lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

Trang Thơ Văn ThụcQuyên_Save Vietnam's Nature

Hãy Bảo Vệ Việt Nam Cho Hôm Nay Cho Mai Sau (3)

Rosatom là Gì?

1, 2

Thục Quyên

Sáng ngày 31/10/2011 lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra  với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Dmitry Medvedev, non nuclaire

Tổng thống Nga Medvedev và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chứng kiến lễ ký hiệp định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: AFP.

...

MinAtom/ Rosatom được liên tiếp điều khiển bởi Jewgeni Olegowitsch Adamow từ  1998 tới  2001 bị  Putin cách chức vì tình nghi hối lộ.

Tiếp theo là Alexander Jurjewitsch Rumjanzew (2001–2005). Và từ 2005 Sergei Wladilenowitsch Kirijenko

Hoàn toàn khác với tiêu chuẩn thế giới, Tập đòan năng lượng Rosatom là một cơ quan khổng lồ, có  thẩm quyền về cả sự ứng dụng dân sự cũng như quân sự của năng lượng nguyên tử tại Nga. Do đó Rosatom điều khiển tất cả những trung tâm nghiên cứu, học viện, và cả các công ty liên quan đến sản xuất, thiết kế và bảo trì vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về an toàn hạt nhân và  việc xử lý chất thải.

Rosatom là tổng hợp của tất cả những công ty lớn nhỏ liên quan đến nguyên tử tại Nga, trong đó có

-Rosenergoatom (Росэнергоатом), tổng hợp các nhà máy điện hạt nhân của Nga.

-Techsnabexport (Техснабэкспорт),  xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân cho  các nhà máy điện hạt nhân.

-Atomstroiexport (Атомстройэкспорт),  xây cất các nhà máy điện hạt nhân bên trong và bên ngoài nước Nga.

-Atomergoprojekt  làm dự án thiết kế những nhà máy điện hạt nhân như AES-91 và AES-92.

-Atomenergomash xây cất lò phản ứng hạt nhân.

-TWEL sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Công ty này sở hữu và khai thác các mỏ uranium.

Những công ty con của TWEL sản xuất nhiên liệu hạt nhân (thí dụ công ty chi nhánh  Maschsawod tại  Elektrostal), hoặc xây và cung cấp dịch vụ bảo trì những cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp hạt nhân.
    
Biết  rõ thế đứng độc quyền, cơ cấu, và trách nhiệm của Rosatom trong nền công nghệ hạt nhân nước Nga cho phép chúng ta tìm hiểu những gì đang xảy ra tại Nga và tình trạng nền công nghệ của nước này, để đánh giá đúng mức công ty được chính phủ VN chọn lựa đối tác kinh doanh với EVN tại Ninh Thuận 1, và lường trước tình trạng chủ động cũng như  chủ quyền thực sự tại đây.

Tổng thống Medvedev hãnh diện vì nền công nghệ hạt nhân Nga. Thật vậy sao?

Ngày 08/10/2010 dưới tựa đề "Tổng thống Medvedev hãnh diện vì nền công nghệ hạt nhân Nga. Thật vậy sao?" tác giả Andrei Ozharovsky bình phẩm bản tin của Rosatom về lời tuyên bố của Medvedev, nhân dịp ông này đến thăm gian hàng triển lãm Nga tại World Expo 2010 ở Thượng Hải, bằng một bài viết vạch trần những vấn đề trầm trọng tìm được trong những tài liệu của viện Rostekhnadzor (Dịch vụ giám sát sinh thái, công nghiệp, và nguyên tử Liên bang Nga/  Russian Federal Service for Ecological, Industrial, and Atomic Supervision).

Theo viện này, một danh sách rất dài những vấn đề liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp hạt nhân, những vấn đề chất thải phóng xạ, những  lò phản ứng hạt nhân ở độ tuổi đang "chờ ngừng hoạt động", những sự cố không hiếm xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân ( NMĐHN) Nga ....cần được quan tâm đặc biệt.

