lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Hội Sử-Học Việt-Nam
Vietnamese historical Association
Websites : http://truclamyentu.info; http://quansuvn.info
Email: truclamyentu1@truclamyentu.info

Đề Cử Ứng Viên Thứ Ba Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn-Hữu-Cầu

nguyễn hữu cầu

Người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

1. Tóm tắt tiểu sử người hoặc tổ chức được đề cử:

Anh Nguyễn Hữu Cầu sinh quán, trú quán Kiên Giang. Nguyên cựu đại úy Địa phương quân, quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.  Nếu tính luôn cả 6 năm gọi là tập trung học tập cải tạo, cho tới giờ anh Cầu phải trải qua cảnh tù đày hơn 36 năm. Bút danh của anh là Nguyễn Tú Sĩ.

2. Quá trình hoạt động có liên quan đến nhân quyền Việt Nam:  (Các công tác đã thực hiện, tác phẩm đã phổ biến, gian khổ đã chịu đựng, thành tích được tuyên dương...)

Sau khi bị tù cải tạo hơn 6 năm, anh Nguyễn Hữu Cầu được thả về vào cuối năm 1981.

Là người có thiên khiếu về âm nhạc, thi ca, nên anh Cầu đã sáng tác được rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Một trong những lý do bị bắt vì những sáng tác cũng có một phần, nhưng điều nghiêm trọng là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là anh Cầu đã thu lượm rất nhiều bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các viên chức cộng sản tỉnh Kiên Giang” bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên cán bộ hãm hiếp. Bản tố giác của anh Cầu còn nêu rõ các tên quan này “phạm tội giết người bịt miệng, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”.

Trong số các quan chức bị anh Cầu tố cáo khi đó là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Sau vài tháng bị bắt điều tra, anh Cầu bị đem ra xử vội vàng và kết án tử hình với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh Đức, đảng viên Đảng Vì Dân là ký giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự phiên tòa, thì nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do anh Cầu kháng án, nên vụ án được xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Phiên tòa phúc thẩm chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi một việc là “giảm” từ tử hình xuống còn chung thân. Trước ngày xử của phiên tòa này, chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc nói chuyện riêng với anh Cầu, yêu cầu anh không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: anh Cầu đã bị lừa và vẫn bị xử tù chung thân.

Anh Cầu bị khép với những tội danh vu khống đã đành, nhưng cái bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra chứa đựng toàn những điều bịa đặt, dựa vào nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” để phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

Là tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70 và đầu 80, các viên chức tỉnh Kiên Giang đã một thời nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội đồng thuyền” đã quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào những năm đầu của thập niên 80, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa vị tỉnh ủy viên của mình, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị gạt ra ngoài lề.

Tưởng cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm đó, nay đã ngoi lên đến trung ương là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người một thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đã leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính trị.

Bị oan ức nên anh Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà anh Cầu nhờ anh Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 mà anh Cầu đã liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Các Đơn tố cáo:

Tình trạng sức khỏe: hai người con là Nguyễn Thị Anh Thư và Trần Ngọc Bích (*) đã đến khu tù biệt giam chính trị thuộc phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai ngày 08/10/2010 để thăm cha là cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu, người đã bị chính quyền CSVN giam cầm suốt 34 năm 4 tháng qua nhiều nhà tù từ miền Tây cho đến khám lớn Chí Hòa và hiện tại là ở trại giam này.

Họ đã không thể nào cầm được nước mắt, không thể nói nên lời khi găp lại người cha trong lần này, bởi so với lần thăm nuôi trước vào đầu tháng 6 tức là cách đây tròn hai tháng thì thể trạng của người tù thế kỷ này đã hoàn toàn thay đổi: Hiện nay thể trạng  của cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu bị suy kiệt nghiêm trọng, mặt mày hốc hác vô hồn, thân hình gầy guộc chỉ còn da bọc xương, cả hai mắt đã hoàn toàn không còn nhìn thấy gì nữa, thính lực cũng giảm đến 98 phần trăm, phải kề sát vào tai để nói, thì anh Nguyễn Hữu Cầu mới có thể nghe được.

Sáng thứ bảy, ngày 30/07/2011, cô Nguyễn thị Anh Thư từ Sài Gòn cùng với dân oan Lê Kim Thu đến trại tù Xuân Lộc để thăm người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.

