lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam - Tam Giáo Đồng Nguyên

Lưu-Nguyễn-Đạt | Quân Bình Tâm Đạo: Tư Tưởng Việt và Tuổi Trẻ Việt Nam

Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS 
March 5, 2013

tâm đạo việt tộc

Tư Tưởng Việt và Tuổi Trẻ

Lưu Việt, sinh ngày 14 tháng 6, năm 1975 tại trại Tiếp cư Pendleton, California, Hoa Kỳ, hơn một tháng sau khi Sài Gòn thất thủ.  Sau khi ra khỏi trại Pendleton, Việt cùng gia đình định cư tại East Lansing, Michigan, nơi thân sinh cậu dạy học tại Đại học Michigan State University.  Khi đủ tuổi, Việt đi học tại một trường đa số học sinh da trắng. Một hôm Việt về nhà, mặt buồn thiu, bỗng dưng đòi đổi tên.  Lý do là ở trường, Việt đã bị lũ bạn trêu ghẹo, gọi tên mình: “Việt-Việt”, với giọng chế riễu khi chúng gọi người di dân Trung Hoa: “Chink – Chink” (với hàm ý gọi “Chú Chiệc” mắt ti hí), với cái nghĩa miệt thị, ác ý, như các thế hệ ông cha họ trước đây từng gọi người da đen là “Nigger”.  Cha mẹ Việt xót xa rồi giải thích cho Việt nghe: “Lưu Việt là tên bố mẹ đặt cho con, mong con gìn giữ cái Việt tính của dân tộc mình, vì con là một đứa trẻ Việt Nam, có máu Việt, dù sinh tại Mỹ.  Chữ Việt còn có nghĩa là cao cả” …  Cha mẹ Việt cố đưa ra những thí dụ để giải thích cho Việt hiểu thế nào là siêu việt, như khi mình cố gắng vượt khỏi những khó khăn của cuộc sống để có một cái gì tốt đẹp, quý hoá như tình yêu, như hạnh phúc gia đình.  Lưu Việt hỏi lại mẹ: “tại sao mẹ không đẻ con một ngày ở Việt Nam, rồi mới sang Hoa Kỳ?”  Mẹ Việt trả lời là chiến tranh và tình hình đất nước không cho phép mình chọn lựa được như vậy.  Kể từ hôm đó, Lưu Việt đã giữ nguyên tên mình và không thích xem những phim chiến tranh về Việt Nam.  Khi hỏi tại sao, thì Việt lúc đó độ 5 hoặc 6 tuổi trả lời: “con không thích xem người mình chết thật.”  Lưu Việt ngày hôm nay sinh sống giữa New York và Hollywood, sản xuất phim truyền hình thương mại, rồi trở thành chuyên viên kỹ thuật biến tạo điện ảnh [special effect coordinator] và ao ước thực hiện một cuốn phim về nguồn gốc Việt Nam, về tuổi trẻ và thân phận dân tộc Việt.

Tình trạng lạc lõng của tuổi trẻ cũng xẩy ra ngay tại Việt Nam, trong một xã hội luồn lách để sống còn, với những con người chạy hụt hơi để đuổi theo sự phồn thịnh giả tạo, trống rỗng, nhiều khi bất chính.  Ngay trong nước, những người trẻ này học tắt, học mò để đổi một đời sống tăm tối bằng một nếp sống vong bản, tạm bợ, thiếu hẳn lễ độ, luân lý và niềm tin chân thành, xây dựng. 

Tình trạng lạc lõng đó cũng là sự vô định nhân cách trong một xã hồi kìm kẹp, tai quái, coi rẻ con người và lẽ sống công bằng, tự do, hạnh phúc của dân. Tuổi trẻ trong nước bơ vơ, hắt hủi, đã phải xuống đường biểu tình, bị công an đánh đập, bị đảng bỏ tù vì tội muốn trở thành một công dân chân chính, tội làm bài ca yêu nước, tội chống ngoại xâm, tội thi hành tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, mà đảng cầm quyền rêu rao bố thí trong những bản hiến pháp giả tạo, lừa lọc của họ.  

