lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

trần đức nhã

Người ta nói nhà cửa, xe cộ, máy móc, quần áo, giầy dép còn có số thì con người cũng đâu phải là một ngoại lệ, nhưng con số dành cho con người lại không được tính bằng những con số từ 0 đến 9 mà lại được tính bằng những cụm từ như: Số Đen hay Số Đỏ hoặc Số Phận. Đối với những người thuyền nhân bị cưỡng bách về lại Việt Nam như tôi và bao người khác sau những năm tháng dài trong các trại tạm dung thì mới thấy thật thấm thía với câu: Vượt Biên Có Số - Định Cư Có Phần !

Chiều ngày 27/04/1975, ba tôi chở tôi trên chiếc Lambrette phóng nhanh trong dòng người đang vội vã, hối hả chạy tới lui trên con đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ ngày nay). Phia bên đường hướng về sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người và xe cộ còn phía đường hai bố con tôi đang đi thì thưa người hơn nhưng vẫn thấy đông đúc hơn mọi ngày thường. Bỗng một cơn mưa rào bất chợt ập xuống làm mọi người tán loạn chạy đi tìm chỗ trú, ba tôi cũng chạy vội vào dưới một mái hiên nhà. Tôi bước xuống xe cho ba tôi dựng chống chiếc Lambretta lên, tôi thấy ông đăm chiêu đứng nhìn dòng người đang đổ xô về hướng Lăng Cha Cả, bỗng ba tôi ngồi xổm xuống đối diện, hai tay ôm vòng lấy lưng tôi:

            “ Nhã, con muốn đi Mỹ không? ”

Nghe câu hỏi đó của ông, bất chợt hình ảnh bà nội già yếu đang nằm bệnh trên giường hiện lên trong đầu, tôi liền buột miệng:

            “ Thôi đừng đi ba ơi, bỏ bà lại ai trông bà chứ ? ”

Nghe tôi nói như vậy, nét mặt ba tôi chùng xuống, ông im lặng nhìn vào dòng người đang nhốn nháo chạy ngược xuôi trên đường – sau này mỗi khi nhớ lại giây phút đó, tôi thực sự không biết câu trả lời lúc đó của tôi là một câu nói lên lòng Hiếu Thảo của một người cháu hay là một câu trả lời NGU XUẨN nhất trong đời tôi !!! Nếu lúc đó tôi nói là muốn đi thì hai cha con tôi sẽ chẳng gập khó khăn gì trong việc đi vào phi trường Tân Sơn Nhất vì ba tôi đã làm việc cho hãng hàng không Hoa Kỳ (Air America) rồi sau đó chuyển qua làm cho nhà thầu xây dựng Hàn Quốc trong phi trường nhiều năm liền nên ông ra vào đó hàng ngày, nhân viên an ninh đều biết mặt, có những hôm có ca trực ông thường đưa tôi vào trong phi trường chơi.

Vào thời điểm này tôi chỉ mới 14 tuổi, nhưng cũng đã hiểu được tại sao trên nét mặt mọi người tôi nhìn thấy vào những ngày cuối tháng 4/1975 đó lại mang vẻ kinh hoàng, lo âu và sợ hãi đến như vậy! Bước ra đường là tôi chỉ thấy mọi người đi mà như chạy, xe cộ phóng như bay trên đường, chỉ hơi khựng lại một chút ở những giao lộ rồi lại vọt đi như tên bắn. Đây đó trên đường, quần áo lính đủ các binh chủng, giầy bốt đờ sô, vũ khí và quân trang chất thành từng đống, từng đống ở khắp mọi nơi như tiếng cáo chung của nền Cộng Hòa hùng cường ngày nào - có người vừa chạy vừa trút bỏ bộ quần áo lính đang mặc trên người rồi hòa lẫn vào dòng người đang hối hả trên đường! Nhà nào có người phục vụ trong quân đội Cộng Hòa cũng đều đem giấy tờ, đồ đạc có liên quan đốt hết vì sợ, vì việc này mà ba tôi đã giận ông anh họ gọi ba tôi là cậu ruột mấy tháng trời vì anh ấy đã đem đốt hết một rương quần áo khaki lễ phục của sinh viên Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và Trường Bộ Binh Fort Benning là những nơi ba tôi đã được đào tạo và đốt luôn một cặp táp giấy tờ với những giấy chứng nhận tốt nghiệp của trường VBQGĐL và Fort Benning, bảng lương của hãng Air America và nhiều giấy tờ quan trọng khác cùng hình ảnh về quãng đời binh nghiệp của ba tôi !

diploma

Khóa 1 từ tháng 1 - 5 / 1957

Được Trường Bộ Binh Fort Benning cấp lại vào năm 1992

Trưa ngày 30/4/1975, đường phố lại tràn ngập màu áo xanh lá với những chiếc mũ cối và súng AK - ở các con hẻm, mấy ông thanh niên, vài tuần trước còn thấy huyênh hoang trong bộ đồ đen Nhân Dân Tự Vệ, hôm nay lại thấy tay đeo băng lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tay cầm khẩu M16, nghênh ngang đi lại, miệng hò hét mọi người tránh chỗ nhường đường cho những chiếc xe jeep, xe tăng của phía chiến thắng đang tiến vào một cách xu nịnh! Những con người chỉ mới mấy ngày trước đây còn mang bộ mặt lo âu, sợ hãi thì giờ lại tỏ vẻ hân hoan, vui mừng, miệng tươi cười chào đón, hoan hô vang trời !

