lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Nhật ký biển Đông Việt Nam: Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu từ khi nào ?

Phạm Quang Trình 

tổng thống ngô đình diêm, cố vấn ngô đình nhu

Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Sau khi chính quyền của TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì coi như Mỹ toàn quyền quyết định số phận của Việt Nam Cộng Hòa trước sự bất lực và yếu kém của bọn tướng lãnh phản phúc và các chính phủ sau ngày 1-11-19 63. Mỹ tưởng rằng hạ bệ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi thì với phương tiện viện trợ dồi dào của Mỹ, tình hình miền Nam sẽ sáng sủa hơn. Nào ngờ Miền Nam lâm vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo, không sao giải quyết được vì không có một nhân vật nào đủ tầm vóc như TT Ngô Đình Diệm để có thể ổn định tình hình. Bây giờ, người ta mới thấy rằng cuộc đảo chánh 1-11-1963 là một trò chính trị tệ hại nhất mà Hoa Kỳ đã thực hiện và mắc kẹt vào vũng lầy ở Việt Nam . Cũng từ ngày đó, người ta mới thấy tài năng, đức độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trổi vượt và không có ai để thay thế được. Người ta lấy làm tiếc ông Diệm cùng những công trình mà Đệ Nhất Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của ông đã thực hiện cho Miền Nam trong 9 năm cầm quyền. Nhớ để thương tiếc một nhân vật lãnh đạo vì độc lập và chủ quyền quốc gia đã phải hy sinh một cách tức tưởi dưới bàn tay thô bạo của bọn người phản phúc và đồng minh. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu không còn nữa. Ngày 1-11 đã trở thành ngày tang tóc, mở đầu cho những thất bại triền miên đưa miền Nam vào ách thống trị của Cộng sản.

lịch sử quốc kỳ việt nam cộng hòa, tổng thống ngô đình diêm, cố vấn ngô đình nhu

Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm --   SAIGON   1971

Ngay sau khi TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, thời đã có nhiều nơi ầm thầm làm lễ cầu nguyện cho anh linh Tổng Thống và bào huynh. Rồi từ đó, hằng năm, cứ đến ngày 2-11-19 63, rất nhiều nơi đã làm Lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Mới đầu thì ít ỏi vị sợ mang tiếng Cần Lao sẽ bị trả thù. Nhưng dân dần, khi bọn người phản phúc bị đá văng ra khỏi chính trường thì việc Cần Lao tái hoạt động và việc tổ chức Lễ Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm đã ở mức quy mô, hầu như toàn quốc. Bây giờ người ta mới thấy âm mưu lật đổ chính quyền của TT Ngô Đình Diệm là do CIA chủ động. Ngày 1-11-19 63 , Lou Coenin đã ngồi ngay trong phòng làm việc của Đại Tướng Lê Văn Tỵ (lúc đó đang đi chữa bệnh tại Hoa Kỳ), gác hai chân lên bàn để chỉ đạo cuộc đảo chánh. Nhóm tướng lãnh thực hiện đảo chánh (Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm, Mai Hữu Xuân, vân vân) chỉ là bọn tay sai đâm thuê chém mướn bằng một cái giá rẻ mạt 42 ngàn Dollars do Lou Coenin trực tiếp trao cho Trần Văn Đôn để chia nhau sau đảo chánh. Đó là giá máu được trao cho những tên Giu-đa tân thời!

Sự thật càng được phơi bầy thì bọn đâm thuê chém mướn lại càng cảm thấy nhục nhã!  Không một tên nào dám nhận ra lệnh giết hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Chính vì thế uy tín của TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa lại càng tăng, được tôn vinh và đề cao.

Trong hai năm sau Đảo chính, tình hình chính trị miền Nam thêm rối ren chưa từng thấy. Cuộc Chỉnh lý của Nguyễn Khánh càng không giải quyết được gì hơn, ngoài việc loại trừ nhau giữa bọn phản phúc. Tình hình cứ xáo trộn mãi cho đến khi nhóm tướng trẻ (Thiệu, Kỳ, Có) loại được Nguyễn Khánh cũng như nhóm dân sự ra đi để Quân Đội trở lại nắm chính quyền. Lúc đó (vào khoảng tháng 6-1965) bộ ba Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Hữu Có nắm toàn quyền với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (đóng vai Quốc Trưởng). Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương (tức Thủ Tướng) và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có làm Phó Chủ Tịch UBHPTƯ (Phó Thủ Tướng) kiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH. Tuy là Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng, kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, nhưng Văn phòng làm việc của Tướng Có lại đặt ở Bộ Tổng Tham Mưu. Vì sợ tình hình còn biến loạn nên Nguyễn Hữu Có đã chỉ thị cho đàn em phải dời hai phần mộ của TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu ra Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, đặt gần ngay mộ của Cố Đại Tướng Lê Văn Tỵ (qua đời năm 1964).