Những lỗi lầm trong qúa trình hoạt động của những NMĐHN là do những nguyên nhân cơ bản như quản lý yếu kém, sai sót trong tổ chức bảo trì, các khuyết tật sản xuất, và lỗi thiết kế.

Các lò phản ứng mới lại đang được xây dựng với những vật liệu đã bị đánh giá là giả mạo hoặc không được kiểm nhận, cộng thêm "trình độ không đủ,  kiến thức yếu kém của nhân viên về các chỉ tiêu liên bang, các quy tắc, tài liệu thiết kế, và quy trình công nghệ sản xuất thiết bị".

Theo báo cáo của viện Rostekhnadzor, năm 2009, trong số những sự cố xảy ra tại các NMĐHN có 30 lần là do lỗi điều hành, ít hơn 2008 được chín lần.Tác giả Ozharovsky mai mỉa, có thể vì vậy mà tổng thống Medvedev có quyền hãnh diện, nhưng theo lô gíc, khi biết được những thiếu sót về quản lý và trong việc tổ chức bảo trì thì phải đưa đến cố gắng khắc phục. Tuy nhiên, những báo cáo bởi Rostekhnadzor năm này qua năm khác cho tới nay không đưa tới một cải thiện nào. Còn về những khiếm khuyết sản xuất và thiết kế thì vô phương cứu chữa. Một lò nguyên tử được thiết kế sai lầm hoặc gồm những bộ phận kém chất lượng thì trước sau cũng gây ra trục trặc.

Từ những trục trặc nhỏ có thể ém nhẹm được cho đến một thảm họa vô lường chỉ là một vấn đề may rủi

Cũng theo báo cáo của Rostekhnadzor, năm 2009 những trục trặc kỹ thuật xảy ra nhiều nhất tại các NMĐHN  :

•    Lò số  3  Nhà máy  Novovoronezh NPP (VVER-440) / 3 lần trục trặc.

•    Lò số  3  Nhà máy Kola NPP (VVER-440)/ 3 lần trục trặc.

•    Lò số  3  Nhà máy Leningrad NPP (RBMK)/ 6 lần trục trặc.

•    Lò số  1  Nhà máy  Smolensk NPP (RBMK)/ 3 lần trục trặc.

Năm 2009 cũng có tổng cộng 18 lần trục trặc tại các nhà máy trên tòan quốc vì lý do lỗi hệ thống.

Chín (9) sự cố tại các nhà máy  Smolensk NPP (3), Kalinin NPP (2), Leningrad (1), Balakovo(1), Bilibino(1), và Novovoronezh (1) phải cần đến xử dụng hệ thống bảo vệ khẩn cấp (activation of the emergency protection system).

Ngòai ra, bản báo cáo nhắc tới hai thành qủa khám phá kịp thời 959 đơn vị " tăng cường bê tông" giả tại Nhà máy Rostov cũng như  những "đơn vị tăng cường bê tông"chưa được kiểm chứng được xử dụng tại nhà máy Leningrad NPP 2.

Trầm trọng hơn hết là Izhorskiye Zavody, nhà sản xuất hàng đầu các thiết bị kỹ thuật ĐHN Nga, một trong những nhà cung cấp thiết bị chính cho các NMĐHN, đã bị bắt tại trận sản xuất chất lượng thấp, bị phạt vạ và có thể bị đóng cửa nếu còn tái phạm.

Theo tác giả Ozharovsky, bản báo cáo của viện Rostekhnadzor cho thấy rõ là những NMĐHN Nga an tòan đến mức độ nào, và đã giải đáp phần nào lý do tại sao Trung Hoa đã gởi trả nhiều tấn thiết bị thiếu chất lượng Rosatom định dùng để xây NMĐHN ở Tian-Wang.

Thiếu kiểm soát từ bên ngoài đưa đến nguy tham nhũng cao tại  Rosatom.

