lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Hội Sử-Học Việt-Nam
Vietnamese historical Association
Websites : http://www.truclamyentu.info;http://www.quansuvn.info
https://www.facebook.com/Quân-Sử Việt-Nam
https://www.facebook.com/pages/Trúc-Lâm Yên-Tử
Google+1 Quân Sử Việt Nam; Google+1 Trúc Lâm Yên Tử

Lời Kêu Gọi Tẩy Chay Thứ Ba Tẩy Chay Quốc Khánh Trung Cộng 01-10-2010

Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà

http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/vannuocydan.htm

1, 2

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

I. Dẫn Nhập:

Năm 981, khi nhà Tống đang mưu toan xâm lăng nước Ðại Cồ Việt, vua Lê Ðại Hành đã thường xuyên thỉnh ý Thiền sư Pháp Thuận về vận nước Nam sẽ như thế nào.

Ngài Pháp Thuận đáp rằng:

Vận nước như dây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Nhàn nhã nơi cung gấm
Cõi cõi hết đao binh

Ý nói vận nước dài hay ngắn là tùy thuộc theo lòng dân có đoàn kết hay không, thiền sư Pháp Thuận đã ví sự đoàn kết này như là bó dây cuộn lại (ngày nay ta dùng hình ảnh bó đũa), có đoàn kết thì chắc chắn quân dân ta sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm và nước Nam được hưởng thái bình. Nhàn nhã đây ý nói bậc làm vua hay những người lãnh đạo phải có tài có đức thật sự thì các nơi mới hết nạn chiến tranh. Một ý nghĩa khác của nhàn nhã là người lãnh đạo chính trị không xem nặng tổ chức riêng hay dòng họ của mình; chỉ một lòng phụng sự đất nước và dân tộc.

Vua Lê còn nhờ ngài Khuông Việt thái sư cầu nguyện đức Tỳ Sa Môn Thiên Vương (là một vị thần hộ trì ngôi Tam Bảo) tại núi Vệ Linh, ở đền do ngài đã dựng lên, gia hộ cho quân dân nước Ðại Cồ Việt được chiến thắng quân nhà Tống do Hầu Nhân Bảo dẫn đầu sang xâm lăng nước ta.

Một hôm vua nằm chiêm bao và trông thấy hai vị tướng Trương Hạo Trương Hát là danh tướng của Triệu Việt Vương. Triệu vương bị Nam Ðế đánh bại, nhiều lần ông mời hai vị tướng này ra cộng tác nhưng họ đều từ chối, cuối cùng đã lấy cái chết để giữ tròn chữ trung với Triệu Việt Vương. Sau khi hai ông chết được phong làm thần và thấy nước Nam sắp bị kẻ thù xâm lăng liền thị hiện để tiếp cứu. Sáng hôm sau vua Lê thuật lại cho mọi người trong triều được biết, đồng thời lập đàn tràng cung thỉnh và khấn rằng: "Thần nhân có thể giúp ta thành được công nghiệp này thì việc phong thưởng và cúng đơm muôn đời sẽ không hết". Cũng trong đêm ấy vua lại nằm mơ thấy hai vị ấy hiện về để bái tạ. Một vị từ phía nam Bình Giang tới, vị khác từ sông Như Nguyệt xuống, cả hai đều nhắm hướng trại đóng binh của quân Tống mà tiến đánh.

Ngày 23 tháng 10, vào lúc canh ba, khi trời tối mịt, gió lớn lửa dồn nổ ra, quân Tống tan vỡ. Thần tàng hình  trên không trung, cất tiếng ngâm:

Non sông nước Nam, vua nước Nam ở
Điều ấy đã định rõ trong sách trời. 
Nếu như giặc Bắc sang xâm lược,
Thì sẽ bị lưỡi gươm sắc chém tan như chẻ tre (Dịch ý)

nguyên âm

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

Quân Tống nghe thế hoảng sợ chen nhau bỏ chạy tứ tán, và quân dân Ðại Cồ Việt đã chiến thắng một cách vẻ vang.

