lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Trí Quang và cộng sản Hà Nội dùng Phật giáo VNTN làm lực lượng quấy rối Đệ I Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)

https://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/nkbdvn_ttri-quang-viet-cong-dung-pgvntn-lat-do-vnch.html

Cuộc tranh đấu Phật giáo này có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

1-GIAI ĐOẠN I.

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO

Vụ treo giáo kỳ đã được chính quyền Thừa Thiên Huế giải quyết một cách êm đẹp với Trí Quang, hai bên đã thông cảm nhau coi như không còn thắc mắc. Nhưng đó chỉ là kế ngụy tạo của Trí Quang. Bên trong âm thầm Thích Trí Quang đã cùng Cộng sản Hà Nội có kế hoạch chia cuộc tranh đấu làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn chuẩn bị phát khởi phong trào tranh đấu - Vào sáng 8/5/1963 ngày lễ Phật Đản, Trí Quang tổ chức một cuộc biểu tình từ chùa Diệu Đế (nằm trên đường Bạch Đằng thuộc Quận II, Thị xã Huế) lên chùa Từ Đàm (đường Lam Sơn thuộc Quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên). Số người tham dự khoảng 4 đến 5 ngàn người và với những biểu ngữ mang đầy tính chất kích động như: “Phản đối chính sách bất công gian ác”.

8/5/1963 tại Huế, Thích Trí Quang tổ chức một cuộc diễn hành rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm để thu hút lực lượng và dùng Phật giáo làm ngòi nổ kích động hận thù qua các khẩu hiệu trên các biểu ngữ.

Tại chùa Từ Đàm sáng hôm đó, Thích Trí Quang đã biến cuộc lễ thành một cuộc mít-tinh. Thích Trí Quang lên diễn đàn, trước sự hiện diện của các quan khách quân, dân, cán, chính của chính quyền Thừa Thiên Huế đang tham dự lễ Phật Đản, dùng những luận điệu tranh đấu chống chính quyền và hô hào quần chúng mọi giới đứng lên: “Đã đến lúc chúng ta phải tranh đấu!”

thích trí quang, cia, việt cộng, phật giáo việt nam thống nhất

Tiếp đó, đến tối ngày 8/5/1963, Thích Trí Quang cùng với khoảng 200 thanh niên Phật tử từ chùa Từ Đàm kéo xuống Đài Phát Thanh Huế, vị trí ngay đầu cầu Tràng Tiền thuộc khu vực Quận III Thị xã Huế. Thích Trí Quang và khoảng 200 thanh niên Phật tử này uy hiếp nhân viên Đài Phát Thanh Huế, yêu cầu cho phát thanh cuốn băng đã thâu trong buổi lễ Phật Đản trong cuộc mít-tinh mà hắn kích động chống chính quyền hồi sáng. Nhân viên Đài Phát Thanh Huế từ chối lời yêu cầu của Thích Trí Quang bởi lẽ phải xin lệnh của thượng cấp. Ông Ngô Ganh, Giám Đốc Đài Phát Thanh cũng đã đến gặp Thích Trí Quang tại đài phát thanh và cũng đã từ chối vì cần phải xin lệnh cấp cao hơn. Trong khi đó thì khoảng vài trăm đồng bào Phật tử, tăng ni đang xem múa bông tại chùa Từ Đàm, cũng kéo xuống Đài Phát Thanh vô tình tạo một lực lượng quần chúng đông đảo làm hậu thuẫn cho âm mưu của Trí Quang và Cộng sản Hà Nội là cướp Đài Phát Thanh của chính quyền. Âm mưu này lại tái diễn vào mùa hè 1966 khi cuộc tranh đấu do Thích Trí Quang lãnh đạo. Y đã cho lệnh các đoàn Thanh Niên Sinh Viên Phật tử Quyết Tử cướp Đài Phát Thanh Huế, đổi tên thành Đài Phát Thanh Cứu Nguy Phật Giáo.

Bằng vào những âm mưu của Thích Trí Quang và Cộng sản Hà Nội vào ngày Phật Đản 8/5/1963: Biểu tình, mít-tinh, và mưu toan chiếm Đài Phát Thanh Huế, ta thấy rằng đây là kế hoạch chớp nhoáng của Trí Quang và Cộng sản nhằm thực hiện bước đầu trong âm mưu lật đổ chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

2-GIAI ĐOẠN II.

TRIỆT ĐỂ NÚP DƯỚI CHIÊU BÀI PHẬT GIÁO

Giai đoạn 1 không thành công với mưu toan bao vây chiếm Đài Phát Thanh Huế của chính quyền, Thích Trí Quang trở về vị trí tôn giáo tiến hành cuộc đấu tranh bất hợp pháp với phương châm: a) Bất bạo động. b) Mục đích yêu sách chính phủ thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo. c) Hình thức đấu tranh: - Tập trung cầu nguyện. - Biểu tình thầm lặng. - Tuyệt thực có hạn định.

