lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Lằn ranh quốc cộng bài 2: Đôi lời về Hiến Pháp Việt-Nam Cộng-Hòa

Trong bài viết với tựa thiệt là “ hoành tráng “: “ Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và Dân tộc “, tác giả Trần Trung Đạo viết: “ Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. “

Tôi là cán bộ Hành chánh Quốc gia, được huấn luyện và phục vụ dưới hai nền Việt Nam Cộng Hòa. Vì phục vụ không nên thân để cho thua trận, mất nước đi tù việt cọng. Nhưng tôi vẫn cứ hãnh diện mà nói rằng:

Thế hệ tuổi trẻ Miền Nam chúng tôi hy sinh biết bao xương máu, xây dựng nên hai nền Việt Nam Cộng Hòa non trẻ. Dù với tất cả khuyết tật và yếu kém, hai nền VNCH ấy vẫn giữ vững được “ nửa mảnh dư đồ Tổ Quốc “ mến yêu và đem lại tự do, no ấm cho 18 triệu đồng bào Miền Nam trong 21 năm.

Về câu viết “ Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh “, tôi có thể tự hào mà nói rằng:

Bản văn Luật Tối thượng Hiến pháp Đệ nhị VNCH 1967 là bản hiến pháp tân tiến bậc nhất, không phải từ hơn nửa thế kỷ về trước mà kể cả trong hiện tại:

1/ Hiến pháp VNCH 1967 mô phỏng theo thể chế dung hòa giữa Tổng thống chế và Đại nghị chế của Đệ ngủ Cộng hòa Pháp quốc: Giảm bớt quyền Hành pháp của Tổng thống và tăng cường quyền Lập pháp của Quốc hội cho cân bằng, tránh khuynh hướng dẫn tới độc tài theo thể chế Tổng thống Độc viện của Hiến Pháp Đệ nhất VNCH 1956.

2/ Hiến pháp VNCH 1967 còn nhỉnh hơn HP Đệ ngủ cộng hòa Pháp quốc hiện hành một nét về “ Định chế Đặc biệt Giám Sát Viện “ mô phỏng theo Hiến pháp TrungHoa Dân Quốc ( Đài Loan ). Đây là thanh gươm Desmoclès nhăm ngăn ngừa “ họa Nội Xâm “ tham nhũng.

Tôi xin ghi lại đôi lời ca ngợi Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, thành quả được xây dựng nên trên máu xương 250 ngàn tuổi trẻ Miền Nam, đem máu đào tưới thắm Đất Quê Hương, hồn tử sĩ gió ù ù thổi:

30 THÁNG TƯ, NÓI VỀ HIẾN PHÁP VNCH

Chàng trai tuổi 18, đứng trên xe kiệu hoa, mừng ngày thành lập Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, vung mạnh tay chém rắn 3 đầu “ Phong – Thực _ Cọng.”

Đó là ngày 26 tháng 10 năm 1956.

Có những người làm chánh trị hoạt đầu, lăm le “ đối thoại, thỏa hiệp “ với việt cọng, bị những người Quốc gia chống cọng viết bài công kích, bèn lên giọng cầu cao bảo: Những người Quân, cán, chính VNCH, vì bị cọng sản tù đày, sanh ra thù oán, chống cọng cực đoan. Các ông chống cọng cho cố dzô, để rồi khi lật đổ cọng sản xong thì không biết làm cái gì!

Nhân tháng tư buồn, thơ thẩn viết đôi dòng về 2 bản Hiến Pháp VNCH để cho những người có bằng cấp lớn, thông hiểu các học thuyết chánh trị, tự thị về tranh đấu chánh trị có tổ chức, cương lĩnh, sách lược chớ không làm tay ngang như những người chống cọng cực đoan, biết điều nầy: Dân – Quân – Chính VNCH tự tay đổ máu xây dựng nên hai nền Cộng Hòa Miền Nam - Soạn thảo Hiến Pháp - Thi hành và đổ núi xương sông máu bảo vệ hai nền cộng hòa non trẻ ấy và Tự do, no ấm cho 18 triệu đồng bào Miền Nam trong 21 năm.

