lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Trần-văn-Giang 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Trần-văn-Giang | Bảy Chữ Tám Nghề

trái lựu

Lời giới thiệu:

Dành một chút thời giờ, thử tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ nghe rất quen thuộc sau đây (như trích trong ‘tuyệt tác’) “Truyện Kiều” của văn hào Nguyễn Du:

“Này con thuộc lấy làm lòng
Vành ngoài BẢY CHỮ, vành trong TÁM NGHỀ"

(Truyện Kiều - Câu thứ 1209 và 1210  v/v Tú Bà dạy Kiều nghề chơi)

* Xin đặc biệt lưu ý. 
Đây là chuyện văn chương người lớn.  Loại chuyện cấm trẻ em dưới 18 tuổi.  Nếu quý vị thấy nội dung không thích hợp thì xin dừng ngay ở đây, không nên đọc những dòng kế tiếp. 
Đa tạ.

TVG

*

Tưởng chuyện đại sự, to lớn… Ai dè đây là những mánh khoé của gái làng chơi, các chị em ta, cư xử với khách, từ bề ngoài cũng như trong lúc hành lạc.  Thiệt tình!!!

Theo truyện “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tàu) thì "Bảy Chữ" lần lượt là:

1. Khấp: tức là khóc giả bộ thương yêu, quyến luyến làm khách không muốn rời.
2. Tiện: cắt một ít tóc của mình và một ít tóc của khách; trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ (duyên).
3. Thích: dùng mực xạ xâm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình.
4. Thiêu: đốt hương (nhang) giả bộ thề nguyền rồi chích hương nóng vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình. Có sáu vị trí được đề nghị để thiêu:

a)- Bụng kề bụng gọi là “chính nguyện đồng tâm.”

b)-  Đầu chụm đầu gọi là “chính nguyện kết tóc.”

c)- Tay tả mình khít với tay tả khách gọi là “hứa nguyện liên tình bên tả.”

d)- Tay hữu mình liền với tay hữu khách gọi là “hứa nguyện liên tình bên hữu.”

e)- Đùi tả mình khít với đùi hữu khách gọi là “hứa nguyện giao đùi bên tả.”

f)- Đùi hữu mình khít với đùi tả khách gọi là “hứa nguyện giao đùi bên hữu.”

5. Giá: hứa lấy khách làm chồng, giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau (như thật).

6. Tẩu: rủ khách cùng đi trốn. Khi khách chơi đã hết tiền nhưng còn quyến luyến mình không nỡ rời, phải giả cách rủ khách cùng đi trốn; đó là một cách “tống cổ” khách êm thắm (khách không có tiền đâu dám đi trốn… Đi trốn thì chỉ có ăn mày!).

7. Tử: đòi chết để tỏ ra chung tình với khách.

Bảy Chữ” trên ghi đây chỉ là mánh khoé mà các em nhà nghề (của cái nghề cũ nhất trên hành tinh) cư xử bên ngoài.

Còn “Tám Nghề” là cách hành lạc (performance, bên trong / trên giường) như sau:

- Đối với người có “súng”...  bé,  súng ngắn (nòng) thì dùng phép “đánh trống giục hoa.”

- Đối với người có “súng”... to (thuộc loại top gun! Tảng thần!) súng dài thì dùng phép “sen vàng khóa xiết.”

- Đối với người tính nhanh (high frequency, nhịp giã gạo cứ như trống dồn) thì dùng phép “mở cờ đánh trống.”

- Đối với người tính khoan (nhịp giã chầm chậm, khoan thai nhát một) thì dùng phép “đánh chậm gõ sẽ.”

- Đối với người mới “vỡ lòng” (loại súng mới ra lò được bắn thử lần đầu, súng mới mở mắt) thì dùng phép “ba bậc đổi thế.”

- Đối với người không dai sức (hết tiền trước khi vào chợ!) thì dùng phép “đỡ dần buộc chặt.”

