lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Giải mã nhân vật Hồ Chí Minh - Kỳ 1 (/27) (Huỳnh Tâm)

"...Năm 1934, Quốc tế Cộng sản, thành lập một cuộc điều tra lại lý lịch cá nhân của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) sinh năm 1903. Hồ Tập Chương sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Điều này cho thấy sự khác biệt năm sinh của hai nhân vật cách xa 13 năm..."

Những nhân chứng về nhân vật Hồ Chí Minh

Lời giới thiệu:

Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ và nhất là hai nhân chứng quan trọng, Đặng Dĩnh Siêu và Chu Ân Lai biết rõ đời riêng tư của Hồ Tập Chương bí danh Hồ Quang, Lý Thụy. Bà Đặng Dĩnh Siêu lưu lại trong hồ sơ Hoa Nam: "Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương là hai người, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã sắp xếp Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) vào vị trí lãnh đạo đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam, phương thức hoạt động đấu tranh quan hệ chặt chẽ với Trung Cộng. Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) và Hồ Chí Minh (胡志明) cả hai cá tính hoàn toàn khác nhau, kể cả tướng mạo cũng không giống, họ chưa bao giờ biết mặt nhau, điều này các nhà lãnh đạo Trung Cộng biết rất rõ ràng". Một ví dụ khác, trước đây Đặng Dĩnh Siêu quen biết với Hồ Tập Chương có bí danh Lý Thụy và Hồ Quang, bà từng đứng ra làm mai mối cuộc hôn nhân đầu tiên cho Hồ Quang tại Quảng Châu, lúc này Đặng Dĩnh Siêu có bí danh Zhang Tailei (张太雷- Trương Thái Lôi). Chính bà Đặng Dĩnh Siêu ghi lại: Đảng đã tạo ra một con người hư cấu, tất nhiên trước đó Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) đã chết vào năm 1932, trên đường từ Hồng Kông đến Moscow, và tiếp theo đảng cho xuất hiện một Hồ Chí Minh (HTC) giả Nguyễn Ái Quốc (阮爱国). Sự thật người đang sống không phải Nguyễn Ái Quốc (阮爱国). Điều này bà Đặng Dĩnh Siêu biết rõ hơn ai, bởi bà là nhân chứng nhìn thấy sự thay da đổi thịt của Hồ Tập Chương. Đặng Dĩnh Siêu lúc đó là một trong những thành viên cao cấp xây dựng chế độ hải ngoại (Việt Nam).

Trung Cộng luôn bảo vệ người của đảng trong khi công tác hải ngoại. Họ Hồ là một thành viên bí mật, người Hẹ sinh tại Đài Loan, đích thực Hồ không phải người bản địa Việt Nam. Để chiếm vị trí trong lịch sử Việt Nam, trước tiên Trung Cộng thực hiện phương thức biến Hồ Quang thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đương sự muốn đạt được một vinh dự cao cả tại Việt Nam, giống như Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Trung Quốc hưởng vinh quang. Họ Hồ chạy đua với thời gian bằng mọi giá, nhất định muốn trở thành "cha già dân tộc" để đứng vững trên chính trường Việt Nam. Điều này tất nhiên là một điều rất đáng xấu hổ đối với con người lương thiện. Muốn đạt được địa vị "cha già dân tộc", họ Hồ phải loại trừ hoàn toàn mọi đối thủ bản xứ.

Vào thời kỳ Quốc tế Cộng sản Trung-Xô đầm ấm, có nhiều điều họ che giấu rất kỹ nên chúng ta chưa biết. Thông thường họ sử dụng vũ lực và tuyên truyền xám để "cướp chính quyền". Họ dùng kế “thâu long chuyển phượng” - 偷龍轉鳳, ( ăn trộm con rồng để thay con phượng vào), tạo dựng nhân vật Hồ Chí Minh, gắn ghép họ Hồ với nhân vật Nguyễn Ái Quốc. Và từ đó sau khi trải qua nhiều giai đoạn móc nối, Trung Cộng đã nhào nặng chân dung một kagemusha thời đại. Tuy nhiên không có bí mật nào có thể mãi mãi che giấu, các tập tin liên quan đến Hồ Chí Minh lưu giữ trong hồ sơ của Hoa Nam đã được tiết lộ.