Bình luận về báo cáo chung ngày  26/11/2010  của Ecodefense và Transparency International Russia ( TIR Tổ chức minh bạch quốc tế Nga),Vladimir Slivyak viết: Hiếm có ai còn  ngạc nhiên khi nghe tham nhũng rất phổ biến ở Nga, nhưng khi nạn tham nhũng đã tràn tới nền công nghiệp hạt nhân với những tiêu chuẩn khắt khe phải có  để bảo đảm an toàn, thì tình trạng đòi hỏi một sự giám sát đặc biệt nghiêm chỉnh.

Lẽ dĩ nhiên cuộc khảo sát của TIR và Ecodefense đã gặp nhiều khó khăn vì họ không được truy cập tài liệu nội bộ của Rosatom và cũng không có thông tin về sự tiến triển của các dự án.

Tuy nhiên phân tích và so sánh luật pháp hiện hành với những quy định nội bô riêng của Rosatom  đủ cho thấy có những kẽ hở tạo nên những nguy cơ tham nhũng cao.

Với thế đứng đặc biệt của Rosatom, những hoạt động thương mại của tập đòan này không thuộc thẩm quyền của Luật Liên Bang Nga số 94 về những tiêu chuẩn đấu thầu. Tóm lại bản chất của Rosatom là "một nước trong một nước", tự trị và không bị kiểm soát bởi bất cứ ai khác hơn chính mình.

Giải pháp cấp bách là  phải thay đổi luật lệ hiện hành để đặt Tập đoàn Rosatom dưới sự kiểm sóat hữu hiệu của cả chính phủ  lẫn công chúng Nga.

Rosatom trong cơn lốc tham nhũng.

Theo cơ quan truyền tin Russian International News Agency (RIA Novosti), ngày 20/7/2011 tòa án quận Ostankino (Moscow) đã cho phép bắt giữ cựu Phó tổng giám đốc Tập đòan Rosatom cho tới ngày 27/8 để điều tra về vụ nghi ngờ biển thủ 50 triệu Rúp (1,7 triệu USD). Đây là kết quả của một cuộc điều tra dài hạn về tình trạng tham nhũng trong mọi ngành của Rosatom, với kết qủa là cách chức 35 quản lý hàng đầu và  hơn 200 nhân viên bị xử lý kỷ luật trong năm qua. Yevgeny Yevstratov bị cáo buộc lợi dụng quyền thế trong Rosatom và Atomflot  để dính liú tới hai trường hợp biển thủ quy mô ngân quỹ thiết kế và xây cất NMĐHN Murmansk cũng như ngân quỹ dành cho nghiên cứu khoa học.

Cơ quan RAPSI (Russian legal information agency) ngày 21/10/2011 loan tin Transparency International Russia TIR có chương trình kiểm sóat mức hiệu qủa của các biện pháp phòng chống tham nhũng các tập đòan nhà nước Nga đã đưa ra. Yulia Tkachyova, cho biết TIR đã chọn lựa ngẫu nhiên 600 vụ mua hàng hóa của Rosatom để phân tích. Căn cứ theo những vi phạm được xác định, TIR đã đưa ra một danh sách các khuyến nghị.

Ivan Ninenko, phó giám đốc TIR và Yelena Panfilova nhấn mạnh về tình trạng các tập đòan công ty quốc gia như Rosatom không phải chịu sự giám sát bởi các dịch vụ chống độc quyền Liên bang. "Theo quy định của pháp luật, những tập đoàn quốc gia không bị kiểm soát từ ngoài, nên hệ thống phòng ngừa tham nhũng không hữu hiệu."

Ngày 27/2/2012 theo tin của tờ Hetq-Online ( báo xuất bản trực tuyến tại Yerevan/Armenia của Tổ chức báo chí phi chính phủ)Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB Russia’s Federal Security Service, hậu thân của KGB ) đã bắt giữ Sergei Shutov, giám đốc đấu thầu của công ty ZiO-Poldolsk sau cuộc điều tra kéo dài từ tháng 12 năm trước.

ZiO-Poldolsk là công ty duy nhất sản xuất máy phát điện hơi nước cho Rosatom để xử dụng trong những NMĐHN tại Nga  từ  năm 1952, cũng như cho những NMĐHN do Atomstroiprojekt xây tại hải ngoại.