Thích Trí Quang liên tục tổ chức những buổi lễ tại chùa Từ Đàm và chùa Diệu Đế nhằm mục đích tập trung quần chúng, tuyên truyền, và vận động đình công bãi thị để làm tê liệt mọi sinh hoạt bình thường của dân chúng tại Thành phố Huế. Ngoài ra, Trí Quang còn ra lệnh cho các đoàn Sinh Viên Phật tử phát hành những loại truyền đơn chống chính phủ và phổ biến khắp nơi. Kế tiếp, Thích Trí Quang quyết định chuyển toàn bộ Bộ Tham Mưu chỉ huy cuộc tranh đấu từ Huế vào trung tâm thủ đô Sài Gòn để gây ảnh hưởng lớn tại quốc nội và quốc ngoại, hầu dùng áp lực quần chúng và dư luận thế giới để uy hiếp chính quyền trung ương.

Từ khi Thích Trí Quang và Bộ Tham Mưu của ông ta di chuyển từ Huế vào trung tâm thủ đô Sài Gòn, thì tình hình ở Huế bớt phần căng thẳng, nhưng Sài Gòn lại mang họa. Sài Gòn trở thành địa bàn của cuộc tranh đấu quyết liệt của Phật giáo Ấn Quang do Thích Trí Quang lãnh đạo. Sau khi ký Bản Thông Cáo Chung với chính phủ được có 16 ngày, thì Trí Quang tiếp tục công việc leo thang, nâng sức mạnh cuộc tranh đấu của Phật giáo Ấn Quang với nhiều hình thức mạnh bạo hơn.

Tại Huế, Thích Trí Quang chỉ thị cho lực lượng tranh đấu đặt 2 địa điểm phát thanh, một tại chùa Từ Đàm và một tại chùa Diệu Đế. Chương trình phát thanh mỗi ngày 3 lần. Nội dung phát thanh là:

- Phổ biến tin tức tình hình Huế và Sài Gòn, đọc báo chí ngoại quốc, tuyên truyền công khai đã kích chính phủ, và xuyên tạc chính quyền kỳ thị tôn giáo.

- Trích dịch báo chí Hoa Kỳ với lời lẽ chống đối chế độ.

- Tập trung các đoàn học sinh, sinh viên Phật tử tại hai chùa, Từ Đàm 200 người, Diệu Đế 200 người, như là một lực lượng sẵn sàng hành động khi có lệnh của Trí Quang. Thích Trí Quang cho tổ chức các buổi rước lễ từ Diệu Đế lên Từ Đàm, rồi lại từ Từ Đàm về Diệu Đế, để số người tham dự có khoảng từ 5 đến 7 ngàn người. Cứ mỗi lần như thế Thích Trí Quang lại kêu gọi đồng bào đình công bãi thị. Từ 16/6/1963 cho đến 18/6/1963 là giai đoạn cuộc tranh đấu gia tăng cường độ. Có thể nói bấy giờ, Thích Trí Quang đã không còn xem luật pháp quốc gia là gì nữa, và Phật giáo Ấn Quang khi ấy là một chính phủ trong một chính phủ- “Un etat dans un état”.

3-GIAI ĐOẠN III.
QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT TRONG ÂM MƯU KHUYNH ĐÃO

Vào ngày 15/8/1963, Trí Quang và Bộ Tham Mưu đầu não của y tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, phái Thích Chánh Lạc và Thích Thiện Minh ra Huế trực tiếp lãnh đạo phong trào tranh đấu của Phật giáo tại Huế với những kế hoạch như sau:

Một - Soạn thảo kế hoạch tỉ mỉ chu đáo để thiêu sống nhà sư Thích Tiêu Diêu tại chùa Từ Đàm vào khuya 15, rạng 16/8/1963 rồi lấy cái chết của nhà sư Thích Tiêu Diêu đế phát động mãnh liệt quần chúng tranh đấu chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính phủ Đệ I/ VNC, đồng thời gây chú ý đối với dư luận và quần chúng quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ.

Hai - Cho treo một số khẩu hiệu chung quanh chùa Từ Đàm và Diệu Đế với nội dung chống đối Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm và chính phủ. Thích Thiện Minh và Thích Chánh Lạc đã công khai tổ chức các buổi thuyết pháp tại chùa Từ Đàm và Diệu Đế. Công khai chống đối Tổng Thống và Chính phủ VNCH, đồng thời kêu gọi quân nhân, công chức bất hợp tác với chính quyền hoặc đứng dậy tranh đấu “đòi bình đẳng xã hội, tôn giáo”.

