lịch sử việt nam

Trang Chính

Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Chương XII/ ng Đến Một Nền Đa Giáo Đồng Nguyên, Một Xã Hội Phân Nhiệm:

Một ngàn năm trước, khi thành Thăng-Long được thành lập, đó là lúc đánh dấu Phật giáo cũng như Nho giáo, Khổng giáo tới lúc cực thạnh, sau một thời gian dài chung sống qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Sự chung sống đó được gọi là nền tam giáo đồng nguyên.

Đó là chưa kể sự xuất hiện của đạo nội, tiêu biểu là đức Hưng Đạo Vương.

Tam giáo, Phật, Lão, Khổng và đạo nội đã tạo thành những chiến thắng lừng lẫy cho dân tộc, từ nhà Tống năm 1076, nhà Nguyên ở các năm 1258, 1285 và 1288.

Nhân vật tiêu biểu cho sự hưng thạnh này chính là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ngài vừa là một vị vua, một thiên tài quân sự của dân tộc và cũng là một vị thiền sư thanh cao thoát tục.

Sau khi tạo nên chiến thắng lẫy lừng thiên niên kỷ, đó là trận chiến trên sông Bạch Đằng, quét sạch quân nhà Nguyên xâm lược, đồng thời sắp xếp xong việc nước, mở mang bờ cõi về phương Nam, thân chinh Ai Lao, truyền ngôi vua cho thái tử Trần Anh Tông, ngài xuống tóc xuất gia và sáng lập nên phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền hoàn toàn của người Việt Nam.

Phái thiển Trúc Lâm Yên Tử, ngoài ngài Điều Ngự là vị tổ khai sơn, còn có hai vị tổ kế thừa là các ngài Pháp Loa (1284-1330); ngài Huyền Quang (1254-1334). Ngoài ra còn phải kể Ức Trai tiên sinh (1380-1442). Sau cùng là ngài Ngô Thời Nhậm (1746-1803) được tôn xưng là tứ tổ của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Sự cực thịnh đó là kết quả của hơn một ngàn năm un đúc, trau dồi, và phát triển của văn hóa, học thuật, tôn giáo Việt Nam dưới những điều kiện khắc nghiệt.

Sau khi ngài Ngô Thời Nhậm khuất núi, phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được ghi nhận là không có nhân vật nổi bật nào xuất hiện cả. Và có nghĩa là nền tam giáo đồng nguyên một thời cực thịnh đã đi vào vòng suy thoái tự nhiên theo quy luật của trơ đất.

Từ thế kỷ thứ 17 kéo dài đến thế kỷ thứ 21, đất nước Việt Nam trải qua nhiều biến động lịch sử; đồng thời có nhiều nguồn tư tưởng, tôn giáo du nhập từ ngoài như Công giáo, Tin Lành, Cơ Đốc v. v...hình thành bên trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Dừa v.v...

Qua những biến chuyển lịch sử, tam giáo đồng nguyên hiện nay chỉ có một vị trí nhất định trong cộng đồng dân tộc cũng như đứng ngang vai cùng các tôn giáo khác.

Mặc dù như vậy, tam giáo đồng nguyên, trong đó, Phật giáo là rường cột vẫn có nhiệm vụ góp phần vào sự thịnh suy của nước nhà.

Để có thể góp phần hữu hiệu vào công cuộc thịnh suy của nước nhà, hay nói một cách khác, Phật giáo đồ, tăng cũng như tục cần có sự thay đổi tư duy phù hợp với thời đại chúng ta sinh sống. Thay đổi tư duy nghĩa là cần nhận thức rõ rệt, Phật giáo ngày nay chỉ có một vị trí nhất định trong cộng đồng dân tộc và đứng ngang vai cùng các tôn giáo khác. Vị trí vượt trội cách đây một ngàn năm là chuyện đã qua.

Phật giáo đồ có thể tự hào, nhưng không thể nào tự mãn với quá khứ. Nếu tự mãn với quá khứ, như vậy khó có sự tiến bộ cùng cộng đồng dân tộc, cùng như cộng đồng quốc tế.