Qua đó cho ta thấy rằng bài thơ bốn câu được xem là Tuyên Ngôn Ðộc Lập đầu tiên của một nước Ðại Cồ Việt thực sự tự do đã tuyên bố ngay từ năm 981 khi vua Lê Ðại Hành chiến thắng quân xâm lăng nhà Tống, chứ không phải năm 1076 khi Lý Thường Kiệt cùng quân dân  Đại Việt đánh bại nhà Tống trên chiến tuyến Như Nguyệt. Nguồn gốc của bài thơ Thần được ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp (biên soạn cuối thế kỷ XIV), Vũ Quỳnh và Kiều Phú (biên soạn cuối thế kỷ XV) v.v... Ngoài ra còn được Việt sử diễn âm cũng như Thiên nam ngữ lục diễn đạt lại vào thế kỷ 16 và 17.

Sử gia Ngô Sĩ Liên khi biên soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (gọi tắt là Toàn Thư) gần cuối thế kỷ 15 đã đem bài thơ sông núi (bài thơ thần) trong chuyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt (thuộc Lĩnh Nam Chích Quái) vào Toàn Thư và gắn cho chiến trận trên sông Như Nguyệt năm 1076 do Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy. Ngụ ý của ông cho thấy là nhờ bài thơ thần này đã có tác động rất lớn đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ và nhà Lý mới chiến thắng được quân xâm lược nhà Tống.

Sự thực là nhà Lý cũng như Thái úy Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị cuộc chiến chống quân Tống một cách cẩn thận và kỹ lưỡng do đó đã tạo nên chiến thắng lẫy lừng bên bờ sông Như Nguyệt năm 1076 là điều đương nhiên. Tuy nhiên nền tảng của chiến thắng này đã được xây dựng từ chiến thắng quân Tống năm 981 thời vua Lê Đại Hành.

II. Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà năm 981:

Quả thực nền tảng của chiến thắng năm 1076 của Lý Thường Kiệt đã được xây dựng từ năm 981. Khi hai bài thơ Vận Nước và Nam Quốc (hay còn gọi là bài thơ thần) đều xuất hiện trước sau trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 981 dưới thời vua Lê Đại Hành. Cả hai đều có chung nguồn gốc và tác giả. Nguồn gốc và tác giả đó không ai khác hơn ngài Pháp Thuận thiền sư.

Khi vua Lê Đại Hành mới lên làm vua, theo Thuyền Uyển Tập Anh ghi Pháp Thuận thiền sư đã là người giúp đỡ rất tích cực. Do đó vua Lê đã hết lòng tin tưởng giao cho ngài phụ trách về mặt ngoại giao cho triều đình. Phụ trách ngoại giao như vậy chẳng khác nào một vị bí thư của nhà vua. Nếu không phải là một vị chơn tu đạo cao đức trọng, cũng như kiến thức uyên thâm làm sao vua Lê Đại Hành có thể tin tưởng giao trọng trách này được. Toàn Thư có nhắc đến vào mùa thu năm Canh Thìn (980) vua Lê có đưa một phái bộ ngoại giao sang Tống gồm nha hiệu Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ. Nội dung văn kiện ngoại giao mà phái đoàn này mang theo nhằm "hoãn binh nhà Tống". Người soạn văn kiện này cũng chính là Pháp Thuận thiền sư.

Song song, để chuẩn bị đất nước đi vào cuộc chiến đối phó với sự xâm lăng nhà Tống đã gần kề. Vua Lê Đại Hành đã cùng với Pháp Thuận thiền sư chuẩn bị về nhiều mặt khác nhau cho đất nước từ quân sự, chính trị cho đến văn hóa tư tưởng (phần dẫn nhập đã trình bày). Những biện pháp đó nhằm huy động tối đa nội lực dân tộc để đối đầu với thế lực xâm lăng hung hãn của nhà Tống do Triệu Khuông Nghĩa chủ trương.

