lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Đặng-quang-Chính

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Hai mặt một vấn đề

Lối diễn đạt này còn có thể nói theo cách: hai hình thức một nội dung. Dù diễn đạt sự việc ở mức độ cao hay thấp, cốt lõi của vấn đề vẫn là một. Trong thời buổi này, vì mọi sự việc được chuyên môn hóa triệt nên đôi lúc khiến người ta đi loanh quanh.

Con người, chẳng ai sống mãi. Do đó, người tìm đến một cái chết xứng đáng là một con người đặc biệt. Trước khi nói đến cái chết, con người, tự bản thân nếu là một con bệnh triền miên, sao có thể giúp ích cho người khác được. Bệnh của con người, nếu tác nhân là vi khuẩn, là bệnh khó chữa. Nhưng thân tâm đi liền với nhau. Ngành y ngày nay đã xác nhận hai điều này có tương quan hỗ tương. Khi tâm không ổn, bị "stress"; điều đó có thể là nguyên nhân đưa đến các bệnh của cơ thể. Vì thế, kết hợp đông tây y là lối chữa trị tốt nhất hiện nay.

Xã hội xáo trộn do các vấn đề chính trị và kinh tế không được giải quyết tốt đẹp. Hai điều này cũng ảnh hưởng hỗ tương với nhau. Do đó, nếu cứ xét riêng một yếu tố, cho rằng yếu tố này quyết định yếu tố kia; người ta sẽ đi loanh quanh. Chẳng khác nào, chỉ có một câu nói mà người ta cứ bàn cãi mãi. Câu đó là "Thời thế tạo anh hùng" hay "Anh hùng tạo thời thế"!.

Ông Nguyễn Cao Kỳ là một anh hùng (cứ cho là thế. Quả vậy, nếu ông ta không giải quyết được vụ biến động miền Trung năm 1966, có lẽ chính thể ở miền Nam trước 75 đã bị phân hóa trầm trọng). Nhưng khi ông TT Mỹ Clinton đến VN năm 2000, ông Kỳ đợi đến năm 2004 mới về, thời gian tính của việc ông làm không còn thuận lợi. Sau vụ trúng hợp đồng làm ăn nào đó với đảo Thổ Châu ở miền Bắc, ông không còn cơ hội trúng thêm một vụ làm ăn kinh tế nào khác!. "Trâu chậm uống nước đục". Câu này áp dụng trong kinh tế có lẽ không sai lắm. Ông Kỳ, do vậy, làm kinh tế đã khó, nói chi chuyện bắt tay sang các vấn đề chính trị.

Ông Tiến sĩ Alan Phan (1) về VN năm 2006 (?). Như thế càng chậm nhiều so với ông Kỳ. Nếu ông về để làm cố vấn kinh tế cho các công ty nước ngoài, vai trò của ông ấy có thể là Phó Tổng Giám đốc hay Giám đốc. Nhưng, dù chức vụ thế nào, ông ta cũng chỉ là người lo công việc thương vụ. Nếu chính ông ấy trực tiếp đầu tư, không biết ông đầu tư trong lãnh vực nào. Vì bất cứ ai có theo dõi diễn tiến kinh tế tại VN, đều biết rằng, từ những năm 1985, qua cách gỡ bí kinh tế được gọi là "Ba lợi ích" của TT. Võ Văn Kiệt, một số công ty nước ngoài đã chen chân vào mãnh đất này. Nhanh chân nhất là các anh Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan. Anh Mã Lai cũng nhanh chân không kém. Bốn anh này, không lạ gì lối làm ăn phải "bôi trơn" của anh tập tễnh theo tư bản, nhưng còn "định hướng theo CN xã hội". Một con thịt bị tranh chia bởi hai con thú đã muốn nát xương. Nói chi bị chia đến bốn. Nói bốn là ít. Vì Ấn Độ và Nhật Bản, cũng như Đại Hàn, không dở trong việc tranh giành kinh tế thị trường(!) so với các nước kia. Chỉ riêng lãnh vực bất động sản, con mồi này trở thành béo tốt như hươu mới rời chân mẹ. Từ năm 2000, thị trường này đã phát triển ào ạt, gần như không kiểm soát được. Một số công ty trong nước (như Hoàng Anh Gia Lai...) còn phì trướng được, nói chi với các đại công ty, các tập đoàn tư bản nước ngoài.