Tại Hoa Kỳ, Âu châu, Úc châu, ngoài một số thanh niên, thanh nữ xuất sắc, thành công vẻ vang, những người trẻ khác lại bơ vơ, lạc lõng, thiếu giáo huấn căn bản của gia đình bận rộn, gặp nhiều khó khăn trong lúc cố gắng hội nhập với đời sống mới, nơi định cư.  Sự bất ổn, thiệt thòi của dân tộc Việt Nam, của giới trẻ trong nước, sự lạc lõng, thất thế của cộng đồng người Việt tại hải ngoại còn có bề long đong, trầm trọng hơn, với sự gia tăng của chiến tranh khủng bố trên khắp thế giới, của tình trạng xung đột dây chuyền giữa các khối văn minh khác nhau đang tranh dành quyền sống, tranh dành ảnh hưởng thống trị thế giới.

Nhưng cũng may, lại có một số người trẻ Việt Nam như luật sư T.H.  Cậu cùng gia đình tới định cư tại Úc, khi cậu 9 tuổi.  Sau khi đậu luật, chuyên về luật di trú, LS T.H tự nguyện sang Manila, Phi Luật Tân, để giúp người Việt tỵ nạn bị kẹt bên đó.  Lúc đầu, LS T.H dự tính ở lại sáu tháng.  Tới nay đã hơn bảy năm trời, LS T.H vẫn tận tụy giúp đỡ họ; tìm kiếm họ khi họ mất tích; kéo họ ra khỏi tù khi họ bị cảnh sát Phi bắt về tội cư ngụ bất hợp pháp; cho họ tá túc tại văn phòng mình, khi họ không có chỗ ở.  LS T.H và các cộng sự viên đã giúp cả trăm gia đình người Việt tỵ nạn sang định cư tại Úc, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới tự do.  LS T.H cho biết thêm, nguyên văn như sau: “Hằng năm, cháu về lại Úc, kiếm đồng bào cháu,…trình bày hiện trạng bên Manila, rồi xin ngân khoản đủ chi dụng cho cả năm: tiền thuê văn phòng, hằng tháng trả 100 đô tiền túi, cà phê cho chúng cháu, những người làm việc thiện nguyện, cơm nước đã có các bác nấu nướng cho chúng cháu ăn chung”.  Tôi hỏi người luật sư trẻ: “Tại sao cháu ở lại Manila lâu như vậy, có phải là vì yêu nghề hay vì lý tưởng?”  Người luật sư trẻ trả lời: “Thưa bác, chả vì yêu nghề, vì cháu có thể hành nghề này ở nơi khác, và cũng chả vì lý tưởng gì … Cháu ở lại giúp họ tới ngày hôm nay, vì còn hơn hai ngàn người tỵ nạn cần giúp đỡ, nên cháu không nỡ bỏ họ.”

Qua câu trả lời giản dị, chân thành, người Việt trẻ đó đã dung hoà nghĩa cử và tình người bắt nguồn từ tình “đồng bào”, ruột thịt.  Ngày hôm nay, chúng ta tìm lại nhau cũng trong cái tâm trạng xót xa của tình “đồng bào” ruột thịt đó.  Chúng ta tới với nhau vì cảm nhận được mình là những người trong cuộc, để thấy những khó khăn của người bỏ đi trong phiêu lưu, thách đố, thấy những thống khổ của kẻ ở lại chịu trận trong cảnh thiệt thòi, bế tắc.  Chúng ta dồn sức tìm lại quan niệm sống phù hợp cho dân tộc chúng ta, cho thế hệ con cháu chúng ta, tìm lại hướng đi mẫu mực, cần thiết cho việc ổn định đời sống hiện tại và tương lai. 

Chúng ta hãy nương tựa vào Tư Tưởng Dân Tộc Việt, vào Tư Tưởng Việt để tồn tại, để phát triển.

Tư Tưởng Việt là gì?

Tư Tưởng Việt là trào lực của cuộc sống gắn liền với dân tộc, với môi sinh bao bọc; là những giá trị tinh thần, những giá trị căn bản còn sót lại sau khi chúng ta gạt bỏ đi những ý niệm sai lầm, quá khích, thiên lệch về đời sống, về con người; là cốt tủy và chiều sâu của văn hoá; là ý nghĩa kết tụ trong dòng lịch sử, trong tư liệu đối chiếu, trong hoa văn trên mặt Trống Đồng, trong nét khắc vào đồ đá Hoà Bình.  Tư Tưởng Việt là thông điệp ẩn dụ trong âm vang truyền khẩu cuả huyền thoại và nhân thoại; là động lực chỉ đạo tư duy và hành động của người xưa và thế hệ ngày nay; là căn bản tổ chức xã hội, làng ấp, gia đình qua tục lệ, đạo lý và luật pháp. 

