lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam 

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân-Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

 

Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Quân Sử Việt-Nam

quân sử việt nam, quân sự việt nam, tứ đại thiên tài quân sự việt nam, trúc lâm yên tử, truc lam yen tu, truclamyentu

http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/tudaithientaiquansuvn.htm

- Thiên tài quân sự, quân sử theo định nghĩa của Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 160 và 468 là,

Thiên tài: tài năng trời sinh
Quân sự: việc binh

- Trong Việt Nam Tự Điển quyển hạ (trang 1565 và 1200) của các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cùng một nhóm văn hữu soạn

Thiên tài: Tài năng trời cho, không phải học hỏi hay tập-rèn nhiều mà vẫn giỏi hơn người: Đó là một thiên-tài của đất nước.

Quân sự: Việc quân, việc đánh giặc.

Cụm từ Thiên tài quân sự hay Thiên tài quân sự quân sử Việt Nam có hai ý nghĩa khác nhau.

1/ Thiên tài quân sự người có khả năng điều binh khiển tướng trời cho của thế giới.

2/ Thiên tài quân sự Việt Nam người có khả năng điều binh khiển tướng trời cho của Việt Nam cũng như của thế giới.

Một Thiên Tài Quân Sự là một vị Tướng có tài dụng binh như thần, có mưu lược sâu xa, có trí tuệ phán đoán tình hình đúng thời đúng lúc hơn nữa còn có tình thương (tức lòng NHÂN) với binh lính dưới quyền. Vị Tướng đó biết chăm sóc đời sống cho lính, không xem binh lính dưới quyền là nấc thang để bản thân leo lên địa vị tối cao, mà xem họ như những người thân trong gia đình, biết quý trọng xương máu binh lính, biết tìm cách bảo vệ tối đa sinh mạng binh sĩ mà vẫn tạo nên những chiến thắng lẫy lừng để lại tiếng thơm cho mai sau. Hơn nữa người cầm quân ngoài mặt trận phải là người có tinh thần dân tộc cao độ, chỉ một lòng vì tổ quốc và dân tộc chiến đấu chứ không vì bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào.

Có được Đạo của người làm tướng, cũng như  khả  năng điều quân trời cho mới thực sự  là Thiên Tài Quân Sự thật sự và cũng là Thiên tài Quân Sự Việt Nam.

Cho nên mới có câu

Nhất tướng công thành vạn cốt khô

Không cần nhiều cốt khô, nhưng vẫn công được thành, ấy chính là Thiên Tài Quân Sự.

Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thành Thăng-Long cũng như ngày giỗ lần thứ 35 Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu nguyên Tư  lịnh phó Quân đoàn III quân khu III - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - bị ám sát ngày 8 tháng 04 năm 1975, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tôn xưng Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam (nghĩa là bốn bậc tướng lãnh lớn của Việt Nam có tài điều binh khiển tướng của trời cho):

1/ Đức Vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho thái tử Khâm. Thái tử lên ngôi xưng là Hiếu Hoàng, hiệu là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Ðế (tức là Nhân Tông), chính thức trị vì đất nước Ðại Việt năm 1279, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo Nguyên Niên cũng gọi là Trùng Hưng. Vua Nhân Tông tôn vua cha là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng đế và tôn Thiên Cảm Hoàng Hậu là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu. Ngài là người hâm mộ đạo Phật ngay từ lúc thiếu thời, ý chí mong muốn xuất gia đầu Phật mà thôi. Tuy nhiên, giữa lúc đất nước Ðại Việt đang trong cơn thử thách trước mưu đồ xâm lăng của nhà Nguyên ngày càng rõ rệt, thì ngài đã vận dụng lòng từ bi rộng lớn để cưu mang xã tắc và dân tộc.

Sau khi tiêu diệt nhà Tống vào năm 1279 (quân Tống bị đánh úp ở Nhai Sơn phía Nam huyện Tân Hội tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc), kết thúc bằng sự kiện tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển tự tử vào mùa Xuân cùng hằng vạn quân dân nhà Tống khác (cũng là năm vua Nhân Tông lên ngôi), Hốt Tất Liệt, Nguyên Thái Tổ đã chuẩn bị binh sĩ cũng như cho đóng thêm chiến thuyền để xâm lăng nước ta. Ðể tránh sự thất bại như lần trước vào năm 1258, khi Thái tổ Trần Thái Tông đánh bại, quân Nguyên dự trù mở ba mặt trận làm thế gọng kềm trong dã tâm đè bẹp nước Ðại Việt của chúng ta. Chúng dự định đem quân đánh chiếm Chiêm Thành làm gọng kềm phía Nam, phối hợp với hai hướng tiến quân phía Ðông Bắc và Tây Bắc, từ dưới đánh lên và phía trên cho quân tràn xuống với khí thế vô cùng hung liệt.

I. Quân Nguyên tấn công, quân đội Đại Việt rút lui:

Mùa thu tháng 8 năm 1283, viên tướng trấn thủ biên cương Lạng Châu (Lạng Sơn) là Lương Uất cấp báo về triều đình, Hữu thừa tướng nhà Nguyên là Toa Đô (Sôgatu) đem 5000 quân mượn đường nước ta sang đánh Chiêm Thành.

Tháng 10, Ðức Hoàng Ðế Trần Nhân Tông tổ chức một hội nghị tại bến đò Bình Than, vũng Trần Xá (chỗ gặp nhau của hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Nơi nầy về sau vẫn còn xã gọi là Trần Xá) ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh. Hội nghị đã quy tụ hầu hết các vương thân quốc thích và cũng là các hàng lãnh đạo quân sự, mục đích tổ chức nhằm bàn kế chống giặc ngoại xâm cũng như thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn thể triều đình chúng ta. Tại đây ngoài việc bàn kế chống giặc, vua Nhân Tông đã phục chức Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân, một phẩm hàm đã bị tước đi khi ông phạm lỗi và phải lui về làm nghề bán than ở Chí Linh (xưa là đất Bàng Châu, cũng gọi là Bàng Hà, khi quân Minh chiếm nước ta chúng đổi thành huyện Chí Linh, sau đó nhà Lê vẫn xử dụng tên cũ không thay đổi, này nay nó thuộc tỉnh Hải Dương). Có một điểm khá nổi bật là, tất cả mọi người đến Bình Than đều được tham dự hội nghị, duy có Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản vì còn nhỏ tuổi đã không được tham dự. Ông đã bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay để tỏ ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Khi lui về, ông đã quy tụ người nhà thành một đạo quân hơn ngàn người, trang bị khí giới, chiến thuyền, gương cao lá cờ «Phá Cường Ðịch Báo Hoàng Ân». Khi lâm trận chống quân Mông-cổ, lúc nào ông cũng đi đầu diệt giặc, khiến chúng phải e dè, không dám đối đầu mà phải lẫn tránh.

Vào tháng 10 cùng năm, Ðức Hoàng Ðế sắc phong Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư (vị quan đứng đầu triều đình, chỉ huy cả hai bộ phận văn và võ), Ðinh Củng Viên làm Hàn lâm học sĩ phụng chỉ (vị quan đứng đầu viện văn học trông coi việc soạn thảo các loại chế, cáo, chiếu chỉ của nhà vua).

Tháng 7 mùa thu năm 1283, triều đình Ðại Việt cử quan Trung phẩm Hoàng Ư lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương đi sứ nhà Nguyên. Tháng 10 hai vị sứ giả của chúng ta trở về báo rằng nhà Nguyên sai thái tử Trấn nam vương Thoát Hoan (Toghan) và bình chương A Lạt (Ariq-Qaya) quy tụ 50 vạn quân ở hai tỉnh Hồ Quảng chuẩn bị tràn vào xâm lăng nước ta.

Cho nên mùa Đông tháng 10 năm 1283, Vua Nhân Tông đã đích thân cùng với các vương hầu mở cuộc tập trận lớn bao gồm cả thủy và lục quân. Ngài bổ dụng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công, tiết chế thống lĩnh tất cả các sắc quân (tương đương với Tổng tham mưu trưởng ngày nay), chọn trong hàng tướng lãnh người nào có khả năng võ nghệ thì cho ra chỉ huy từng bộ phận. Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thì ghi rằng tháng 8, mùa thu Đức Hoàng đế tổ chức duyệt binh cũng như hạ lệnh cho Hưng đạo vương điều khiển các sắc quân của vương hầu.

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Đức vua Trần Nhân Tông hạ lịnh cho Hưng Đạo Vương điều khiển các sắc quân của vương hầu, mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông-bộ-đầu (tức bến sông Hồng phía trên cầu Long Biên gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) rồi chia quân trấn giữ Bình-Than cũng như các nơi trọng yếu. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phổ biến bài Hịch Chiến Sĩ đến toàn quân sĩ Đại Việt.

Tháng 8 năm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã cho mời các kỳ lão của cả nước vào thềm điện Diên-Hồng để chiêu đãi cũng như bàn kế sách chống giặc. Khi Đức Thượng Hoàng trình bày tình hình nguy biến của nước nhà trước họa xâm lăng của Mông-cổ, thì tất cả kỳ lão đồng hô to «Phải đánh».

Trở lại vấn đề quân Mông-cổ muốn mở gọng kềm phương Nam để kềm chế Đại Việt bằng cách tấn công nước Chiêm Thành. Chỉ huy đoàn quân này do Toa Đô thống lãnh đã hoàn toàn thất bại trước sự kháng cự mãnh liệt của quân dân nước này.