Về mặt văn hóa tư tưởng cũng như nghệ thuật lãnh đạo đất nước, ngài Pháp Thuận đã thường nhắc nhở vua Lê qua bài thơ vận nước :

Nguyên âm:

Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh

Nghĩa:

Vận nước như dây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Nhàn nhã nơi cung gấm
Cõi cõi hết đao binh

Vận nước có vững chắc hay không, là do người lãnh đạo anh minh, nhân nghĩa, đó là những điểm tinh yếu mà bài thơ Vận Nước muốn nêu lên. Khi vận nước có vững chắc thì đất nước mới giữ gìn được sự độc lập tự chủ. Và đây là lý do tiếp theo để tạo điều kiện cho Bài thơ sông núi nước Nam (hay Bài thơ thần) xuất hiện trên chiến tuyến sông Đồ Lỗ (Toàn Thư gọi là sông Chi Lăng, Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ gọi là sông Bạch Đằng) nơi quân dân Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy của vua Lê Đại Hành cùng tướng quân Phạm Cự Lượng đánh bại quân Tống của Hầu Nhân Bảo. Bài thơ Sông núi (hay bài thơ thần) đã khẳng định vị thế độc lập tự chủ của nước Đại Cồ Việt đối với nước Tầu phương Bắc của nhà Tống.

Dưới đây là truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của các tác giả Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn...(và còn một vài tác giả khác đã hiệu đính cho quyển sách này thêm phong phú ở một số thời gian sau). Lĩnh Nam Chích Quái là quyển sách sưu tập, biên soạn những thần tích kỳ lạ của nước Nam và những thần tích đó đã ảnh hưởng rất lớn đối với vận mạng dân tộc trong thời gian hàng ngàn năm.

Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành, Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch, hai bên đối đá. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân ở trên sông vái mà nói rằng: "Anh em thần, một tên là Trướng Hống, một tên là Trương Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không thể theo được, uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng, mới phong làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỉ binh.

Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc này để cứu sinh linh". Vua giật mình tỉnh dậy, mừng rỡ mà bảo cận thần rằng: "Có thần nhân giúp ta rồi vậy". Bèn lập tức đốt hương ở trước thuyền ngự mà khấn rằng: "Nếu thần nhân có thể giúp ta làm nên công nghiệp này, thì xin bao phong huyết thực muôn đời". Đoạn giết súc vật tế lễ, hóa mũ áo, voi ngựa, tiền giấy.

Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân mặc mũ áo vua ban đến bái tạ. Đêm sau lại thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng, tự phía nam sông Bình Giang mà tới, một người dẫn bọn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông Như Nguyệt mà lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng.

Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:

Non sông nước Nam, vua nước Nam ở
Điều ấy đã định rõ trong sách trời. 
Nếu như giặc Bắc sang xâm lược,
Thì sẽ bị lưỡi gươm sắc chém tan như chẻ tre (Dịch ý)

Nguyên văn

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

Quân Tống nghe thấy, xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về. Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân, một là Tinh mẫn đại vương lập miếu thờ ở tại ngã ba sông Long Nhãn, sai dân ở Long Nhãn, sông Bình Giang phụng thờ, một là Khước mẫn đại vương lập miếu ở ngã ba sông Như Nguyệt, sai dân ở bờ sông Như Nguyệt phụng thờ, hưởng huyết thực đời đời, nay vẫn còn là phúc thần.

Bài thơ Sông Núi Nước Nam (hay bài thơ thần) xuất hiện lần đầu tiên trong Lĩnh Nam Chích Quái được biên soạn vào cuối thế kỷ 14, rồi cuối thế kỷ 15. Là một tác phẩm văn hóa trác tuyệt bằng tiếng nôm, cổ xưa nhất, đáng tin cậy nhất khi đề cập đến bài thơ thần trong truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt. Và bài thơ Thần được xác định lại trong các tác phẩm Việt sử diễn âm và Thiên nam ngữ lục được soạn vào cuối thế kỷ 16 và 17.

Còn một điểm rất quan trọng được Lĩnh Nam Chích Quái nêu ra, đó là sau khi chiến thắng quân Tống năm 981, vua Lê Đại Hành đã cho người xây miếu thờ Khước Mẫn đại vương ở sông Như Nguyệt và Tinh Mẫn đại vương ở sông Long Nhãn. Do đó truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã minh chứng một điều, bài thơ sông núi (hay bài thơ thần) đã xuất hiện từ năm 981.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên soạn vào gần cuối thế kỷ 15 (năm 1479), được khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông năm 1697, dịch giả Viện khoa học xã hội Việt Nam, xuất bản năm 1993 ghi sự xuất hiện của bài thơ thần Sông núi nước Nam như sau (Bản Kỷ - Quyển III - Nhân Tông Hoàng Đế trang 110):

...Một đêm quân sĩ nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng :

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

(ngưng trích)

Không có dòng chữ nào ghi Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ này cả. Nếu năm 981 vua Lê không cho xây miếu thờ Khước Mẫn đại vương (hay Trương tướng quân) ở sông Như Nguyệt, thì làm sao có đền của Trương tướng quân và tiếng đọc to phát xuất từ đền ấy năm 1076 cho được.

