lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online

Xiển-Dưong Chánh Tín_Bài Trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Phật-giáo Việt-Nam

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo

*Nguồn gốc của dân Việt bắt nguồn từ phía Nam sông Dương Tử (nước Việt cũ, miền Nam nước Tàu hiện nay) và hiện diện đến nay đã 4882 năm lịch sử.

Vào những năm trước Tây lịch, nước ta đã có cung cách hành văn khác biệt với ngôn ngữ phương Bắc. Thể hiện qua bài Ca Việt được trình bày chi tiết trong quyển Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam xuất bản vào năm 1999. Nhắc tới Ca Việt thì không thể nào không nhắc tới bộ Luật Việt, là bộ Luật được sử dụng từ thời Hùng Vương cho đến khi cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng thất bại vào năm 43 sau Tây lịch. Sau khi Mã Viện chiếm lĩnh toàn cõi nước ta, y đã so sánh và thấy bộ Luật Việt hơn hẳn 10 điều bộ Luật Hán của nước Tàu, do đó dã tâm biến dân Việt thành dân Tàu càng gia tăng hơn bằng mọi hình thức. Như cải tổ Luật Việt, bắt bớ giam cầm hàng trăm Lạc Hầu Lạc Tướng, bắt buộc dân ta phải ăn mặc sinh sống như người Tàu v.v...

Đất nước Việt bị rơi vào nô lệ đã đặt những người yêu nước trước một hoàn cảnh cấp bách cần phải thích ứng ngay. Đó là phải có một phương pháp chống giặc vừa hữu hiệu về mặt vật chất cũng như nâng cao khí thế về phần tinh thần để duy trì tiềm lực dân tộc chờ đợi thời cơ thích hợp khởi nghĩa quét sạch quân xâm lược Trung Hoa. Trong giờ phút tưởng chừng như tuyệt vọng khi Hai Bà Trưng thất bại và phải trầm mình xuống dòng Hát giang, một trong các nữ tướng của Hai Bà là Bát Nàn công chúa bị thương đã rút về một ngôi chùa xã Tiên La đồng thời qua đời tại đây. Và người nữ tướng cuối cùng này đã cùng với một số các nhà sư Phật giáo tìm cách ứng dụng vai trò của đạo Phật vào việc bảo vệ dân tộc chống lại chính sách Hán hóa dã man do Mã Viện áp đặt, trong bối cảnh đó Lục Độ Tập Kinh được ra đời.

Lục Độ Tập Kinh là một tập kinh được viết bằng tiếng Việt, quyển kinh này đã được bồ tát Khương Tăng Hội dịch sang tiếng Tàu vào khoảng thế kỷ thứ 3 tức khoảng bốn năm sau khi ngài sang nước Ngô năm 247 (do Ngô Tôn Quyền cai trị) truyền bá Phật giáo Việt Nam. Nội dung của nó bao gồm sáu hạnh nguyện của Bồ tát và những câu truyện Phật giáo được lưu truyền từ thời Hùng Vương cùng những tư tưởng Việt tộc. Những hạnh nguyện này đã được tổ tiên ta trình bày dưới cái nhìn của người Việt, qua đó cho ta thấy một sự tổng hợp tuyệt vời giữa tư tưởng Phật Giáo và tư tưởng Việt tộc thời Hùng Vương, tạo nên một Ý Thức Dân Tộc rõ ràng nhất để đề kháng ngoại xâm.

Chữ Nhân trong Lục Độ Tập Kinh được nhấn mạnh ‘Ta thà bỏ mạng sống một đời chứ không bỏ chí lớn, quên mình để yên ổn quần sanh, đó là lòng NHÂN bao trùm trời đất vậy‘. Tư tưởng Lợi Lạc Quần Sanh Vị Tha Vô Ngã này không thể nào tìm thấy trong tư tưởng Ấn Độ cũng như Trung Hoa cho được, nó xuất phát từ những người dân Việt có tấm lòng vô cùng thiết tha với đất nước và dân tộc khi thấy xứ sở đang rên siết dưới sự chiếm đóng của ngoại bang, chỉ có những tấm lòng nung nấu lý tưởng bồ tát cứu dân cứu đời giữa cơn lửa dữ mới có thể bộc lộ lên được như vậy mà thôi. Đây là lời hiệu triệu hùng hồn kêu gọi toàn dân vùng lên đấu tranh chống lại giặc Tàu xâm lược lấy lại Sơn Hà Xã Tắc nước Nam.

Tập Kinh còn đề cao Hạnh và Nguyện cho người dân Việt. Về Hạnh ‘Thà bỏ mình để giữ hạnh giữ giới‘. Sau thời Hai Bà Trưng, người dân Việt được hướng dẫn một cách sống mới để thích hợp với hoàn cảnh bị đô hộ, đó là cách sống cương quyết giữ gìn phong tục, tập quán cũng như tư tưởng, văn hóa Việt tộc, khẳng khái chối bỏ nền Hán hóa xâm lược, chẳng những vậy, dân ta còn tìm cách thuyết phục dân Tàu sống theo chữ Hạnh của người nước Nam, qua đó nhằm tháo bỏ dần dần sự kềm kẹp của bộ máy đàn áp Trung Hoa. Người Việt không những tiến hành đấu tranh vũ trang không thôi, mà còn chủ trương đấu tranh chính trị thu phục nhân tâm ngay chính hàng ngũ của kẻ thù, đây là một hành động vô cùng khôn ngoan mà vào thời bấy giờ ít có dân tộc nào có thể thực hiện được. Cụ thể là 60 năm sau, người Việt đã làm cuộc khởi nghĩa đầu tiên là Tượng Lâm làm sụp-đổ hệ thống cai trị của người Tàu; Về Nguyện thì đề cao tinh thần ‘Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than‘. Tinh thần này nhằm kêu gọi mọi người can đảm lao vào cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung với tinh thần Bồ Tát Đạo, là tinh thần xã bỏ thân mạng để cứu hộ dân chúng và đất nước khỏi nạn lầm than. Đây chính là Khuôn Vàng Thước Ngọc cũng như một trong những điểm mấu chốt hình thành Ý Thức Dân Tộc trong một bối cảnh hoàn toàn mới, bối cảnh đất nước bị giặc chiếm đóng, đồng thời làm điểm tựa cho sự đề kháng của dân ta chống ngoại xâm Trung Hoa hàng mấy thế kỷ, và tinh thần này vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.

