lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lịch Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975

https://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/lichsuvietnam5.htm

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

"Quyết định đầu hàng đạo quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/4/1975 của ông Dương Văn Minh đã mở đầu cho thảm nạn diệt chủng văn hóa lần thứ ba của tộc Việt"

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011

III. ...Đến Cuộc Kháng Cộng Năm 1975:

...

Quân lực VNCH tăng cường tối đa các phi vụ yểm trợ cho quân bạn, nhưng sức người có hạn. Vả lại đây là quyết định định thí quân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong ván bài tháu cáy với người Mỹ! Vì vậy ngày 9/1/1975, Phước Long thất thủ.

Quân Bắc xâm Việt cộng mở chiến dịch Tây nguyên với mục đích cắt đôi Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 10/3/1975, Việt cộng nổ súng tấn công Ban Mê Thuột với các sư đoàn 320 Điện biên và F10. Trách nhiệm phòng thủ có Đại tá Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng BMT và Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lịnh phó sư đoàn 23 bộ binh kiêm Tư lịnh mặt trận Ban Mê Thuột. Quân trú phòng tại chỗ là Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh dưới quyền điều khiển của Trung tá Võ Ân. Cuộc giao tranh đã xảy ra ác liệt ngay tại mặt trận phi trường Phụng Dực. Ngày 11/3/1975, quân Việt cộng được tăng cường quân số lên gấp 10 lần và đó là một ngày giao tranh đẫm máu nhất tại mặt trận phi trường Phụng Dực. Hầm chỉ huy của Đại tá Vũ Thế Quang bị Không quân VNCH ném lầm hai trái bom, nên đã mất liên lạc với bộ tư lịnh quân đoàn II từ phút đó.

Ngày 12/3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú Tư lịnh quân đoàn II quyết định tăng cường binh sĩ để tái chiếm Ban-Mê-Thuột. Trung đoàn 44 và 45 thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đã được một lực lượng trực thăng tới 46 chiếc HUIB và Chinook không vận vào Phước An. Đây là cuộc hành quân trực thăng vận lớn nhất kể từ sau Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Ngoài TĐ45BB, còn có sự tăng cường của Liên đoàn 21 Biệt Động Quân. Riêng LĐ21BĐQ đang chuẩn bị đổ quân để tái chiếm Ban Mê Thuộc, thì được lịnh của Chuẩn tướng Lê trung Tường tư lịnh Sư đoàn 23 Bộ Binh ra lịnh bảo vệ an toàn cho gia đình của ông khi di tản, vì thế cuộc tiếp viện đã bị trễ để đạt thế chủ động trên chiến trường. Cuộc tăng viện đang diễn ra tốt đẹp, trong đó tinh thần binh sĩ các cấp lên rất cao, thì đột ngột có lịnh lui binh sau cuộc họp ngày 14/03/1975 giữa Thiếu tướng Phạm Văn Phú cùng Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang.

Hậu quả cuộc lui binh thiếu chuẩn bị trên tỉnh lộ 7b này là Quân đoàn II đã bị xóa sổ, và giải tán. Tướng Phạm Văn Phú bị cách chức rồi tự sát để giữ tròn khí tiết của một vị tướng lãnh vào trưa ngày 30/4/1975.

Ngày 19 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh QĐ I – QK I về Sài Gòn để gặp Tổng thống Thiệu trình bày kế hoạch rút quân của quân đoàn. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, cùng với sự hiện diện của Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Trung tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách:

- Phương cách thứ nhất: Các lực lượng từ Huế và Chu Lai theo Quốc lộ 1 cùng một lúc rút về Đà Nẵng.

- Phương cách thứ hai: Nếu địch cắt Quốc lộ 1 thì sẽ rút quân về ba nơi: Đà Nẵng, Huế và Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng. Đà Nẵng sẽ trở thành nơi cố thủ của SĐ 1 BB, SĐ 2 BB, SĐ 3 BB, SĐ TQLC và 4 Liên đoàn BĐQ .

Ngoài các đơn vị kể trên còn có Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cũng được tăng phái cho Quân Đoàn I với điều kiện không được sử dụng để tung vào chiến trận.

Ngày 20 tháng 3/1975, khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, Trung tướng Trưởng nhận được một công điện "mật khẩn" của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Tổng thống Thiệu khuyên Tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi vì không thể nào phòng thủ nổi ba thành phố Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc được. Đồng thời Lữ đoàn 1 ND được lệnh lên đường về Sài Gòn ngay khuya đêm đó.

Lại một lần nữa, lịnh rút quân đột ngột của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã khiến các đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như của Quân khu I như Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư đoàn 1 bộ binh, các Liên đoàn Biệt Động Quân, Địa Phương Quân - Nghĩa Quân, Thiết Kỵ, Pháo binh v.v...bị thiệt hại trầm trọng về nhân sự cũng như khí cụ, đưa đến tình trạng bất khiển dụng như Quân đoàn II.

lịch sử việt nam, gen Hieu

Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu Tư lịnh phó Quân đoàn III bị ám sát ngày 08/04/1975

Ngày 08/4/1975, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu Tư lịnh phó Quân đoàn III bị ám sát ngay tại văn phòng tư lịnh phó. Và đây cũng là ngày mặt trận Xuân Lộc - Long Khánh bùng nổ và kéo dài đến 20/4/1975. Ngày 10/04/1975, Tướng Nguyễn Văn Hiếu được tổng thống VNCH truy thăng Trung tướng. Cố Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát khi đang chuẩn bị kế hoạch phản công chống đoàn quân Bắc xâm Việt cộng bằng kỵ binh. Cái chết đột ngột không sớm không muộn khi kế hoạch phản công vừa hình thành hay vì một nguyên do nào khác liên quan đến việc điều tra tham nhũng trong quân đội?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site