Ngày 21 tháng 12 năm Giáp Tý (1284) quân Mông-cổ do Thoát Hoan cầm đầu đã tràn xuống tới biên giới của nước ta. Thoát Hoan đã cho lý vấn quan Khúc Liệt (Kütä) và tuyên sứ Tháp Hải Tân Lý (Taqai Sarïq) cùng Nguyễn Ðại Học đem thư của A Lý đòi nước ta mở đường và cung cấp lương thực cho họ đi đánh Chiêm Thành. Ðức vua của ta trả lời rằng «Từ nước tôi đến Chiêm Thành, thủy bộ đều không tiện». Song song ngài hạ lịnh cho Hưng Ðạo Vương mang quân trấn thủ biên giới. Trong khi các phái bộ ngoại giao Nguyên-Việt tiếp tục qua lại trao đổi công hàm ngoại giao thì quân Nguyên tiếp tục ào ạt tiến đến Lộc Châu (tức huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn ngày nay). Thoát Hoan sai Ðà tổng là A Lý sang nước ta nói rõ về lý do chuyển quân là đi đánh Chiêm Thành chứ không có ý gì khác. Trong khi đó quân Mông-cổ tiếp tục tiến quân vào nội địa nước ta, khi chúng tiến tới núi Kheo Cấp thì bị quân ta anh dũng chận đánh không thể tiến lên được.

Khi quân Nguyên kéo tới Lộc Châu, nhà vua đã nhanh chóng điều động quân lính đến trấn thủ các ải Khâu Ôn và Khâu Cấp Lãnh. Ngày 21 tháng 12 năm Giáp Thân (tức 27 tháng một năm 1285) Thoát Hoan và A Lý Hải Nha đã chia quân ra hai hướng để tấn công. Cánh quân phía Tây do Vạn Hộ Lý, La Hợp Ðáp Nhi (Bolqadar) và chiêu thảo Athâm (Atsin) chỉ huy do đường huyện Khâu Ôn tiến xuống. Cánh quân phía Ðông do khiếp tiết Tản Ðáp Nhi Ðãi (Tatartai) và vạn hộ Lý Băng Hiến ... tới ải Nữ-Nhi (Toàn Thư, Cương Mục) còn An-Nam Chí-Lược gọi là ải Anh-Nhi. Ở đây chúng bắt và giết một nhân viên do thám của Đại Việt là Đỗ-Vĩ tướng quân. Quân ta chiến đấu chống giặc Nguyên ở núi Khâu (hay Kheo) Cấp vẫn không phân thắng bại vì hai ải Khả-Ly và Nữ-Nhi đã thất thủ, vì vậy bắt buộc phải rút về cố thủ ải Chi Lăng (thuộc Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn).

Tại ải Chi Lăng mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng không thể nào đương cự được quân địch đông đảo gấp bội phần nên đành phải cấp tốc rút về trấn giữ bến Vạn Kiếp (tỉnh Hải Dương) là nơi Hưng Đạo Vương đặt tổng hành dinh điều khiển mặt trận miền Bắc (trước đây được đặt tại ải Nội Bàng).

Vào ngày 26 tháng chạp năm Giáp-thân (1284) giặc Nguyên tấn chiếm các ải Vĩnh-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược và Chi-Lăng. Trong đó Nội-Bàng là một chiến trường khá quan trọng cho vòng đai phòng thủ kinh thành Thăng Long.

Sau khi các phòng tuyến Vin-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược và Chi-Lăng lần lượt thất thủ sau 5 ngày tấn công của giặc, Vua Trần Nhân Tông đã phải thay đổi chiến lược chống giặc. .. chủ trương tác chiến ban đầu của vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo hình như là đưa quân lên chận giặc ngay tại những vùng địa đầu biên giới của tổ quốc theo chiến lược Lý Thường Kiệt đã làm hơn 200 năm trước»

Ngày 26 tháng Chạp năm 1284 giặc Nguyên tấn công vào ải Nội-Bàng cũng như các ải gần đó (Toàn Thư), còn trong An Nam Chí Lược ghi là 27 tháng Chạp. Quân ta đã rút khỏi các ải vừa bị thất thủ và lui về phòng tuyến Vạn Kiếp. Vào lúc này nhằm năm hết tết đến, vừa phải cấp tốc tổ chức lại sự chiến đấu cũng như chăm sóc cho những binh sĩ bị thương còn phải chuẩn bị đón chào năm mới Ất-Dậu, không khí thật tưng bừng phấn chấn nhất là khi Đức Hoàng Đế Trần nhắc nhở và cổ vũ tinh thần toàn quân sau một số thất lợi ban đầu bằng cách nói rằng «Hoan, Diễn do tồn thập vạn quân» nghĩa là ta còn đạo quân dự bị ở Hoan Diễn đến hơn trăm ngàn người.

Cũng cần biết thêm rằng từ khi chiến cuộc Nguyên Việt bùng nổ thì khắp nơi trong nước Việt đều treo bảng yết thị của triều đình với nghiêm lịnh không được đầu hàng kẻ thù, nghiêm lịnh đó nội dung như sau: «Phàm các quận huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì phải liều chết cố đánh; nếu không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ không đón hàng».

Ngày 9 tháng giêng năm Ất Dậu (1285) Đức vua Trần Nhân Tông thống lãnh 100 ngàn quân Đại Việt cả thủy và lục hai lộ quân ở tại phòng tuyến nơi sông Bình Than (hay Bài-Than theo An Nam Chí Lược của Lê Tắc) để chống lại sức tấn công vũ bảo của giặc Nguyên do các tên tướng Ô Mã Nhi, Chiêu-Thảo Nạp-Hải, Trấn-Vũ Tống-Lâm-Đức cầm đầu. Để tấn công vào phòng tuyến này của ta, chúng đã xử dụng những chiến thuyền tịch thu được ở trận Vạn Kiếp. Cũng tại đây vào tháng 10 năm 1283, Vua Trần Nhân Tông đã triệu tập các vương thân quốc thích để bàn phương sách chống giặc. Thì nay hơn một năm sau tại bến đò Bình Than vũng Trần Xá này đã diễn ra một trận kịch chiến long trời lở đất do đích thân ngài chỉ huy. Trận này xảy ra cho ta thấy rõ ràng hơn chiến lược chống giặc của vị lãnh đạo của chúng ta là «mềm nắm rắn buông» hay tháo lui chiến lược phòng thủ chiến lược và phản công chiến lược. Và hiện tại ta đang ở giữa giai đoạn một và hai.

Ngày 13 tháng giêng, Đức vua Trần cùng quân lính trấn thủ phòng tuyến sông Cái (trong sử gọi là sông Lô) chống trả các cuộc tấn công của quân Nguyên nhưng không thành công đành phải rút lui để lập phòng tuyến mới.

Đang lúc các trận giao tranh xảy ra ác liệt có Chi hậu cục Đỗ Khắc Chung bước ra tình nguyện mang thơ đi (mục đích do thám trại lính quân Nguyên), ông nói: «Thần hèn mọn bất tài, nhưng xin được đi». Đức vua khen ngợi: «Ngờ đâu trong đám ngựa xe kéo muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế».  

Ngày 14 tháng giêng (1285), quân ta lập các cứ điểm (gồm các sào lũy bằng gỗ) phòng ngự phía Nam sông Cái để chống giặc, ở đây mở màn cho trận đánh thành Thăng Long.

Thoát Hoan cùng quan hành tỉnh thân chinh đến phía Đông bờ sông Cái để tấn công quân nhà Trần. Nơi đây chúng tịch thu của quân ta được 20 chiến thuyền. Quân do Hưng Đạo Vương không đương cự nổi phải rút lui. Và quân Mông-cổ buộc bè làm cầu, sang bờ bắc sông Phú Lương. Vua Nhân Tông bố trí binh sĩ dựng gỗ dọc theo sông. Khi thấy quân Mông-cổ đến, quân ta nổ pháo và thách thức đánh nhau. Trận đánh tiếp diễn đến chiều, Nguyễn Phụng Ngự được sai đi thuyết khách yêu cầu Thoát Hoan rút lui. Dĩ nhiên quân mông-cổ làm sao chấp nhận được, chúng vẫn nhất quyết tấn công. Để  bảo toàn lực lượng vua Nhân Tông cùng binh sĩ Đại Việt rút khỏi thành Thăng-Long ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu (1285). Hôm sau, Thoát Hoan vào thành, đều thấy cung điện trống trơn, chỉ lưu lại chiếu sắc và mấy lá thư hành tỉnh, tất cả đều bị xé nát. Ở đây chúng ta thấy tài trí của vua Nhân Tông trong việc cầm chân kẻ thù để rút lui binh lính một cách an toàn nhất, ít bị hao binh tổn tướng.

Quân Nguyên vẫn tiếp tục truy sát quân ta để cố bắt cho được hai vị vua của ta.

Vua Nhân Tông rước Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đi Tam Trĩ Nguyên (là sông Ba Chế, ở huyện Ba Chế thuộc tỉnh Quảng Ninh), Thoát Hoan khi vào thành biết rằng nhà vua đã đi xa nên càng gấp rút đuổi theo.