Từ những thể hiện trên, chúng ta có thể rút tỉa một vài định hướng căn bản để định nghĩa rằng Tư Tưởng Việt là một đạo sống quy mô hay một lối sống căn bản, lấy con ngươi làm trọng tâm, lấy quân bình làm mẫu mực chỉ đạo, lấy hạnh phúc hài hoà làm cứu cánh trọng sinh. Tại đây, tôi xin nhấn mạnh vào Khía cạnh Quân Bình của Tư Tưởng Việt.  Hiện tượng Quân Bình được đạt khi có cân bằng trong sự hiện hữu của nhiều thế lực, nhiều tác động đối ứng.  Với Tư Tưởng Việt, tác động đối ứng không đưa tới sự xung đột tiêu hủy, mà trái lại, đưa tới sự phối hợp hài hoà trên căn bản âm dương đồng nhất, mà con người là yếu tố quyết định, là cơ sở dẫn lực tới Quân Bình.

Căn Bản Tư Tưởng Việt

Huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ và bọc trứng trăm con được người xưa truyền tụng tới ngày nay để trước hết nói lên quan niệm quân bình về nhân sinh quan trong Tư Tưởng Việt.  Tổ kép Tiên Rồng là biểu tượng của sự kết hợp song toàn của âm dương, của huyền sử và nhân thoại, của nhân tính và thú tính: Tiên là sự linh biến hoàn mỹ của người; Rồng là sự thăng hoa của sinh vật có khả năng lôi cuốn hậu duệ trong trào lưu tiến hoá sinh tồn.  Mặt trống đồng Đông Sơn Ngọc Lữ (với niên đại được xác định là hơn bốn ngàn năm trước đây) có hoa văn ghi tác sự luyến ái của Rồng và Tiên qua hình ảnh “Chim hôn Rồng”.  Theo thuyết “tam tài” thì ba ngôi thiên, địa, nhân – trời, đất và người – ngang nhau, và người đứng giữa trong thế quân bình để làm trục chuyển lực liên tục giữa trời và đất, như một thế hội nhập bình sinh, lấy thực trạng thiên nhiên của trái đất, lấy kết tụ gia đình và làng mạc làm căn bản, lấy tình thương và tín ngưỡng làm sức vươn lên qua sinh tạo và sáng tạo.  Do đó, Âu Cơ đã sinh nở ra bọc trứng trăm con, với cái mẫu mực căn bản của quân bình sinh tạo: trăm con được nuôi dưỡng cùng một bào thai, cùng dòng máu mủ; sinh nở cùng một lúc; và khi phải chia tách, cũng đồng đều năm mươi theo Mẹ Âu Cơ lên núi, phía bắc, năm mươi theo Cha Lạc Long Quân xuống miền biển, phía nam.  Huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ và bọc trứng trăm con được người xưa truyền tụng tới ngày nay để căn dặn, nhắc nhở nhiều bài học, mà quan trọng nhất có lẽ là sứ điệp về bình thức, bình sản, và bình quyền.

Có bình thức khi con người biết dung hoà kiến thức và tâm thức, biết dung hoà trí khôn, tình cảm và tín ngưỡng để kết lập thành gia đình, làng mạc, có trên có dưới, có gốc gác tổ tiên.  Người Việt Nam theo truyền thống Hồng Bàng, Lạc Việt cúng thờ Trời Đất, Thần Thánh và Gia Tiên.  Do đó, chúng ta có huyền thoại, thần thoại, nhân thoại và tín ngưỡng, một cách thanh thản, đồng đều. Thờ cúng tổ tiên là tục lệ và lòng tin của người kính cẩn thờ người, để bày tỏ lòng biết ơn, biết nghĩa của kẻ hậu sinh, của người tiếp nhận cuộc sống. Và cũng vì có sẵn căn bản tín ngưỡng quân bình, cởi mở như vậy mà dân tộc chúng ta đã chuyển hoá những tôn giáo tới sau (Phật, Khổng, Lão) thành thế “tam đạo” hài hoà trong cuộc sống.