Bây giờ, chúng tôi có thể giải mã, trình bày trước công chúng một tài liệu nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung Cộng-Việt Cộng, điều tra một người mang họ Hồ. Chúng tôi công bố những tài liệu này để giúp các sử gia sau này tiếp tục điều tra thêm về nhân vật này. Và chắc chắn sẽ đem lại những bất ngờ thú vị. Chúng tôi khẳng định Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Đọc tài liệu này, sẽ có một số người vẫn còn nghi ngờ, bởi vì những bí mật này trước đây chưa hề được tiết lộ và sự thật vượt quá mức tưởng tượng. Chúng tôi nghĩ rằng nhân dân Việt Nam cần phải biết về nhân vật Hồ Chí Minh. Chính vì đương sự mà đất nước Việt Nam điêu linh hơn 80 năm trôi qua. Tài liệu này gồm 27 chương. [1] Huỳnh Tâm

₪ ₪ ₪

Trung Cộng cân xương đoán cốt

Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam sinh năm 1903 chết vào mua Xuân năm 1932. Hồ Tập Chương của Đài Loan sinh năm 1890 chết năm 1969. Nhưng họ là ai? Hãy lấy khúc quanh tiểu sử cá nhân của Hồ Tập Chương xuất hiện vào mùa Hè năm 1933 và Nguyễn Ái Quốc chết tại Hồng Kông 1932 làm chìa khóa mở ra mọi bí ẩn của một người do Liên Xô đào tạo và một người do Trung Cộng đào tạo. Hồ Tập Chương được Trung Cộng giáo dục và đào tạo công phu, nhưng không thể tự đến Việt Nam đấu tranh tạo ra bữa tiệc của riêng mình; giành lại chính quyền thuộc địa thực dân Pháp, mặt khác rõ ràng Nguyễn Ái Quốc không tích cực thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông âm thầm quàng xác tại Moscow (1932).

hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Giấy thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16/6/1923, của đại diện Liên Bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp.

hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Mat-xcơ-va, Nga, 1924.

Một năm sau Hồ Tập Chương xuất hiện với bí danh Hồ Quang (1933-1969). Có phong cách diễn xuất tài tình tự nhận mình người Việt Nam, khởi đầu hoạt động bí mật đáng sợ cho tương lai Việt Nam. Mảnh đời của Hồ Tập Chương rất kỳ lạ, sống và hoạt động từng lúc không ai biết hành tung rõ ràng. Đặc biệt Hồ Tập Chương hoạt động kỷ lục trong năm (5) năm để trở thành Hồ Chí Minh, ông đã có số vốn năng động và kiến thức gối đầu (Cương Lĩnh người cách mạng 1869, của Sergueï Netchaïev) và cọ xát 26 điều luật mà mỗi người cộng sản phải bắt buộc tuân hành.[2]

Nguyễn Ái Quốc cũng có những hoạt động bí mật. Chúng ta lần theo hồ sơ lưu trữ để tìm cách giải thích những hoạt động chẳng hạn sự có mặt của Nguyễn Ái Quốc ở Moscow, cải tạo tư tưởng, tham dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, năm 1924, rồi bị Liên Xô lãng quên. Ông còn đem vợ yêu quý của mình kết hôn với một người khác, và cuối cùng bị kết án tử hình.

Còn Hồ Tập Chương có mặt tại Diên An (Yan'an) Tàu, thay vì trở về Việt Nam, cho thấy nhiều nghi vấn một con người gián điệp muôn mặt, một cái gì đó ẩn trong Hồ Tập Chương. Về sau Quốc tế Cộng sản giải mã khiêm tốn một số tài liệu Hồ Tập Chương và xác định bí danh Hồ Chí Minh một người Hán đang hoạt động tại Việt Nam. Cho đến nay Quốc tế Cộng sản vẫn còn cố tình che giấu sự thật cốt lõi về Hồ Tập Chương (HCM).

Đi lần theo dấu chân của Nguyễn Ái Quốc từ lúc bị bắt kết án tử hình và tập thơ "Nhật ký trong tù" ngoài bìa không có tên Hồ Chí Minh, những chi tiết khác như tờ khai sinh của Hồ Tập Chương có hai phiên bản khác nhau, một sinh vào năm 1890 và một vào năm 1903.