Một người Việt, thành đạt học vị kinh tế ở nước ngoài, khi trở về VN, chỉ có một trong hai con đường như vừa nói. Hoặc làm thương vụ (cố vấn kinh tế theo chữ tròn trịa nhất. Nếu không, chỉ là những trung gian, cò mồi, tùy theo mức độ) hoặc tự mình trực tiếp đầu tư. Nhưng vì đi sau, những người Việt đó mất cơ hội khá lớn.

Không những mất cơ hội mà còn mất khoảng 2 triệu đô la cho việc thử nghiệm đầu tư (ông Alan Phan trong cuộc phỏng vấn đã cho biết như thế). Trong bài viết khác, ông ta đã viết: " "Tiền mất không sao; nhưng tôi mất một thứ quan trọng hơn: Niềm tin. Vào mình và vào người" (2). Đọc bài viết đó của ông, tôi đã nêu câu hỏi:" Mà tại sao nhiều người, từ dân đen cho đến kẻ có kiến thức, lại có thể đặt niềm tin của họ vào một đất nước theo chủ nghĩa CS, nơi mà sự dối gạt đã trở thành máu huyết của những người theo chủ nghĩa này; nơi mà sự dối láo được thực hiện từ kẻ lãnh đạo ở cấp cao nhất trong nước cho đến tận cùng cơ cấu hành chánh thấp nhất?». Viết đến đó, tôi dành câu trả lời cho người đọc. Vì nếu hỏi riêng tôi, tôi cũng không dám nói thẳng. Bởi nói thẳng ra điều đó, nghe như có vẻ chê bai những kẻ có học (mà tôi cũng thuộc loại học nhiều, học ít).

Sẵn có bài của Phan Văn Song (Việt Thức) nói về cái tội của người trí thức, tôi đưa vào đây như một câu trả lời, thay thế tôi (3). "Tiện đây, chúng tôi cũng xin được nói đến những người trí thức nạn nhơn cộng sản mà anh em Hải ngoại mình hùa nhau thương tiếc, chắc lưỡi hít là. Đây xin nói riêng đến là hai vị Ngưyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, xin chỉ nói đến hai vị ấy thôi và nói rằng : chúng tôi không thương tiếc gì các Cụ ấy cả, trái lại chúng tôi trách hai Cụ ấy một cái tội rất lớn. Các Cụ đã làm cái gương để bao nhiêu thế hệ đàn em đi lầm đường. Lỗi hai Cụ ấy to lắm. Hai Cụ học giỏi, hai Cụ là thần tượng của bao nhiêu đàn em trí thức. Hai Cụ bị lường gạt vì hai Cụ kém cái tài nhận xét, kém cái thông minh nhận thức – Tây nó gọi là discernement. Các Cụ không có discernement» (hết trích).

Hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo là những bậc trí thức có tiếng tại nước ngoài, đã về lại Việt Nam, phục vụ trong chính quyền miền Bắc, do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông Song viết: "Cụ Trần đậu Agrégation về Philosophie, một sức học vượt bực, Cụ làm luận án về Marx mà không biết gì về Marx cả. Năm 1950, Cụ sống ở Pháp mà Cụ không biết bao nhiêu người Đông Đức vượt ngục bức thành Bá linh, Cụ cũng không biết ..." rồi viết tiếp ở đoạn khác: "Vì Cụ ngu mà đàn em tưởng Cụ khôn nên một lô đàn em theo Cụ về Bắc chết cả. …Tội các Cụ to lắm, .. Các Cụ đáng tội chết là đúng, các Cụ còn lôi theo một lô đàn em. Chúng tôi hoàn toàn chẳng những không phục Cụ mà còn oán Cụ nữa, vì các Cụ hơn mọi người chúng tôi..." (hết trích).