- Đối với người dai sức (đã hết kẻng 2-3 lần rồi mà vẫn còn tà tà làm “overtime” y như quảng cáo bán pin “Energizer” – It goes on and on and on…) thì dùng phép “gắn bó truy hồn.”

- Đối với người mê sắc (có phải là mê mẩn sắc dục?!) thì dùng phép “dềnh dàng cướp vía.”

Riêng chuyện “cái ngàn vàng thiệt” và “ngàn vàng giả” qua 2 câu:

“Nước vỏ lựu, máu mào gà
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên”

(Truyện Kiếu - Câu thứ 836 và 837 v/v Tú Bà dạy Kiều nghề chơi theo kiểu “đánh lận con đen”)

Thì xin mời quý vị vui lòng đọc thêm để rõ hơn qua cái “link” ngay bên dưới đây:

http://ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/tinhduc/87-12.htm

Lời kết:

Như vậy câu hỏi được TVG đặt ra là:

“ ‘Truyện Kiều’ của ta có phải là ‘dâm thư’ hay không?” 

Nếu câu trả lời là “Yah! Cha nội còn phải hỏi! ”thì bố già Phạm Quỳnh kể ra cũng đã đi hơi quá đà khi ông đọc “Bài diễn thuyết về Truyện Kiều” nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai Trí Tiến Đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại trên Tạp chí Nam Phong số 86.  Trong đoạn kết của bài này, ông nói một câu “bất hủ” (và còn gây tranh luận cho đến ngày nay!) là:

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…”

Mà thiệt hôn nè???  Tiếng ta và cả Nước ta đã có và còn từ lâu, từ khuya rồi trước khi “Truyện Kiều” được Nguyễn Du sao chép dịch sang tiếng Nôm từ chú Ba Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tàu) cơ mà?!  Tại sao phải chờ mãi đến năm 1924 thì ông Phạm Quỳnh mới nhắc tuồng rất trái quẻ Tam Tông Miếu như vậy?

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! …  Đây chỉ là một vài câu chuyện nhỏ thô thiển, đậm tính “dung tục…”  Một loại văn chương bình dân giáo dục nước ta.  Nếu nghe không dzô, xin quý vị thức giả… thật (không phải thức giả giả !) tiện tay xóa dùm làm phước.

Trần Văn Giang (ghi lại)  
Orange County
(Ngày 10/10/2013)

***

Bài đọc thêm:

"CHỮ TRINH" DƯỚI ÁNH SÁNG Y HỌC

http://ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/tinhduc/87-12.htm

BS. VŨ HƯỚNG VĂN

 Hiện nay, lối sống tự do tình dục Âu - Mỹ đã ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ thanh niên nước ta. Nhiều thanh nữ chưa chồng, thậm chí thiếu nữ chưa thành niên đi nạo phá thai ngày càng tăng, mà nhiều người đã lên tiếng cảnh báo. Tưởng rằng, như vậy lớp trẻ vẫn không quan tâm đến "chữ trinh" nữa. Nhưng không, vẫn có không ít trường hợp tan vỡ hạnh phúc chỉ vì người vợ trẻ không còn trinh tiết, thậm chí nhầm lẫn chứ thực ra người vợ vẫn trinh nguyên.

OAN NHƯ THỊ KÍNH

Người viết bài này đã được đọc những thư, do một số báo chí chuyển đến đề nghị viết giải đáp. Có cô gái trẻ kể rằng: Chồng cháu là mối tình đầu, cháu chưa hề yêu ai, ngoài anh ấy. Thế nhưng không hiểu vì sao đêm tân hôn lại không thấy cái ấy (máu của màng trinh bị rách). Chồng cháu thắc mắc "sao lại không có hả em?!". Cháu điếng người không biết nói năng làm sao! Rồi từ đấy chồng cháu hắt hủi cháu! Bác sĩ ơi, có ai khổ như cháu không - giữ gìn sự trinh bạch của người con gái mà đêm tân hôn lại không thấy... Bác sĩ hãy minh oan cho cháu và những cô gái như cháu...