Có bình sản khi trăm con được đối đãi đồng đều, có đất đai công và tư để sinh sống, sinh tồn, một cách tự nhiên, công bằng.  Tinh thần sinh tồn đó vẫn tiếp tục tới ngày nay, vì ông cha chúng ta biết đoàn tụ hoặc dung hoà, theo tinh thần của những câu ngạn ngữ: “sống như bát nước đầy”, “chín bỏ làm mười”, “có đi có lại mới toại lòng nhau”, khi đối đãi với nhau là “đồng bào” ruột thịt, mà người luật sư trẻ dấn thân giúp người Việt tỵ nạn bên Manila còn biết tới, trong tinh thần đoàn tụ gia đình, kết tụ cộng đồng, dân tộc.  Cách cư sử ngược lại, tước đoạt quyền sống nhân bản, tư sản phải coi là bất thường, khiếm khuyết, là vô nhân đạo, cần dìu dắt, tranh đoạt để hoàn lại mức độ bình thường.

Bình sản là sự phân phối tài nguyên một cách công bằng, cho từng người dân cơ hội sở hữu, an sinh, tới mức đầy đủ cần thiết, không thiếu, không thừa.  Như vậy, bình sản một mặt vượt thoát cảnh sống nô lệ vô sản, bần cùng, mặt khác, tránh cảnh tài phiệt, đầu cơ tham nhũng, tránh cảnh trục lợi lạm dụng tư bản.  Bình sản mà ông cha chúng ta chủ trương là sự quân bình của cái có thanh bạch, tử tế, cái có của hạnh phúc trong đời sống căn cơ, thuận vợ thuận chồng, đúng thời, đúng vận, đưa tới đại đồng thịnh vương.  Dân tộc chúng ta không ca tụng, tôn thờ cách sống của anh trọc phú, huênh hoang, mà trái lại, có cảm tình với “thằng Bờm” có cái quạt mo mát mẻ, có hạnh phúc và biết sung sướng, khi mỉm cười nhận lấy “nắm xôi” thanh bạch.  Các cụ thường căn dặn để “người có cơm, kẻ có cháo”, chứ không khuyên chúng ta cầm lòng, hoan hỷ thấy trên thì đại gia cao lâu thừa mứa, dưới thì nô dân đói khát, cùng kiệt như hiện tình đất nước.  Sự chênh lệch về hưởng thụ và an sinh phải được quân bình hoá trong một xã hội hậu cộng sản, hậu tư bản tại một nước Việt Nam có khả năng dung hoà tiến bộ kỹ thuật với mẫu mực nhân bản, nhân đạo.

Còn bình quyền, và trước hết là nam nữ bình quyền, thì rõ ràng Tổ kép Tiên Rồng đã dung hoà được quyền lực âm dương, không nghiêng về mẫu hệ và cũng không theo lối phụ hệ quá khích, trọng nam khinh nữ như tục lệ Hán tộc.  Khi Tiên Rồng phải xa nhau, mỗi bên vẫn giữ cá tính, tên họ của mình và chia giữ con cái một cách công bình, đồng đều: Âu Cơ đem năm mươi con lên núi, phía bắc, Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển, phía nam.  Trong khi tại các nước ngày nay tự coi là văn minh tuyệt bực, nữ giới vẫn phải tranh đấu, gào thét, để được công nhận bình quyền, bình đẳng với nam giới về nghề nghiệp, về dân quyền, thì người đàn bà Việt đã từng xưng vương ngay những thế kỷ đầu của dương lịch, như trường hợp Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã từng góp sức và tài đức để cứu nước, độ dân.  Người đàn bà Việt Nam tiếp tục duy trì quyền thế của mình ngang với người đàn ông trong việc lễ nghi cúng bái, duy trì cương thường đạo lý, tổ chức gia đình, giáo dục con cái, góp sức trong sinh hoạt làng xã, đồng áng, trong nỗ lực buôn bán, kinh doanh, trong khả năng sáng tạo văn học, mỹ thuật.  Cái cảnh “chồng chúa, vợ tôi” chỉ là ngoại lệ, làm trò cười cho thiên hạ; còn cảnh “chồng cầy, vợ cấy” hoặc hợp tác theo khả năng của từng người, cách cư sử “thuận vợ, thuận chồng” mới là đạo sống Việt Nam, mới là Tư Tưởng Việt.

