lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lê-Lợi Và Lê-Lai 

lich su viet nam, vua le loi, vua lê lợi

Tượng đài Vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội

1, 2, 3, 4

Nguyễn Dư

Thuở cắp sách đến trường, tôi được học bài "Lê Lai liều mình cứu chúa". Mấy chục năm sau, tình cờ đọc sử biết thêm chuyện "Lê Lợi giết Lê Lai". Chính sử không viết rõ hai ông Lê Lai là hai người khác nhau hay là cùng một người. Bán tín bán nghi, tôi tò mò đi kiếm sách đọc thêm. 

Xin đem những điều học thêm được ra bàn luận.

Tài liệu viết về Lê Lợi và Lê Lai tương đối nhiều. Để cho dễ theo dõi vấn đề, đề nghị chúng ta cùng đọc lại mấy bộ sử theo trình tự thời gian. 

Sách đầu tiên viết về Khởi nghĩa Lam Sơn còn lưu truyền đến ngày nay là Lam Sơn thực lục (LSTL) của Lê Lợi, viết năm 1431. Con cháu công thần Lê Sát còn cất giữ được một bản sao chép sách LSTL này (Nguyễn Diên Niên và Lê Văn Uông, Lam Sơn thực lục, Ty văn hóa Thanh Hóa, 1976, viết tắt LSTLTH). 

Bài này sẽ dùng bản LSTL của dòng họ Lê Sát (gọi tắt là bản Lê Sát, được sao chép vào khoảng năm 1715) làm tài liệu gốc để đối chiếu với các sách khác. 

*

Bản Lê Sát gồm hai phần viết khác nhau : 

- LSTL do Lê Lợi viết, dùng đại danh từ "trẫm".

- Những lời chú do người khác viết, dùng đại danh từ "vua".

Chuyện Lê Lai và mấy chuyện khác (Lê Thận được gươm thần, thần áo trắng v.v.) nằm trong phần chú, nghĩa là do người khác viết.

1) Chuyện Lê Lai cứu chúa trong bản Lê Sát như sau:

(…) "Vua thoát nạn đi thẳng đến Trịnh Cao là đất giáp giới Ai Lao, đồn trú lại. Lương thực ít ỏi, tuyệt đường đi về Linh Sơn, Mường Cốc? Quân lính chịu khổ, đói rét vất vả hàng mười ngày liền, đào củ nâu ăn cầm hơi, tìm mật ong làm nước uống, người ngựa đều đói khốn. Vua hỏi ai là kẻ bề tôi tận trung, hết lòng lo việc nước. Lúc đó, có Lê Lai vốn người thôn Dựng Tú, tính cương quyết, nghiêm nghị và thẳng thắn, diện mạo khác thường, sức khỏe và chí khí hơn người, chỉ mình Lê Lai nói:

- Tôi tự nguyện đổi áo, ngày sau bệ hạ nên nghiệp đế, có thiên hạ, nhớ đến công của tôi, cùng con cháu tôi muôn đời sau được chịu ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi vậy.

Vua vái trời khấn rằng:

- Lê Lai có công đổi áo, mai sau, Trẫm và con cháu Trẫm, con cháu các công thần tướng tá, nếu không nhớ công ơn ấy thì nguyền đền cỏ này hóa thành núi rừng, ấn báu này hóa thành cục đồng, lưỡi gươm thần này hóa thành đao mác thường.

Vua khấn xong, Lê Lai cưỡi ngựa phi ra, thay vua cứu nước, tự xưng là vua Lê. Giặc Minh tưởng là thật, trói bắt về tâu lên vua nhà Minh. Do đó, tình thế hòa hoãn, Vua được tạm yên ". (LSTLTH, tr. 241). 

Lê Lợi tìm người hết lòng lo việc nước. Lê Lai tự nguyện đổi áo và bị quân Minh trói bắt về tâu lên vua nhà Minh.

*

2) Đại Việt sử ký toàn thư (gọi tắt là Toàn Thư (TT), Khoa Học Xã Hội, 1968), bộ sử của nhà Lê do Ngô Sĩ Liên soạn năm1479, không chép chuyện Lê Lai đổi áo, thay vua cứu nước.

*

3) Phạm Phi Kiến (đậu tiến sĩ năm 1623) chép trong sách Thiên nam Trung nghĩa thật lục :

(…) "Lai bèn đem binh đến thành Tây (Tây đô), hô lớn khiêu chiến, tự xưng là Bình Định Vương. Người Minh vây bắt, gia cực hình. Sau vua phong hai con là Bá và Viện làm trung lang tướng. Khi vua lên ngôi, tặng Lai hiệu Thái thượng quốc công nguyên huân công thần; lại ban thụy Trung dũng đại vương; đưa tùng tự ở Thái miếu. Đến đời Gia Tông (Dương Hòa năm đầu 1635) cấp một trăm mẫu ruộng tế". (theo bài Những lời thề của Lê Lợi của Hoàng Xuân Hãn, trong Hoàng Xuân Hãn (HXH), tập 2, Giáo Dục, 1998, tr. 599-633).

Hoàng Xuân Hãn cho rằng Phạm Phi Kiến đã dùng tài liệu khác ngoài LSTL, như phần phổ (dòng họ Lê Lai) để viết.

Chưa chắc Phạm Phi Kiến đã dựa vào phần phổ của dòng họ Lê Lai vì Phạm Phi Kiến chép các mĩ tự của Lê Lai và tên các con của Lê Lai không giống LSTL của Lê Lợi và tất cả các bộ chính sử đời sau. 

Phạm Phi Kiến đã thêm chi tiết Lê Lai bị gia cực hình. Nếu cho rằng gia cực hình có nghĩa là giết chết thì, theo Phạm Phi Kiến, Lê Lai bị quân Minh giết tại Tây đô.

*

4) Đến đời Vĩnh Trị (1676-1680), Hồ Sĩ Dương vâng lệnh vua Lê Hi Tông sửa đổi, trùng san LSTL của Lê Lợi. 

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site