lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tam Giáo Đồng Nguyên

Tư-Tưởng Trúc-Lâm Yên-Tử

Tư-Tưởng Văn-Hóa Triết-Học Việt-Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bách Việt Trong Lòng Dân Tộc Việt Nam

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính

1, 2, 3, 4

I/ Dẫn Nhập:

Dân tộc Việt Nam từ thời xa xưa đã có nền tư tưởng cũng như văn minh khác hẳn với người Tầu phương Bắc. Bài biên khảo này xin được trình bày những nét khác biệt căn bản giữa hai nền văn hóa lớn ở Á Châu. Và cũng là sự phản biện những gì bà Đỗ Ngọc Bích tác giả bài viết "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" đăng trong diễn đàn tiếng Việt của trang bbc.co.uk.

II/ Tư tưởng tộc Việt thời tối cổ:

Nước Việt chúng ta hiện diện từ hơn 5000 năm trước Tây lịch đã có khoảng không gian địa lý bắt nguồn từ sông Chang Jiang (Trường giang), sông Yangtze River (Dương Tử) kéo dài cho đến đồng bằng sông Hồng Bắc Việt. Trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử, đã mang các Quốc hiệu khác nhau như Văn Lang, Âu Lạc, Giao Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam, An Nam, Việt Nam, và cũng tại nơi này đã là đầu mối giao tiếp của 2 nền văn minh cổ Á châu. Đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Trung Hoa từ phía Bắc xuống, Ấn Độ từ phương Nam lên. Vì vậy có lúc nước ta đã có quốc hiệu là Giao Châu.

Dân Tầu là giống dân du mục phương Bắc, pha trộn các chủng tộc như Thổ nhĩ kỳ, Tây tạng. Sau đó hai chủng tộc này lại pha trộn với người Tầu thời nhà Thương (Shang Dynasty). Nhà Thương dựng nước khoảng 2000 năm trước Công nguyên và bị bại trong tay nhà Chu hay Châu (Zhou), từ đó dân Tầu mới chính thức lập quốc, và họ rất hãnh diện về triều đại này. Một điều cần lưu ý, đó là nhà Chu lập quốc chỉ mới 1000 năm trước Công nguyên mà thôi.

Đức Khổng Phu Tử viết Kinh Xuân Thu đã chê bai không ngớt lời nhà Chu hay Châu (Zhou) là loạn ly, vô đạo đức. Và ngài đã lấy tư tưởng của tộc Việt mà dạy bảo cho dân Tầu.

Văn hóa Tầu ngoài học thuyết Khổng Tử còn có Lão Tử. Khổng Tử chú trọng các hình thức, khuôn khổ thế gian tức chủ trương CÓ; Lão Tử thiên về xa lánh cõi đời tìm sự tĩnh mịch, cho rằng thế gian này chẳng có gì đáng luyến tiếc nên bảo là KHÔNG. Văn hóa của Ấn Độ thì có Phật giáo. Phật giáo chủ trương vượt ngoài CÓ và KHÔNG, tìm sự giải thoát ngay chính tâm hồn của mỗi người.

Tuy nhiên trước khi hai nền văn hóa Ấn Hoa truyền đến thì Việt Nam chúng ta đã có sẳn một nền văn hóa lâu đời. Nền văn hóa hay văn minh đó là Đông Sơn và Lạch Trường.

Dân tộc Bách Việt là một dân tộc đã hiện diện vào 5000 năm trước công nguyên, và là giống dân trồng, cấy lúa đầu tiên của nhân loại. Theo niên kỷ mà Tạp Chí Địa Dư Hoa Kỳ xuất bản năm 1991 (National Geographic Society) ghi nhận tộc Việt đã hiện diện 5000 năm trước công nguyên.

Trong một trăm bộ tộc Việt thì Lạc Việt thuộc dòng giống Tiên Rồng (tức là bộ tộc Việt đứng đầu).

Là một dân tộc hiện diện lâu đời như thế trên một vùng đất phì nhiêu trù phú; tổ tiên chúng ta đã biết tổ chức đời sống có trật tự, tôn ty, trong một khoảng không gian cố định, biết tưởng nhớ tiền nhân, anh hùng, liệt nữ, cũng như biết tôn xưng vị lãnh đạo, thờ kính những hiện tượng thiên nhiên v.v...Tất cả những điều nêu trên là tư tưởng Việt Nam, và nó đã được hệ thống hóa dưới một tên gọi khác là nền Văn Hiến Chi Bang của một đất nước tự lập, tự cường. Người viết có gọi những điều vừa nêu trong bài Tư Tưởng Nhân Quyền Của Tộc Việt được biên khảo cách đây 9 năm là Tâm Thức Việt.

Tư tưởng Việt Nam hay tộc Việt cổ xưa được chia làm hai phần: Đó là tư tưởng bình dân và tư duy bác học.