Tới nơi chỉ được thăm hỏi và trao đổi với nhau qua vài câu nói ngắn ngủi:

(1). Ở ngoài làm gì được thì làm cho Ba; (2). Tuần rồi có 5 an ninh vào nói với Ba là con gái của ông lên đài nói cho mấy ngàn người nghe. (3) Các tổ chức có máu mặt bên ngoài lên tiếng cho ông. Anh Thư trả lời là những gì con nói là sự thật của Ba, con không nói sai, con không sợ. Vừa nói đến đây thì tên công an canh giữ đã yêu cầu Ba đi vào. Công an nói thôi Chú vào đi, chuẩn bị tí nữa Trung Ương xuống gặp Chú. Ngập ngừng, qua lại chỉ trọn vẹn khoảng 5 phút, Ba rất bực mình, bất mãn, đấm xuống bàn và hét to “Một hai tháng con tôi mới đi thăm 1 lần tại sao cho gặp được mấy phút! Có chế độ nào như chế độ này không hả!”.

Chỉ vì có trong tay rất nhiều thông tin, cho nên anh Cầu luôn bị tay chân đàn em của các tên cán bộ này tìm cách ám hại trong tù. Ngoài ra, việc anh Cầu còn được Linh Mục Nguyễn Công Đoan (giám đốc Dòng Tên) rửa tội trong tù, để trở thành một Kitô Hữu, cũng là một lý do để đám cai tù thù ghét, không cứu xét ân xá cho anh.

Được biết, anh Cầu bị cận nặng, cho nên cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù cộng thêm 3 năm biệt giam đã khiến cho đôi mắt của anh kéo màng gần như bị mù. Một lần bị bệnh nặng được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vào năm 2007, câu chuyện tù nghiệt ngã của anh đã khiến một vị bác sĩ cảm động, nên tìm cách chữa trị. Nhưng cai tù biết được bèn đưa anh trở về trại ngay, cho nên vị bác sĩ nọ chỉ có được thời gian chữa trị giúp tăng thị lực cho một con mắt.

Ngoài ra, theo thông tin từ những tù nhân vừa mới ra tù gần đây cho biết, truớc Tết năm 2010, ban giám thị trại tù đã gọi anh Cầu lên và khuyên anh làm đơn xin đặc xá trong dịp Tết nhưng anh Cầu đã khẳng khái từ chối bởi lẽ anh cho rằng, làm như vậy tức là thừa nhận mình phạm tội, phủ nhận tất cả những chứng cứ tội ác của các quan đứng đầu tỉnh Kiên Giang mà anh đã bỏ công thu thập trước đây, phản bội lại các nhân chứng và chính bản thân mình.

Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt cộng tìm cách giết lần, giết mòn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù hình sự nhiễm bệnh.

Một trong những người tù chính trị cũng từng ở tù chung, rất cảm thông cho tình cảnh cũng như quan tâm đến sức khỏe hiện giờ của ông Nguyễn Hữu Cầu là anh Nguyễn Bắc Truyển. Anh Bắc Truyển cho biết:

“Quan tâm đầu tiên của tôi là hiện nay tôi cũng như cháu Anh Thư và các anh em đang làm là làm sao cho anh Cầu được thoát khỏi trại giam trong năm nay.

Nhân dịp Giáng sinh năm 2008, người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác bản nhạc Noël Hòa Bình.

Bản viết tay:

Bản đánh máy:

(*) Người con trai của anh Cầu tên Trần Ngọc Bích mang họ của cha dượng

3.  Tên và địa chỉ những người mà Ban Xét Giải có thể liên lạc để biết thêm chi tiết về người được đề cử nếu cần: 

Hai người con là Nguyễn Thị Anh Thư và Trần Ngọc Bích

Chúng tôi không có số  điện thoại của hai người con của người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, đề  nghị quý tổ chức liên lạc Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam ra đời ở trong nước do Thượng tọa Thích Thiện Minh thành lập. Hoặc với đài Rfa.

 4.  Tên người hoặc tổ chức đề cử:   Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam (danh xưng cũ Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu châu);

Địa chỉ:  Thụy Sĩ

Điện thoại:  vì lý do an ninh không thể phổ biến

Email:  truclamyentu@truclamyentu.info

Đơn đề cử phải được gởi về văn phòng Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trước ngày 30 tháng 9 năm 2011:

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

14550 Magnolia Street, Suite 203

Westminster, CA 92683 – USA

Tel.: 714-657-9488

Email:  vnhrnet@vietnamhumanrights.net

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site