Sergei Shutov bị cáo buộc thông đồng với nhà cung cấp  AТОМ Industriya để mua thép có chất lượng kém từ Ukraine với gía cao để chia tiền lời. Tổng giám đốc hãng này, Dmitry Golubyov, cũng đã cùng lúc bị ngưng chức vì tội biển thủ công quĩ. Theo nguồn tin của FSB chỉ một trường hợp số lượng thép thiếu chất lượng dùng cho NMĐHN Kozloduy  ở Bulgaria, đã đem về một lợi nhuận bất hợp pháp là  39 Triệu Rubles (1Triệu USD) cho ATOM-Industriya.

Zio-Podolsk trực thuộc Atomenergoprom, một công ty con của Tập đòan Rosatom. Tin Zio-Podolsk đã cung cấp những máy phát điện  dưới tiêu chuẩn từ năm 2007 là một đòn cực mạnh giáng vào uy tín của tập đoàn này.

Tin từ Sofia ngày 28/03/2012 cho biết chính phủ Bulgaria đã hủy bỏ kế hoạch đặt Rosatom xây NMĐHN Belene trên bờ sông Danube.

Các nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng việc sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể dẫn đến một thảm họa hạt nhân.

Vladimir Slivyak, đồng chủ tịch của Ecodefence Nga đòi hỏi " Phải tức khắc ngưng xây cất khắp nơi và tiến hành kiểm tra quy mô các lò phản ứng sử dụng thiết bị do Zio-Podolsk cung cấp !"

Theo Tổ chức Bellona, một  tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế NGO có trụ sở tại Na Uy, những thiết bị dưới tiêu chuẩn đã được sử dụng không chỉ ở Nga mà còn xuất cảng qua các nhà máy hạt nhân  Bulgaria, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, (do Rosatom xây cất).

Chủ tịch Frederic Hauge bày tỏ sự phẩn nộ vì theo ông một sự phạm pháp quy mô như vậy đòi hỏi  phải có ứng xử tức khắc để kiểm tra an tòan từng lò phản ứng một. Ông cũng tỏ ra rất thất vọng vì FSB và các công tố viên Nga không chịu công bố danh sách những NMĐHN trong và ngòai nước có thể bị ảnh hưởng.

Số người bị bắt chỉ là những vật tế thần nhằm đánh bóng trở lại uy tín đã bị mất của Rosatom, trong khi những nguy hại vô lường lại không được thực sự cứu xét.

Một tuần lễ sau khi từ chối không bình luận, Rosatom và Atomenergomash cho ra một tuyên bố chung phủ nhận tin của FSB nhưng không dám phủ nhận tin công tố viện đã bắt giữ các quan chức của Zio-Podolsk và ATOM-Industriya. Trong khi đó, hai nhân viên khác của FSB vẫn xác nhận tin các đồng nghiệp của họ đưa ra lúc ban đầu cho Bellona. Phát ngôn viên của Công tố viện Nga thì từ chối bình luận vì cuộc điều tra còn đang tiến hành.

"Nếu chính phủ Nga không điều tra sự phạm pháp này một cách nghiêm chỉnh, chúng tôi sẽ bắt buộc phải yêu cầu cộng đồng quốc tế nhận lãnh trách nhiệm đó", Frederic Hauge nói "Bellona sẽ tiếp tục hành động để làm sáng tỏ vấn đề này"

Tình hình đáng báo động trong các nhà máy điện hạt nhân ngay tại nước Nga.

Theo báo Le Monde ngày 22/6/2011, một báo cáo bí mật của Rosatom cho tổng thống Dmitry Medvedev ngày 9/6/2011 về tình trạng những NMĐHN đã bị tiết lộ ra ngòai.

Theo đó, chương trình kiểm sóat các NMĐHN Nga sau thảm họa Fukushima xác định 31 trường hợp sai sót nghiêm trọng về an tòan, bảo trì, sửa chữa và giám sát, thể hiện tình trạng cực kỳ dễ bị lâm nguy của 11 trung tâm trong trường hợp thiên tai.