Ngày 17 tháng 4 năm 1938, Quốc tế Cộng sản tiết lộ mã số tài liệu lưu trữ lý lịch Nguyễn Ái Quốc được viết ký hiệu "PC Lin" vợ là Nguyễn Thị Minh Khai. Hoặc trong lý lịch của Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) không điền vào hồ sơ của "mình đã kết hôn". Trái lại có những vô lý trong lý lịch của Lê Hồng Phong ghi Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chính thức. Cho thấy tất cả những dấu hiệu bản thân của Hồ Tập Chương đã bị giả mạo, hoặc Quốc tế Cộng sản sắp xếp lại, đánh lạc hướng mọi quan tâm của bên ngoài của KGB. Từ những phân tích sơ khởi này, chúng ta tìm ra manh mối bí ẩn của Hồ Tập Chương. Cách thứ hai tìm điểm xuất hiện và thay đổi lý lịch, tình trạng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh, nhất định ánh sáng sẽ lộ ra. Hậu trường Cộng sản đã có mục đích "gian dối" ngay từ ban đầu.

Chính xác vào mùa xuân năm 1934, Hồ Tập Chương ở Thượng Hải, dựa trên chữ ký của "Hồ" vào ngày 21 tháng 5, trong cuốn tự truyện thơ "thân phận", theo lời trích dẫn: "Hồ Tập Chương, công tác đảng có mặt tại Thượng Hải vào mùa Thu năm 1933 đến tháng 7 năm 1934 vài tháng trước khi Nguyễn Ái Quốc chết." Thời gian này, Hồ Tập Chương rời Thượng Hải, lúc ban đầu đã có những bí ẩn lớn, dựa trên tài liệu của Hoa Nam, Nguyễn Ái Quốc đã chết cuối mùa Xuân không phải mùa Hè 1933.

Một kiểm chứng khác của Hoa Nam, Hồ Tập Chương không đến Moscow, trong khi đó Ban Thư ký Kuusinen Văn phòng Quốc tế Cộng sản Viễn Đông phụ trách nhập cảnh, cho biết bộ phận hải quan có cho nhập cư một người Châu Á tên Bùi Công Trừng, cũng có một người khác không để lại hộ chiếu và thông tin.

Những năm 1930, Liên Xô rơi vào trường hợp "thanh lọc". Mọi người đều lắng nghe chỉ thị của đảng, ở khắp mọi nơi đang được điều tra, bắt giữ, tàn sát bất cứ lúc nào không phân biệt trong ngoài đảng. Moscow là trung tâm kiểm soát lời nói và hành động, tất cả đều có giám sát chặt chẽ, cho biết Nguyễn Tất Thành đã chết trong thời kỳ này, (chú ý, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc là hai người). Liên Xô xuất bản cuốn sách "Chân dung bạo chúa" vào năm 1935. Cho biết vào thời điểm 1933 có trên 700 người đã bị bắn chết". Sau khi kiểm chứng Nguyễn Tất Thành bị thủ tiêu vào thời điểm "thanh lọc".[3] Một điều dễ dàng cảm nhận được trong hồ sơ di trú của Quốc tế Cộng sản có lý do đặc biệt hoặc có yếu tố ẩn danh không ghi tên Nguyễn Ái Quốc.

Lần đầu ngày 29 tháng 8 năm 1932-10 tháng 9 năm 1933, tập thơ tự truyện "Ngục Trung Nhật Ký" vô danh bị Hồ Tập Chương ăn cắp. Năm (5) năm sau (1933-1938) các báo cáo chính trị thảo luận về cuốn thơ tự truyện "Ngục Trung Nhật Ký", bản thảo được lưu trữ tại Moscow. Một lần nữa nội vụ Nguyễn Ái Quốc bị kết án tử hình được lôi ra. Và tập tin điều tra về cái chết của Nguyễn Tất Thành lại xuất hiện. Tất cả những nghi vấn có thể gây khó khăn cho kế hoạch của Hoa Nam cho nên họ đã đánh cắp hồ sơ án tử hình Nguyễn Ái Quốc, vì sự kiện trên không trùng hợp với hoạt động sau này của Hồ Tập Chương.

Gián điệp Khang Sinh (Kang Sheng), Cục giám sát an ninh điều tra Trung Cộng, có lưu một danh sách gồm những bí danh như Trương Kha (张轲), Thiểu Khanh (少卿), Triệu Đong (赵蓉), Trương Vinh (张荣), Xước Hào (绰号), và Trương Vượng (张旺) để tiện cho việc thi hành điệp vụ. Chính gián điệp Khang Sinh (Kang Sheng) là người dẫn đường đưa đến cài án tử hình Nguyễn Ái Quốc, riêng cô Vesey Zvonareva muốn bảo vệ Nguyễn Ái Quốc nhưng thiếu kinh nghiệm.