Rõ ràng là, hai ông Tường và Thảo, nếu có giỏi về lý thuyết chính trị, chưa chắc các ông ấy biết nhiều về kinh tế. Nói gì đến kinh tế, nhận xét về thực trạng xã hội của hai ông ấy cũng chẳng ra gì, nên mới xảy ra chuyện "...Cụ Thảo từng sống ở Việt Nam thời Tây đô hộ, Cụ có sắp hàng và lãnh tem phiếu không ? Cụ qua Pháp du học thời chiến tranh vừa dứt, Cụ có lãnh tem phiếu và sắp hàng, thời Tây đô hộ mình không ? Thế mà khi về ở Hà nội, Cụ, tuy xếp hàng tem phiếu, Cụ vẫn tin rằng miền Nam bị Mỹ kềm kẹp không có chén sành ăn cơm, ,phải lấy vỏ dừa thay chén, không có gạo ăn, dân miền Nam đói. Người dân miền Bắc ngu, vì thất học, vì sợ, đã đành, Cụ với bằng Agrégation de Philosophie, sống bên Pháp bao nhiêu năm, Cụ sao cũng ngu như vậy"? (hết trích).

Tiến sĩ Alan Phan khá hơn. Sau khi chỉ trích TT Mỹ Obama, với cái nhìn chính trị theo kiểu của ông Phan, ông liền thấy ngay cái sai của mình, khi viện dẫn sự chứng minh của nhà bình luận gia kinh tế Rick Newman. Ông đồng ý với nhà bình luận này với kết luận "Cái túi tiền vẫn quan trọng hơn mọi triết thuyết vớ vẩn hay lời rao giảng rỗng tuếch về chính trị, xã hội". Riêng ông Phan, bài viết của ông được kết như sau: "Chúng ta chỉ biết một điều...It's The Money, Stupid"!...(Đó là chuyện tiền bạc, đồ ngu!).

Như đã nói, có thể do ông Alan Phan là học giả về kinh tế nên dễ đồng ý với ông Rick Newman. Cũng có thể do ông Phan đi chuyên ngành nên méo mó nghề nghiệp (?)!.Cái méo mó có thể thông cảm, như trường hợp Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên, bên Thụy Sĩ. Ông Tiến sĩ này cũng đã về VN, làm ăn môi giới về kinh tế sao đó, nhưng cũng đã quay trở lại nước người. Những bài viết của ông có tính chống Cộng kịch liệt. Cũng từ những bài đó, ông Liên cho rằng, chẳng lý thuyết chính trị, chính em gì cả; chỉ cần cái bao tử của người dân bị thắt lại là có ngày bọn CS đi chơi!!... 

Hai ông tin ra sao là quyền của các ông, nhưng thực tế cho thấy, sự tin tưởng ấy có gì không mạnh lắm. Bắc Hàn, dân đói đến khủng khiếp mà nhà nước chỉ lo chế bom nguyên tử. Dân Bắc Hàn đến nay vẫn đói mà ngày vùng lên hình như còn lâu lâu. Dân Cuba mới dễ thở gần đây. Trước kia đôi ba chục năm, dân đói dài mà có bọn nào đòi Fidel Castro rời bỏ ngai vàng đâu. Hình như đói vừa vừa làm người dân khó vùng lên... hơn là ăn no phình bụng. Điều vừa nói, đối với bọn tư bản Tây phương, cũng chẳng là nghịch lý, khi muốn vào VN làm ăn, nên chúng cho rằng, đời sống khá hơn sẽ làm cho dân nghĩ đến những tư tưởng cao xa...các định chế chính trị. Đó là nền tảng lý luận của tư bản Mỹ, khi chúng đòi các chính quyền Mỹ bỏ cấm vận VN... và cho cả nước Tàu trước đây.

Tóm lại, "đói" sẽ dẫn đến cách mạng dễ hơn là "no". Cái nào đúng, cái nào sai?.

Cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai. "Đói" mà còn được phụ phẩm thêm vào (chữ của ông Phan), cái "đói" đó trở thành chính nghĩa. Phụ phẩm ở đây là tự do, dân chủ (nhân quyền) sự tiến bộ của đất nước. "No" mà không có cái đầu, cái no đó là cái no của một con heo đã được ăn đủ cám!. Con heo nhà làm sao có tính chiến đấu như một con heo rừng.