Thay đổi tư duy, vượt qua những tư tưởng cục bộ, đây là nhiệm vụ không dễ cũng không khó mà tăng, tín đồ Phật giáo cần phải thực hiện cho bằng được.

Do đó, nền tôn giáo tương lai sẽ là đa giáo đồng nguyên. Đa giáo là nhiều tôn giáo khác nhau. Đồng nguyên ở đây có ý nghĩa hướng dẫn cuộc sống tâm linh của con người được thăng tiến, làm thiện lánh ác cũng như tu chỉnh bản thân, sống hài hòa, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, gia đình và đất nước.

Trong nền đa giáo đồng nguyên, tín đồ của các tôn giáo đều là phần tử, công dân của đất nước, do đó cần có nhiệm vụ tham gia trong các hoạt động hỗ trợ cho dân quyền, nhân quyền Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.

Từ sự tham gia của mọi thành tín đồ các tôn giáo cùng với những thành phần khác trong cộng đồng dân tộc, một xã hội phân nhiệm sẽ được hình thành.

Chế độ hiện tại ở trong nước do đảng Cộng Sản Việt Nam điều hành là một chế độ tập trung quyền hành, tuyệt đối không phân chia nhiệm vụ cho ai. Cũng như những chế độ tập quyền khác bao gồm Trung cộng, Bắc Hàn, sự sụp đổ sẽ phải đến. Vấn đề chỉ là thời gian.

Và để bảo vệ đất nước một cách hữu hiệu, chỉ có một nền đa giáo đồng nguyên, một xã hội phân nhiệm được hình thành mới vực lại được dân khí làm nên bức tường thành kiên cố chống giặc Tầu xâm lược.

Vì vậy biên khảo sử Thiên Niên Sử Thăng Long Thành sẽ chưa thể nào ghi được đoạn kết.

http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-161_4-3389_15-2/

***

Khái niệm về Tam Giáo Đồng Nguyên

SK

Nói đến Tam Giáo Đồng Nguyên làm SK nhớ đến người thầy khả kính là cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục người đã làm sống lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên từ thời Lý Trần (1010- 1400 ) qua môn Quốc Học cho sinh viên ban Văn Chương tại viện đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn vào trước năm 1975.

Tam Giáo là chữ từ Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão giáo: Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang (phía Tây Nam đưa lên), Còn Khổng giáo và Lão Giáo từ Trung Hoa truyền sang (phía bắc đi xuống). Dân tộc Việt Nam đã hài hòa 3 đạo nầy lại được thể hiện qua thái độ sống chứ không phải hòa chung Phật, Khổng và Lão với nhau.

Khổng học (còn gọi Nho Học) chuyên về cái lễ giáo của xã hội, đã uốn nắn con người ngay từ khi lọt lòng, làm sao thich hợp với hoàn cảnh, tức là đạo Nho chủ trương lập thế thể hiện trong xã hội qua đời sống cá nhân và cộng đồng.Thể hiện cái đạo để đưa đến hạnh phúc. Thí dụ như Quân, Sư, Phụ :

Quốc gia đứng đầu là vua,

Xã hội đứng đầu là Thầy học

Gia đình đứng đầu là Cha - Mẹ

Làm con phải hiếu làm tôi phải trung...vv và vv

Đạo Lão (còn gọi là Lão Trang) thì quay về thiên nhiên, đứng ngoài nhân quần xã hội "tự nhiên chi nhiên", tức là đạo Lão chủ trương xuất thế, sống tự nhiên trong khung cảnh thiên nhiên của trời đất. Lối sống của những nhà ẩn dật tìm vào hang động thiên nhiên thông cảm với đạo Trời.

Một đằng thì Chính danh, hữu vi, đề cao giá trị " Lễ, trí, nhân, nghĩa. Một đằng thì phi thường danh, vô vi, tuyệt lễ khí trí, tuyệt nhân khí nghĩa.