Ba - Tổ chức mỗi ngày ít nhất có khoảng 3 ngàn đồng bào thường xuyên tập trung tại 2 chùa Từ Đàm và Diệu Đế để gây khí thế tranh đấu và nhân đó tuyên truyền đồng bào căm thù chế độ.

Vào ngày 17/8/1963, một trong những nhân vật chủ chốt của cuộc tranh đấu xuất hiện: Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Khoa Trưởng Đại học Y Khoa Huế kiêm Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế, là Bác sĩ riêng cho thân mẫu Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Quan trọng hơn cả, về mặt chìm, Lê Khắc Quyến là Trưởng Chi Bộ đảng Cộng sản Thuận Hóa tại Huế. Lê Khắc Quyến xuất đầu lộ diện công khai lãnh đạo các thành phần trí thức, học sinh, sinh viên, và giáo sư các trường trung học và giáo sư Đại học Huế đồng loạt đứng lên chống đối chính phủ.

Tình hình tại Huế biến chuyển mau lẹ, đẩy quần chúng Huế nói chung và Phật giáo đồ nói riêng vào khí thế chống đối quyết liệt với chính phủ và chế độ. Chiều ngày 20/8/1963 tại chùa Diệu Đế, Thích Chánh Lạc đã lên diễn đàn công khai kích động trước gần 10 ngàn Phật giáo đồ và quần chúng đứng dậy đạp đổ chính phủ Đệ I VNCH của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một hành động mà luật pháp của bất cứ quốc gia nào đều có thể quy vào tội phản quốc cho nhóm sư chính trị này.

Tóm lại đó là một số sự kiện được Thích Trí Quang, Cộng sản Hà Nội, qua Chi Bộ Trưởng Chi Bộ Cộng sản Thuận Hóa Bác sĩ Lê Khắc Quyến và tên điệp viên Hoàng Kim Loan dấy động, trước ngày chính quyền ban hành lệnh thiết quân luật tại Huế.

thích trí quang, cia, việt cộng, phật giáo việt nam thống nhất

20/8/1963 tại chùa Diệu Đế, Huế, Thích Chánh Lạc hô hào kích động Phật giáo đồ nổi dậy chống chính phủ Đệ I VNCH và Tổng Thống Ngô Đình Diệm “đàn áp Phật giáo”.

TÒA TỔNG LÃNH SỰ HOA KỲ TẠI HUẾ ÂM THẦM NHÚNG TAY VÀ HỔ TRỢ THÍCH TRÍ QUANG.

Kể từ ngày 8/5/1963 đệ nhị Tham Vụ Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế tiếp xúc thường xuyên hơn với Thích Trí Quang, Lê Khắc Quyến, Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Lê Tuyên, và Nguyễn Văn Thạch. Sau này, Lê Khắc Quyến tiết lộ rằng những người Mỹ tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Huế, những giáo sư người Mỹ, Đức dạy tại trường Đại học Huế cũng thường xuyên cổ võ, hỗ trợ cho y trong kế hoạch tranh đấu chống đối chính phủ.

Chúng ta thấy rõ ràng việc phân công và phân nhiệm giữa 2 nhân vật chủ chốt trong vụ biến động 1963 được phân chia rõ ràng như sau:

1- Thích Trí Quang.
Về Phật giáo, do Thích Trí Quang lãnh đạo.

2- Bác sĩ Lê Khắc Quyến.

Về các thành phần trí thức, do Lê Khắc Quyến lãnh đạo.

Điều này cho chúng ta thấy rõ đã có một kế hoạch liên kết đồng bộ, trong một âm mưu đúng lúc và kịp thời, mà sự nhúng tay là Cộng sản Hà Nội và Hoa Kỳ. Những sự kiện dưới đây đủ chứng minh sự hỗ trợ của Mỹ cho cuộc tranh đấu 1963:

- Mỹ phụ trách chuyển tải những tin tức về hoạt động của Phật giáo, của chùa Từ Đàm Huế và chùa Xá Lợi Sài Gòn, ra phổ biến ra ngoại quốc.

- Đài VOA trở thành cơ quan ngôn luận của vụ tranh đấu Phật giáo.

- Báo chí Hoa Kỳ trở thành phương tiện phổ biến mọi tin tức liên quan đến vụ tranh đấu Phật giáo, đả kích chính phủ VNCH không tiếc lời.

- Khi Chính phủ ban hành lệnh giới nghiêm, Thích Trí Quang đã được Mỹ bảo vệ an ninh tối đa.

Tóm tắt trên cho ta thấy rằng, cuộc tranh đấu của Phật giáo vào ngày 1/11/1963, thì nhóm sư sãi của Thích Trí Quang hay Phật giáo Ấn Quang chỉ là kẻ tôi tớ súc vật của ba thế lực lớn làm chủ và sai khiến… ba thế lực đó là Chính phủ Hoa Kỳ, Tàu cộng và Cộng sản Hà Nội.

Liên-Thành  

 


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site