Vào năm 1931, gián điệp Khang Sinh đang liên hệ tốt đẹp với Nguyễn Ái Quốc, nhưng bất ngờ, Trung Cộng yêu cầu trục xuất Nguyễn Ái Quốc ra khỏi đường dây liên lạc đảng bộ Hồng Kông, lý do là vì Liên Xô cài người vào Trung Quốc. Tình báo Hoa Nam đang lưu trữ một số chứng từ tài liệu bí mật cài phản gián, vì vậy Manuel Chomsky, và Vesey Zvonareva không biết làm thế nào để bảo vệ Nguyễn Ái Quốc, trước sự cáo buộc nghiêm trọng của chính quyền Hồng Kông.

Đồng thời do nhu cầu công tác chính trị, Mao Trạch Đông lấy quyết định gửi Hồ Tập Chương tham gia điệp vụ liên quan đến các vấn đề tranh chấp nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt là vào năm 1930, Mao Trạch Đông gặp khó khăn, ông cần người dùng vào việc đối ngoại (tình báo hải ngoại). Những người được điểm danh như thiếu tướng Nguyễn Sơn (Hồng Thủy, Vũ Nguyên Bác), Hồ Tập Chương (Lý Thụy-Hồ Quang) và Khang Sinh, tất cả họ đều nhận được tin "Nguyễn Ái Quốc đã biến mất" nhường lại sân chơi cho Trung Cộng.

Mao Trạch Đông chỉ định Hồ Tập Chương đóng vai trò Nguyễn Ái Quốc đứng đầu bộ hải ngoại, vì ông ta là người Hẹ gốc Hán được rèn luyện kỹ lưỡng (Cương Lĩnh người cách mạng 1869) và tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng Phố, một gián điệp có khả năng cướp chính quyền. Khang Sinh không thua Hồ Tập Chương nhưng cá tính nông cạn và tự cao. Thiếu tướng Nguyễn Sơn vượt trội hơn Hồ Tập Chương nhưng ông là người Việt Nam không được Mao Trạch Đông tin dùng.

Thiếu tướng Nguyễn Sơn (Hồng Thủy, Vũ Nguyên Bác), ảnh chụp vào năm 1955,hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Thiếu tướng Nguyễn Sơn (Hồng Thủy, Vũ Nguyên Bác), ảnh chụp vào năm 1955.Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Gián điệp Khang Sinh (Kang Sheng), và những bí danh Zhang Ke, Shaoqing, Zhao Rong, Zhang Rong, Nickname Zhangwang, hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Gián điệp Khang Sinh (Kang Sheng), và những bí danh Zhang Ke, Shaoqing, Zhao Rong, Zhang Rong, Nickname Zhangwang, tiện cho việc thi hành từng điệp vụ. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Trường hợp đảng điều tra cái chết của Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không liên quan đến Hồ Tập Chương (HCM), Hoa Nam đã nhiều lần khảo sát nội vụ án, nhấn mạnh hồ sơ bệnh lý về lao phổi cấp tính thứ phát đã đến thời kỳ cuối cùng, trước khi Nguyễn Ái Quốc bị tử hình vào cuối mùa Xuân 1932. Vào giữa mùa Xuân năm 1933, Hồ Tập Chương (Huji Zhang胡集璋) đang có mặt tại Thượng Hải.

Quốc tế Cộng sản đề cử đại diện tham dự lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc, nhưng có ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc phạm đảng quy trước khi Hồng Kông tử hình, vẫn phải trừng phạt không làm tròn sứ mạng của người Cộng sản, vô hình trung Nguyễn Ái Quốc bị đảng kết án tử hình thêm một lần nữa. Trong lúc đó Hồ Tập Chương (胡集璋) được cung cấp hồ sơ và khảo sát hiện trường về cái chết của Nguyễn Ái Quốc. Quan trọng hơn vào lúc này Hồ Tập Chương được Quốc tế Cộng sản (Trung Cộng) bí mật trao nhiệm vụ điều tra, hướng dẫn chính trị liên lạc Quân ủy Trung Cộng (CPC) và ĐCSVN, Hồ Tập Chương cam kết hoàn thành sứ mạng theo quyết định của đảng số 451-海外党 (đảng bộ hải ngoại).[3]

hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Năm 1930, Lý Lập Tam (Li Lisan李立三) chủ trì "cuộc họp liên minh chống chủ nghĩa đế quốc của Trung Cộng". Hồ Tập Chương được mời tham gia. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Năm 1931 Lý Lập Tam tham gia hội nghị Quốc tế Cộng sản kỳ 6, cùng với Trần Phú lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Khang Sinh (Kang Sheng) và Lý Lập Tam là hai đối thủ, nắm lấy cơ hội gạt bỏ Hồ Tập Chương trong danh sách của Trung Cộng tham dự đại hội, thậm chí kêu gọi lập án tử hình Hồ Tập Chương (Huji Zhang). Chính ủy Cục tình báo Trọng Trừng (重懲) và Khang Sinh (Kang Sheng) biết rõ giữa Hồ Tập Chương và Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) mỗi người khác biệt quan điểm chính trị, ngay cả cá tính và hành động cũng khác nhau, Hồ Tập Chương ranh mãnh, bon chen, thiên về cá nhân, ăn mặc thô kệch. Nguyễn Ái Quốc chậm chạp, chừng mực quan tâm cách mạng không ngã theo phe phái tả-hữu, cuộc sống phong lưu, tha hóa, ăn mặc nghiêm chỉnh.

Gián điệp Khang Sinh (Kang Sheng) có nhiều điểm trội hơn Hồ Tập Chương, nhưng không được đảng trọng dụng giao phó nhiệm vụ "cướp chính quyền Việt Nam", do đó sinh lòng đố kỵ, nhân dịp được đảng trao nhiệm vụ điều tra những nhân vật lãnh đạo "Bộ hải ngoại", ông có những lý do tạo ra bản án phạm đảng quy của Hồ Tập Chương, trong lúc điều tra xử lý vụ việc, ông đã chứng minh hình ảnh lưu trữ và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc không giống Hồ Tập Chương, cả hai để lại lỗ hỏng lớn về ẩn số gián điệp. Khang Sinh (Kang Sheng) thừa lệnh tiếp nhận công tác của Quốc tế Cộng sản, tìm mọi phương tiện thành lập hai tài liệu có những minh họa mâu thuẫn, chân dung khác nhau để chứng minh Nguyễn Ái Quốc Việt Nam và Hồ Tập Chương Đài Loan, tuy một hồ sơ cá nhân nhưng nhấn mạnh đó là hai người khác nhau.

hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Năm 1934, Quốc tế Cộng sản, thành lập một cuộc điều tra lại lý lịch cá nhân của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) sinh năm 1903. Hồ Tập Chương sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Điều này cho thấy sự khác biệt năm sinh của hai nhân vật cách xa 13 năm.

Trong lý lịch Nguyễn Ái Quốc còn ghi chú, ông được giới thiệu vào Viện Lenin, với bí danh "PC Lin", không có gia đình, không có vợ con, không có nghề nghiệp hoặc những nghề đặc tính khác, cũng không biết bất kỳ cán bộ nào trong những lĩnh vực khác, không liên hệ trong giới công tác đảng tại Moscow. Trong khi ấy lý lịch cá nhân của Hồ Tập Chương vào năm 1934, hoàn toàn khác với sự thật. Bất kỳ những nhà điều tra Quốc tế Cộng sản nào cũng không thể tin vào hồ sơ của Hồ Tập Chương do Trung Cộng cung cấp. Hơn nữa vào năm 1923 và năm 1927, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc cả hai cùng có mặt tại Moscow, tài liệu này còn lưu trữ tại Quốc tế Cộng sản. Chính Hồ Tập Chương thực sự tiếp nhận bí danh Hồ Chí Minh, vẫn còn lưu trữ tại Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên Cộng sản cố ý tạo ra mơ hồ và khó hiểu về Hồ Chí Minh, bởi vẫn còn đầy các loại tài liệu nhầm lẫn do Quốc tế Cộng sản đang lưu trữ. Từ cái chết đến nội vụ điều tra phát hiện nhiều sai sót và ngõ ngách hồ sơ quá âm u, gián điệp Khang Sinh nhận lệnh điều tra cũng chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cả hai người khác nhau về mọi mặt và quan điểm.[4]

Lãnh đạo Trung Cộng toàn quyền cho tái sinh Nguyễn Ái Quốc đeo mặt nạ Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu của hệ thống tình báo Trung Cộng ghi lại cho tương ứng, từ năm 1929-1933, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hoạt động tại Đông Nam Xiêm La (Siam) và Singapore. Những tình huống hoạt động của họ được lưu trữ trong hồ sơ cũng khác nhau dù cùng chung một thời điểm, nhưng chỉ có một người được ghi lại dưới cái tên Hồ Chí Minh, cho thấy sự nhầm lẫn quá nhiều trong lý lịch cá nhân.