Quân do thám Mông-cổ dò biết được nơi chốn đào tỵ của hai vua nên chúng chia hai đường do Tả thừa truy đuổi bằng đường thủy, Hữu thừa rượt theo bằng đường bộ. Đức Hoàng đế Trần bỏ đường thủy phò Thượng Hoàng đi bộ cùng với quân dân. Trong Cương Mục và Toàn Thư không thấy ghi cách tổ chức hành quân triệt thoái vào đời Trần ra sao, chắc hẳn là vô cùng gian nan và bức bách. Đoàn quân triệt thoái được an toàn đã chứng tỏ tài năng trời cho về quân sự của vua Trần Nhân Tông suy nghĩ trong việc sắp xếp một cách chu đáo cuộc triệt thoái này. Ngày nay nhiều nhà quân sự tiếng tăm trên thế giới cho rằng hành quân triệt thoái nó còn khó hơn cả khi tấn công vào đất địch vì đạo quân bị rơi vào thế thụ động vừa phải tìm cách bảo toàn lực lượng vừa lo chống đỡ kẻ thù truy kích, thì cách đây 720 năm về trước, một vị Hoàng đế người Việt Nam đã thành công trong việc chỉ huy đoàn quân triệt thoái giữa lúc đang bị kẻ thù xâm lăng truy đuổi gắt gao nhất. Người đó không ai khác hơn đó là Đức vua Trần Nhân Tông. Và đây là cuộc triệt thoái thứ hai và được tổ chức một cách chu toàn nên đã thành công.

Một trong những phòng tuyến xa bảo vệ Thiên Trường (Nam Định nơi đặt triều đình tạm của ta) là bãi Tha-Mạc (tức sông Thiên-Mạc ở bên sông Cái thuộc Hưng-Yên. An-Nam Chí-Lược gọi là ải Thiên-Hán), vị tướng trấn thủ phòng tuyến này là Bảo-Nghĩa-Hầu Trần Bình Trọng. Bãi Tha-Mạc bị chiếm, và ông bị giặc bắt nhưng nhất quyết không đầu hàng chẳng những như vậy còn hét vào mặt Thoát Hoan khi chúng chiêu hàng «Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm Vương đất Bắc» nên đã bị chúng giết.

II. Tổng phản công:

Sang tháng 5 vào ngày mùng 3 năm Ất Dậu (1285) Thượng hoàng Thánh Tông và Hoàng đế Nhân Tông từ Thanh Hóa tiến ra cùng thân chinh đánh chiếm lại Trường-Yên (hay Tràng An theo Việt Sử Tiêu Án), ở đây quân ta đã thắng lớn, bắt được vô số địch quân cũng như giết được nhiều quân giặc.

Về mặt trận Trường-Yên, Cương Mục ghi tiếp: «Về phần quân Nguyên: quân của Toa Đô và quân của Thoát Hoan đóng cách nhau đến hai trăm dặm, lúc Thoát Hoan phải rút lui quân, Toa Đô vẫn chưa biết, nên Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân từ đường biển ra đánh ở sông Thiên Mạc, định phối hợp với cánh quân Thoát Hoan để nương tựa lẫn nhau».

Tại mặt trận Trường-Yên do Thoát Hoan chống giữ. Thoát Hoan đã bị hai vua Trần thống lãnh quân sĩ đánh bại nên phải rút lui và cũng không kịp báo cho Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng biết vì chúng đóng quân cách nhau đến hai trăm dặm.

Tại mặt trận thành Thăng Long, An-Nam Chí-Lược ghi: «Ngày Đinh Sửu mồng 5 tháng 5, Giảo Kỳ cùng Vạn-Hộ phục binh đánh vào cung điện vua Trần, đánh tan rồi, đến sông Lư-giang hội họp với Trấn-Nam-Vương». Bên trong thành Thăng Long, quân ta truy đuổi gắt gao kẻ thù, Giảo-Kỳ và Vạn-Hộ rút lui sau chót (sau khi Thoát Hoan đã chạy) phải dùng kế mai phục chận đánh quân ta bằng nỏ mới thoát được khỏi sông Cái để họp với Thoát Hoan.

Sau khi Thăng Long đã sạch bóng quân thù, ngày 15 tháng 3 năm Ất Dậu (1285) hai vua đã về lại kinh thành trong tiếng khải hoàn và hai vị đã đi bái yết lăng tẩm của tổ tiên ở Long Hưng. Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khái làm một bài thơ bất hủ để đánh dấu cuộc chiến đấu vô cùng dũng liệt của mọi con dân Đại Việt đồng thời khuyến khích mọi người hãy cố gắng giữ gìn nền thái bình đã được đánh đổi bằng sinh mạng của cả dân tộc, nội dung như sau:

Đoạt sáu Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử Quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
Nghĩa
Chương Dương cướp dáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng giữ
Nước non ấy muôn đời.

III. Chiến Thắng Trên Sông Bạch Đằng:

Sau khi đuổi giặc xong, vua Trần Nhân Tông đã gấp rút tổ chức lại đất nước để đối phó với cuộc chiến mới có thể xảy ra từ triều đình Mông-cổ. Ngài đã phóng thích tất cả người Chiêm Thành bị quân ta bắt được lúc giao tranh với quân Nguyên. Phụng ngự Đặng Du Chi vâng mệnh vua đưa về Chiêm Thành Ba Lậu Ke, Na Liên cùng 30 người khác đi theo Toa Đô khi tên này tấn công nước láng giềng phương Nam của ta.

Tháng 8 mùa thu năm Ất Dậu (1285), thưởng cho những người có công đánh giặc Nguyên, và tùy theo cấp bậc mà phong cấp cao thấp khác nhau. Đồng thời Ngài đã trị tội những kẻ đã đầu hàng quân thù.

Tháng 9 năm Ất Dậu (1285), đổi niên hiệu là Trùng Hưng năm thứ nhất. Đức vua ra lịnh ân xá lớn cho trong cả nước. Ngày 12 gia tôn huy hiệu chi các vị tiên đế và tiên hậu.
Mùa đông tháng 10, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu định hộ khẩu trong cả nước. Các quan can gián: «dân vừa lao khổ, định hộ khẩu không phải cần thiết». Ngài nói: «Chỉ có thể định hộ khẩu trong lúc này, chẳng nên qua đó mà xem xét hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?»

Vua Mông-cổ rất tức giận khi thấy đoàn tinh binh của nhà Nguyên rút chạy về nước một cách hốt hoảng, quăng bỏ vũ khí, dày đạp lên nhau mà tháo chạy cố tìm lối thoát thân. Hốt-Tất-Liệt đã bãi lịnh tấn công Nhật Bản để tập trung toàn bộ lực lượng cho cuộc Nam chinh một lần nữa.

Ngày Ất Dậu, 28 tháng 10, năm Đinh Hợi (1287) quân Mông-cổ xâm lăng nước ta lần thứ ba, khi quân của Thoát Hoan đến huyện La-Tân. Ô Mã Nhi cùng Phàn Tiếp dẫn theo 18 ngàn người; các tướng Ô-Vị, Trương Ngọc và Lưu-Khuê cùng 3 vạn quân, 500 chiến thuyền, 70 thuyền vận tải lương thực khởi hành từ Khâm Châu. Như vậy, đạo quân xâm lăng của Thoát Hoan tấn công vào nước ta được ghi nhận thành ba hướng.

Thế giặc hung hãn không khác lần trước và quân Đại Việt áp chính chiến thuật Trì hoãn chiến để bảo tồn lực lượng. 

Thoát Hoa sau khi chiếm được Thăng Long, nhưng cũng như lần trước hắn không dám lấy đó làm đại bản doanh, mà vẫn xử dụng căn cứ Vạn Kiếp như là một tổng hành dinh điều khiển mọi hoạt động xâm lược nước ta. Hắn đang nóng lòng mong đợi thuyền lương tiếp viện từ bên Tàu sang, nhưng đâu biết rằng đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ đã bị Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đánh tan ở Vân Đồn. Túng thế chúng quyết định lui binh.

Dự đoán được sự lui binh của giặc, vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng thế trận trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn quân xâm lược.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi chỉ huy quân lính không rút về bằng đường biển mà xử dụng con sông Bạch Đằng để di chuyển, chúng lạc quan nghĩ rằng, đường biển đã bị chu-sư (hải quân) nhà Trần vây chặt còn đường sông thì ta không phòng hờ nếu chúng rút lui như thế và một nguyên do khác đó là, với con sông Bạch Đằng này chúng ta thể rút lui được là vì nó nối liền với nội địa Tàu bằng thủy lộ.

Theo kế hoạch đã bàn trước, quân dân ta dưới sự đốc thúc của Hưng Ðạo Vương đã chuẩn bị một trận địa mai phục kỹ càng trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của giặc Nguyên sẽ băng qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông (xem họa đồ hình thức bao vây quân giặc trên sông Bạch Ðằng) ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Chu-sư (thủy quân) của ta kín đáo mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi v.v…ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Ô Mã Nhi kéo vào. Cánh quân lớn của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẳn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km, theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

Nước sông này theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.

Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này ngày nay đã bị lấp) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên phía bắc Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long. Một khúc sông không dài quá 5 km mà có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Đó là hình thức của thượng lưu Bạch Đằng.

Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên nhánh phải (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.

Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp nối nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu …

Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Những ngọn núi chắn tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể nói đây là trận địa mai phục lý tưởng của quân ta. Thủy quân địch rút lui theo đường Bạch Đằng buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch thật hoàn chỉnh, ngoài việc dựa vào địa thế thiên nhiên hiểm yếu và lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên, Trần Quốc Tuấn còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: trước đây Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên.

Lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét. Những số liệu trên đây cũng cho ta thấy một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Ba cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.

Bãi cọc chính nằm ở cửa sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng ngày nay ta quen gọi là bãi cọc Yên Giang. Hàng cọc đóng ngang qua sông, theo hướng nam bắc. Hầu hết các cọc đều bằng kim hoặc gỗ cứng to và vững chắc có đường kính từ 20 cm đến 30 cm và dài từ 1,50 cm trở lên, phổ biến là 2 mét, những cọc trung bình từ 0,9 mét đến 1,2 mét. Phần cọc phía dưới được đẽo vát nhọn với độ dài 0,80 mét đến 1 mét. Đa số được cắm thẳng đứng, đóng sâu xuống đất đáy từ 1 mét đến 1,50 mét, giữa các hàng cọc có nhiều khúc gỗ nằm ngang, có lẽ là khúc gỗ cài để chận thuyền giặc.

Ngày 8 tháng 4 năm 1288, một đội thuyền của địch đi trước dò đường tiến theo sông Giá. Đến Trúc Động (Thụy Nguyên, Hải Phòng), đội thuyền này bị quân ta chận đánh phải rút lui. Nhiệm vụ của trận này là bịt đường sông Giá để bảo đảm bí mật cho trận địa mai phục và buộc toàn bộ đoàn thuyền của quân Mông-cổ phải hành quân theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng, nghĩa là phải dẫn quân vào trận địa do ta chọn sẵn. Gần đây phát giác được bãi cọc ở gần cửa sông Chanh và một số cọc bên tả ngạn sông Bạch Đằng phía dưới sông Chanh. Một số nhà nghiên cứu cho đó là di tích của bãi cọc trong trận Bạch Đằng năm 1288. Niên đại của bãi cọc đó đang được nghiên cứu để xác minh thêm.

Theo Toàn Thư «Sông Bạch Đằng từ sông Lục Đầu, tỉnh Bắc Ninh chia dòng chảy vào Hải Dương. Một nghành theo sông Mỹ, một nghành theo sông Cốc…». Địa Lý Chí của Nguyễn Trãi chép: «Sông Bạch Đằng biệt hiệu là sông Vân Cừ, rộng hơn hai dậm. Muôn sông đứng sắp, các nước giao dòng, sóng nổi lên trời! Cây tre rợp bãi! Thật là nơi hiểm yếu của đường biển» (bản dịch của Nhượng Tống).

Theo nghiên cứu địa lý thì sông Chanh, sông Kênh, sông Rút xưa kia là lạch thoát của nước sông Bạch Đằng. Hiện nay vùng này phù sa đang bồi thêm. Vì thế nên sông Kênh chảy qua vùng Đồng Cốc (thuộc Yên Hưng) đang bị lấp cạn, cửa sông hiện nay chỉ còn vết trũng sâu mà dân địa phương gọi là lũng Mắt Rồng sát bờ đê sông Bạch Đằng (Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I trang 239).

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra khiêu chiến, sau đó giả thua chạy vào sâu bên trong. Hắn trúng kế khích tướng nên thúc quân vận tải lương thực ra nghinh chiến, các tướng Phàn-Tham-Chính, Hoạch Phong cùng ra tiếp ứng. Khi thuyền giặc đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, nghĩa là thuyền của chúng đang đi trên những cọc gỗ mà quân ta cắm sẳn dưới lòng sông. Tướng quân Nguyễn Khoái (người tỉnh Đông, lập được công lớn trong những trận phá quân Nguyên sau này được phong tước Hầu và được ăn lộc một làng Khoái Lộ, ở phủ Khoái Châu bây giờ) dẫn các quân lính Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử giặc Mông-cổ tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong thời gian đó quân ta đợi cho thủy triều xuống mới trở đầu thuyền lại và tấn công thẳng vào đội hình của quân giặc.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông-Vân Trà và từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng. Với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ khác căng tay chèo thật nhanh ra sông và dựa vào Ghềnh Cốc lập thành một dãy thuyền chặn đầu thuyền địch trong thế chấn chiến hạm ở ngang sông. Trong lúc thủy chiến dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương). Cũng có nơi nói Đức Hoàng đế Trần đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) đã xông ra tấn công giặc theo kế hoạch đã dự trù trước. Trước đó, đạo quân của hai vua chỉ huy đóng ở vùng Hiệp Môn bên bờ sông Giáp (sông kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của giặc. Đạo quân của hai vua tấn công từ phía sau của quân giặc khiến chúng càng bị lúng túng và tổn thất rất nặng. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân khác của địch bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát. Nhưng vừa lên tới bờ chúng lại rơi vào ổ phục kích của quân ta, và một trận đánh ác liệt đã xảy ra. Trời về chiều khi chiến trường sắp kết thúc, cánh quân của Thoát Hoan đóng gần đó vẫn án binh bất động không tới tiếp ứng, hắn đã bỏ rơi Ô Mã Nhi cùng với thuộc hạ chống đỡ thụ động trước sự tấn công của quân ta và đạo quân này hoàn toàn bị quân ta tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dần, tức là từ sáng ròng rã kéo dài đến chiều.

Đặc điểm của sông Bạch Đằng là khi nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng khá lẹ. Cho nên khi nước rút quá lẹ như thế thuyền của giặc Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ cả, quân giặc chết đuối vô số kể, máu đã chan hòa cả dòng sông. Quân ta tịch thu được hơn 400 chiến thuyền, Tước Nội Linh Tự Đỗ Hành bắt sống được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc (Nhiều tài liệu khác ghi là Tích Lê Cơ hay Tích Lê Cơ Đại Vương. Viên tướng Mông-cổ này tên là Tích Lê Cơ, còn Vương là tước hiệu. Chữ Ngọc? chép lầm từ chữ chữ Vương? Chú thích Toàn Thư) và đem dâng cho Thượng hoàng Thánh Tông.

An-Nam Chí-Lược (sử của giặc Nguyên do phản thần triều đình nhà Trần ghi lại) có ghi các tướng Nguyên là Phàn Tiếp và Hoạch Phong đến tiếp ứng cho Ô Mã Nhi, nhưng không ghi rõ sống chết.

Tuy nhiên, trong Nguyên Sử có chép về Phàn Tiếp như sau (tờ 10 b 2-3): «Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chận. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết».

Chiến thắng Bạch Đằng có một ý nghĩa quan trọng đó là quân dân Đại Việt đánh tan toàn bộ đoàn quân triệt thoái của giặc triệt thoái bằng đường thủy do Ô Mã Nhi đích thân chỉ huy. Từ bấy lâu nay mỗi khi nhắc tới chiến thắng này chúng ta thường đề cập tới Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người đã có công tạo nên nó. Các quyển sử xưa như Cương Mục, Toàn Thơ thường nhắc tới người lãnh đạo tối cao của quân dân nhà Trần vào lúc đó là Đức Hoàng Đế Trần Nhân Tông (tức Hoàng đế Kim Phật) đã lãnh đạo thành công hai lần kháng Nguyên 1285 và 1288. Khi đề cập tới Hưng Đạo Vương về trận Bạch Đằng chúng ta cần đặc biệt nhắc tới Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông. Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông vừa là bậc lãnh đạo chính trị kiêm chỉ huy tối cao về quân sự (mặc dù Hưng Đạo Vương là Tiết chế được xem như là tổng tham mưu trưởng, nhưng Đức Hoàng đế Trần lại là vị tổng tư lịnh tối cao), và là người đã đề ra mọi đối sách từ ngoại giao đến quân sự nội trị với kết quả là Đại Việt đã thành công đánh bại giặc Nguyên qua hai cuộc xâm lăng của chúng.

Niên hiệu Trùng Hưng thứ 9 (1293) vua Nhân Tông truyền ngôi cho con là thái tử Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) rồi về ở Thiên Trường làm thái thượng hoàng 6 năm.

Xuất gia năm 1295, niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299), cho dựng thảo am ở ngọn Tử Tiêu, núi Yên Tử, lấy pháp danh là Hương Vân Ðại Ðầu Ðà, hiệu là Ðại Hương Hải Ấn Thiền Sư, và cho lập chùa Long Ðộng (ở bên núi) để độ tăng và thuyết giảng chánh pháp. Số người theo học đông đảo lên tới hàng ngàn học chúng từ các nơi tụ về. Vua Trần Anh Tông thấy ngài tu khổ hạnh, trèo đèo leo núi vất vả thường kiếm cớ ngăn trở, nhưng ngài cương quyết khước từ.

Năm 1299, vua Anh Tông sắc cho ấn hành quyển Phật Giáo Pháp Sự Ðạo Tràng Công Văn Nghi Thức để phổ biến trong khắp nước đánh dấu ngày thượng hoàng Nhân Tông xuất gia đầu Phật.

Niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304) lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Ðầu Ðà Ðiều Ngự Giác Hoàng rồi cùng đệ tử là tôn giả Pháp Loa và mười người đệ tử đi về khắp nẻo làng quê giảng pháp, hướng dẫn dân chúng làm lành lánh dữ tu theo mười điều thiện cũng như phá bỏ các nơi thờ cúng mê tín dị đoan (sách sử gọi là dâm từ). Sau đó Giác Hoàng trở về chùa Từ Nghiêm ở Linh Sơn mở khóa dạy thiền.