Thật vậy, suốt hai năm (1963-1965), vì tình hình miền Nam xáo trộn liên miên nên nhiều ông Tướng tin rằng vì TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát và thi thể hai ông lại đem chôn ở trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu nên bị hai ông phá. Từ ngày Nội Các Chiến Tranh và Tướng Có cho lệnh dời thi hài hai vị ra Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi thì tình hình Miền Nam bắt đầu tạm ổn định.

Lễ giỗ cho TT Diệm lần đầu tiên được tổ chức công khai ngay tại Sài Gòn năm 1966 là do Cố Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, cựu Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ  và Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh, nguyên Chánh Văn Phòng Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung của ông Ngô Đình Cần, lúc đó cũng làm việc với ông tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Khi được biết Bộ Tổng Tham Mưu đã cho đưa thi hài Tổng Thống Diệm và Cố vấn Nhu ra Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, vì họ tin rằng để  TT Diệm và CV Nhu trong khuôn viên Bộ TTM nên bị phá, các Tướng cứ lật nhau hoài. Cuối năm ấy hai ông đã thông báo địa điểm phần mộ Tổng Thống Diệm và Cố vấn Nhu ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cho một số hội đoàn của ít nhất 7, 8 xứ đạo lân cận Sài gòn, đồng thời xin lễ cầu hồn cho hai Vị tại nhà thờ Xóm Chiếu.

Ngày 2/11 năm 1966 đã có một đoàn hàng chục xe Lam chở bà con đem bông, nhang, nến, đến thắp, đặt bông, đọc kinh cầu nguyện cho hai Vị tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi. Trong khi đó, tại nhà thờ Xóm chiếu do Linh mục Phạm Hoàng Thanh nhận thực hiện. Cha Thanh đã đặt một bàn mồ lớn giữa nhà thờ với đèn nến, bông hoa rất trang trọng. Trên 2 lối vào nhà thờ, cha căng 2 biểu ngữ lớn, nền tím chữ vàng "Lễ Cầu Hồn cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Có 2, 3 thông tín viện ngoại quốc đến chụp hình, quay phim.

Những năm kế tiếp, việc tổ chức Lễ Giỗ TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu được tổ chức liên tục hằng năm tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế số 38 đường Kỳ Đồng, sau đó là Nhà Thờ Đức Bà tức Vương Cung Thánh Đường tại Công Trường Hòa Bình, Sài Gòn ngay trước Bộ Nội Vụ và Tổng Nha Bưu Điện.

Năm 1971, Lễ Tưởng Niệm và Cầu Nguyện cho Cố TT Ngô Đình Diệm tại Vương Cung Thánh Đường tức Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn có thể được coi như là ngày long trọng và lớn lao nhất. Hàng ngàn đại diện Dân, Quân, Cán, Chính và đồng bào đã tề tựu đông đủ vào sáng ngày 2-11-1971 . Ban tổ chức đã phân công cho chúng tôi, Cựu Trung Tá Trần Thanh Chiêu và người viết phụ trách vận động đồng bào vùng Thủ Đức, Hố Nai, Biên Hòa. Phái đoàn Thủ Đức, Hố Nai, Biên Hòa được hướng dẫn đến Công Trường Hòa Bình, nhưng thay vì đến thẳng mặt tiền Nhà Thờ Đức Bà, đã đáp xuống đầu đường Duy Tân rồi sắp hàng thật dài diễn hành chung quanh nhà thờ mà đi đầu là ban kèn Tây Cecilia thuộc Giáo xứ Chân Phúc Khang Thủ Đức với bức chân dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm được rước đi trước. Khi đoàn diễn hành tiến bước thì ban kèn đồng đã liên tục cử hành bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống vang lên khắp đường phố. Dân chúng đứng chung quanh đã túa ra xem và sáp nhập vô đoàn diễn hành, hô to khẩu hiệu “Ngô Tổng Thống Muôn Nam !”. Các phóng viên ngoại quốc chạy đôn đáo chụp hình, quay phim làm bản tin gửi đi khắp nơi khiến dư luận phấn khởi và súc động.

Sau Thánh Lễ cầu nguyện, thay vì dùng xe di chuyển như các năm trước, Ban Tổ Chức đã quyết định tất cả sẽ cùng diễn hành (đi bộ) từ đại lộ Thống Nhất đến Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để viếng mộ TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Thời gian di chuyển tuy có kéo dài thêm vì số người tham dự quá đông (dài đến 2 km chưa từng thấy ở trung tâm Sài Gòn) diễn hành trên quãng đưởng khá dài từ Nhà Thờ Đức Bà đến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nhưng tất cả đều diễn ra rất trật tự và tốt đẹp.

Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 

Phạm Quang Trình 

(trích: Lời trối trăng thừ 2: Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng qua lời trối trăng của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu). Trong "Lời Trối Trăng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu (do Ngô Đình Diệm Research Center biên soạn) chưa xuất bản. 

 


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site