lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Cộng sản và cờ máu

cở đỏ sao vàng việt cộng

Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, hễ cứ nói đến cộng sản (cs) là nói đến màu đỏ: Cờ của Nga sô (cũ), cờ Trung cộng, cờ cộng sản Việt Nam đều đỏ như màu máu tươi; Hồng quân Nga, Vệ binh đỏ Trung cộng, cán bộ cs 30/4 đeo băng đỏ trên cánh tay, khăn đỏ, cờ đỏ, băng rôn đỏ, “logo” đỏ, bảng hiệu đỏ… Các cuộc “diễu binh” tồn kém của cộng sản chỉ thấy độc nhất một màu đỏ từ đầu đến cuối.

Cs mua đứt màu đỏ từ hồi nào vậy hà? Hình như cs đã có cầu chứng tại tòa án quốc tế để có độc quyền dùng màu đỏ làm nhãn hiệu thương mãi rồi hay sao?

Sự thực không phải như vậy. Màu đỏ đã được dùng rộng rãi từ mấy ngàn năm trước trên mọi phương diện chính trị (nô lệ đòi quyền tự do từ từ thời cổ La mã), văn hóa, xã hội, và y tế. Chính sách cs khát máu sinh sau đẻ muộn (cuối thế kỷ thứ 19), nhưng cs cứ việc tự tiện “cướp” (theo “quy trình ?” hay “cương lĩnh ?” ) làm của riêng như bao độc chiêu khác của cs, đâu có gì lạ.

Đầu tiên, xa xôi trước khi có cs, màu đỏ được sử dụng để biểu hiệu cho sức mạnh thể chất (physical energy). Trên mặt “tích cực” màu đỏ là màu của sức mạnh tình dục, sự tha thiết của tình yêu sâu đậm. Màu đỏ nặng về tình dục hơn là tình yêu – Màu hồng mới là màu của tình yêu, màu của lễ Valentine chẳng hạn. Về mặt “tiêu cực” màu đỏ là màu của sự giận dữ (anger), của sự nổi loạn (rebellion), của sự cấp cứu (emergency - cứu hỏa, cứu thương, cứu nguy…). Như chúng ta thấy ngày nay các “phố đèn đỏ” trên thế giới là những chợ bán dâm, nơi giải quyết tình dục qua hình thức thương mại (commercial sex); và kế tiếp, đối với cộng sản màu đỏ là biểu thị của sự căm thù và sát nhân tắm máu loại “Giết! giết bàn tay không ngớt nghỉ” mà cs gọi một cách hoa mỹ là “màu của cách mạng”…

Đối với giác quan, nhiều màu đỏ quá làm con người cảm thấy khó chịu, khó ở, bất an. Màu đỏ gây ấn tượng về một sự báo động, phải chú ý, làm con người phải quan tâm như có chuyện nguy hiểm có thể xẩy ra hay nguy hiểm đang chờ trước mặt: đèn đỏ, bảng hiệu phải coi chừng, cấm đậu xe, cấm đái, cấm ỉa, cấm xả rác, phải ngừng xe (stop signs)… Nói chung màu đỏ là màu thông dụng gây ấn tượng về sự nguy hiểm, sự ngăn cấm.

Đối với văn hóa Đông phương (thí dụ như các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Ấn Độ…), màu đỏ là màu của sự may mắn như pháo đỏ, trứng đỏ, phong bì lì-xì đỏ, câu đối đỏ. Màu đỏ cũng là màu của hôn nhân… mặc dù ngày hôm nay các cô dâu thích mặc áo cưới màu trắng hơn, nhưng đặc biệt các trang trí của ngày cưới từ trong ra ngoài vẫn giữ màu đỏ là màu chính.

Trên mặt trận chính trị toàn cầu, trước phong trào “cách mạng” kiểu cộng sản Nga (“cách mạng” tháng 10 năm 1917), màu đỏ đã là biểu tượng cho các phong trào chính trị cực đoan: khuynh tả cũng có, khuynh hữu cũng có, bảo hoàng cũng có: Phong trào quốc gia cực đoan Garibaldi ở Ý đại lợi năm 1848; và Ba-lê Công Xã (Paris Commune) năm 1871 đều lấy cờ đỏ làm cờ hiệu; chứ không dùng cờ quốc gia của họ (cờ Ý hay cờ “tam tài” Pháp)… kế đến là Cộng sản Nga, Tầu cộng và cộng sản Việt Nam đều chọn cờ máu làm đảng và quốc kỳ và tên cho chính sách chính trị (Đông phương Hồng, Hồng hơn chuyên). Rất oái oăm là ngay ở nước tư bản hàng đầu, kẻ thù không đội trời chung của cộng sản là Hoa kỳ cũng có nhiều tiểu bang như Alabama, Nevada dùng cờ nền đỏ làm cờ tiểu bang. Trong các kỳ tranh cử Tổng thống Hoa kỳ, các tiểu bang mà đảng Cộng hòa (Conservative / Republicans) có ưu thế, người ta gọi là các tiểu bang “Đỏ” (Red States); ngược lại các tiểu bang mà đảng Dân Chủ (Liberal / Democrats) có ưu thế người ta gọi là các tiểu bang “Xanh” (Blue States).

