lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bách Việt Trong Lòng Dân Tộc Việt Nam

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính

1, 2, 3, 4

...

Những nhân vật tiêu biểu của triết lý thiên động thần tiên gồm có Chử Đồng Tử với công chúa Tiên Dung Mỵ Nương trên bãi Tự Nhiên. Chử Đồng Tử được tôn thờ như vị Đạo tổ bậc nhất trong hàng Bốn Người Không Chết hay Tứ Bất Tử của hệ thống tín ngưỡng thần tiên Việt Nam, ông còn được xem là người Phật tử tại gia đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Những nhân vật khác cũng như cuộc tình duyên giữa chàng Từ Thức với nàng Giáng Tiên; câu chuyện Thánh Gióng đuổi giặc Ân...

Bốn Người Không Chết hay Tứ Bất Tử của hệ thống tín ngưỡng thần tiên Việt Nam đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.

Nền văn-minh Lạch-Trường đi vào thực tế mà di-tích tiêu-biểu là Cổ Mộ Thiên động đã được tổ tiên của tộc Việt xây dựng rải rác từ Tứ-Xuyên xuống đến Thanh-Hóa.

Tóm lại, văn minh Đông Sơn hiện diện từ giữa thế kỷ cuối trước Công nguyên cho đến giữa thế kỷ đầu sau Công nguyên. Khoảng không gian hiện diện của nền văn minh này bao gồm ở vùng Tây Nam nước Tầu hiện nay, lãnh thổ tộc Việt lúc bấy giờ, gần trọn bán đảo Đông Dương, và một vài xứ ngoài của Ấn Độ. Theo Giáo sử Nguyễn Đăng Thục ghi trong Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam tập 2 cho rằng: "...văn minh Đông Sơn hình như phần lớn của dân nguyên thủy Mã Lai".

Văn Minh Lạch Trường Cổ Mộ Thiên Động hiện diện từ ba thế kỷ trước Công nguyên. Sự hiện diện của nền văn minh này rải rác khắp nơi trên lãnh thổ của tộc Bách Việt. Có thể nói một phần vùng Tây Nam nước Tầu hiện nay, tức lãnh thổ của tộc Bách Việt bấy giờ, kéo dài cho đến Bắc Việt và một số tỉnh Trung phần. Cũng theo Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục nhận xét:"...Văn minh thời kỳ này là của chủng tộc phần lớn nguồn gốc Thái". Và hai nhóm văn minh trên đã có ảnh hưởng lớn đối với văn minh Việt Nam cũng như các dân tộc vùng núi hiện diện ở miền Tây nước Tầu và một phần lớn vùng Đông Nam Á.

Ngoài ra còn một nền văn minh khác có ảnh hưởng sâu đậm đến văn minh Việt Nam, đó là nền văn minh Óc Eo. Hiện diện từ những năm đầu của thế kỷ thứ II sau Công nguyên và kéo dài đến 500 năm. Vùng ảnh hưởng gồm các vùng ven biển phía Bắc cho đến Thanh Hóa, phía Nam bao gồm miền Nam Việt Nam. Xuất xứ của nền văn minh này là Ấn Độ.

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu khái quát về tư tưởng bình dân của những người nông dân sống gần với thiên nhiên; phần này xin được lược sơ qua về tư duy bác học của những vị học giả, nho sĩ và Tăng sĩ Phật giáo đã có ảnh hưởng thế nào đối với tộc Việt.

Khi tiếp nhận các nền văn hóa Ấn Hoa thì dân tộc ta đã dung hóa nó trở thành nền văn hóa dân tộc thật sự. Sự dung hóa của 3 nền văn hóa Việt-Ấn-Hoa đã tạo cho nước Việt một phong thái khác hẳn đối với các nước chung quanh, chính sự tổng hợp đó ta gọi là Tâm Thức Việt. Nhờ un đúc Tâm Thức này mà tổ tiên chúng ta đã có những hành xử giữa người và người mang tình tự dân tộc trong công cuộc cứu nước và dựng nước.

Phật giáo đã truyền đến Việt Nam trước tiên, sau đó những nhà truyền giáo mới đến nước Tầu để truyền bá.

Những tác phẩm tiêu biểu của Tư duy bác học gồm: Lục Độ Tập Kinh, thiền học Trần Thái Tông (Khóa Hư Lục), Tư tưởng Trúc Lâm Yên Tử của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, Tư tưởng Nhân Nghĩa của Nguyễn Trải v.v...