Vào những năm đầu sau Tây lịch cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 Niềm Tin tôn giáo lồng trong Ý Thức Dân Tộc và đã được xử dụng để đối kháng lại sự Hán hóa dã man của thế lực xâm lược Tàu cũng như khuyến khích sự quật khởi dân tộc. Các nhà sư Phật giáo đã đưa ra và cho lưu truyền tư tưởng Phật giáo thần quyền. Nghĩa là sự mong ước có được những vị Phật thật, bằng xương bằng thịt của Việt Nam. Những vị Phật này có đầy đủ phép thần thông biến hóa để trợ lực dân ta vùng lên đánh đuổi kẻ thù lấy lại xứ sở. Và tư tưởng này đã thành công. Trong những thế kỷ đầu tiên người Tàu đã không yên ổn khai thác tài nguyên nhân vật lực của xứ Việt, chúng phải vất vả đối phó với những cuộc khởi nghĩa kéo dài cho đến lúc Lý Nam Đế thành công vào khoảng thế kỷ thứ 5. Từ khoảng thế kỷ thứ 5 trở về sau tư tưởng Phật giáo Thiền tông đã dần dần thay thế PG thần quyền qua việc xuất hiện 6 lá thư của Lý Miễu Giao Giâu cũng như các dòng thiền Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và sau này là dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập đã là những thí dụ điển hình. Tư tưởng PG Thiền tông chủ trương là trở lại khai thác sức mạnh của chính tâm linh của mình. Qua sự thay đổi này đã gởi gấm tâm tư của dân tộc là tự mình đứng lên giải quyết vấn nạn của đất nước mà không phải nhờ vả ai cả. Tiền nhân nước Nam đã thành công với chiến thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền vào năm 938.

** Nước Việt chúng ta từ hơn 2000 năm trước Tây lịch đã có khoảng không gian địa lý bắt nguồn từ hồ Động Đình – núi Lĩnh Nam kéo dài cho đến đồng bằng sông Hồng Bắc Việt. Trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử, nước ta đã mang các Quốc hiệu như Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Việt Nam, và cũng tại nơi này đã là trung tâm giao tiếp của 2 nền văn minh cổ nhất Á châu. Đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Trung Hoa từ phía Bắc xuống, Ấn Độ từ phương Nam lên. Vì vậy có lúc nước ta đã có quốc hiệu là Giao Châu.

Văn hóa Trung hoa có học thuyết Khổng Tử và Lão Tử. Khổng Tử chú trọng các hình thức, khuôn khổ thế gian tức chủ trương CÓ; Lão Tử thiên về xa lánh cỏi đời tìm sự tĩnh mịch, cho rằng thế gian này chẳng có gì đáng luyến tiếc nên bảo là KHÔNG. Văn hóa của Ấn Độ thì có Phật giáo. Phật giáo chủ trương vượt ngoài CÓ và KHÔNG, tìm sự giải thoát ngay chính tâm hồn của mỗi người.

Tuy nhiên trước khi hai nền văn hóa Ấn Hoa truyền vào thì Việt Nam đã có sẳn một nền văn hóa lâu đời. Nền văn hóa hay văn minh đó là Đông Sơn và Lạch Trường. Tựu trung hai nền văn minh này thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng vị quốc vong thân; tôn kính các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấm sét, vì dân ta cho rằng mỗi hiện tượng như vậy đều có một vị thần chủ trì; các loại truyện cổ tích đều có những ý nghĩa sâu xa v.v…Tất cả những điểm vừa nêu đã góp phần tạo nên nền văn hóa, văn minh và cao hơn là Tư Tưởng riêng biệt của nước Việt Nam chúng ta thời bấy giờ. Khi tiếp nhận các nền văn hóa Ấn Hoa thì dân tộc ta đã dung hóa nó trở thành nền văn hóa dân tộc thật sự. Sự dung hóa của 3 nền văn hóa Việt-Ấn-Hoa đã tạo cho nước Việt một phong thái khác hẳn đối với các nước chung quanh, chính sự tổng hợp đó ta gọi là Tâm Thức Việt. Tâm Thức Việt này được un đúc thành Tam Giáo Đồng Nguyên và phổ biến rộng rải vào thời nhà Lý đồng thời truyền thừa cho đến tận ngày hôm nay.

Do đó những điều trình bày ở trên, là một người Phật tử Việt Nam, thiết nghĩ lập luận cho rằng Phật Giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi Phật giáo Trung quốc là một điều không có căn bản vững vàng.

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site