Ngài thị tịch vào mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), trụ thế 51 năm (công chúa Thiên Thụy cũng từ trần cùng một ngày) Tôn giả Pháp Loa rước pháp thể của Giác Hoàng lên dàn thiêu. Tương truyền: « khi đó có hương thơm tỏa ra và nghe thấy những tiếng nhạc ở trên trời, mây ngũ sắc tụ lại thành hình cái tàn để che nơi hỏa thiêu Giác Hoàng Trần Nhân Tông». Tôn giả Pháp Loa thu nhặt ngọc cốt: ngoài xương (ngọc cốt) còn thấy những xá lợi ngũ sắc. Tam Tổ Thực Lục ghi là sau khi hỏa thiêu có thu thập được 3000 xá lợi. Nhưng trong Tam Tổ Hành Trạng ghi là có hơn 1000 xá lợi. Sau khi đó vua Trần Anh Tông và triều đình đến núi Yên Tử để thọ tang đồng thời cũng đem long giá rước ngọc cốt về Ðức Lăng và xây tháp thờ ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, lấy tên là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Ðại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Ðầu Ðà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Ðiều Ngự Tổ Phật. Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục ghi thụy hiệu của ngài là Pháp Thiên Sùng Ðạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Huệ Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Minh Huệ Hiếu Hoàng Ðế. 

Những tác phẩm của Ngài còn lưu truyền gồm:

Chữ Tàu:
- Tăng Già Toái Sự.
- Thạch Thất Mị Ngữ.
- Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục.
- Trúc Lâm Hậu Lục.
- Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập.

Chữ Việt (Nôm)
- Cư Trần Lạc Ðạo Phú.
- Ðắc Thú Lâm Tuyền Thành Ðạo Ca.

Đức vua Trần Nhân Tông, Phật Hoàng Trần Nhân Tông (được người đời sau tôn xưng) vừa là một vị vua Phật, vừa là một vị tướng lớn cầm quân đánh giặc khi tuổi còn rất trẻ. Tài năng trời cho về mặt quân sự của Ngài được tôn xưng là bậc đứng đầu trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam trong một ngàn năm thứ hai. 

2/ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn  ( 興道大王陳國峻, 1232? - 1300)

là danh tướng thời nhà Trần, có công lớn ba lần phá tan quân Nguyên xâm lược 1257, 1285, 1288.

Được phong Quốc công, tiết chế thống lĩnh tất cả các sắc quân tháng 10 năm 1283.

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Hưng Đạo Vương thừa lịnh Đức vua Trần Nhân Tông điều khiển các sắc quân của vương hầu, mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông-bộ-đầu (tức bến sông Hồng phía trên cầu Long Biên gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) rồi chia quân trấn giữ Bình-Than cũng như các nơi trọng yếu. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phổ biến bài Hịch Chiến Sĩ đến toàn quân sĩ Đại Việt.

Sự bố trí lực lượng của quân đội Đại Việt được ghi nhận như sau:

Ở mặt Đông-Bắc quân ta trấn thủ Vĩnh Bình, Động Bàng, Nội Bàng, Vạn Kiếp, Bình Than, chỉ huy mặt trận này là Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo; đối phó với cánh quân Vân Nam ở phía Tây Bắc thì giao cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy; phía Nam kinh đô ta xây dựng một số địa điểm phòng thủ như Đà Mạc, A Lỗ và Đại Hoàng do Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng làm chỉ huy. Trên cùng, Tổng chỉ huy chiến trường là Đức Hoàng Đế Trần Nhân Tông.

Ngày 21 tháng 12 năm Giáp Tý (1284) quân Mông-cổ do Thoát Hoan cầm đầu đã tràn xuống tới biên giới của nước ta.

Quân Nguyên tấn công ải Chi Lăng mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng quân sĩ Đại Việt không thể nào đương cự được quân địch đông đảo gấp bội phần nên đành phải cấp tốc rút về trấn giữ bến Vạn Kiếp (tỉnh Hải Dương) là nơi Hưng Đạo Vương đặt tổng hành dinh điều khiển mặt trận miền Bắc (trước đây được đặt tại ải Nội Bàng).

Như khi Vua Nhân Tông nghe tin các ải Chi Lăng, Nội-Bàng bị thất thủ, quân ta lui về giữ bến Vạn Kiếp, Đức Hoàng đế Trần đã vội vàng di chuyển bằng thuyền nhẹ ra Hải Đông (chỉ chung vùng Hải Dương cũ nay thuộc tỉnh Hải Hưng và Hải Phòng hiện nay) để được biết thêm tin tức, do vì phải bôn ba vất vả đồng thời lo lắng cho quân tình nên ngài không kịp ăn sáng và lúc mặt trời đã về chiều thì có người lính tên là Trần Lai dâng cơm hẩm cho vua dùng. Ngài khen là người trung nghĩa và đã ban thưởng chức thượng phẩm, kiêm tiểu tư xã xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng.

Khi hội ngộ, đức ngài đã ra lịnh cho Hưng Đạo Vương điều động quân lính các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm (Vân Trà Ba Điểm là hai hương lộ thuộc Hải Đông bấy giờ. Hương Vân Trà hay Trà Hương là vùng Kim Thành, tỉnh Hải Hưng ngày nay), chọn những người dũng cảm làm tiên phong, vượt biển vào Nam để trợ chiến với quân bạn. Nhờ sự tăng viện kịp thời, tinh thần binh sĩ của ta mới được phấn chấn trở lại sau những thất bại liên tiếp ở các chiến dịch biên giới phía Bắc.

Vào ngày 26 tháng chạp năm Giáp-thân (1284) giặc Nguyên tấn chiếm các ải Vĩnh-Châu, Nội-Bàng, Thiết-Lược và Chi-Lăng. Trong đó Nội-Bàng là một chiến trường khá quan trọng cho vòng đai phòng thủ kinh thành Thăng Long.

Tại Nội-Bàng khi quân ta phải rút lui vội vàng thì Hưng Đạo Vương có hai gia tướng là Yết Kêu và Dã Tượng, Vương dự định di chuyển bằng đường núi, nhưng Dã Tượng nói rằng nếu Yết Kêu chưa gặp Vương thì ông ta nhất định không đưa thuyền rời bến. Hưng Đạo Vương vội đến bến đò Bãi, quả thấy chỉ còn độc nhất chiếc thuyền của Yết Kêu đang ở đó để chờ Vương tới cùng đi. Hưng Đạo Vương rất mừng và nói: «chim Hồng và chim Hộc bay được cao, tất phải nhờ có lông cánh mạnh, nếu không thì chả khác gì chim thường». Nói xong liền đi thuyền cùng với Yết Kêu và Dã Tượng về họp cùng quân lính các lộ trấn giữ Vạn Kiếp và Bắc Giang.

Ngày mồng 6 tháng Giêng năm 1285 quân Nguyên mở cuộc tấn công vào phòng tuyến Vạn Kiếp và núi Phả Lại (tức là núi ở xã Phả Lại, cạnh sông Lục Đầu, đối diện với thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng) của quân Đại Việt. Ở tại Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương đã đem chiến thuyền dàn trận cách sông Vạn Kiếp mười dặm mà theo Cương Mục gọi là trận «dực thủy». Dực thủy là hình thức dàn trận đánh trên sông sắp các chiến thuyền theo hình cánh chim sãi trên mặt nước. Hình thức này có lợi là các chiến thuyền có thể nương tựa và bảo vệ nhau trong lúc chiến đấu. Tuy nhiên nếu gặp cường địch, thế cùng phải thoái lui thì sẽ bị vướng víu khó lòng xoay trở kịp. Trong sách Trần Hưng Đạo của tác giả Hoàng Thúc Trâm thì ghi là «Dục thủy» tức là trận tắm nước.

Trận đánh tại đây xảy ra rất là cam go giữa ta và địch, chúng phải mất hơn 10 ngày mới phá vỡ được phòng tuyến này của ta. Dĩ nhiên con số thiệt hại nhân mạng giữa hai bên là không nhỏ, phía quân Nguyên có tướng vạn hộ Nghê Nhuận bị tử trận ở Lưu Thôn. Quân ta rút lui thêm một lần nữa trước sức công phá mãnh liệt của địch. Ngày 12 giặc Nguyên đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh (sau là Võ Giảng, nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), Đông Ngàn (tức là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Chúng đã sát hại rất nhiều binh sĩ của ta, nhất là những người có xâm hai chữ «sát thát». Thẳng đường giặc Nguyên chiếm luôn Đông Bộ Đầu và dựng một lá cờ lớn (lá cờ lớn không thấy trong các bộ sử nói là cờ gì, có lẽ là cờ của quân Nguyên).

Ngày 14 tháng giêng (1285), quân ta lập các cứ điểm (gồm các sào lũy bằng gỗ) phòng ngự phía Nam sông Cái để chống giặc, ở đây mở màn cho trận đánh thành Thăng Long.

Thoát Hoan cùng quan hành tỉnh thân chinh đến phía Đông bờ sông Cái để tấn công quân nhà Trần. Nơi đây chúng tịch thu của quân ta được 20 chiến thuyền. Quân do Hưng Đạo Vương không đương cự nổi phải rút lui.