Rồi cuộc sống cũng mau chóng trở lại bình thường chỉ sau vài ngày, những đống đồ quân trang quân dụng vứt thành từng đống trên đường xá đã được thu dọn sạch sẽ, chợ búa lại hội họp từ sáng sớm, vì nhà tôi trên đường Thoại Ngọc Hầu gần chợ Ông Tạ (chợ Phạm Văn Hai ngày nay) nên thỉnh thoảng tôi lại thấy mấy ông Quân Quản dẫn một hoặc hai người bị bắt vì tội trộm cướp gì đó, đeo tấm bảng nhỏ ghi rõ tội danh trước ngực, diễu quanh khắp chợ vài vòng rồi dẫn đi mất, có người nói là dẫn đi vòng quanh xong sẽ đem đi bắn để làm gương!

Lúc này mỗi gia đình hàng tháng đều được phát tem phiếu “Nhu Yếu Phẩm” nên tôi lãnh nhận “trọng trách” đi mua nhu yếu phẩm này. Lần đầu phần nhu yếu phẩm của gia đình tôi gồm có 3 gói thuốc lá Capstan (lũ nhóc tụi tôi thường đọc là Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngu hay Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát); 3 gói President; 3 gói Ruby đỏ (hàng Quân Tiếp Vụ của lính Cộng Hòa); 2 gói Bastos Luxe; đường, bột ngọt và sữa đặc. Lần sau lãnh thì thuốc lá giảm dần chỉ còn 1 gói Capstan, 2 gói President, 2 gói Ruby đỏ, 1 gói Bastos Luxe và lần sau nữa chỉ còn Ruby đỏ là hảo hạng nhất, Bastos Luxe cũng không còn, thay vào đó là mấy gói Bastos xanh, sữa thì lỏng le lỏng lét. Hồi đó tôi cũng đã tập tành “phập phè” cho ra vẻ nên thỉnh thoảng cũng “thó” của ba tôi vài điếu Capstan để hút lén - sáng sớm chưa ăn sáng mà hút hết một điếu Capstan là thấy cái đầu “phê phê” rồi vì hàm lượng nicôtin trong thuốc Capstan rất đậm và không có đầu lọc như thuốc President nên kéo vào hơi nào là xứng đáng hơi đó - rồi dần dà Bastos xanh cũng không còn, thay vào đó là mấy gói Nông Nghiệp có biểu tượng chiếc xe máy cày trên bao thuốc lá !

Niên học mới của năm 1975 này cũng bắt đầu được khai giảng trở lại vào tháng 9 - vào giữa tháng 4 các trường học đã cho học sinh nghĩ sớm vì tình hình rối loạn của chiến sự lúc đó, học sinh trung học cấp 2 như tôi không kịp thi lên lớp nhưng trong Học Bạ đứa nào cũng có con dấu đỏ chói “Được Lên Lớp” !!! Ngày tựu trường đã đến, tôi cũng như bao học sinh khác đều hăm hở pha lẫn chút e dè, tò mò khi trở lại học đường trong một hoàn cảnh mới. Ngày học đầu tiên là chép thời khóa biểu các môn học trong tuần, tôi nhìn lên trên bảng mãi mà không tài nào tìm thấy môn sinh ngữ Anh hay Pháp đâu cả và môn Công dân giáo dục cũng vậy, thay vào đó là các tiết học môn Sử, Địa và Văn lại tăng lên trong tuần! Với mấy môn này tôi bắt đầu làm quen với những cái tên địa danh của miền Bắc như Pắc Bó, Cao Bằng, Hà Nội, Điện Biên Phủ hay những nhà văn như Ngô Tât Tố, Thanh Tịnh v.v….Cái đám học sinh mới lớn chúng tôi rất dễ bị dụ dỗ vào những gì mới lạ nên vào giờ ra chơi là cả đám tụ tập lại trong lớp, hăng say gào lên những bài hát có tiết tấu lạ và mạnh mẽ vào thời đó, các thầy cô và ban Giám hiệu tỏ vẻ rất hài lòng khi nghe lũ học sinh lớp 9 chúng tôi thi nhau gào lên “Tiến về Sài Gòn trận cuối là trận này…” hoặc “Hêt rau rồi em có lấy măng không….”.