Đại Hội 5 Quốc Tế Cộng Sản tại Maxcova năm 1924, hồ chí minh, hồ tập chương, lý thụy, nguyễn ái quốc, nguyễn tất thành

Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu thứ 2 bên phải) tham dự Đại Hội 5 Quốc Tế Cộng Sản tại Maxcova năm 1924. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Trong năm 1930-1931, xuất hiện hai tổ chức đảng Cộng sản Việt Nam, một do Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông, Quốc tế Cộng sản Moscow. Thứ hai, do Hồ Tập Chương tại Quảng Châu, Quốc tế Cộng sản Bắc Kinh, được đóng gói thành một sự kiện cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay cả thực tế Nguyễn Ái Quốc đã chết vào mùa Xuân năm 1932. Trung Cộng lập Hồ Tập Chương (Huji Zhang) xuất hiện trở lại vào mùa Hạ năm 1933, thay thế chỗ trống Nguyễn Ái Quốc. Trung Cộng cần xây dựng một chân dung mới, chuẩn bị cho tương lai diễn vở kịch Hồ Tập Chương (Huji Zhang) thay xác Nguyễn Ái Quốc, phải có tính thuyết phục, đảng cố gắng ghép lại những mảnh vụn chưa ăn khớp và phá vỡ những nguyên tính có thể để lộ sự thật của nó, tạo lại lý lịch mới có tính tiếp nối giai đoạn lịch sử.

Lý lịch mới của Hồ Chí Minh không đơn giản để tránh người đời tìm ra sự thật, càng không rõ ràng, càng bí ẩn và huyền thoại ráp lại với nhau thành một nhân vật duy nhất có bề dày cách mạng, cũng để khôi phục lại bản sắc Nguyễn Ái Quốc trên chính trường chính trị có lợi cho Trung Cộng, mọi người sẽ cảm thấy khó tìm ra sự thật một người đã chết và một người đang sống là một, nhưng đó là chuyện của cộng sản ở thời kỳ bí mật đóng cửa. Cộng sản cho rằng những yếu tố cải trang là đúng, bởi tính bẩm sinh của cộng sản khi thành hình đã có gian dối, đến nay bệnh gian dối đã khó sửa chữa. Họ biết rõ Hồ Tập Chương khác với Nguyễn Ái Quốc nhưng họ vẫn ghép người thay da đổi thịt.

Công tác viết sử của Cộng sản do ban tuyên giáo đảng vạch ra một định hướng "che khuất xấu xa, việc không tạo ra có, và càng nhiều huyền thoại càng tốt, một bản sắc khác đời của riêng Hồ Chí Minh", bởi vậy những nhà biên khảo khai quật nhiều nghi ngờ và xung đột suy nghĩ. Đến nay ít nhất cũng đã tìm được những âm mưu đằng sau các phương pháp viết sử đề cao cá nhân Cộng sản trên thần quyền.

Một khi đã tiếp cận được tài liệu, bí mật sẽ để lộ ra những hành động tráo trở của Cộng sản. Sở dĩ Trung Cộng thiết lập được chế độ độc tài nhờ thủ đoạn gian trá, nhưng cuối cùng ánh sáng mặt trời không ai có thể che khuất, và cũng có lúc Hồ Chí Minh đứng trên sân khấu tự cảm thấy bẽ bàng. Nhân vật Hồ Chí Minh được đảng CSVN thần thánh hóa đã đưa đất nước Việt Nam lâm vào cảnh điêu linh. Trung Cộng đầu tư tinh vi, hợp tác theo âm mưu "Ăn cướp, trao đổi, gian dối". Trung Cộng không ngờ trí tuệ lịch sử của nhân loại đang dùng kính chiếu yêu xóa mờ bí danh Hồ Chí Minh. Đến đây Trung Cộng lộ chân tướng xuất hiện nguyên hình là một tên cướp lân bang.

Huỳnh Tâm

Tham khảo:

[1] http://hgfds198.blogspot.fr/2013/09/blog-post_4974.html

[2] http://hgfds198.blogspot.fr/2013/09/blog-post_4974.html

[3] http://hgfds198.blogspot.fr/2013/09/blog-post_4974.html

[4] http://www.bjdj.gov.cn/news/2014623/n01878997.html

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site