HIẾN PHÁP VNCH 1956

Ngày 7 tháng 7 năm 1954, Thủ tướng toàn quyền Ngô Đình Diệm ra mắt nội các và chánh thức chấp chánh.

Ngày 20 tháng 7, 1954, Hiệp định Genève phân chia Đất nước được thực dân Pháp và cọng sản Hồ – Đồng ký kết.

Một triệu đồng bào Miền Bắc gạt nước mắt, lìa bỏ mồ mả tổ tiên ra đi về Miền Nam tìm tự do.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm và các cộng sự viên đứng trước hoàn cảnh hầu như vô vọng:

Bên ngoài Mặt trận Cao-Hòa- Bình võ trang lăm le khởi loạn.

Bên trong Quân đội Quốc gia do Tướng Nguyễn Văn Hinh làm tổng Tham Mưu Trưởng bất tuân thượng lịnh.

Lại thêm thực dân Pháp ngấm ngầm tán trợ phe chống chánh phủ.

Nhờ lòng quả cảm và mưu trí, Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ban tham mưu lật ngược được thế cờ:

Đẩy lui quân Bình Xuyên ra khỏi Đô thành, rút chạy về Rừng Sát.

Thuyết phục Cao Đài, Hòa Hảo tham chánh.

Rốt cuộc ổn định được tình thế và do theo khuyến nghị của nhân sĩ thân cận, tiến tới việc Trưng cầu Dân ý, bãi bỏ chế độ phong kiến, lập nên Đệ Nhất VNCH.

Hiến Pháp Đệ Nhất VNCH được dựng lên trong bối cảnh ấy. Tuy không có cách mạng rầm rộ, nhưng cũng đổ không ít máu xương sau chiến dịch Rừng Sát bình định Bình xuyên và Thoại Ngọc Hầu bình định Hòa hão ly khai.

Trên Hiến pháp, mặc dầu trên thực tế Đất nước qua phân, nhưng trên tinh thần Dân tộc, nhân dân Miền Nam vẫn long trọng khẳng định:

Việt Nam Cộng Hòa, lãnh thổ từ mủi Cà Mau đến Ải Nam Quan, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Về nội dung, Hiến pháp Đệ nhất VNCH có một điểm son trội yếu về nguyên lý “ Phân Nhiệm “ khi xác định:

Chủ quyền Quốc gia thuộc về “ Toàn dân .”

Quốc dân VN ủy nhiệm:

Nhiệm vụ Hành pháp cho Tổng thống VNCH

Nhiệm vụ Lập pháp cho Quốc Hội

Điều nầy xác nhận rằng dân quyền là quyền tự nhiên của người dân, không ai ban bố hoặc tước đoạt được.

Về vấn đề chống cọng sản, diều 7 HP qui định:

“ Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.”

Về vấn đề “ Quyền Tư hữu “, điều 20 HP qui định:

“ Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội. “

Trên đây là những điểm trội yếu của Hiến pháp Đệ Nhất VNCH.

Nhưng về thể chế chánh trị, chế độ “ Tổng thống – Độc viện “ thường hay dẫn tới tình trạng độc đoán, độc tài.

Và thời Đệ nhất VNCH, vấn đề Độc tài cũng có gây ra ngộ nhận, tiêu biểu như trong một buổi gặp mặt sinh viên ở Paris, các sinh viên thiên tả đã chất vấn Cố vấn Ngô Đình Nhu về vấn đề gọi là “ gia đình trị “ và “ Kinh tài Cần lao .”

Cố vấn Ngô Đình Nhu khéo léo giải đáp, đại ý:

1/ Vấn đề gia đình trị: Trong hoàn cảnh đương đầu gay go với đối phương, giữa hai ứng viên đồng tài, Tổng thống Ngô Đình Diệm phải chọn ứng viên là anh em cật ruột, sống chết có nhau để đối phó là lẽ tất nhiên.

2/ Kinh tài Cần Lao: Chánh phủ có ký thác một số tiền lớn để phòng khi bị cắt trợ giúp bất ngờ, chánh phủ có phương tiện xoay trở.