Tết Bính Thìn 1976 trôi qua, nhà trường phát cho mỗi học sinh một bản lý lịch đến mấy trang đem về nhà cho cha mẹ khai vào. Tôi cầm về nhà, ba tôi vừa xem xong liền buột miệng:

“ Lý lịch của ba mà khai vào đây là Nhã chẳng học lên được mấy đâu”

Tôi chộp ngay cơ hội:

“ Vậy thì cho con nghĩ học luôn đi, chứ con cũng thấy chán lắm rồi! thời buổi bây giờ có học thì cũng chỉ học tài thi lý lịch mà thôi ”

“ Không muốn đi học nữa thì học nghề điện tử của ba đi ”

Sau tháng 4/75, ba tôi mở cửa hàng sửa chữa tivi, rađiô và cassette tại nhà vì nhà tôi gần ngay khu chợ trời Lăng Cha Cả nên hàng ngày đều có khách hàng, đa số là mấy chú bộ đội thường đưa mấy cái “đài” (radio) hay máy cassette bị dân bán chợ trời lừa, lúc mua hát thử thì tốt lắm, nghe khoảng chừng tiếng đồng hộ là nó cuốn dây băng vào máy, thế là lại đến tiêm cho ba tôi sửa. Gập những máy hay cuốn dây băng vào trục rất dễ sửa, lý do là cuc cao su đẩy dây băng cassette ra đầu từ bị dơ, chỉ cần lấy it bông gòn quấn vào vào đầu cây tăm thấm ít cồn lau sạch là hết bị cuốn băng, nhưng tôi luôn nói là máy bị hư bên trong và hẹn khách vài tiếng đồng hồ sau quay lại lấy máy và dĩ nhiên công sửa cũng phải “xứng tầm” với mấy tiếng đồng hồ mày mò sửa chứ.

Giờ đây ngày ngày không còn phải đạp xe đến trường học nữa, không hiểu sao tôi thấy nhẹ nhõm hẳn trong người, không còn phải tự gò ép mình đến một nơi mà tôi cảm thấy mình không thực sự thuộc về nó. Nhưng cái chân của tôi vốn là cái chân sinh ra để hiếu động, đi đây đó chứ không thích ngồi một chỗ nên chỉ sau vài tuần ở nhà học điện tử là tôi đã thấy chán với công việc ngồi mở bung vỏ máy tivi, radio rồi dò từng mạch điện, từng chân đèn hay transitor để vẽ schéma (sơ đồ). Ngoài những lúc học về điện tử và phụ ba tôi mấy việc lặt vặt, ông lại bắt tôi lấy bộ English for Today ra ôn lại Anh văn và những lúc không có ai ba tôi lại nói chuyện với tôi bằng Anh văn với những câu ngắn vừa theo trình độ của tôi lúc đó.

Lúc này cuộc sống trở nên khó khăn hơn với nhiều gia đình, nhất là những gia đình có người thân đã bị đưa đi học tập cải tạo, trong nhà có gì giá trị là đem bán để lấy tiền sinh sống nên ba tôi thu mua những dàn máy nghe nhạc hiệu Akai, Sansui, Pioneer đang rất thịnh hành vào thời đó bán lại kiếm lời. Sáng nào tôi cũng dậy mở cửa tiệm, lấy chổi lông gà quét bụi trên những dàn máy trưng trên kệ gỗ, mỗi khi có khách vào xem máy để mua là tôi chọn những cuộn băng ma nhê nhạc ngoại của Lobo, Beegees, Carpenter hay anh em nhà Jackson 5 mà tôi rất thích để thử cho khách.

Đa số khách là những ông bà cán bộ từ miền Bắc vào lùng mua nào là dàn máy nghe nhạc, quạt trần, quạt máy của Nhật, máy say sinh tố, v.v… toàn là những thứ hàng hóa mà miền Bắc trước đây chưa bao giờ có, nhưng khi họ mua máy thì cứ yêu cầu tôi phải thử máy bằng những băng nhạc “Vàng” hoàn toàn bị cấm từ sau tháng 4/75 chứ mở mấy băng nhạc ngoại họ nói thứ nhạc Mỹ họ nghe không hiểu gì cả! Thấy lạ tôi bèn nói với ba tôi:

“ Sao kỳ vậy ba ? Nhạc trước năm 75 bị cấm vì cho là thứ  nhạc ủy mị vậy mà mấy cha bộ đội cứ đi lùng mua mấy băng cassette của Khánh Ly, Elvis Phương, Thanh Thúy không hà ”

Vừa sửa máy, ba tôi nhếch miệng cười:

“ Đời nó thế đấy! Cái gì càng cấm đoán thì người ta lại càng tò mò, càng muốn biết, càng muốn tìm hiểu, càng muốn thử, càng muốn lao đầu vào ”

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site