Cái nghệ thuật gia giảm phụ phẩm cũng là một nghệ thuật trong cách trị dân hoặc là cách kêu gọi quần chúng nổi dậy. Như thế, cũng có nghĩa là, chính trị đóng vai trò không thể thiếu. Hơn nữa, đôi lúc, nó trở thành động lực mà kinh tế chỉ là phụ phẩm. Đôi lúc, có thể chính trị chưa hẳn là động lực chính, nhưng khi thời cơ chín mùi, lực lượng chủ đạo phải biết đưa nó ra làm bình phong trong lúc cấp kỳ. 

Chủ nghĩa quốc gia Ấn Độ được nảy sinh từ những năm 1880. Chủ nghĩa này đưa lại sự độc lập của Ấn độ đối với Anh quốc. Sự thành công trong việc đòi quyền độc lập và trở thành một quốc gia chính thống, được các sử gia ghi nhận qua ba khía cạnh. Theo phái CS, đó là nhờ yếu tố thay đổi về kinh tế. Tầng lớp nông dân và công nhân, nhóm người tham gia vào các cuộc vận động độc lập, có động lực từ nhu cầu kinh tế và quyền lợi của họ. Nhóm khác cho rằng các cuộc vận động độc lập có liên quan đến những phong trào đòi cải cách tôn giáo. Và có nhóm với tên gọi Subaltern Studies, cho rằng vai trò của ông Ghadhi không thể được xem nhẹ. Nhìn ở những khía cạnh khác nhau nên họ có những nhận định khác nhau. Tại sao chúng ta không thấy sự thành công trong việc đấu tranh giành độc lập của người Ấn Độ là một tổng thể bao gồm tất cả các yếu tố trên?...

Lý Tống học môn chính trị, sau khi nộp luận án Tiến sĩ (có bảo vệ thành công luận án hay không..?)...hoặc chịu ảnh hưởng thuyết "Quyền lực mềm" của một ông Giáo sư Mỹ...hay tưởng rằng dân chúng ở Việt Nam đói ăn khinh khủng, nên đã về nước rải truyền đơn, năm 1992. Ông Gandhi, mỗi lần đi vận động, nơi ít có đến 20(30.000) người dân, nơi đông có đến 40(50.000 người) đến nghe mà còn không dám kêu gọi bạo động. Ông Lý Tống, dân chẳng biết là ai mà lại tự xưng "Tư lệnh quân đội nổi dậy", ngồi trên máy bay tung truyền đơn, kêu gọi toàn dân đứng lên lật độ bạo quyền. Anh này, nếu không méo mó nghề nghiệp vì học môn chính trị (thật ra kiến thức chính trị cũng không so được với cụ Thảo) thì cũng không có «discernement». Đến như cụ Thảo, xếp hàng để mua hàng bằng tem phiếu mà cứ tưởng dân trong Nam bị kềm kẹp không có chén sành ăn cơm. Phần anh Tiến sĩ này (tạm gọi thế), đến năm 1992 rồi mà cứ tưởng dân còn đói ăn ghê gớm như thời kỳ từ năm 1975-1985, nên mới rải truyền đơn kêu họ vùng dậy. Anh này là lính Không quân mà cũng là lính "không tưởng"!.

Chuyện thời cụ Thảo đã khá lâu, chuyện rải truyền đơn cũng khá lâu. Nói lại các chuyện này, người ta nói "Cái khôn đi sau sự việc" (retrospect). Nếu Irak không bị liên quân Anh Mỹ trực tiếp tấn công, có lẽ chính quyền Sadam Hussein vẫn còn tồn tại. Ai dám nói việc người dân nổi lên chống Gahdafi ở xứ Lybia không có bàn tay nước ngoài nhúng vào?. Người dân Afghanistan chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm Taliban vì họ tin tưởng nhóm này sẽ bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai?...Hugo Chávez, nước Venezula, trị vì từ 1999-2013 bởi mỗi lần bỏ phiếu, người dân bầu lại "ông vua" này. Robert Mugabe, xứ Zimbabue, cai trị từ năm 1980 đến nay vẫn chưa rời bỏ quyền lực. Người dân tại các xứ này có đói ăn hay sống no đủ?. Quyền lực của cá nhân hay của các đảng phái độc tài tại các nước này vẫn được duy trì vì kinh tế phát triển?...hay vì nhóm lãnh đạo đã biết gia giảm các phụ phẩm chính trị đúng mức và đúng lúc?...

