lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

...

" Trong nơi danh giáo có ba
Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân
Đạo thời dưỡng khí an thần
Thuốc trừ tà bệnh chuyên cần luyện đan
Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu-huyền Thất-Tổ siêu phương
Nho dùng Tam-cương Ngũ-thường
Đạo gìn-giữ khi giữ giàng ba Nguyên
Thích giáo nhân tam qui ngũ giới
Thể một đường xe phải dùng ba
Luận chung Thánh-Tổ Nho gia
Trong đời trị thế người là Nhân sư
Sao bằng câu xuất vị cư
Lão quân thiên chủ đại trừ dược phương
Phật là vạn pháp trung vương
Làm thày ba giới đạo trường Nhân Thiên
Những Thánh hiền nguồn nhân bể quả
Xưa tu hành trí đã rộng cao
Trong nơi ba giới ra vào
Mười phương trí-thức ai nào khả nghi " .

_ ( Việt-Nam Phật-Điển Tùng-San, -- Hà-Nội Viễn-Đông Bác-Cổ Học-viện.-- Bắc-Kỳ Phật-Giáo Tổng-hội phát-hành, Như-Thị Hòa-Thượng giải)

Vậy Nho chú-trọng vào liên-hệ Người với Người, Đạo chú-trọng vào liên-hệ Người với Thiên-nhiên, Phật chú-trọng vào liên-hệ Người với Siêu-nhiên.

Làm sao nối lại cảnh hiện-thực với cõi siêu-nhiên, đấy là mục-tiêu tối-cao, tồi cổ và tối kim của hoạt-động nhân-loại bất-phân Đông, Tây ở trí-thức khoa-học cũng như ở cảm-hứng nghệ-thuật và ở tín-ngưỡng tôn-giáo. Chính đấy là đối-tượng thực-nghiệm tâm-linh của tinh-thần Tam-Giáo Đồng-Nguyên Vạn-Pháp Nhất-Lý vậy .

KẾT - LUẬN .

TINH-THẦN PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM._

Trở lại mấy trang sử cũ, ngày nay người ta chỉ biết nhắc-nhở đến những chiến-công oanh-liệt của Đức Thánh Trần, hay ca-tụng cử-chỉ " Châu-chấu đá xe " cùa Lý-Thường-Kiệt, it ai đã tự hỏi vì đâu mà có những trang sử vẻ-vang đời Lý, đời Trần. Hẳn rằng không ai chối-cãi những bậc vĩ-nhân ấy, nếu không có tinh-thần đoàn-kết của cả một dân-tộc, quân dân nhất-trí, đồng-lòng thì liệu có thể thành-công được chăng ? Một anh-hùng lưu danh thiên-cổ đã đại-diện cho biết bao anh hùng vô danh mà đời sau không biết. Lại cái tinh-thần quân dân, một người kia đã lấy ở đâu cái khí-phách quật-cường, cái đức tính hy-sinh hòa-thuận ? Đấy là quyền sống bắt-buộc chăng ? Nhưng làm thế nào cho quyền sống riêng tự có thể nhượng-bộ cho quyền sống chung. Ấy là bí-quyết, và cái bí-quyết ấy không thể đừng nghĩ đến tinh-thần Phật-giáo đã hưng-thịnh khắp từng lớp xã-hội Việt-Nam ở thời-đại nhà Lý, nhà Trần. Phật-giáo ở xứ này, quả như lời ông Phạm-Quỳnh đã viết : " Đã có những cỗi rễ sâu xa ; nhưng được coi như Quốc-giáo thì ở các triều-đại lớn Lý và Trần thế-kỷ XI - XIII nó mới thực thịnh-vượng. Các nhà Vua đều là tín-đồ nhiệt-thành của Phật-giáo, những Chùa rải-rác khắp nơi, đến nay hãy còn di-tích, những Già-lam thì đầy những sư và tiểu. Thực là một thời-đại hoàng-kim của Phật-giáo ở Việt-Nam " .

Sử chép rằng : " Ở thời Lý người tu-hành nhan-nhản trong nhân-gian, Chùa và Tịnh-thất mọc lên khắp trong nước. Và ở nhà Trần thì tại triều-đình nhà Vua là Hòa-Thượng, Hoàng-Hậu là Sư-ni, các công-thần vương-tử họp thành giáo-hội " .

Một phong-trào văn-hóa phổ-thông và lâu bền như thế làm thế nào khỏi ảnh-hưởng thâm-trầm tinh-thần dân-tộc. Nếu quả Phật-giáo có mầu yếm-thế chán đời, như thời nay người ta thường nói, thì làm thế nào tinh-thần dân-tộc Việt-Nam đã tỏ ra dũng-mãnh nhất ở thời-đại Lý, Trần, mà cuộc chiến-thắng với quân Nguyên đã chứng-minh rõ rệt ? Muốn giải-thích điều nghi-vấn ấy, chúng ta chỉ cần giở lịch-sử Phật-giáo Việt-Nam và Khoá-Hư-Lục của Trần-Thái-Tôn cũng đủ biện-bạch. Đọc đến bài tựa Khoá-Hư-Lục của Trần-Thái-Tôn, bất-giác chúng ta tưởng như đọc sự-tích Phật khi bỏ cung-điện, vợ, con, đang đêm vào núi vậy .

" Năm Chính-Bình thứ năm, giờ Thân, tháng tư, đêm mùng ba, mặc áo thường, Ta ra khỏi cửa cung gọi tả, hữu mà bảo : _ Trẫm muốn ra chơi ngoài cung, ẩn nghe dư-luận của nhân-dân để xét chí-nguyện của dân, họa may biết được sự khó-khăn vất-vả. Đi theo lúc ấy chẳng quá 7, 8 người. Đêm hôm ấy giờ Hợi một mình cưỡi ngựa đi trốn, sang sông đi về phía Đông. Sang sông rồi bèn nói rõ sự-tình cho tả, hữu biết. Tả, hữu ngạc-nhiên cùng sa nước mắt mà khóc. Ngày hôm sau giờ Mão đi đến Đại-Than, bến đò Phả-Lại. Sợ có người ngoài biết, lấy vạt áo che mặt mà sang sông. Qua sông thì lần theo đường núi mà đi .

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site