Những bản khác của Lĩnh Nam Chích Quái như Tục Loại của Đoàn Vĩnh Phúc soạn năm Quang Bảo thứ nhất (dương lịch 1500); Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập do Gia Cát Thị ghi vào năm Cảnh Hưng Giáp Ngọ (dương lịch 1774) cũng biên như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về xuất xứ của bài thơ thần.

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn vào các năm 1856-1881, dịch giả Viện Sử Học Hà Nội 1957-1960, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản năm 1998 ghi: "...Kịp khi Ung Châu và Liêm Châu bị phá, An Thạch hay tin, giận lắm, bèn dùng Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm Phó sứ, cầm đầu chín tướng quân, ước hẹn các nước Chiêm Thành và Chân Lạp cùng sang lấn cướp. Nhà vua sai Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt, đánh nhau kịch liệt, Thường Kiệt cả phá được địch" (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển III - trang 141). Không một dòng chữ nhắc đến bài thơ thần.

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, trang 127, truyện 5 - Lý Thường Kiệt bại Chiêm phá Tống...như trì thiên binh (13). Chú thích 13. Trì thiên-binh: rong-ruổi quân nhà trời. Tục truyền rằng khi đóng quân bên bờ sông Như-nguyệt để chống với quân nhà Tống (Tầu), Lý-thường-Kiệt đang đêm nghe thấy trong đền thờ Trương-Hát (xem câu 515-516) có tiếng ngâm thơ: "

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

(nghĩa là: đất nước Nam, thì vua nước Nam ở,
phần đất đã định rõ ràng trong sách trời.
Cớ sao giặc kia lại đến xâm phạm,
chúng bay rồi phải chịu thua).

Quân sĩ biết có bài thơ ấy đều nức lòng đánh giặc, sau quân Tống thua. Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca do Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái biên soạn năm 1870, học giả Hoàng Xuân Hãn đề tựa và dẫn tháng chạp năm 1956 tại Paris do nhà xuất bản Trường Thi xuất bản.

(ngưng trích) 

Không có dòng chữ nào nhắc đến Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ thần cả.

Việt Sử Toàn Thư  của Sử gia Phạm Văn Sơn ở trang 149 ghi:

... Để phấn khởi tinh thần quân đội, Lý Thường Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý, là làm bốn câu thơ, cho người lén vào đền Trương Hát ở bên sông thét ra:

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

(ngưng trích)

Như thế Việt Sử Toàn Thư của Sử gia Phạm Văn Sơn ghi là 4 câu thơ trên là "Lý Thường Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý, là làm bốn câu thơ".

Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên viết năm 1329 đời vua Trần Hiến Tông truyện Thái úy Trung phụ dũng vũ uy thắng công Lý Thường Kiệt, không có một đoạn nào nhắc đến bài thơ sông núi nước Nam (bài thơ thần). Về chiến trường trên sông Như Nguyệt, Lý Tế Xuyên ghi : "...Nhà Tống sai tướng đem quân sang báo thù...Ông (Lý Thường Kiệt) cố sức đắp thành trên sông Như Nguyệt để chống giữ, rồi phản công lấy lại được Vũ-bình-nguyên... v.v... (ngưng trích)". Vỏn vẹn chỉ có thế.

Ở truyện Khước địch thiện hựu, trợ thuận đại vương Uy địch dũng cảm, hiển thắng đại vương (Việt Điện U Linh Tập), có đoạn viết: "...Đến thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái úy Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ nghe trong đền có tiếng Thần ngâm thơ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tác giả Lý Tế Xuyên có chú thích về bài thơ thần như sau: Theo quyển Thiên Nam vân lục liệt truyện A. 1442 T.V.K.H, tờ 57 và 58 chép, thì : khi vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Tống, mộng thấy hai anh em ông Trương đến kể tên họ và nói : trước cùng thờ vua Ngô, sau nhà Ngô mất, Đinh Tiên Hoàng cố triệu ra làm quan, hai anh em không chịu, cùng uống thuốc độc chết, rồi được thượng đế thương, cho làm thần. Hai anh em hiển linh giúp vua Lê Đại Hành, ngâm một bài thơ như trên, quân Tống liền thua chạy.

