lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

boat people

Từ ngày Thi béo đi TNXP, tôi và Phú mụn hàng ngày vẫn ra sửa xe nhưng chúng tôi thấy không còn được vui vẻ như trước nữa, câu chuyện gia cảnh của thằng Thi đè nặng lên tâm trí của tôi và Phú. Kể từ ngày miền Nam sụp đổ và thay đổi chế độ tôi và đám bạn đã chứng kiến biết bao cảnh tan đàn xẻ nghé trong nhiều gia đình ở khu vực đó trong đó có cả gia đình của những người bạn tôi nữa, nhất là những gia đình có người thân là sỹ quan có chức vụ cao quân đội Cộng Hòa hay binh lính trong những binh chủng mà khi đó đều bị miệt thị và nhục mạ bằng cụm từ  như “bọn lính ác ôn”. Cha chồng họ bị đưa đi học tập cải tạo, con cái không có cơ hội được học lên vì cái lý lịch “ác ôn” của bố mình, phải ra đời làm đủ mọi thứ nghề, mọi thứ công việc - những việc làm mà trước đây họ chưa bao giờ có ý nghĩ là một ngày nào đó họ sẽ phải làm để mưu sinh - rồi cuối cùng cả nhà lại bị trục xuất đi vùng Kinh Tế Mới! Lúc đó tụi tôi chẳng biết trong đầu họ nghĩ gì, nhưng tụi tôi có thể cảm nhận được tư tưởng của họ lộ ra trong ánh mắt hờn căm, phẩn uất và nín nhịn mỗi khi đi ngang những nơi nào đó phất phới lá cờ của phe chiến thắng, còn tụi tôi mỗi khi ra đường mà gập thì chẳng cần đứa nào nói đứa nào, cả đám đều đi vòng ra ngoài như để tránh một cái gì đó kinh khiếp, một thứ dịch bệnh ghê tởm chết người!!!

Hai tháng sau, vào một buổi sáng hai thằng tôi đang ngồi nhấm nháp ly cà phê đen đắng nghét và chát sít cả miệng vì được “rang xay” từ hột bắp thì ba tôi đến tìm tôi, ông ngoắc tay ra hiệu cho tôi ra phía sau gốc cây điệp rồi thì thào nhỏ vào tai tôi:

“Con đi về nhà ngay đi, nằm ở nhà không đi đâu hết, tối nay đi rồi”

Tôi vừa mừng vì cái ngày chờ đợi bao lâu nay đã đến nhưng cũng vừa thấy buồn buồn trong lòng vì phải giã từ những thằng bạn thân thiết, nhất là thằng Phú trong lúc này khi để nó lại một mình với cái “cửa hàng” mà ba thằng tôi đã gầy dựng lên bao lâu nay, biết bao kỷ niệm với cái cửa hàng này, thằng Thi béo đã để lại cho tôi và Phú mụn toàn bộ “gia tài” của nó là mớ dụng cụ sửa xe toàn là đồ xịn, giờ tôi ra đi thì lại bàn giao lại cho thằng Phú. Đợi cho ba tôi đi khuất, thằng Phú mụn hỏi liền:

“Ba mày tìm mày có chuyện gì vậy? thấy ổng có vẻ quan trọng quá vậy mày?”

Tôi ngồi im lặng, thằng Phú kiên nhẫn im lặng chờ đợi, một lát sau tôi nói nhỏ:

“Phú, chắc kể từ giờ chỉ còn mình mày ngồi đây kiếm cơm rồi đó, tối nay tao và ba tao đi rồi Phú à”

Thằng Phú tròn xoe mắt:

“Đi đâu?....Vượt biên hả?”

Tôi lặng lẽ gật đầu - nếu như ai khác thì tôi sẽ không bao giờ nói ra đâu, nhưng tôi, Thi béo và Phú mụn là thân nhau nhất nên tôi mới dám cho nó biết.

Nó ngồi im lặng, tôi cũng im lặng theo nó vì không biết nên nói gì trong lúc này - một lát sau nó khẽ nói:

“Cầu xin cho mày và bác đi trót lọt, giờ chỉ còn mình tao ngồi đây…buồn quá! Nhưng đi được thì nên đi đi chứ sống ở đây chán lắm, nhà tao nghèo quá nên tao chẳng bao giờ dám mơ đến chuyện đó cả, chỉ cầu mong kiếm được tí tiền đưa cho bà già mua gạo ăn là mừng lắm rồi!”