Vì những nghi kỵ, bất đồng như vậy, bị khai thác gây chia rẻ nội bộ, đi đến chỗ binh biến làm sụp đổ chế độ Đệ nhất VNCH.

HIẾN PHÁP VNCH 1967

Năm 1967, sau bốn năm đầy xáo trộn do những cuộc binh biến, Dân – Quân Miền Nam dựng lên Hiến pháp Đệ nhị VNCH theo thể chế Tổng thống – Lưỡng viện.

Điều 30 Hiến pháp ghi:

Quyền Lập Pháp được quốc dân ủy nhiệm cho Quốc Hội.

Quốc Hội gồm hai viện:

- Hạ Nghị Viện

- Thượng Nghị Viện

Về Hành Pháp, Hiến Pháp qui định thêm chức vụ Thủ tướng nhằm chia sẻ bớt sự tập trung quyền lực hành pháp vào Tổng thống:

ĐIỀU 58

1- Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng; theo đề nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống bổ nhiệm các nhân viên Chánh Phủ.

2- Tổng Thống có quyền cải tổ toàn bộ hay một phần Chánh Phủ, hoặc tự ý, hoặc sau khi có khuyến cáo của Quốc Hội.

Về vấn đề Quyền tư hữu, Hiến pháp 1967 minh định chủ trương hữu sản hóa đại chúng:

ĐIỀU 19

1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu.

2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân.

3- Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thoả đáng theo thời giá.

Về vấn đề chống cọng sản, Điều 4 Hiến pháp minh định:

1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức

2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.

Một đặc điểm nổi bật của HP 1967 là Định chế Đặc biệt Giám Sát Viện nhằm ngăn chặn tệ nạn tham nhũng được coi như là một loại nội xâm:

ĐIỀU 88

Giám Sát Viện có thẩm quyền:

1- Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.

2- Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.

3- Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sỉ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.

4- Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách.

Nhân tháng tư buồn, nhắc lại những nét đặc sắc của Hiến pháp hai nền VNCH để nhớ đến những nỗ lực của nhân dân Miền Nam trong việc xây dựng thể chế làm giềng mối điều hành quốc gia nhằm đem lại “ an cư, lạc nghiệp “ Tự do no ấm cho mọi người.

Trong quá trình thực thi 2 bản văn luật pháp tối thượng của Quốc gia, biết bao nhiêu máu xương tử sĩ xây đắp vun bồi thể chế cho tới chỗ hoàn thiện, vững bền, đem lại phúc lợi cho toàn dân.

Trong 15 năm thực thi hiến pháp của 2 nền cộng hòa, bảo vệ Tự do – Dân chủ cho nhân dân Miền Nam, 250 ngàn tử sĩ vị Quốc vong thân, đem máu đào tưới thắm non sông nước Việt.

Tháng tư buồn, tháng tư Quốc Hận, vọng bái vong linh tử sĩ, cầu mong một ngày mai tươi sáng cho Đất nước và Dân tộc, để tôi có dịp viết lên dự thảo “ Lời Mở Đầu “ hùng tráng cho bản Hiếp pháp Đệ Tam VNCH theo tuyền thống nhân nghĩa Dân tộc thượng tôn trên Bình Ngô Đại Cáo;

Sau khi bình định xong giặc cọng sản phản nước hại dân,

Quốc dân Việt Nam tuân theo truyền thống yêu nước chống xâm lăng của giống nòi Lạc Việt,

Khi quốc biến

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước vì khử bạo “

Khi trừ xong bạo ngược thực thi Nhân Nghĩa

“ Lấy Đại nghĩa để thắng hung tàn

Đem Chí nhân mà thay cường bạo “

Tin tưởng vào tiền đồ sáng lạn của Dân tộc ,

Quốc Dân Việt Nam long trọng công bố

HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA

Điều 1

Việt Nam là nước Cộng hòa, Lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, Độc lập, Thống nhất, Lãnh thổ bất khả phân.

Mong một ngày mai, ước mơ nầy thành hiện thực!

Nguyễn Nhơn


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site