Một cô gái khác thì viết: Trước khi kết hôn với chồng cháu hiện nay, cháu đã một lần yêu nhưng đó chỉ là một thuở học trò hồn nhiên vô tư, rồi chia tay với người ấy. Sau đó chúng cháu quen và yêu nhau 3 năm rồi kết hôn nên nghĩa vợ chồng, sống với nhau được 10 tháng. Nhưng cháu không hiểu vì sao ngay đêm tân hôn cháu lại không có... điều mà cả anh ấy và cháu mong ước. Chồng cháu nghi ngờ căn vặn... Cháu thật buồn và đau lòng lắm, nhưng biết trả lời sao cơ chứ! Nếu như cháu có quan hệ chuyện ấy với người đàn ông khác, thì cháu chẳng giấu anh ấy làm gì, bởi bằng một tình yêu đích thực anh ấy có thể tha thứ cho cháu. Nhưng cháu chưa bao giờ làm điều đồi bại xấu xa ấy! Cháu lường gạt anh ấy để làm gì... Mặc dù giờ đây cháu và chồng cháu đã xa nhau, nhưng cháu muốn việc này sáng tỏ tránh những lời thị phi đàm tiếu, còn danh dự với hai bên họ hàng. Cháu cầu xin bác sĩ bằng những hiểu biết và năng lực nghề nghiệp của mình mà giải thích, minh oan cho cháu v.v...

GIỌT MÁU ĐÊM TÂN HÔN

Trong xã hội không ít những người đàn ông cực đoan quan hệ tình dục bừa bãi, nhưng khi lấy vợ lại muốn vợ còn trinh nguyên. Một dấu hiệu của sự trinh tiết là đêm tân hôn lần đầu được hưởng thú ái ân chồng vợ thì bộ phận sinh dục người con gái có ra ít máu. Có những chú rể (hoặc người nhà) đã ngầm trải khăn trắng trên giường để kiểm tra vết máu. Đã có nhiều bi kịch hôn nhân. Nhiều đôi trai gái yêu nhau là thế, mà chỉ qua đêm tân hôn là ruồng rẫy nhau, chủ yếu là phía người chồng chê cô vợ trẻ không còn trinh tiết.

Nhưng nếu dựa vào sự kiện chảy máu khi người con gái lần đầu tiên giao hợp thì trong lịch sử cũng đã có những người đàn ông bị lừa. Trong truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du có nói về bọn chủ lầu xanh tìm cách tạo ra vết máu cho các cô gái tiếp khách làng chơi. Cách đó là dùng vỏ lựu đem sắc lấy nước, trộn với máu trích ở mào gà đem rửa giả làm con gái còn trinh:

" Dưới trần mấy mặt làng chơi
Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa
Nước vỏ lựu, máu mào gà
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên
Mập mờ đánh lận con đen..."

Một thời các cô gái mất trinh ở Bretage (miền Tây nước Pháp) đã lấy bong bóng cá, rồi cho máu cá vào bên trong (máu cá không bị đông) và đem nhét vào âm đạo trong đêm tân hôn. Trong cuộc ái ân cuồng nhiệt bong bóng cá bị vỡ máu chảy ra, người chồng trẻ tưởng rằng máu của màng trinh bị rách.

Mụ tú bà hiện đại Nguyễn Thị Tốt 54 tuổi (1992), chủ quán cà phê Băm Bi ở số 439 đường Điện Biên Phủ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều vụ làm trinh giả cung cấp cho khách nước ngoài. Báo chí ngày ấy viết: ... Nếu mà không kiếm được các cô gái còn trinh, mụ ta giả làm như sau: trước giờ đến điểm hẹn 30 phút, cô gái phải ngâm bộ phận sinh dục vào nước hàn the với mục đích làm cho âm đạo co lại. Sau đó dùng xi lanh bơm máu bồ câu pha rượu vào bên trong. Với cách này mụ ta đã bán được hàng chục cô gái còn trinh giả cho người nước ngoài. Mụ Tốt đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 10 năm tù giam.