Những điều trình bày trên cho phép chúng tôi đi đến kết luận là dân tộc Bách Việt luôn ở trong lòng của dân tộc Việt Nam. Còn người Trung Hoa chẳng có dính dáng gì đến nguồn gốc, cũng như đời sống văn minh của chúng ta. Dân Tộc Việt Nam là dân tộc Việt Nam còn dân tộc Trung Hoa là dân tộc Trung Hoa.

Quá khứ đã có thời kỳ dân Trung hoa, hay Tầu phải học văn hóa, lễ nghĩa của dân Bách Việt. Do chính Khổng Tử là bậc thầy lớn của họ du nhập để dạy cho dân Tầu biết cách sống sao cho có văn minh, văn hoá.

IV. Bài Thơ Thần Sông Núi Nước Nam:

Trong năm 981, lúc nhà Tống đang mưu toan xâm lăng nước Ðại Cồ Việt, thì vua Lê Ðại Hành đã vời Pháp sư Pháp Thuận vào hỏi ý kiến của ngài về vận nước Nam ra sao. Ngài Pháp Thuận đáp rằng:

Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh

Ý nói vận nước dài hay ngắn là tùy thuộc theo lòng dân có đoàn kết hay không, ngày xưa tổ tiên ta đã ví sự đoàn kết này như là bó mây cuộn lại (ngày nay ta dùng hình ảnh bó đũa), có đoàn kết thì chắc chắn quân dân ta sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm và nước Nam được hưởng thái bình. Bậc làm vua thì phải có tài có đức thì các nơi hết nạn chiến tranh.

Vua Lê còn nhờ ngài Khuông Việt cầu nguyện đức Tỳ Sa Môn Thiên Vương (là một vị thần hộ trì ngôi Tam Bảo) tại núi Vệ Linh, ở đền do ngài đã dựng lên, gia hộ cho quân dân nước Ðại Cồ Việt được chiến thắng quân nhà Tống do Hầu Nhân Bảo dẫn đầu sang xâm lăng nước ta. Một hôm vua nằm chiêm bao và trông thấy hai vị tướng Trương Hạo Trương Hát là danh tướng của Triệu Việt Vương. Triệu vương bị Nam Ðế đánh bại, nhiều lần ông mời hai vị Tướng này ra cộng tác nhưng họ đều từ chối, cuối cùng đã lấy cái chết để giữ tròn chữ trung với Triệu Việt Vương. Sau khi hai ông chết được phong làm thần và thấy nước Nam sắp bị kẻ thù xâm lăng liền thị hiện để tiếp cứu. Sáng hôm sau vua Lê thuật lại cho mọi người trong triều được biết, đồng thời lập đàn tràng cung thỉnh và khấn rằng: "Thần nhân có thể giúp ta thành được công nghiệp này thì việc phong thưởng và cúng đơm muôn đời sẽ không hết". Cũng trong đêm ấy vua lại nằm mơ thấy hai vị ấy hiện về để bái tạ. Một vị từ phía nam Bình Giang tới, vị khác từ sông Như Nguyệt xuống, cả hai đều nhắm hướng trại đóng binh của quân Tống mà tiến đánh.

Ngày 23 tháng 10, vào lúc canh ba, khi trời tối mịt, gió lớn lưa dồn nổ ra, quân Tống tan vỡ. Thần ẩn hiện trên không trung, cất tiếng ngâm:

Nước Nam sông núi vua Nam
Rành rẽ phân chia tại sách trời
Giặc nghịch sao nay dám đến phạm
Chúng bay chuốc bại chắc ngay thôi
nguyên âm
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên dĩ định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Quân Tống nghe thế hoảng sợ chen nhau bỏ chạy tứ tán, và quân dân Ðại Việt đã chiến thắng một cách vẻ vang. Qua đó cho ta thấy rằng bài thơ bốn câu được xem là Tuyên Ngôn Ðộc Lập đầu tiên và duy nhất của một nước Ðại Việt thực sự tự do đã được tuyên bố ngay từ năm 981 sau khi vua Lê Ðại Hành chiến thắng quân xâm lăng nhà Tống, chứ không phải của Lý Thường Kiệt tuyên bố vào năm 1076 như được phổ biến từ bấy lâu nay. Nguồn gốc của bài thơ Thần được ghi trong Việt sử diễn âm cũng như Thiên nam ngữ lục viết vào thế kỷ 16 và 17.

Và đây cũng là bài thơ khẳng định vị thế độc lập giữa nước Đại Việt và nước Tầu.

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site