Chép như vậy có lẽ không đúng bằng quyển này, vì theo sử và các sách Địa dư chí thì bài thơ nầy ở miếu thần ngâm lên, vào thời vua Lý Nhân Tông khi quân Tống sang lấn ta. (ngưng trích).

Tác giả Lý Tế Xuyên viết "không đúng bằng quyển này" quyển này là quyển nào, tác giả không nói rõ.

Sử gia Ngô Sĩ Liên và Thủ đại tạng thư hỏa chinh chưởng Trung phẩm phụng ngự, An tiêm lộ chuyển vận sứ Lý Tế Xuyên ghi thời điểm xuất hiện của bài thơ thần là vào năm 1076 và địa điểm là bên bờ sông Như Nguyệt từ đền của Trương Hát tướng quân. Điểm đáng chú ý là cả hai không nêu ai là tác giả; Tác giả Lý Tế Xuyên ghi ở phần chú thích hai vị tướng quân Trương Hống Trương Hát giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống và ngâm bài thơ Thần. Nhưng tác giả lại biên vào phần chính của quyển Việt Điện U Linh rằng bài thơ Thần xuất hiện vào năm 1076, nhưng cũng không biên đền thờ của Trương tướng quân ở sông Như Nguyệt xuất hiện từ năm nào.

Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp có ghi đền thờ của Trương tướng quân ở sông Như Nguyệt được Vua Lê cho dựng lên sau chiến thắng năm 981.

Sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Toàn Thư trang 149 ghi "Lý Thường Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý, là làm bốn câu thơ". Bài thơ thần xuất hiện cùng địa điểm, cùng thời gian, đồng thời nêu luôn tên tác giả.

Hai vị sử gia Ngô Sĩ Liên và Lý Tế Xuyên chưa từng nêu lên bối cảnh vì sao bài thơ sông núi (bài thơ thần) xuất hiện. Riêng sử gia Phạm Văn Sơn nêu lên lý do là "để phấn khởi tinh thần quân đội".

Đối với chúng tôi đã không có sức thuyết phục cũng như độ tin cậy cao.

Qua những tài liệu lịch sử từ Lĩnh Nam Chích Quái xuất hiện gần cuối thế kỷ 15, đến Việt sử diễn âm và Thiên nam ngữ lục được soạn vào cuối thế kỷ 16 và 17 đã là những chứng cứ hùng hồn nhất, tin cậy về bài thơ sông núi nước Nam (bài thơ thần). Do đó đã cho phép chúng tôi nhận thấy giữa bài thơ Vận Nước và bài thơ Sông núi nước Nam, trước sau có sự gắn kết chặt chẻ nêu lên ý nghĩa Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà một cách cụ thể và rõ rệt nhất.

Dưới đây là một phần trích khác trong Việt Sử Tiêu Án nói lên tài năng tuyệt vời của ngài Pháp Thuận thiền sư.

... Năm Thiên Phúc thứ bảy (986) nhà Tống sai Lý Giác sang nước ta, đến chùa Sách Giang, vua Lê mật sai thiền sư Pháp Thuận giả trang làm quan coi bến đò để theo dõi đương sự. Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ ghi ngài Pháp Thuận là Thuận Giả.

Lý Giác là người giỏi văn chương, tình cờ thấy hai con ngỗng bơi trên mặt nước, ứng khẩu rằng:

"Nga nga song song nga nga,
ngưỡng diện hướng thiên nhai"

(hai con ngỗng
ngước lên trông chỗ trời xa) Việt Sử Tiêu Án.