Nếu nhìn ở phương diện triết học về khái niệm thì hai hệ thống trên đây là cả một sự mâu thuẩn, đối lập nhau, khó có thể sống chung. Khổng giáo chấp vào có thế giới, Lão giáo chấp vào không có thế giới. Duy chỉ có Phật Giáo qua các Thiền sư đời nhà Lý tinh thông Nho học và Lão học đã sớm ý thức cái sở trường và sở đoản của hai dòng tư tưởng trên đã áp dụng tinh thần vô chấp tức là không chấp nhận 2 quan điểm Có hay Không để thấu triệt vấn đề là làm sao thoát khỏi cái vòng đau khổ của cuộc sống, sinh tử của luân hồi, dứt được sự tính toán "Có " "Không" thì chỉ có Phật giáo giải quyết được mà thôi.

Vì Đạo Khổng, Đạo Lão và Đạo Phật đều có khác nhau về quan điểm nhưng cùng ý hướng vào mục đích chung, bởi thế mà chúng có thể bổ túc cho nhau thành một thế giới quan đầy đủ về 3 phương diện đòi hỏi của con người: ý chí, tình cảm và lý trí tức là Chân Thiện Mỹ, chứ không phải là hệ thống danh lý (concept) về sự vật rồi gạt bỏ những phương tiện khác không thich hợp với hệ thống của mình hay đạo của mình.

Thí dụ như bài ca dao của tầng lớp bình dân :

Ngó lên trên trời thấy cặp cu đương đá

Ngó ra ngoài biển thấy cặp cá đương đua

Đi về lập miếu thờ vua

Lập trang thờ Mẹ, lập chuà thờ cha.

Một bài ca dao thật đơn sơ và mộc mạc nhưng đã thể hiện cả tình cảm, thiên nhiên gia đình và xã hội qua 3 đạo khác nhau. Qua tới những sĩ phu, trí thức lãnh đạo thì tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên càng được phát triển mạnh mẽ :

Thí dụ như bài thơ tứ tuyệt :

Vạn Hạnh dung tam tế,

Chân Phù cổ sấm ki

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tich trấn Vương kỳ

Tạm dich :

Vạn Hạnh có cái đức dung thông cả ba cõi Trời, Đất và Người

Phù chú chân thật, lời sấm về thiên cơ

Quê hương có tên là Pháp xưa

Gậy nhà Phật bảo vệ kinh kỳ nhà vua.

Bài thơ được làm dưới Triều nhà Lý, thời mà các Thiền sư điều tinh thông phù sấm tiên tri, thần thông qua Dich pháp với Lão học và các ngài đã trực tiếp tham gia vào sinh hoạt chính trị quốc gia như phò vua, gìữ nước.

Một bài thơ khác được sáng tác gần thời chúng ta hơn, đó là bài " Tâm xuân " của nhà thơ Phạm Thiên Thư và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc vào khoảng thập niên 70. Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên được thể hiện rất rõ qua bài thơ nầy :

Tâm Xuân

Xuân về trong gió, hoa lay lững lờ
Xuân về đám mây, bướm vàng nhụy bay
Xuân về lòng đất, mầm tươi nhựa trào
Xuân về non cao, chim mừng suối reo...

Xuân về biển mát, suôi nhanh cánh buồm
Xuân về suối xanh, cá hồng lượn quanh
Xuân về trầm ngát, Di Lặc hiền lành
Em về thiên nhiên, ngâm mình suối tiên.

Em về thôn trang, tiếng hò giao duyên
Em về khơi hương, thơm ngôi từ đường
Em về quê nhà, lễ đình làng ta
Nhớ cội, nhớ nguồn, đất tổ, quê cha
Em về siêu nhiên, hành hương chùa chiền
Dâng hoa cúng Phật, ưu phiền sẽ tan
Em mở lòng ra, vui cùng cỏ hoa
Xuân về vũ trụ ! Ta về lòng Ta !

Có thiên nhiên mới, an vui hiền hoà
Có lò hương đợi, nối liền ngày qua
Mái đình diệu vợi, nặng tình quốc gia
Chuông chùa siêu thoát, Ta vượt lòng Ta.
Bao dung độ lượng như bốn mùa hoa.

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site