Chúng ta hãy lấy tích Thánh Gióng (Dóng), Phù Đổng Thiên Vương để bổ túc ý niệm quân bình trên: một đứa bé không cười, không nói, sống lủi thủi bên cạnh mẹ nơi thôn dã hẻo lánh, khi giặc Ân tới phá phách sơn hà, bèn cất tiếng xin sứ thần cấp gươm vàng, ngựa sắt, rồi vươn mình, gióng ngựa đánh đuổi giặc, cứu nước, độ dân.  Tích Phù Đổng Thiên Vương là một nhân thoại nói lên sự quân bình xã hội giữa người trên và kẻ dưới biết tôn trọng lẫn nhau; nói lên sự quân bình chính trị hay quân bình thế lực giữa dân gian, đứng dậy hợp tác với quân quyền; nói lên sự quân bình song phương hoà thuận giữa người trẻ dấn thân bằng dũng lực, chí khí và thế hệ đương thời, già cả cáng đáng vận nước bằng kinh nghiệm và đức độ.  Ngày hôm nay tại Việt Nam đã nổi lên rất nhiều “Phù Đổng Thiên Vương” tân lập, dấn thân vì thời cuộc, vì trách nhiệm lịch sử trước cảnh đất nước khốn đốn, xã hội suy thoái, khinh miệt.

Sự thành công đuổi giặc, giữ nước còn nhờ vào thế quân bình về hai mặt chiến lược: an ninh và an sinh.  Phù Đổng Thiên Vương, trước khi ra đánh giặc, còn đòi nhà vua mở kho nuôi quân, nuôi dân, nhờ vậy đã dung hoà được thế nước, lòng dân.  Chính sách này, những quốc gia tân tiến nhất ngày nay cũng chưa chắc áp dụng đúng mức và toàn hảo như vậy.  Sự quân bình về thế nước lòng dân còn được mô tả qua sự xử dụng đồng đều về quân lực chính quy, nhân tạo (kiếm vàng và ngựa sắt) và thế dân tự vệ bằng tổ chức phòng thủ làng ấp, một cách tự nhiên, thiên tạo, hợp với lòng người, thuận với hồn đất linh thiêng.  Chúng ta còn nhớ, cuối trận chiến, Phù Đổng Thiên Vương đả nhổ tre mọc quanh bờ làng, như một phương tiện thổ sản, “cây nhà lá vườn”, để đuổi đánh giặc Ân.  Chiến công của Phù Đổng Thiên Vương không phải là một hành vi “trung quân ái quốc”, nịnh bợ quân quyền, mà là một hành động trung trực yêu nước, bảo tồn quyền lợi của làng ấp, của chính người dân.  Sau này, tục lệ “xã thôn tự trị” tiếp tục duy trì thế quân bình giữa quyền thế quân chủ và cơ hội tham chính của người dân địa phương, trong thế hợp tác song phương để gìn giữ an ninh xứ sở.  Chiến công của Phù Đổng Thiên Vương là một tác động có lựa chọn, của dân, do dân và vì dân.  Ngày hôm nay, kẻ sĩ và người hùng, giới trẻ, nếu thực sự vì nước, vì dân mà dấn thân vào đại cuộc thì chả mấy lâu sẽ có kết quả mong muốn.  Chính trị và pháp luật là những phương thức cần thiết cho một xã hội nghiêm minh.  Nhưng an sinh, hạnh phúc và nhân đạo mới thực sự là chiến lược bảo toàn hồn nước và lực dân.