Nhà Phú là nghèo nhất trong cả đám bạn ở khu đó, ba nó làm thư ký cho một tờ nhật báo Chính Luận, sau ngày 30/4 là thất nghiệp luôn, mẹ nó bán xôi ở đầu ngõ, nhà nó có 4 anh chị em đều nghỉ học hết, ra đời bươn chải kiếm sống. Hồi Sài Gòn chưa thất thủ vào tay Cộng Sản, mỗi lần rạp cinê Đại Lợi trước chợ Ông Tạ chiếu phim mới là tôi và Thi béo đều phải gồng khoản vé cho nó nhưng bù lại nó học giỏi môn Toán nên mỗi lần tôi hay Thi béo có bài tập Hình học hoặc Đại số về nhà là đưa qua cho nó giải dùm, mỗi lần như vậy là nó lại “ghi nợ” một vé ci nê - ngược lại thằng béo hay nó mà “khốn đốn” với mấy bài tập tiếng Anh là lại cầu cạnh đến tôi nhưng khi tôi đòi “thù lao” thì Phú mụn lại nhe răng cười….“cứ tính tiền công mày làm bài tập dịch ra tiếng Anh cho tao vào chỗ thằng béo nha” - thế là thằng béo mỗi lần đi cinê lại xách theo một bịch nylon toàn đồ ăn PX của Mỹ cho cả đám ăn như là khoản trả “thù lao” cho tôi vậy.

“Tao đi rồi mày chỉ còn một mình thôi thì rủ thêm thằng nào nữa ra làm cho vui” tôi nói với Phú.

“Thôi tao làm một mình cũng được....mà mày qua đó nhớ viết thư về cho tụi tao nha, thằng béo mà biết mày đi là nó buồn lắm đó!”

Tôi ngồi chơi với nó một lát, căn dặn nó làm một mình phải cẩn thận mấy món đồ nghề đắt tiền như mỏ lết, kìm bấm chết của Thi để lại vì thằng này vốn có tính hay vứt đồ nghề lung tung lúc sửa xe cho khách. Sau một lúc bịn rịn chia tay, tôi đạp xe về nhà nằm chờ tin tức của ba tôi.

tự do ơi tự do ơi

Tự do ơi tự do - tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do - anh trao bằng máu xương
Tự do ơi tự do - em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ Tự Do - ta mang đời lưu vong

(Nam Lộc)

Chờ đợi là một điều mà tôi ghét nhất! Tôi cứ đi ra đi vào, nằm chán rồi lại ra cửa đứng, mắt nhìn về phía đầu con hẻm chờ đợi bóng dáng của ba tôi, cuối cùng bóng dáng ông đang gò mình trên chiếc xe đạp cũng xuất hiện ở đầu ngõ, tôi thấy hồi hộp vô cùng, vội mở rộng cánh cửa để ba tôi dẫn xe đạp vào nhà.

Vừa dựa chiếc xe đạp mượn của người cháu vào tường, ông dặn nhỏ tôi.

“Kiếm bộ quần áo nào có mầu tối và dầy dầy một chút mà mặc vào, khoác thêm cái áo lạnh nữa”

“Bao giờ đi vậy ba? mặc một bộ quần áo thôi sao?”

“Đi xuống Gò Công ngay bây giờ, đem theo quần áo cho nhiều để tụi Công An nó biết là đi vượt biên hả?”

Trong lúc tôi chọn bộ quần áo dầy để mặc và cái áo lạnh khoác thêm bên ngoài, ba tôi xuống dưới bếp dặn dò bà chị họ của tôi chuyện gì đó rồi ông lên dặn tôi đi ra ngoài đường lộ đợi ông trước để tránh con mắt tò mò của những người hàng xóm gần đó. Hai cha con đi xe lam xuống xa cảng miền Tây đón xe đò đi Gò Công.