Ngày 14 tháng giêng năm Dất Dậu (1285) là thời điểm kinh thành thất thủ.Tuy chiếm được Thăng Long nhưng Thoát Hoan e dè sợ lọt vào ổ phục kích của ta nên không dám đóng quân trong thành.

Sau ngày Thăng Long thất thủ quân Nguyên tăng cường sự có mặt ở những vùng chúng vừa chiếm đóng. Vạn Hộ Lý Bang Hiến và Lưu Thế Anh được lịnh từ Tàu đem quân vào nước ta lập những chốt kiểm soát. 30 dặm một trại, trại đây tức là nơi trung chuyển tin tức từ vùng này sang vùng khác, nó cũng là nơi các bưu tín viên (theo danh từ của ta gọi là lính thú đời xưa) dừng chân nghĩ ngơi và thay ngựa chạy. 60 dặm đặt một trạm, trạm đây có thể là đồn binh. Sự kiểm soát đã diễn ra rất gắt gao những vùng chúng chiếm đóng.

Một đạo quân khác của nhà Nguyên, do Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy từ Vân Nam tiến sang, vừa đến Thu Vật (Yên-Bình, Yên-Bái) thì bị đoàn quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật giữ mặt Yên-Bái chận đánh, nhưng vẫn không cản nổi địch, nên phải lui quân về giữ mạn hạ lưu sông Hồng.

Và ở bãi Tha-Mạc là nơi diễn ra trận chiến đầu tiên sau khi kinh thành Thăng Long thất thủ do các tướng nhà Nguyên Hữu Thừa Khoan Triệt, Vạn Hộ Mông Cổ Đãi và Bột La Hợp Đát Nhi dẫn quân bằng đường bộ và Lý tả thừa dẫn Ô Mã Nhi Bạt Đô bằng đường sông truy đuổi quan quân nhà Trần.

Ngày 28 tháng giêng, Hưng Đạo Vương tâu với nhà vua xin cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải chận đánh cánh quân của Toa Đô ở Nghệ An (cánh quân này được lịnh từ Chiêm Thành, tiến chiếm các châu lộ phía Nam của ta, rồi Bắc tiến, phối hợp với đạo quân của Thoát Hoan làm thành thế gọng kềm tiêu diệt quân đội nhà Trần).

Ngày 1 tháng 2, con thứ của Tỉnh Quốc Đại Vương Quốc Khang là thượng vị Chương Hiến Trần Kiện (Trần Kiện vốn có hiềm khích với hoàng tử Đức Việp. Khi giặc Nguyên xâm lăng, Kiện được lịnh trấn giữ Thanh Hóa) và thuộc hạ thân tín là Lê Tắc (hay Trắc) ra đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai quân lính đưa đám hàng binh này về Yên kinh (thủ phủ của nhà Nguyên). Dọc đường bị các vị tù trưởng ở Lạng Giang (tức Lạng Sơn ngày nay) là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh tập kích trại Ma Lục (ở Chi Lăng thuộc châu Lạng Giang thời đó, nay là tỉnh Lạng Sơn). Vị tướng của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô bắn tên giết được Trần Kiện. Lê Tắc phải đưa xác Kiện lên ngựa, chạy trốn trong đêm, được vài chục dặm tới Khâu Ôn và chôn tại đó.

Quân Toa Đô từ Chiêm Thành kéo về, cướp bóc ở dọc đường, trèo non xuống dốc ở khoảng châu Ô, châu Lý, châu Hoan, châu Ái, nay về trấn đóng ở Tây Kết.

Các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái được lịnh của Đức Hoàng đế Trần đem các binh sĩ tinh nhuệ vây đánh quân giặc ở bến Tây-Kết (ở ven sông Hồng, khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Ngày nay, thôn này cách sông Hồng 3 cây số, đất bãi (tức bãi Mạn-Trù, nay thuộc xã Tân Châu), nhưng xưa kia sông kề thôn).

Thừa thắng xông lên sau khi đã chiếm được bến Tây-Kết, các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đã thẳng đường tiến đánh Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử: ở bãi Hàm Tử, huyện Động Yên tỉnh Hưng Yên).

Như vậy là suốt trong tháng 4 sau khi lịnh tổng phản công được ban hành thì quân dân Đại Việt đã tái chiếm lại các cứ điểm đã bị mất trước đây. Đó là A-Lỗ, Tây-Kết, Hàm Tử Quan và nó đã mở rộng cửa cho đường về giải phóng Thăng Long.

Trận phản công diễn ra tại cứ điểm A-Lỗ hay Hải-Thị do Hưng Đạo Vương chỉ huy. Đây là một trận đánh lớn không kém phần gay go quyết liệt. Quân nhà Trần đã tấn công hai hướng An-Lỗ và Giang-Khẩu. Ở tại Giang-Khẩu dưới sự chỉ huy của Trung Thành Vương đã kịch chiến với tướng nhà Nguyên là Thiên Hộ Mã Vinh. Binh sĩ Nguyên bị quân ta sát hại rất nhiều phải tháo lui. Sau đó hai cánh quân thủy bộ của nhà Trần đã tập trung toàn bộ lực lượng đánh vào đại doanh của chúng. Đại doanh đây chính là kinh thành Thăng Long. Mặc dù quân giặc cố gắng chống trả, quân ta thiệt hại không ít, nhưng nhờ chiến lược «đánh cầm chừng» trước đây nên ta đã bảo toàn được lực lượng do đó ta có đủ lực lượng để bủa vây quân địch đến mấy lớp và viện quân được điều đến liên tục để dứt điểm chiến trường quan trọng này. Quân Mông-cổ vì bị vây hãm nhiều ngày, người ngựa thiệt hại, lương thực thiếu thốn, khí giới mất mát, không có viện binh cũng chẳng có khí cụ thay thế nên chúng buộc phải rút bỏ thành Thăng Long. Trận đánh từ A-Lỗ qua Giang-Khẩu đến Thăng Long ắt hẳn phải kéo dài đến cả tháng trời từ đầu tháng 4 cho đến thượng tuần tháng 5 mới hoàn tất.

Trong chiến dịch tổng phản công tái chiếm kinh thành Thăng-Long quân đội nhà Trần được tổ chức làm hai cánh quân:

Cánh quân thứ nhất do Thượng tướng Trần Quang Khải cùng chư vị tướng lãnh như Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Trần thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền thống lãnh quân lính rầm rộ tiến về Thăng-Long sau chiến thắng Chương Dương Tử; 

Cánh quân thứ hai do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung cầm đầu. 

Ngày 15 tháng 3 năm Ất Dậu (1285) Thăng Long đã sạch bóng quân thù.

Ngày Ất Dậu, 28 tháng 10, năm Đinh Hợi (1287) quân Mông-cổ xâm lăng nước ta lần thứ ba, khi quân của Thoát Hoan đến huyện La-Tân. Ô Mã Nhi cùng Phàn Tiếp dẫn theo 18 ngàn người; các tướng Ô-Vị, Trương Ngọc và Lưu-Khuê cùng 3 vạn quân, 500 chiến thuyền, 70 thuyền vận tải lương thực khởi hành từ Khâm Châu. Như vậy, đạo quân xâm lăng của Thoát Hoan tấn công vào nước ta được ghi nhận thành ba hướng.

Thoát Hoa sau khi chiếm được Thăng Long, nhưng cũng như lần trước hắn không dám lấy đó làm đại bản doanh, mà vẫn xử dụng căn cứ Vạn Kiếp như là một tổng hành dinh điều khiển mọi hoạt động xâm lược nước ta. Hắn đang nóng lòng mong đợi thuyền lương tiếp viện từ bên Tàu sang, nhưng đâu biết rằng đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ đã bị Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đánh tan ở Vân Đồn. Túng thế chúng quyết định lui binh.

Dự đoán được sự lui binh của giặc, vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng thế trận trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn quân xâm lược.

Hưng Đạo Vương đã cùng với Hai Vua đánh tan toàn bộ quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288. Đây là một chiến tích lẫy lừng thiên niên kỷ.

Ông còn là tác giả bộ Binh Thư Yếu Lược (hay Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược) và Vạn Kiếp Tông Bí  Truyền Thư (đã thất lạc). Ngài được dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên gọi là Đức Thánh Trần. Ngài còn được tín ngưỡng là một trong những vị thánh của dòng Đạo Nội là một Đạo giáo dân tộc.

Trong dân gian có câu

Tháng tám giỗ cha
Tháng ba giỗ mẹ.

Cha đây là Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại vương, còn Mẹ là Tiên chúa Liễu Hạnh.

Tài dụng binh như thần của Hưng Đạo Vương cũng như đức độ sáng ngời của ngài, là bậc đứng thứ hai trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam. 

3/ Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ

I/ Bối Cảnh Xảy Ra Trận Chiến Việt Thanh:

Nguyễn Huệ (阮惠; 17531792), một danh hiệu khác là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (trị vì từ năm 1788 tới năm 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Huệ tên thật là Thơm. Nguyên dòng dõi của Hồ Quý Ly: Sách sử nhà Tây Sơn chép rằng: tổ bốn đời của ông là người huyện Hưng Nguyễn, trấn Nghệ An. Vào khoảng năm 1653-1657, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn chiếm được bảy huyện trấn Nghệ An, di dân vào Nam. Tổ bốn đời của ông cũng ở trong số di dân này.