Cờ màu đỏ đã xuất hiện từ lâu và có nghĩa hiếu hòa trước khi các phong trào cộng sản sắt máu sát nhân quốc tế nổi dậy giết tập thể, giết hàng loạt đồng chủng của họ… Ngay ở nước cộng sản dã man đầu tiên là Nga sô, trong Nga ngữ (Russian) chữ “Đỏ / Red” đồng nghĩa với “Đẹp, Trong sáng và Hạnh phúc” (In Russia, Red is the color of Beauty, Brightness and Joy!) Một địa danh nổi tiếng ở Mạc Tư Khoa là “Công trường Đỏ” (Red Square) đã có cái tên “Đỏ.” Tên gọi của công trường này không phải là sáng kiến của cộng sản Nga. Nó chỉ có nghĩa là “Công Trường Nhỏ / Đẹp” chứ chẳng có dây mơ rễ má gì với cách mạng cộng sản bố láo bố lếu. Cái tên “Công Trường Đỏ” này đã có hàng thế kỷ trước khi Lenin sinh ra đời

Các phong trào “cách mạng” thường lấy màu đỏ là biểu tượng nổi dậy (uprisings) chống lại chính quyền đương thời. Dần da màu đỏ trở thành màu thời trang (fashion color) của các nhóm, tổ chức nổi loạn chủ trương “cướp” chính quyền. Bắt đầu là cờ đỏ của nhóm qua khích Jacobins đi bên lề của cuộc cách mạng Pháp vào tháng 8 năm 1792. Cuộc cách mạng 1848 trên toàn Âu châu đẩy mạnh sự sử dụng lá cờ đỏ từ Đức, qua Đan mạch, Ý, Áo và Ba lan. Cũng năm 1848, Karl Marx phát hành cuốn “Cương lĩnh Cộng sản” (“The Communist Manifesto”). Nên biết trong thời gian này phong trào cộng sản và phong trào dân chủ cùng chiến đấu chống chính quyền dưới lá cờ đỏ – chứ không phải màu đỏ là của riêng của cộng sản.

Sự thật! Cờ đỏ không phải chỉ dùng riêng cho phe nhóm nổi loạn chống chính quyền. Nhìn lại năm 1791, tức là một năm trước khi cách mạng Pháp 1792 lật đổ chính quyền độc tài phong kiến của vua Louis 16 cũng vậy: Cờ đỏ được dùng bởi phe bảo hoàng (counterrevelutonaries) muốn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế chứ không phải cờ của phe cách mạng (revolutionary) lúc tranh tối tranh sáng này.

Năm 1871 nhóm cộng sản (Marxist) đầu tiên chính thức dùng cờ đỏ là nhóm cộng sản “Ba-lê Công Xã” (Paris Commune). Từ năm 1874, vì sợ phong trào cộng sản lan tràn, Nga hoàng ra lệnh cho cảnh sát triệt hạ, cấm sử dụng cờ đỏ. Cho đến khi cuộc “Cách mạng cộng sản” (The Bolsehvik Revolution) của Lenin thành công vào tháng 10 năm 1917, cờ đỏ trở thành một biểu tượng của cộng sản quốc tế. Tiếp theo là sự chiến thắng của cộng sản Trung hoa của Mao trạch đông ở Trung hoa năm 1949, cờ đỏ Trung cộng bay trên đầu của một phần tư dân số thế giới. Đàn em csvn và HCM cũng theo đóm ăn tàn, mượn gió bẻ măng, thuổng luôn miền Bắc Việt Nam, “xích hóa” cả một dân tộc hiền lành; như nhà thơ “phản động” Trần Dần mô tả:

Em treo cờ đỏ đầu nhà
Lá cờ trừ ma
...
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...
...
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
...
(Trần Dần - "Nhất định thắng" - 1956? )

Cờ đỏ và màu đỏ là tài sản riêng của cộng sản quốc tế chứ không hề có ý nghĩa gì liên quan đến quốc gia dân tộc Việt Nam. Nhìn lịch sử dân tộc qua các triều đại từ Hai Ba Trưng phất ngọn cờ vàng đến Long tinh kỳ của nhà Nguyễn và cờ vàng quẻ ly sọc đỏ của chính phủ Trần Trọng kim đều dùng cờ nền vàng làm quốc kỳ… Hồ sơ về csvn đã được bạch hóa, mọi người đều biết HCM và đảng cộng sản Việt Nam là công cụ đắc lực của cộng sản quốc tế. Từ những ngày đầu tiên của cái mà HCM gọi là “Cách mạng vô sản” ở Việt Nam thì cờ đỏ sao vàng, khăn quàng đỏ, băng đeo cánh tay áo màu đỏ, băng rôn trên đường phố màu đỏ… ôi thôi chỉ có một màu đỏ làm xa xẩm tim óc nhân dân Việt… Tất cả những cái “đỏ” này chỉ là sự sao chép từ cộng sản quốc tế chứ HCM chỉ thấy giỏi về cái mảng chính trị gian ác chứ làm sao mà có đủ trí khôn để nghĩ ra cái gì ích quốc lợi dân mình.

Với các cao trào dân chủ và biến chuyển kinh tế hôm nay, vấn đề cộng sản tồn tại hay không chỉ còn là thời gian. Biết như vậy cho nên trong khi chờ đợi, cán bộ cs vơ vét tài sản quốc gia thêm càng nhiều chừng nào càng tốt. Dù đã có cố gắng sửa chữa, viết lại lịch sử như thế nào đi nữa, csvn cũng không thể ngu hóa được cả một dân tộc bất khuất. Cs tưởng đân mình ngu và mau quên. Đừng tưởng bở!

Chờ xem!

Trần Văn Giang
Ngày 20 tháng 10 năm 2015


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site