III/ Tư tưởng bình dân và tư duy bác học:

Tức là tư tưởng của hàng dân chúng và người làm ruộng. Trong tư tưởng bình dân này, Ý Thức Thần Thoại và Triết Học là tiêu biểu nổi trội đã chi phối đời sống tâm linh của người Việt ở những thời gian đầu dựng nước. Vào thời đó người Việt Nam sống trong một không khí siêu nhiên, có thể nói là huyền bí. Bất cứ ở đâu họ cũng nhìn thấy ảnh hưởng của thế lực phi thường hành động vào đời sống của chính họ, tốt hay xấu. Bất cứ người Việt nào, thuộc về giai cấp nào ở xã hội đều không vượt được ra ngoài sự ám ảnh về quyền lực phi thường đó...và họ cảm thấy sợ hãi.

Sự sợ hãi nầy đã góp phần gây nên những tín ngưỡng ấy. Bất luận ra sao, họ đều cảm thấy bất cứ động tác nào, dù lớn dù nhỏ đều không ra khỏi phạm vi huyền bí đó. Họ luôn bị cái huyền bí phi thường ám ảnh. Đưa đến tâm trạng muốn thờ cúng để được che chở, bảo vệ. Do ảnh hưởng tâm lý đó, nên đâu đâu họ cũng đều thấy thần hiện diện cả. Thần linh bàng bạc, ẩn hiện khắp nơi, nhuần thấm khắp cả, tất cả đều được xem là Thần linh. Và họ cho rằng ngay cả sông núi cũng có hồn.

Có người xem đây là mê tín dị đoan, nhưng vào thời điểm cách đây hơn 5000 năm, lúc ấy tâm trạng con người còn hồn nhiên, mộc mạc, chưa bị những điều kiện vật chất, kỹ thuật chi phối. Họ suy nghĩ như thế cũng là tự nhiên.

"Kinh thi nói: "Việc quỉ thần đến không thể lường được, huống chi có thể lờn được sao. "Ôi ! mầu nhiệm mà rõ rệt, thành thật không thể che giấu như thế đấy. "

Từ Ý thức thần thoại và triết học nêu trên tổ tiên chúng ta đã cụ thể hóa qua việc xây dựng Nhà Mồ, Thiên Động cũng như chế tạo trống đồng Đông Sơn. Từ đó đã hình thành hai nền văn minh tối cổ của tộc Việt đó là: Văn Minh Đông Sơn và Văn Minh Lạch Trường.

Cũng cần biết thêm là miền châu thổ Nhị Hà hay Hồng Hà, ngày nay là miền Bắc Việt Nam vốn từ ngàn xưa là nơi cố đô lịch sử, nơi đây có một địa lý tự nhiên cùng khí hậu khác biệt hẳn với nước Tầu, phía Bắc kể từ dãy núi Ngũ Lĩnh trở lên, phía Tây là dãy Trường Sơn hay núi Ngang chạy từ Tây Tạng xuống đến mũi Cà Mau của Nam Việt, chia dãy đất bán đảo Đông Dương hay Ấn Độ China thành hai khu vực Đông Tây rõ rệt.

Trống đồng Đông Sơn được các nhà khảo cổ học thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ khai quật tại Bắc Việt, phía Bắc Trung Việt ở tỉnh Thanh Hóa một di tích cổ xưa của một nền văn minh có trước khi nước ta bị người Tàu đô hộ.

Năm 43 sau Tây lịch, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị thất bại, Mã Viện đã thẳng tay tàn sát dân Việt, đồng thời thực hiện một cuộc tàn phá đến tận gốc rễ văn hóa của tộc Việt bằng cách thâu gom hết trống đồng ở Giao Chỉ (tiêu biểu nền văn minh tộc Việt) để đúc thành ngựa chiến (tiêu biểu văn minh tộc Hán). Ngoài ra Mã Viện còn đem Khổng giáo cũng như  nếp sống Tầu, sửa Luật Việt, để  đồng hóa dân Việt. Chính sách cai trị vô cùng dã man tàn bạo, các sự kiện này đã ghi lại trong Hậu Hán Thư (sách sử Tầu).

Trống đồng Đông Sơn là những cổ vật quý giá cho các bộ môn như xã hội học, nhân chủng học cũng như cho văn hóa và tiền sử học của tộc Việt. Các nhà khảo cổ tìm thấy, một chiếc ở chùa Long Đội Sơn làng Ngọc Lữ tỉnh Hà Nam và chiếc thứ hai đào được ở làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông giáp giới với tỉnh Hà Nam, cách mặt đất 1,50m. Cả hai đều ở châu thổ Bắc Việt. Đấy là hai chiếc trống toàn vẹn nhất. Ở Pháp, Viện bảo tàng quân đội có trưng bày một chiếc trống đồng của tộc Việt, không rõ có phải một trong hai chiếc trống nêu trên hay không?

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site