lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Nói Tiếng Mễ

(“Are you speaking Spanish?”)

1-  Năm 1976, tôi làm phụ bếp (“cook helper”) trong một nhà hàng ăn nhỏ loại “all you can eat” của Mỹ ở San Diego.  Vào buổi chiều người bếp chính (Mỹ trắng) về rồi thì trong bếp chỉ còn tôi và một anh chàng rửa chén (cũng là thuyền nhân người Việt gốc “củ cải muối”); bên ngoài phòng ăn thì có hai cô tiếp viên (“waitresses”) Mỹ trắng.  Người chủ Mỹ trắng thường ngồi “cashier” và trả lời điện thoại.

Trong giờ ăn, thường hay có điện thoại của khách hàng gọi vào nhà hàng; một là hay hỏi đường (directions) đi đến tiệm; hai là hỏi nhà hàng hôm nay có món gì?…

Một hôm ông chủ nhà hàng phải chạy ra nhà băng, hai cô “waitresses” đều bận tay, tôi chẳng đặng đừng phải trả lời điện thoại của khách hàng gọi đến.  Mặc dù mới đến Mỹ (cuối năm 1975), nhưng kể ra Anh văn của tôi cũng không đến nỗi tệ lắm (tôi đã “scored” 550 điểm trong kỳ thi TOEFL – Test of English as Foreign Language - tại San Diego; Nên biết hệ thống đại học University of California, UCLA chẳng hạn, chỉ cần “score” với 500 điểm cho sinh viên ngoại quốc).  Về Anh ngữ, phần nghe (Listening comprehension) của tôi cũng khá; nhưng vì tôi đã 27 tuổi  khi đến Mỹ nên phần đọc (“pronunciation”) còn bị “accent” nặng lắm.  Sau khi nghe bà khách hỏi đường đi tới tiệm, tôi hiểu ngay câu hỏi và bắt đầu chỉ dẫn (bằng Anh ngữ) cho bà khách bằng cách nói địa chỉ tiệm cũng như cái ngã tư (crossed street) gần nhất.  Bà khách này sau khi nghe tôi trình bày xong, im lặng vài giây đồng hồ rồi nói:

- “Are you speaking Spanish?”

Trời đất! 

2-  Năm 1975, nhiều người Việt tị nạn cs đến Mỹ ở hoàn cảnh hoàn toàn ngọng tiếng Mỹ – No English.  Một anh bạn láng giềng tị nạn của tôi, trước đây khi còn ở Việt Nam là dân đánh cá ở Vũng tầu, đã kể cho tôi câu chuyện sau đây:

Anh ta có một người chú họ đi du học ở Mỹ trước 30 tháng 4 năm 1975 đến thăm anh ta tại nhà và chỉ dẫn anh cách học Anh ngữ cho mau chóng như sau:

- “Cách tốt và mau nhất (direct English) là xem TV…  Cháu cứ chịu khó xem TV…  mới đầu tiên sẽ chẳng hiểu gì cả, nhưng chỉ một vài tháng là có hiểu chút ít Anh ngữ rồi.”

5-6 tháng sau, người chú họ đó lại thăm và xem việc học hành Anh ngữ (qua TV) của thằng cháu đã tới đâu rồi; thì thấy thằng cháu vẫn ngọng 100%  như ngày nào.  Người chú thắc mắc hỏi:

- “Thế cháu có chịu khó xem TV như chú đã chỉ dẫn cháu không?”

Anh ta trả lời và chỉ vào cái TV trong nhà:

- “Vâng.  Cháu vẫn xem TV mỗi ngày...  Như chú thấy cái đài mà cháu thích nhất đang có trên màn ảnh TV kia kìa...”

Ông chú nhìn vào màn ảnnh TV mới kêu trời:

- “Trời đất!  Hèn gì mà mày không hiểu được Anh ngữ.  Thằng chết tiệt! Đó là ‘đài Mễ.’ (Spanish channel)”

Trời đất! 

3-  Tôi có đứa con gái 6 tuổi.  Từ lúc cháu còn bé còn sơ sinh đã gởi cháu ở nhà trẻ (daycare center) của Mỹ và bây giở đi học trường Mỹ cho nên cháu chỉ nói hoàn toàn 100%  tiếng Mỹ mặc dầu cháu nghe và hiểu tiếng Việt lai rai (nhưng vẫn cứ trả lời bằng tiếng Mỹ).  Bà xã tôi hơi ưu ư:

- “Thôi chết rồi! Con Annemarie chỉ nói toàn tiếng Mỹ…  bây giờ phải bắt đầu dạy nó nói tiếng Việt Nam là vừa…”

Rồi khi cả gia đình tôi ngồi tại bàn ăn, bà xã tôi dạy cháu tiếng Việt bằng cách bắt cháu lập lại một câu tiếng Việt đơn giản:

- “Con ăn cơm.”

Con gái tôi không đọc theo mẹ; nhưng lại nhìn mẹ và ngơ ngác hỏi:

- “Are you speaking Spanish?”

Trời đất!

Trần Văn Giang
10/26/201

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site