lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

...

" Vua mới sai đặt trai-đàn trong cung, muốn sai Giác-Hoàng đầu-thai để làm con mình. Có vị sư ở núi Phật-Tích tên Từ-Lộ, hiệu Đạo-Hạnh, nghe tín ấy lấy làm lo. Sư bèn giao cho em gái vài hạt châu có làm phép và dặn rằng : " Đến xem Hộ hãy dắt châu vào mái nhà, đừng để ai thấy. Từ-thị làm đứng như lời. Bỗng nhiên Giác-Hoàng phát cơn sốt mà ốm. Y bèn nói với người ta rằng : " Ta thấy trong nước lưới sắt bầy la-liệt khắp, không có lối nào vào cung để thác-sinh ".

" Vua sai lục tìm khắp trong chốn trai-đàn thì thấy mấy hạt châu mà Từ-thị đã giấu. Vua sai bắt Từ-Lộ trói ở hành-lang Hưng-Khánh, rồi toan kết tội chết. Nhân lúc ấy có em Vua là Sùng-Hiền-Hầu vào chầu Vua. Từ-Lộ thấy, kêu van thảm-thiết rằng : " Mong Hiền-Hầu cứu bần-tăng. Nếu bần-tăng được thoát thì sẽ làm con Hầu để báo đức ". Sùng-Hiền-Hầu nhận lời. Vào thăm Vua, Hầu tìm cách cứu Đạo-Hạnh. Hầu nói : " Nếu Giác-Hoàng quả có thần-lực mà lại bị Từ-Lộ làm phép yểm được, thì Lộ chẳng giỏi hơn Giác-Hoàng hay sao ? Sự ấy đã rõ, tôi nghĩ rằng chi bằng Vua cho phép Lộ vào thác-sinh. Vua bèn tha cho sư. Còn Giác-Hoàng thì bệnh thành nguy-kịch.

Y dặn người chung-quanh rằng : " Sau khi ta mất hãy dựng Tháp ở Tiên-Du để tán ta " .

" Rồi Sùng-Hiền-Hầu đưa Lộ về nhà. Lộ xin nguyện thác-thai, rồi hiện-hình ngay trong thùng nước tắm cho phu-nhân cảm-động rồi dặn rằng bao giờ sinh-nở cho biết trước. Theo Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư, thì năm Hội-Tường Đại-Khánh thứ ba ( 1112 ) Vua Nhân-Tôn nhiều tuổi rồi chưa có con. Nhân gặp sư thày núi Thạch-Thất là Từ-Đạo-Hạnh đến nhà Hầu cùng nhau bàn việc cầu-tự. Đạo-Hạnh bảo bao giờ phu-nhân đến kỳ sinh-nở thì sẽ đến báo trước. Ý giả sẽ vì phu-nhân cầu-đảo đức Sơn-Thần chăng ? Sau ba năm phu-nhân có mang đến kỳ sinh-sản thấy khó, Hầu sai người đến bảo cho Đạo-Hạnh biết, thì Đạo-Hạnh lập-tức tắm rửa, thay sống áo, vào trong động thoát xác để lại mà đi, phu-nhân đẻ ngay con trai là Dương-Hoán .

" Cứ sự-tích Thực-Lược, sau khi Đạo-Hạnh đọc di-chúc và đọc kệ với môn-đồ, lên trên động gục đầu vào vách đá, đạp chân bàn đá rồi nghiễm-nhiên hóa đi, dấu vết hãy còn. Nhưng có thuyết cho rằng Đạo-Hạnh chơi trên núi Phật-Tích ( Sai-Sơn ) thấy trên mặt đá trắng có vết chân người, Đạo-Hạnh lấy chân mình in vào thấy đúng. Sử cũng chép rằng dân làng thấy lạ bèn đem thây Đạo-Hạnh vào khám để thờ, rồi mỗi năm cứ ngày 7 tháng 3, mở Hội coi như ngày giỗ. Lúc thời Vĩnh-Lạc khoảng năm 1407 - 1428 nhà Minh, quân Trung-Hoa sang chiếm-đóng Bắc-Việt, đốt mất thây Đạo-Hạnh, dân lại tô tượng lên thờ .

" Dương-Hoán sinh năm Hội-Tường Đại-Khánh thứ 7 ( 1116 ), năm sau lên hai được chọn vào nuôi trong cung, dựng lên làm Hoàng-thái-tử, khi Vua Nhân-Tôn gần mất có ký-thác cho đình-thần Lê-Bá-Ngọc giúp cho Hoàng-Tử lên ngôi vào năm đầu Thiên-Phủ Khánh-Thọ ( 1127 ), bấy giờ Dương-Hoán đã 12 tuổi, lớn lên cũng hay chính-sự, nhưng tin phù-độ, tự tôn sinh-phụ Sùng-Hiền-Hầu là Thái-Thượng-Hoàng và sinh-mẫu Đỗ-thị làm Hoàng-Thái-Hậu .