Yếu điểm đầu tiên là rủi ro động đất đã không được xem xét trong việc chọn địa điểm nhà máy điện, thường được xây trong thời Xô Viết. Và hầu hết các lò phản ứng hạt nhân ( 32 lò đang hoạt động )- không được trang bị để tự động dừng lại trong trường hợp động đất. Trong thực tế, các nhà máy của Nga có thể không cần "sự giúp đỡ" từ mẹ thiên nhiên để sụp đổ, mà  vì tuổi cao, các tòa nhà ở các lò phản ứng cho thấy nhiều "dấu hiệu sụt lún và nghiêng từ từ".

Hệ thống làm mát bị đánh giá là không hòan hảo do vật liệu suy thóai và các mối hàn có khuyết điểm, có khả năng gây ra những vụ nổ tương tự như tại Fukushima-Daiichi.

Cuối cùng, báo cáo nêu ra thiếu sót nghiêm trọng trong việc chuẩn bị đội ngũ nhân viên đối phó các tình huống tai nạn khác nhau, chẳng hạn như lũ lụt, hỏa hoạn, bão hoặc động đất.

Tệ hại hơn hết,  Rosatom không lưu giữ tài liệu  để theo rõi về các sự cố và tai nạn trước đây, do đó không cho phép thành hình bất cứ một nổ lực cải thiện an toàn nào, hoặc dự báo về các vấn đề mới.

Đáng quan ngại nhất là hai nhà máy Leningrad và Kola nằm sát biên giới Phần Lan và Na Uy.

Trong các nhà máy này (cùng thời với Chernobyl) nguy cơ tai nạn do thiên tai không chỉ là lý thuyết.

Năm 1990 một cơn bão lớn đã ngừng hệ thống điện cấp cứu chính của NM Kola, buộc Na Uy  phải can thiệp cung cấp những máy phát điện khổng lồ để đảm bảo vấn đề làm nguội lò phản ứng.

Năm 2006, mất điện cũng đã đe dọa gây vấn đề tương tự tại trung tâm hạt nhân Mayak.

Ole Reistad, một kỹ sư tại Viện Công nghệ và Năng lượng Na Uy bình luận :"Báo cáo này cho thấy những sự cố không bao giờ được Nga đề cập công khai, cũng không báo cáo quốc tế", các nhà khoa học Na Uy mong rằng báo cáo bị tiết lộ này của Rosatom sẽ mở đầu cho sự thay đổi thái độ của Nga, thay vì chỉ chú trọng vào chương trình tuyên truyền về " cái gọi là an toàn" của nền công nghệ hạt nhân của mình.

Một" Fukushima Nga"  đang thành hình ?

Trong bài viết ngày 22/3/2012 tờ The NewYork Times đã tường thuật : lời chào hàng mới nhất với một dư vị cay đắng của nền công nghiệp Nga là " Chúng tôi bán sự An Tòan rút kinh nghiệm từ Chernobyl". 

Tại Minsk, thủ đô Belarus, thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố " Tôi xin nhấn mạnh là chúng tôi có cả một kho kỹ thuật tân tiến để đảm bảo vững vàng và "vô tai nạn" cho sự vận hành các nhà máy hạt nhân".

Và tổng thống Nga Dmitri Medvedev, nhân một cuộc viếng thăm của thủ tướng Erdogan, đã  lớn tiếng bảo đảm an tòan cho NMĐHN tập đòan Rosatom nhận xây ở một vùng địa chấn hoạt động mạnh, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Việt Nam Sergey A. Boyarkin, phó tổng giám đốc   Rosatom cũng hứa hẹn tương tự là sẽ bảo đảm được an tòan cho NMĐHN Ninh Thuận 1.