Xuống đến thị xã Gò Công là đã gần 7giờ tối, chúng tôi lại đón xe lôi đi tiếp xuống Vàm Láng. Khi còn cách Vàm Láng khoảng 2 cây số hai cha con tôi xuống xe, tôi có thể cảm nhận được làn gió mát rượi từ phía cửa sông Soài Rạp thổi vào. Chúng tôi đi vào một con đường đất ngoằn ngoèo một lúc khá lâu thì đến cổng một ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa nước, tôi hỏi đây là đâu thì ông nói đó là “điểm hẹn” để tối bên phía tổ chức sẽ đến đón. Thấy có người lạ, con chó nhỏ trong nhà chạy ra sủa inh ỏi, một người đàn bà có dáng người nhỏ thó bước ra hỏi, ba tôi lại gần bà ấy nói nhỏ, người đàn bà bước ra ngoài cổng cẩn thận nhìn chung quanh rồi nhanh nhẹn ngoắc tay cho hai cha con tôi đi theo bà vòng ra sau căn nhà lá. Phía sau căn nhà lá là một căn chòi nhỏ, bước vào trong tôi ngửi thấy mùi tanh ngập ngụa trong không khí, cái mùi tanh tanh đặc trưng của những vùng sinh sống bằng nghề đánh cá. Nhìn lên trên xà nhà tôi thấy treo nào là lưới cá, thúng mủng và mấy cây dầm gác trên góc xà nhà trong ánh sáng lu mu của ngọn đèn dầu hột vịt, người đàn bà vặn ngọn đèn dầu cho sáng hơn một chút rồi dặn cha con tôi cứ ở trong chòi chờ, nói xong bà bước ra tay khép kín cánh cửa chòi bằng phên tre lại.

Tôi hỏi nhỏ ba tôi:

“Vậy còn mấy người nhà bên mình mà ba đã rủ đi chung thì sao? Sao không cùng đi với mình?”

“Có người khác dẫn xuống rồi, tối sẽ gập nhau ở ngoài bãi” ông thì thào.

Ngồi thu lu mình trong một góc chòi, tôi cảm thấy thần kinh mình căng thẳng cực độ, bất cứ một tiếng động nhỏ nào bên ngoài cũng khiến tim tôi đập loạn xạ, tôi nhớ lại ánh mắt của người chở xe lôi nhìn cha con tôi khi ba tôi nói đi xuống phía Vàm Láng, ánh mắt ấy mang vẻ tò mò, soi mói và dò xét nhưng thấy bộ dạng hai cha con tôi trông lam lũ và không có vẻ gì là người đến từ thành thị nên ông ta dường như thấy yên tâm hơn, vùng này tương đối ít dân cư nên mọi người đều biết nhau hết, người nào lạ xuất hiện trong vùng là họ biết ngay!

Thỉnh thoảng có tiếng chó sủa từ căn nhà lá phía trước, ba tôi lại tiến đến sát cánh cửa chòi để nghe ngóng rồi trở về chỗ ngồi của ông, cuối cùng tôi nghe có người ho lên ba tiếng, biết là ám hiệu nên ba tôi tiến đến mở hé cánh cửa chòi ra một tí. Người mới đến thì thào gì đó với ba tôi, sau đó ông khẽ gọi tên tôi, biết là người dẫn đường đến đón nên tôi đứng bật dậy thật nhanh, chúng tôi đi theo người đàn ông đó ra cổng thì thấy có chiếc xe lôi đợi sẵn ở đó rồi, tôi thấy có một người đàn ông và một đứa con gái trạc chừng 10 hay 11 tuổi gì đó đã ngồi sẵn trên xe từ lúc nào, tôi thầm nghĩ chắc họ cũng là hai cha con như chúng tôi vậy. Tôi và ba tôi leo lên ngồi bên phía băng ghế gỗ đối diện với người đàn ông và cô con gái, người dẫn đường căn dặn chúng tôi im lặng đừng nói chuyện với nhau rồi anh nổ máy xe Honda bắt đầu đưa chúng tôi đi sâu vào con đường đất, đường đi gập gềnh, lồi lõm những ổ gà ổ voi làm mọi người ngồi trên xe phải ghìm chặt tay vào mép ghế, hai chân ghì chặt xuống sàn xe để giữ cho người đừng chúi tới phía trước hay ngả nghiêng qua lại theo từng cú xốc của cái thùng xe lôi!

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site