực tiếp tài trợ và kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc.

“Với các bằng chứng rõ rệt bên ngoài kia đã chỉ ra rằng bạn không nên có những thứ này, tại sao HQGT lại mang chúng vào đây,” Lewis thắc mắc.

Lewis và những bậc phụ huynh có chung quan tâm khác, cùng với các tổ chức nhân quyền, đã tổ chức một cuộc mít tinh bên ngoài văn phòng hội đồng giáo dục vào hôm thứ tư vừa qua để thúc giục nó ngừng thỏa thuận hợp tác với Viện Khổng Tử.

Họ dán băng dính đen lên miệng, biểu thị cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, mà đang tìm cách xen lẫn vào chương trình giáo dục bên trong học viện.

Tháng 12 năm ngoái, Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada (HGDC) đã phát hành một bản tuyên bố thúc giục các trường đại học và cao đẳng cắt đứt mối liên hệ với Viện Khổng Tử, nói rằng các viện này được “tài trợ và giám sát bởi chính quyền độc tài Trung Quốc.”

“Họ hạn chế các cuộc thảo luận tự do về các chủ đề gây ra tranh cãi và không nên có chỗ đứng trong khuôn viên trường theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc,” giám đốc điều hành của HGDC James Turk nói.

Cả hai trường Đại học McMaster và trường Đại Học Sherbrooke đã cho đóng cửa các Viện Khổng Tử của họ, và Đại Học Manitoba đã từ chối một Viện Khổng Tử vào năm 2011, với báo cáo cho là do các quan ngại về vấn đề kiểm duyệt chính trị (lý do chính thức được trích dẫn là “các vấn đề hậu cần.”)

Đại Học McMaster đã đóng cửa Viện Khổng Tử vào đầu năm ngoái do sự bất mãn với chính sách thuê giáo viên của Viện Khổng Tử ở Trung Quốc. Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin vào năm 2011 rằng Sonia Zhao, một giảng viên đến Canada từ Trung Quốc để làm việc tại Viện Khổng Từ McMaster, đã bị yêu cầu phải ký vào bản thỏa thuận hứa không được tập luyện Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, vốn đang bị áp bức ở Trung Quốc và những người theo học thì bị đàn áp.

Hiện đang có Viện Khổng Tử ở 12 trường đại học/tổ chức giáo dục ở Canada. Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto là hội đồng giáo dục thứ ba thành lập một Viện Khổng Tử, theo sau hội đồng Edmonton và hội đồng Coquitlam.

‘Tôi đã cảm thấy tò mò về thương vụ này’

Cuộc tranh cãi xoay quanh Viện Khổng Tử cũng là một mối lo ngại của Howard Goodman, ủy viên ban quản trị quận Eglinton-Lawrence. Ông nghi ngờ nếu thật sự tất cả các thành viên của Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto đã có tất cả các thông tin cần thiết khi họ biểu quyết cho việc mở một Viện Khổng Tử.

“Tôi muốn hiểu xem những mối quan tâm của trường đại học là gì, và tôi tò mò muốn biết về thương vụ mà chúng ta vừa ký kết,” ông nói.

Vào tháng năm vừa qua, Goodman đã đệ trình một bản kiến nghị lên hội đồng giáo dục thông qua ủy viên quản trị Howard Kaplan để có thể trình bày thêm nhiều thông tin liên quan đến Viện Khổng Tử, qua đó chỉ trích thương vụ này hơn nữa trong bối cảnh các quan ngại từ Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada.

Tuy nhiên, một phần trong bản kiến nghị có trích dẫn các mối quan ngại của Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada đã bị bỏ đi, và bản kiến nghị đươc biểu quyết là sẽ được trả lời vào tháng 11, tức là sau khi Viện Khổng Tử đã được khai trương.

“Mong muốn của tôi là chúng tôi sẽ nhận được thông tin đó vào tháng 7,” Goodman nói.

Mối quan tâm khác của Goodman là một điều khoản trong bộ yêu cầu đối với các ứng viên giảng dạy của Viện Khổng Tử được liệt kê trên trang web của Đại Học Hồ Nam ở Trung Quốc, trong đó ghi rằng “các ứng viên sẽ được đánh giá để đảm bảo họ đáp ứng các yêu cầu về mặt tư tưởng chính trị.”

“Đây là một trong những thứ đã làm tôi thêm lo ngại,” ông nói

Theo Lewis, điều khoản phân biệt như vậy đã là đủ để Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục hoãn hợp đồng với Viện Khổng Tử, vì nó “đi ngược lại chính sách tuyển người của Hội Đồng và đạo luật nhân quyền của Ontario.”

Lewis đã bắt đầu một cuộc vận động online,  SayNoToCI.ca, để thu thập chữ ký nhằm ngăn chặn việc triển khai chương trình này trong các trường học ở Toronto. Ông đã ngạc nhiên khi thấy Hội Đồng đã chủ động quyết định không tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của những học viện này.

“Việc không chỉ trích Viện Khổng Tử thật đi ngược với tính lôgic,” ông nói.

Goodman nói rằng cuộc vận động đã đưa ra một số các câu hỏi và các vấn đề mà hội đồng cần phải trả lời.

Các cuộc gọi đến hội đồng và văn phòng vận hành Viện Khổng Tử để đề nghị một cuộc phỏng vấn đã không được phản hồi lại trong hạn chót. Chủ tích Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto ông Chris Bilton nói sẽ không có thời gian cho một cuộc phỏng vấn cho tới cuối tháng 7 này.

Ghi chú của người dịch:

*Quyền lực mềm: là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, theo đó quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp), còn quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.

http://vietdaikynguyen.com/v3/9101-quan-ngai-voi-vien-khong-tu-moi-thanh-lap-o-toronto/

-----
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site