Dmitri Medvedev, Vladimir Putin, Sergey Boyarkin lẽ dĩ nhiên không nhắc tới bức thơ của Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (National Anti-Corruption Committee NAC ) đang đốc thúc chính phủ phải khẩn cấp điều tra về những tham nhũng tệ đoan trong ngành công nghiệp hạt nhân Nga (độc quyền Tập đòan Rosatom) với những hậu qủa của nó, và lại càng không  muốn nhắc tới những sự cố không dấu được đang liên tiếp xảy ra tại các NMĐHN Nga, kể cả những trung tâm mới đang trong thời kỳ xây cất.

Điển hình là sự tự xụp đổ của tòa nhà đang xây tại trung tâm hạt nhân mới Leningrad NPP-2. ngày 17/7/2011.

Tổn phí để đập vỡ những mảnh bê tông tách khỏi 1200 tấn cốt sắt (thiếu chất lượng) bên trong để có thể di chuyển đem vứt, được Rosatom hòan tòan giữ bí mật.

Ngòai ra, chủ tịch nhóm Eco-Defense, Vladimir Slivyak, cho biết trong số 32 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại Nga có 11 lò loại dùng tại  Chernobyl (sản xuất năm 1970). Một trong những lò này, ngay tại ngọai ô St. Petersburg, vừa được phép kéo dài xử dụng thêm 15 năm, tuy thủ tướng  Putin đã  không đáp ứng được đề nghị của giám đốc Rosatom Kirienko, cần một ngân quỹ 534 Triệu USD để chỉnh đốn và tăng biện pháp phòng bị an tòan cho những NMDHN cao tuổi tại Nga.

Bước qua năm 2012, nỗi ưu tư của những nhà họat động môi trường càng tăng với những sự cố mới nhất dồn dập tại Nga:

29-30/12/2011 cháy tầu ngầm hạt nhân Yekaterinburg 
05/02/2012 cháy tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Moscow
23/02/2012 nổ tại trung tâm VNIIEF Sarov.

Mỗi lân như vậy, cách xử thế của Rosatom và chính phủ Nga luôn luôn là ém nhẹm tin tức, ngăn cấm dân và những ký gỉa không được đến gần địa điểm. Nhưng những tin được Rosatom hay cơ quan truyền thông chính phủ đưa ra thì không những chậm trễ, không chính xác, mà còn mâu thuẫn. Những tổ chức bảo vệ môi trường bị tuyệt đối nghiêm cấm mang máy đến đo rò rỉ phóng xạ.

Và lẽ dĩ nhiên không có người đo nên Rosatom có độc quyền khẳng định là không có rò rỉ và lớn tiếng bảo đảm an tòan.

Liệu nền công nghệ hạt nhân Nga với những NMĐHN qúa tuổi, cộng thêm căn bệnh tham nhũng trầm kha, có đang thành hình một Fukushima mới?  (Andrei Ozharovsky).

***

Với lương tâm và tinh thần trách nhiệm đối với những thế hệ con cháu, chúng ta, tất cả những người Việt, dù sống trong nước hay tại hải ngọai, phải  quan tâm và lên tiếng cấp bách đặt vấn đề với nhà cầm quyền VN đương thời  :

Họ không có quyền giao sinh mạng cả dân tộc cho Tập đoàn Rosatom !
                                                                         
------------------------------------------
Ecodefense Russia là một tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế thành lập năm 1990 in Kaliningrad ( Koenigsberg) Russia.
http://de.wikipedia.org/wiki/F%C3%B6derale_Agentur_f%C3%BCr_Atomenergie_Russlandhttp://ecologie.blog.lemonde.fr/2011/06/22/situation-alarmante-dans-les-centrales-nucleaires-russes/
http://www.bellona.org/articles/articles_2010/Rostekh_report
http://www.bellona.org/articles/articles_2011/corruption_rosatom
http://www.nytimes.com/2011/03/23/business/energy-environment/23chernobyl.html?pagewanted=all
http://www.51voa.com/VOA_Standard_English/Russian-Support-for-Nuclear-Power-Weakens-as-Chernobyl-Anniversary-Nears-41225.html
http://www.bellona.org/articles/articles_2012/Alikhanov_fire
http://www.bellona.org/articles/articles_2012/sarov_explosion

1, 2

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site