Song trong thực tế có những trường hợp không chảy máu cũng không hẳn là mất trinh. Cá biệt có những cô gái màng trinh quá mỏng manh rất ít mạch máu, khi màng trinh rách không bị chảy máu, hoặc chỉ chảy rất ít không có máu ra ngoài. Ở nước ta chưa có thống kê, nhưng theo một tài liệu nước ngoài thì có chừng 5% trường hợp. Ngoài ra còn có một số cô gái ngày còn bé bị ngã làm rách màng trinh. Một số cô gái do bệnh tật, trước khi lấy chồng phải điều trị nên không giữ được sự nguyên vẹn của màng trinh, nhưng vẫn là người trinh bạch v.v...

Bác sĩ Sriani Basnayake, giám đốc y học Hội kế hoạch hóa gia đình Sri Lanca, là người đã từng khám cho hàng chục cô gái bị rách màng trinh. Ông cho biết có chừng 25% số cô gái trinh tiết không chảy máu trong lần giao hợp đầu tiên do nhiều nguyên nhân sinh lý, đặc biệt do cấu tạo khác nhau của màng trinh. S. Basnayake đã gọi "phép thử" máu màng trinh đêm tân hôn là một tập quán bỉ ổi, không có giá trị khoa học. Nó khiến cho các cô gái ngây thơ không biết làm cách nào để chứng minh sự trong trắng của mình. Nó làm cho đêm tân hôn đáng lẽ là phút giây hạnh phúc cực kỳ xúc động, trở thành cái đêm lo âu nếu như không thấy ra máu.

Y HỌC HIỂU GÌ VỀ MÀNG TRINH

Màng trinh có nhiều loại hình khác nhau. Nó là một nếp niêm mạc mọc ra từ chung quanh âm môn, che phủ lỗ ngoài của âm đạo, nhưng không phải kín bưng như tang trống. Màng trinh có lỗ để máu kinh hàng tháng thoát ra. Tùy theo hình dáng của lỗ mà màng trinh có hình dạng khác nhau: lỗ hình tròn nhỏ hay trái xoan, lỗ hình nửa vòng tròn, hoặc lỗ hình lá, hình bầu dục... Ở lớp niêm mạc màng trinh có những mao mạch. Hơn 60% trường hợp màng trinh mỏng khi giao hợp lần đầu thì dễ rách và chảy máu. Cá biệt có loại khá dày giao hợp không được, cần phải nhờ thầy thuốc cắt rạch màng trinh. Nhưng đáng lưu ý các ông chồng trẻ là có gần 30% các loại màng trinh dai và co giãn tốt, giao hợp không rách nên không ra máu. Hoặc màng trinh hình cầu như dải lụa vắt vẻo từ bên này qua bên kia ở cửa âm đạo, khi giao hợp màng trinh chỉ ép vào một bên chứ không rách nên cũng không chảy máu.

Báo chí Trung Quốc gần đây cũng đưa tin về một cô gái trẻ, đẹp ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), tuy cô ta trinh bạch nhưng đêm tân hôn lại không thấy dấu hiệu màng trinh bị rách. Bị nghi ngờ, hắt hủi tủi nhục, cô gái đã quyên sinh. Thể theo nguyện vọng của cô gái để lại, người ta đã khám nghiệm tử thi và thấy màng trinh vẫn còn nguyên. Thì ra màng trinh đó thuộc loại dai và co giãn tốt nên đêm tân hôn giao hợp không bị rách.

Khi quyết định tiến tới hôn nhân, các chàng trai nên có thái độ thực tế, đúng mực. Cưới người mình yêu là chấp nhận tất cả ở người yêu cho dù người đó thực sự không còn trinh tiết. Ngoài ra cũng cần nhập tâm có gần 30% màng trinh qua đêm tân hôn không rách, không ra máu. Nếu nghi ngờ phẩm hạnh của nhau thì tốt nhất là đừng lấy nhau.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site