Cái ăn (bao tử) duy trì sự sống. Sự suy nghĩ (cái đầu) là phương thế giúp tìm thực phẩm cách tốt nhất. Con vật ham ăn bị giết bởi mắc bẫy của thợ săn. Con người ham ăn nên tìm cách khai thác tài nguyên thế giới cách triệt để. Người dân nào (dân tộc nào) cũng có mong muốn mức sống của mình (kinh tế đất nước mình) luôn phát triển. Nhưng chính người nắm vận mệnh một đất nước phải tìm phương cách làm sao để sự chênh lệch giàu nghèo trong nước không đến mức quá tệ hại. Vì, không sợ thiếu thốn của cải vật chất mà sợ sự phân phối vật chất không công bằng (tương đối). Cái sợ này hiện là vấn nạn của toàn thế giới. Từ cựu Giáo Hoàng đến Đạt Lai Lạt Ma...rồi đến ông Giáo sư tại École d´Économie de Paris, Thomas Piketty....và tất cả những ai còn quan tâm đến một thế giới an bình. Tìm cách cân bằng giữa việc tìm ra lợi tức cho toàn dân và sự phân phối đồng đều (tương đối) cho các tầng lớp xã hội là công việc của nhóm lãnh đạo; tức là một công việc có tính chính trị. Dù nhìn vấn đề thế nào, rốt cuộc, cũng chỉ là cái nhìn hai mặt của một vấn đề. Chính trị và kinh tế là hai mặt của cuộc sống xã hội loài người.

Do đó, vì xem mặt chính trị nặng hơn kinh tế, hay ngược lại nên người ta chỉ đi loanh quanh. Vì đi loanh quanh nên công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam độc lập, dân chủ và ấm no của những người Việt ở nước ngoài chưa đi đến đâu. Đã thế, nhiều người còn loanh quanh hay bị mắc kẹt trong hai chữ chiến đấu và tranh đấu. Tranh đấu nhắm vào lĩnh vực chính trị thuần túy, như lập đảng, bầu cử, thiết lập các định chế chính trị. Chữ chiến đấu gây liên tưởng đến việc tạo ra những lực lượng mang màu sắc và tính cách quân sự. Dù trong nội tình đất nước hay trên lãnh vực toàn cầu, có công cuộc xây dựng và triệt phá nào lại không có sự đóng góp hai yếu tố như trên?.

Vì loanh quanh như thế nên có những tổ chức lấy "Bất bạo động" làm chiến lược, nhằm tạo sự thay đổi trong đất nước mình, trong một thế giới quá nhiều xung động như hiện nay. Mà thế giới này, theo hiện trạng, nói một cách tổng quát là sự đối đầu giữa hai cực "thiện" và "ác". Đại diện cho cái "thiện" mà ông Mỹ cứ tự xưng như thế, trong khi khuyến khích đàn em theo phương cách "Bất bạo động" qua hình thái các tổ chức xã hội dân sự, mà chính tự họ lại dùng phương pháp "lấy độc trị độc"... để chống lại Osma Bin Ladin...và bây giờ chống lại IS, nhà nước Hồi Giáo cực đoan!

Đặng Quang Chính
15.11.2014
10:57

Ghi chú

(1) Người được báo Dân Việt (Đặng Thúy) phỏng vấn. Alan Phan còn là người gửi nhiều bài viết đến trang tvvn.org. Ông là một cây bút được khá nhiều người biết đến.

Xem thêm: http://www.tvvn.org/forum/content.php/6514-Ti%E1%BA%BFn-S%C4%A9-Alan-Phan-...-Vi%E1%BB%87t%29

(2) http://www.tvvn.org/forum/entry.php/3796-Kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%91ng-ai

(3) http://www.tvvn.org/forum/content.php/6522-Tr%C3%AD-Th%E1%BB%A9c-%E2%80%A6-T%C3%ACnh-Nguy%E1...

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site