Ngài Pháp Thuận cầm mái chèo đối lại hai câu thơ trên như sau:

"Bạch mao phô lục thủy,
hồng trạo bãi thanh ba"

(lông trắng trên nước biếc,
chân đỏ bơi trên làn sóng xanh). Việt Sử Tiêu Án

Sứ giả Lý Giác rất khâm phục tài của vị quan coi bến đò, nên khi tới sứ quán đưa bài thơ rằng:

"Hạnh ngộ minh thi tán uẩn du,
nhất thân lưỡng độ khứ Giao Châu,
Đông Đô tái biệt tâm vưu luyến,
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.
Mã đạp yên vân xuyên lãng mạch,
xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiến,
khê đàm ba tĩnh kiếm thiềm thu".
(May gặp Minh thì giúp trước sâu,
một mình hai độ đến Giao Châu,
Đông Đô từ biệt lòng vàng mến,
Nam Việt xa xôi ngóng chưa thôi,
ngựa đạp mây mờ xuyên đá gợn,
xe từ non biếc phóng thuyền theo,
ngoài trời còn trời nên xét thấu,
khe đầm sóng lặng thấy trăng thu).

Ngài Pháp Thuận đưa bài thơ ấy, Khuông Việt thái sư bảo: "Ý của bài thơ này tôn vua nước Nam cũng như vua Trung Quốc", vua Lê Đại Hành ngợi khen bài thơ, xuống chiếu cho ngài Khuông Việt làm khúc hát tiễn Lý Giác rằng:

"Tường phong hảo, cẩm phàm trương, rao vọng thần tiên phục đế hương. Vạn trùng sơn thủy thiệp xương lãng. Cửu thiên quy lộ trường, tình thảm thiết, đối ly trường, phan luyến sứ tinh lang. Nguyện tương thâm ý vị biên phương, phân minh tấn ngã hoàng".

(Gió lành tốt, buồm gấm giương, xa ngó thần tiên về đế hương, muôn trùng non nước vượt sóng xanh, đường về muôn dặm xa, chén ly biệt, tình vấn vương, quyến luyến sứ tinh lang. Muốn vì biên cảnh dãi tâm tràng tâu rõ với Ngô hoàng). Việt Sử Tiêu Án

Do đó, kính xin chư quý độc giả bốn phương cũng như những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chúng tôi mạn phép trả bài thơ sông núi nước Nam lại cho ngài Pháp Thuận thiền sư của năm 981 thay vì năm 1076 mà từ bấy lâu nay vẫn thường đề cập.

1, 2

Các bài viết liên quan:  

1/ Lời Kêu Gọi Thứ Nhất Tẩy Chay Quốc Khánh Trung Cộng 01-10-2010 -

2/ Lời Kêu Gọi Thứ Hai Tẩy Chay Quốc Khánh Trung Cộng 01-10-2010 -

3/ Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà - (Lời Kêu Gọi Thứ Ba Tẩy Chay Quốc Khánh Trung Cộng 01-10-2010) -

4/ Thư gửi chủ tịch nước về đại lễ Ngàn năm Thăng Long -

5/  Tuyên Cáo Chống Bắc Thuộc Nước Tàu Lần Thứ 7 (http://www.truclamyentu.info/tlls_hosochuquyendantocvn/tuyencaochongnoithuocnuoctaulanthu7.htm) ;

6/ Tuyên Cáo Phản Đối Thỏa Hiệp Việt Trung Liên Quan Đến Biển Đông Ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh (http://www.truclamyentu.info/tlls_hosochuquyendantocvn/tuyencaophandoithoahiepviettrung11102011.htm)

6/ Bản Lên Tiếng Thứ Mười Lăm_Tuyên Cáo Phản Đối Tuyên Bố Chung “Đối Tác Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện” Giữa Việt Cộng và Trung Cộng Ký Ngày 21-06-2013 Tại Bắc Kinh, Trung quốc (http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-231_4-4859_15-2/)

7/ Giặc Hán Đốt Phá Nhà Nam (1-16) (Huỳnh-Tâm)

8/ Hai Bức Ảnh Lịch Sử Ở Thành Đô - Tứ Xuyên (Trung Quốc)

9/ Tài Liệu Của Trung Quốc Về Cuộc Gặp Bí Mật Ở Thành Đô, 3-4/9/1990

11/ Trước Và Sau Cuộc Gặp Cấp Cao Trung Việt Ở Thành Đô

12/ Những sự thật cần phải biết - (Phần 30) - Bằng chứng bán nước toàn diện của cộng sản Việt Nam

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site