Tổ bốn đời của ông lập nghiệp tại ấp Tây Sơn, thôn Cựu An thuộc phủ Hoài Nhơn, riêng thân sinh ông là cụ Hồ Phi Phúc dời ra cư ngụ tại ấp Kiện Thành, huyện Tuy Viễn ( nay là thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định). Trong nhà có 3 anh em trai. Nguyễn Nhạc là anh cả, Nguyễn Lữ là anh thứ và Nguyễn Huệ là em út. Có lúc Nguyễn Huệ còn đổi tên là Nguyễn Quang Bình.

Thời Chúa Nguyễn Định Vương, quyền thần Trương Phúc Loan ỷ thế, tham tàn bạo ngược khiến sinh linh vô cùng ta thán. Năm 1771, từ vùng đất Quy Nhơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ nổi lên lấy Tây Sơn làm căn cứ, chiêu nạp kẻ sĩ chống lại tham quan khiến người rủ nhau theo về ngày càng đông đảo.

Lấy danh nghĩa diệt trừ kẻ bạo ngược Trương Phúc Loan, ba ông cùng nhau lập mưu chiếm thành Quy Nhơn vào năm 1773. Thanh thế của ba ông càng ngày càng lừng lẫy, còn chúa Nguyễn ngày càng một nhu nhược đi. Do đó Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận và tận vùng Gia Định lần lượt lọt vào tay của nhà Tây Sơn một cách dễ dàng.

Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng Vương, lấy thành Chà Bàn làm kinh đô, Nguyễn Lữ được phong làm Thiếu Phó, còn Nguyễn Huệ là Phụ Chính. Năm 1777 (Đinh Dậu) Nguyễn Lữ đem quân vào Gia Định tiêu diệt hậu duệ của Chúa Nguyễn. Một điều không may là Nguyễn Phúc Ánh lúc ấy mới 17 tuổi đã nhanh chân tẩu thoát được.

Năm 1778 (Mậu Tuất) Nguyễn Nhạc xưng Thái Đức hoàng đế và phong Nguyễn Huệ làm Long Nhượng tướng quân.

Năm 1784 Nguyễn Phúc Ánh trốn từ đảo Phú Quốc sang Xiêm La cầu cứu và được vua Xiêm phái 3 vạn quân kéo sang nước ta. Khi đó ở Quay Nhơn, Nguyễn Huệ hay tin mang quân cấp tốc vào Gia Định để ngăn chận. Và ông đã đánh tan 3 vạn quân Xiêm ở Xoài Mút, Rạch Gầm (thuộc tỉnh Định Tường). Còn lại vài ngàn quân rút chạy hoảng loạn về nước.

Trong khi đó tại Bắc Hà, Trịnh Sâm phế con trưởng, lập con thứ là Trịnh Cán. Tháng 10/1782 (Nhâm Dần) Trịnh Sâm băng hà, Trịnh Cán bị lính Tam Phủ đảo chánh và đưa Trịnh Khải lên ngôi. Ỷ lập công với Chúa Trịnh, lính Tam Phủ hết sức lộng hành từ trong triều đình cho đến ngoài dân gian khiến dân tình ta thán vô cùng.

Nhân cơ hội này, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm làm tả Đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu Đô đốc, thống lĩnh thủy lục quân vượt đèo Hải Vân tiến đánh Bắc hà. Và lần lượt các thành Thuận Hóa, Nam Sơn đều lọt vào tay quân Tây Sơn. Tại thành Nam Sơn, Nguyễn Huệ ra bố cáo cùng thiên hạ Diệt Trịnh Phù Lê vào năm 1786 (nhằm ngày 24/06 năm Bính Ngọ). Ngày 26/6, Trịnh Khải bỏ thành Thăng Long chạy trốn nhưng bị dân chúng bắt ở làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên và giao nộp cho Nguyễn Huệ. Trên đường giải giao, Trịnh Khải đâm cổ tự tử.

Nguyễn Huệ tiến vào Thăng Long, phủ dụ dân chúng, quân nhà Tây Sơn kỷ luật nghiêm minh không hề đụng chạm đến của cải dân chúng. Vua Lê Hiển Tông phong cho ông là Nguyên Súy Dực Chính Phủ Vận Uy Quốc Công và gả Ngọc Hân công chúa là con gái thứ 21 của vua.

Vua Lê Hiển Tông băng hà, thái tử Lê Duy Kỳ nối ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống. Nguyễn Huệ thu quân về Quảng Nam và hữu Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh được cử ở lại Bắc Hà phụ giúp vua Lê.

Về đến phương Nam, vua Thái Đức phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, đóng ở Gia Định; Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương đóng ở Quảng Nam. Cùng năm ấy 1787 (Đinh Mùi) Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản ở Bắc Hà, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra giải quyết. Lê Chiêu Thống dẫn cả hoàng gia chạy lên Cao Bằng lánh nạn.

II/ Phá tan 30 vạn quân Thanh:

Sau khi trừ xong Nguyễn Hữu Chỉnh thì Vũ Văn Nhậm lại sinh ra cao ngạo chuyên quyền. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lại thân chinh ra Thăng Long và sau 10 ngày đã giải quyết được mồng móng chuyên quyền này. Còn Lê Chiêu Thống hoảng sợ chạy sang Tàu cầu cứu và vua Càn Long phái Tôn Sĩ Nghị đem 30 vạn quân Thanh xâm lăng nước ta dưới danh nghĩa là phò vua Lê.

Thế giặc như vỡ bờ, tướng Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhậm tạm thời rút về đèo Tam Điệp (tỉnh Thanh Hóa), rồi sai người cấp báo về Phú Xuân. Để chính danh trong việc chống giặc, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung nhằm ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788).

Ngày 20 tháng 12 năm 1788, toàn bộ quân lực của Quang Trung hoàng đế đã ra tới đèo Tam Điệp.Tại đây ngài ra lịnh cho quân lính ăn tết trước 10 ngày đợi đến đêm trừ tịch ra quân diệt giặc và hẹn ngày mồng 7 tết mở tiệc khao quân. Đúng đêm trừ tịch quân ta ào ạt Bắc tiến.

Thành Hà Hồi bị quân ta hạ nửa đêm mồng 3 tết; thành Ngọc Hồi sáng mùng 5 tết. Đây là trận chiến khốc liệt nhất. Giặc tàu trong thành bắn tên ra như mưa. Vua Quang Trung cởi voi đốc chiến. Quân Tây Sơn liều chết hàng hàng lớp lớp tiến lên. Thành vỡ quân ta tràn vào, xác giặc phơi thây ngập đồng, đề đốc Hứa Thế Thanh (quân Thanh) tử trận, Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị ở Thăng long hay tin nửa đêm bỏ chạy bỏ cả ấn tín, quân Thanh nhốn nháo tìm đường chạy trốn làm sập cầu phao bắc qua sông Nhị Hà rớt xuống sông chết vô số kể.

Trưa mùng 5 tết Quang Trung hoàng đế thúc voi vào thành Thăng Long, chiến bào còn nhuộm nùi thuốc súng cùng quân sĩ mở tiệc ăn mừng. Như vậy chỉ trong vòng 5 ngày ngắn ngủi quân ta đại phá 30 vạn quân nhà Thanh không còn manh giáp.

Phá xong quân Thanh, một mặt vua Quang Trung sai sứ sang Tàu ngỏ ý cầu hòa, mặt khác chuẩn bị binh mã Bắc phạt, lấy lại hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây để mở mang bờ cõi.

Mộng lớn chưa thành nhà vua đã cởi hạc quy tiên sau cơn bạo bịnh vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), hưởng dương được 40 tuổi.

Sau khi Quang Trung hoàng đế băng hà, Nguyễn Phúc Ánh mượn sức người Pháp chiếm lại lãnh thổ, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Và đó cũng là nguyên nhân đất nước ta chìm đắm trong họa thực dân Pháp sau đó một thế kỷ kể từ hòa ước Patenôtre ( hòa ước Giáp Thân) ký vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 giữa quan Đại phu Phạm Thuận Dật và Patenôtre. Rồi họa cộng sản sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

III/ Phần Kết Luận:

Hằng năm tại chùa Đồng Quang (Đống Đa) có mở hội gọi là ngày Giỗ Trận Đống Đa. Một phần dân chúng tại đây muốn kỷ niệm chiến thắng lịch sử của dân tộc, phần khác muốn siêu độ vong linh của chiến sĩ Tây Sơn và hơn 20 vạn quân Thanh đã tử trận tại đây vào đầu năm Kỷ Dậu 1789. Đó là lý do tại sao những thế hệ người Việt Nam sau này gọi là Tết Đống Đa hay Giỗ trận Đống Đa và chữ Giỗ ở đây cần nên hiểu theo ý nghĩa tích cực chứ không phải là một dịp kỷ niệm người chết theo ý nghĩa thông thường.

Tích cực đó là phát huy nhân đức của tiền nhân đã dầy công dựng nước và giữ nước từ đó làm cho đất nước được thăng hoa hãnh diện ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại. Nhưng tiếc rằng thực tế của đất nước Việt Nam sau hơn 200 năm chiến thắng Đống Đa nghiêng trời lệch đất của Quang Trung Hoàng Đế đã khiến người dân Việt hậu duệ của ngài phải cúi đầu hổ thẹn.

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau khi ngài băng hà, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Diệt Tây Sơn, nhà Nguyễn đã thừa hưởng được những thành quả của phong trào Tây Sơn - với đóng góp to lớn của Nguyễn Huệ - trong việc thống nhất đất nước.