Cuối cùng, chúng tôi gói ghém quan niệm quân bình trong huyền tích Bánh Chưng và Bánh Dầy.  Để chọn người kế vị, Vua Hùng thử tài các hoàng tử, xem ai tìm kiếm được một món quà đặc biệt, nhân dịp Tết Nguyên Đán.  Các hoàng tử giầu có thi nhau đem tặng vua cha đủ thứ châu báu, quý vật.  Riêng Hoàng tử Lang Liêu, nghèo nàn, nhưng tâm trí sâu rộng, đã linh cảm được sứ mạng, liền mang hiến vua cha hai món quà đầy đủ ý nghĩa: Bánh Chưng và Bánh Dầy.  Sau khi được trình bày về những ưu điểm của hai món ăn đó, Vua Cha đắc ý đã quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu.  Huyền tích này ẩn dụ một sứ điệp về mẫu mực quân bình trong Tư Tưởng Việt.  Về hình thức của món quà, bánh dầy tròn làm bằng xôi, có nhân đậu xanh và bánh chưng vuông làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt, tiêu biểu cho sự quân bình phối hợp của trời, đất và người, trong thế tam tài thiên-địa-nhân, mà con người giữ vai trò trung gian chuyển lực.  Về mặt tác dụng của món ăn, bánh chưng, bánh dầy quy tụ được thế thăng bằng giữa sứ mạng nuôi dưỡng dân và khả năng phát triển kinh tế bằng nông nghiệp lúa nước, mà người Cổ Việt đã biết thuần hoá từ thời Văn Hoá Hoà Bình, trước đây cả hơn 7 hoặc 8 ngàn năm.[1] Về mặt văn hoá, động tác nấu-luộc bánh đã dung hoà và phối hợp những thành tố thiên nhiên (nước, củi, lửa) và những chất liệu cùng thành tố nhân tạo (gạo, gia vị, nồi) trong thế quân bình sáng tạo từ môi sinh.  Còn về mặt quản trị đất nước, Hoàng tử Lang Liêu tượng trưng cho mẫu người hiền, biết dung hoà tài năng và đức độ để lập công xứng đáng với quyền thế, với trọng trách.  Ngày nay, một nền dân chủ chân chính cũng phải xây dựng và kết sinh trên căn bản xã hội trọng lực tài năng và đức độ [meritocracy].[2] 

Như vậy, chúng ta có thể nhận định rằng Tư Tưởng Việt ngay từ thời huyền sử đã là một đạo sống đại đồng bao bọc, lấy con người trung thực làm trọng tâm của ý thức và tâm thức, của nhân ái và tín ngưỡng, của sinh tạo và sinh tồn, trong thế quân bình toàn diện, kết sinh cộng hưởng.  Mọi hình thức tước đoạt nhân phẩm, tước đoạt dân quyền, tước đoạt quyền sống an sinh và quyền sở hữu chính danh, chính nghĩa, đều phải coi là phản dân tộc, là bất nhân bất nghĩa, là đi ngược dòng Tư Tưởng Việt.

TẠM KẾT

Ngày hôm nay, chúng ta nhắc lại những giá trị căn bản của Tư Tưởng Việt không những để lấy lại cho chúng ta cái hãnh diện làm người Việt Nam, mà còn mong muốn, từ những giá trị căn bản đó, chúng ta tận tay trao lại cho dân tộc chúng ta, con cháu chúng ta cái tâm thức cởi mở — thực tiễn và hướng thượng, suy diễn và tổng hợp, biết trước biết sau, biết trên biết dưới, biết người biết ta, để hài hoà hội nhập vào đời sống cộng đồng, tiến hoá không ngừng, trong thế quân bình toàn diện.  Tự trọng, tự phát.

Phải chăng đó là tương lai dân tộc Việt — đang phát khởi và sẽ hoàn thành?

TS LS LƯU NGUYỄN ĐẠT

www.vietthuc.org

[1] Xem Stephen Oppenheimer, Eden in the East.  Xem thêm: Cung Đình Thanh, “Các Vua Hùng Dựng Nước Văn Lang”, Tập san Tư Tưong số 13, Australia, 2001; Cung Đình Thanh, “Nguồn Gốc Dân Tộc Việt”, Tập san Tư TưongViệt số 1, USA, 2003.

[2] [a] a system in which the talented are chosen and moved ahead on the basis of their achievement; leadership selected on the basis of intellectual criteria; [b] a political philosophy that holds power should be vested in individuals according to merit. Advancement in such a system is based on perceived intellectual talent measured through examination and/or demonstrated achievement in the field where it is implemented; [c] La méritocratie est un système de gouvernance ou d’organisation dans lequel les postes et responsabilités sont assignés aux individus qui ont démontré leur intelligence ou aptitude. Pour certains, la méritocratie est un système politique, économique et social. Pour d’autres, c’est une idéologie ou une croyance. Elle tend à hiérarchiser et à promouvoir les individus dans la société en fonction de leur mérite et non d’une origine sociale (système de classe), de la richesse ou des relations individuelles (système de «copinage»). Par définition, la méritocratie s’oppose donc à toute forme d’égalitarisme gratuit, stagnant.

T.S. Lưu-Nguyễn-Đạt @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site