" Sau Vua mắc ác-tật, thầy-thuốc nào cũng vô-hiệu, được sư Minh-Không chữa cho mới khỏi. Minh-Không được tôn làm Quốc-sư và nhà Vua tha thuế cho vài trăm hộ làm hộ-nhi ( 1136 ).

" Tương truyền rằng khi thày Đạo-Hạnh sắp thí-giải để đầu-thai, có câu chú vào thang thuốc phó cho đệ-tử Nguyễn-Chí-Thành tức là Minh-Không rằng : " Sau hai mươi năm hễ thấy Quốc-vương có bệnh lạ sẽ chữa cho được ngay " .

" Theo Lĩnh-Nam Trích-Quái thì Vua mắc bệnh mê-loạn tâm-thần, gầm lên như sấm, hoặc truyền rằng hóa ra hổ .

" Bấy giờ có tiểu-đồng hát :

" Muốn chữa bệnh đấng con Trời
Phải tìm được Khổng-Minh-Không ".

" Hoặc ở dân-gian có câu :
" Tập tầm vông ! Tập tầm vông !

Có ông Khổng-Minh-Không
Chữa được Thần-Tông Hoàng-Đế " .

" Triều-đình liền đi cho dò hỏi, rước Ngài Minh-Không về Kinh. Khi Ngài đến Kinh, thấy có nhiều tăng-sĩ, pháp-sư, lương-y, xúm nhau lại bàn-bạc để chữa bệnh cho Hoàng-Đế. Thấy Ngài quần nâu áo vải quê-kệch, các người kia đều tỏ vẻ khinh-bỉ vì ngờ-vực. Ngài chào hỏi xong, lấy một cái đinh dài năm tấc đóng vào cột mà bảo : " Ai nhổ được cái đinh này mới chữa được bệnh cho Thiên-Tử " . Nhưng không ai làm được. Ngài mới khẽ rút lên thì cái đinh tuột ra rất nhẹ. Bấy giờ mọi người mới kính-sợ, để Ngài tự ý chữa bệnh cho Vua .

" Khi vào thăm bệnh Vua, Ngài thét to lên rằng :

" Đại-Trượng-Phu đứng đầu muôn dân, trị-vì bốn bể sao lại làm cách cuồng-loạn như thế ! "

" Vua Thần-Tôn trong lúc cơn mê, nghe nói giật mình kinh-hãi và không lồng-lộn gầm-thét nữa. Minh-Không mới truyền đun một vạc dầu sôi bỏ cái đinh ban nẫy vào làm phép, sau đem tắm cho Vua thì bao nhiêu lông rụng cả và bệnh cũng khỏi dần.

" Cách hai năm sau Vua lại ốm nặng và mất ở Đền Vinh-Quang, mới 23 tuổi, vào năm 1138.

" Từ ngày Vua Thần-Tôn thăng-hà chỗ nhà cũ của Từ-Lộ và Từ-Vinh trong Chùa Yên-Lãng (Chùa Láng) thường thấy khí thiêng nhúc động, dân làng kinh-dị bèn tâu lên triều-đình. Vua Anh-Tôn đặc sai người đến tế, rồi triều-đình cho sửa-chữa lại Chùa và ban cho hiệu là Chiêu-Thiền-Tự, có nghĩa là rõ đạo Thiền.

" Di-Tích Từ-Đạo-Hạnh sang Tây-Thiên học phép thiêng còn ở hòm Chân-kinh để ở trong Chùa. Vào đời Thịnh-Đức thứ tư 1656 , Chúa Trịnh-Thanh Đô-Vương, tức là Trịnh-Tráng có đến Chùa xem sự-tích rồi mở hòm kinh, thấy bốn lá đồng-thư đều viết chữ Triện, Chúa cho sao tả xong rồi lại biến mất còn lại giấy trắng. Chúa chuẩn cho dân làm tạo-lệ giữ Chùa. Lịnh-dụ còn khắc trong Bia tạo-lệ của Bản-Tự, hiệu số văn Bia 432 - 432 trong thư-viện Viễn-Đông-Bác-Cổ.

" Theo tờ trình lên Viện Viễn-Đông Bác-Cổ ngày 10 - 9 - 1947 của dân làng Yên-Lãng, tập đồng-thư này mới bị mất sau ngày tác-chiến 26 - 12 - 1946 tại Hà-Nội ".

Trên đây là cả một câu chuyện có vẻ nửa thực nửa hư, nửa Thần-thoại, nửa lịch-sử mà nhân-dân truyền-tụng, mà sách vở ghi chép. Coi như một tài-liệu phản-chiếu tư-tưởng của thời-đại. Chúng ta hãy xét xem sự dung-hòa ba nền tín-ngưỡng ở thời nhà Lý thì thực-trạng như thế nào.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site