Những cải cách lớn lao của Quang Trung Hoàng Đế :

A/ Thu hút nhân tài:

Trong Chiếu cầu hiền có đoạn:

"Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".

Các cựu thần nhà Lê trước đây, tiêu biểu là các tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch... đã ra giúp nhà Tây Sơn. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp sau nhiều lần thoái thác, cuối cùng cũng nhận lời xuống núi giúp vua Quang Trung.

B/ Giáo dục:

Quang Trung bỏ Hán ngữ như là ngôn ngữ chính thức trong các văn bản của quốc gia. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Việt và được viết trong các văn kiện hành chính bằng hệ thống chữ Nôm.[56] Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Ngài còn chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.[56]

Theo sách Tây Sơn lược thuật, ông chọn một quan văn “5 ngày một lần vào cấm cung để giảng giải kinh sách”.[56] Ngoài ra, vua Quang Trung quan tâm đưa việc học đến tận thôn xã. Trong “Chiếu lập học” ông lệnh cho các xã::[56]“Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò”.

C/ Tôn giáo:

Quang Trung có một chính sách tôn giáo rất tự do và rộng rãi: dù là người đề cao Nho giáo nhưng ông vẫn bảo đảm hoạt động cho các tôn giáo khác như Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Về Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ tự do hoạt động, truyền đạo, xây dựng nhà thờ. Nhưng đồng thời ông cũng thi hành chính sách bài trừ mê tín dị đoan rất mạnh, chấn chỉnh lại việc tu hành: nhiều chùa ở các làng có mà người tu hành lạm dụng để truyền bá mê tín dị đoan bị đập bỏ để xây duy nhất một ngôi chùa ở huyện cấp trên, đồng thời những người tu hành không đạo đức, những kẻ lưu manh, lười biếng đều phải hoàn tục.

Đức Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ là bậc thứ ba trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam của một ngàn năm thứ hai.

4/ Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu

Nguyên Thiếu tướng tư lịnh phó Quân đoàn III - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - sau khi bị ám sát chết ngày 08/04/1975 tại văn phòng Tư lịnh phó Quân đoàn, 10/4/1975 ông được truy thăng Trung Tướng (*).

Thân phụ của Tướng Hiếu là ông Nguyễn Văn Hướng sinh ngày 26/9/1903 và Tướng Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 23/6/1929 tại Thiên Tân, Trung Hoa!

Đến tháng 5 năm 1949, Tướng Hiếu hồi hương cùng thân phụ và theo học Khóa 3 (khóa Trần Hưng Đạo) trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt và mãn khóa ngày 1/7/1951.

Ông thông thạo nhiều sinh ngữ quan trọng như Anh, Pháp, Đức và Quan Thoại.

Sau khi tốt nghiệp, được cử về phục vụ tại Phòng 3 Tổng Tham Mưu, Chợ Quán.

Ngày 15/8/1957 với cấp bậc Thiếu Tá, ra làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Huế.

Đi học Khóa Chỉ Huy và Tham mưu Cao cấp ở Ft Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp ngày 10/5/1963.

1/6/1963 được thăng Trung Tá và làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 dưới quyền của Đại Tá Nguyễn Cao Trí.

- Sĩ Quan Tham Mưu (7/1953- Đại tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I 11/11/1963; 12/1963-09/1964; Tham Mưu Trưởng quân đoàn II 24/10/1964-06/1966)

- Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (11/1963-12/1963)

- 1/11/1967 được thăng Chuẩn Tướng và ngày 1.11.1968 được thăng Thiếu Tướng.

- Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh (07/9/1964-10/1964; 23/6/1966-8/1969)

- Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (14/8/1969-6/1971)

Ông là một trong những vị Tướng được thăng cấp cao trong quân đội là nhờ tài năng tham mưu thiên phú từ cấp cơ bản và từ đơn vị nhỏ đi dần lên.

Tướng Hiếu còn một khả năng thiên phú quân sự khác đó là phối hợp bộ binh thiết giáp. Phương thức phối hợp không thua gì tướng George S. Patton của Quân đội Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai.

Là người có cuộc sống đơn giản thanh bạch, không khoa trương ồn ào, điềm tĩnh và khiêm nhường trong bóng tối, đã là một cặp chiến tướng kiệt xuất cùng với Tướng Đỗ Cao Trí hết sức hiểu ý nhau trong binh ngũ. Cả hai vị Tướng đều tương kính nhau và đã đưa quân lực Việt Nam Cộng Hòa gặt hái nhiều chiến công vang dội.

Sở trường của Thiếu Tướng Hiếu là chiến thuật nhử địch lộ diện để tiêu diệt. Nổi bật là cuộc hành quân Snoul, 1971 ở Cao Miên. Nhưng chiến thuật dụ địch tuyệt vời này lại không thành công vì thượng cấp của ông là Tướng Minh thay đổi ý kiến vào phút chót.

Đại để là cuộc hành quân Toàn Thắng 02/71 sẽ được tổ chức từ tháng 3/1971 đến tháng 6/1971, Thiếu Tướng Hiếu sẽ dùng Trung Đoàn 8 Bộ Binh của Sư đoàn 5 Bộ Binh nhử địch trong khu vực Snoul. Nếu Sư Đoàn 5 Bắc Việt chấp nhận giao tranh và tung các Trung Đoàn 174 và 275 đánh Trung Đoàn 8, Quân Đoàn III sẽ sử dụng lập tức từ một đến ba sư đoàn bao vây tiêu diệt Sư Đoàn 5 Việt cộng.

Tướng Đỗ Cao Trí có đề nghị Bộ tổng tham mưu cử Tướng Hiếu làm tư lịnh Quân đoàn III thay thế ông, nhưng không được chấp nhận. Và  khi ông rời QĐ III nhậm chức Tư lịnh QĐ I thì tử nạn trực thăng.

Tướng Nguyễn Văn Minh được đề cử thay thế. Tướng Minh là Tướng văn phòng không phải tướng trận mạc, nên không mặn mà với kế hoạch dụ địch trước đó. Chiến thuật dụ địch không thay đổi, chỉ thay đổi ở chỗ dùng B52 diệt địch quân (áp lực của cố  vấn Mỹ) thay vì dùng ba sư đoàn bộ  binh để  diệt địch. Thiếu Tướng Hiếu lưu ý Tướng Minh, rằng dùng B52 rải bom không những giết chết binh sĩ việt cộng mà còn tàn sát luôn Trung Đoàn 8 VNCH, như vậy cái giá của chiến thắng là sinh mạng của hàng ngàn chiến sĩ Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Đánh giặc theo kiểu giết người hàng loạt như vậy thì quá dễ, ngây ngô và vô nhân đạo quá.  Chính vì lòng NHÂN đối với binh sĩ dưới quyền mà Tướng Hiếu đã cưỡng lịnh cấp trên rồi bị trừng phạt.

- Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 (6/1971-2/1972)

- Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng (2/1972-12/1973)

- Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 (29/10/1973-08/4/1975)

Các Chiến Công hiển hách của Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu gồm:

- Quyết Thắng 202 (Đỗ Xá), 1964
- Pleime, 1965
- Thần Phong II, 1965
- Liên Kết 66
- Đại Bàng 800, 1967
- Toàn Thắng 46, 5-1970
- Toàn Thắng 8/B/5 , 10-1970
- Toàn Thắng TT02, Snoul 1971
- Svay Riêng, 1974
- Phụ tá đặc trách ủy ban chống tham nhũng, 2-1972-10-1973.

Được đặc phái điều tra những vụ án tham nhũng lớn có liên quan đến quân đội, để rồi bị ám sát ngay tại văn phóng Tư lịnh phó, đây là một điều đáng tiếc cho đất nước và tộc Việt.

Ngoài ra, còn một sự kiện khác rất quan trọng đó là, khi còn sinh tiền, Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu đã bằng mọi cách truy tìm lá mật thư của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon gởi cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Nội dung là Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa bằng những hành động quân sự kịp thời và hiệu quả nếu Cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris ký vào ngày 27/01/1973. Cái chết đột ngột của ông có phải là do sự truy tìm lá thư đó hay không?

Tài trí, đức độ cũng như nghệ thuật điều binh, Trung tướng, Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu là bậc thứ tư trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam của một ngàn năm thứ hai.

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo tháng 03/2010, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 02/2011, 04/2012.

Tham khảo:

- Đức Vua Trần Nhân Tông - Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo
- Trang nhà Nguyễn Tín
- Wikipedia

Bài viết liên quan: 

- Bản Lên Tiếng Thứ 39_Tưởng Niệm 39 Năm Quốc Hận Vinh-Danh Đại Tướng Nguyễn-văn-Hiếu Thiên-Tài Quân-Sự Việt-Nam - http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_nvpl_blt-thu-39-tuong-niem-30-04_tuong-niem-trung-tuong-nguyen-van-hieu.htm

- Bản Lên Tiếng Thứ 39_Đại Tướng Nguyễn-văn-Hiếu: Số Phận Nghiệt Ngã Của Một Người Chiến Sĩ Quốc Gia Chân Chính - http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_blt-thu-39-dai-tuong-nguyen-van-hieu-so-phan-nghiet-nga-cua-nguoi-chien-si-quoc-gia-chan-chinh.htm

Vua Trần-nhân-Tông @ Thư Viện Bồ Đề Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site