lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trần-Đăng_Chân-Chính

Trần-Đăng | Viết về Bộ Trưởng Lê-Huy-Ngọ

Tôi viết về anh

Tôi  may mắn được làm Cục Trưởng Đê Điều Kiêm Chánh văn Phòng và Ủy Viên Thường Trực Chống Lụt Bão Trung Ương, giúp việc trực tiếp cho hai Bộ Trưởng là anh Lê Huy Ngọ và anh Cao Đức Phát, cả hai anh đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc và cảm phuc.Trong bài viết này tôi xin được dành riêng cho anh Lê Huy Ngọ người đã nghỉ hưu.

Một người thủ trưởng cũng như một người anh, người đồng chí mà tôi muốn viết về anh một con người bình dị nhưng lại có cả một tầm chiến lược về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là thiên tai bão lũ.Tât nhiên anh cũng đã từng tâm huyết và trăn trở vì nông dân và nông thôn, nhưng ở đây tôi muốn  nói riêng về những năm tháng thiên tai điển hình và khắc nghiệt mà tôi đã nhiều lần giúp việc cho anh.

Năm 1997: Bão Linda 

Cơn bão số 5 năm 1997 (từ ngày 1 đến ngày  mùng 3 tháng 11 năm 1997) là món quà đầu tiên tặng cho anh ngay  khi mới về Bộ với cương vị là Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp va PTNN  kiêm  Trưởng Ban Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương (PCLBTƯ) tháng 10/1997.

Bão Linda làm hơn 3000 người chết. Nơi mà con người hàng trăm năm sống bình yên chưa hề có khái niệm về "Bão". Sau này được nghe kể rằng khi nghe nói: "Bão độ bộ vào Cà Mau", như chuyện của "những người thích đùa", có người hồ hởi kháo nhau đi coi xem bão là cái gì? vì không ai tin Cà Mau có Bão.

Một số quan chức ở vùng đó lúc bấy giờ cũng nghĩ như vậy. Trong một cuôc điện thoại từ Ban Chỉ Đạo CLBTƯ ở Hà nội gọi vào còn nghe được câu  trả lời bằng một  giọng lè nhè như đang xay xỉn:”Vùng biển Tây-vùng biển Kiên Giang đó là “vùng Thánh Địa “xưa nay chưa hề có bão, các ảnh ở Hà nội vừa quan liêu vừa không  hiểu biêt gì về vùng này, làm gì có bão”. Sự chủ quan của câu nói ấy đồng nghĩa với việc họ không cần hành động không cần phòng bị hoặc chỉ đạo nhân dân phòng tránh trước khi bão đến. Hậu quả kinh hoàng là hơn 3000 người chết, hàng nghìn tầu thuyền bị chìm dưới đáy biển.

Sau khi Bão tan làng Cá Khánh Hội còn mang một cái tên :" làng góa phụ"

vì nơi đây chỉ còn lại người già, những người vợ, người mẹ và những trẻ thơ, vì những người chồng người cha đã bị bão cướp đi và vĩnh viễn nằm lại ở biển khơi.

Trong giao ban rút kinh nghiệm anh đã chỉ ra rằng BãoLinda đã làm thay đổi tư duy về công tác phòng chống lụt bão ở phía Nam. Việc nâng cao ý thức về phòng tránh thiên tai, việc giáo dục kiến thức về thiên tai trong cộng đồng  không chỉ cho người dân mà còn cần chính cho các cấp lãnh đạo, cần xây dưng quy chế, quy trình mang tính pháp lý và quy định trách nhiệm cụ thể của từng cấp lãnh đạo,

Năm 1999: Lũ Miền Trung

Cơn đại hồng thủy bắt đầu vào đêm 1-11-1999 và  kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Người ta đã dùng từ “đại hồng thủy” để mô tả về sự tàn phá kinh hoàng của nó, cả 100 năm mới thấy một lần. Trận lũ đã làm 595 người chết và thiệt hại  lớn về vật chất.

Sau trận lũ anh đã chỉ đạo rà soát lại một cách toàn diện về công tác phòng chống lũ ở các tỉnh miền trung, rà soát lại các hồ đập, các quy trình vận hành các hồ chứa, các tuyến đường, các vật cản lũ, mở rộng khẩu độ thoát lũ, chỉ đạo xây dựng các dự án thiết kế mẫu các nhà ở mang tính bền vững và phù hợp với kinh tế vùng,anh nhắc nhiều về vấn đề trồng và bảo vệ rừng,trồng và bảo tồn rừng cây chống sóng ven biển, sắp xếp lại dân cư ở các vùng trũng thấp, vùng ngập sâu và vùng ven biển. Các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch,

Anh cũng đưa ra quan điểm cần xây dựng kiên cố các công trình công cộng kết hợp làm nơi sơ tán tránh lũ bão cho bà con. Anh cũng nhấn mạnh cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách để xây dựng nhà ở an toàn và phát triển sản xuất.Nhiều ý kiến chỉ đạo của anh mang tầm chiến lươc và đã được thưc hiện trong nhiều năm tiếp theo đó và nó vẫn đúng trong tình hình hiện nay. Nhiều kết quả đã đạt được trong đó có việc xây dựng bản đồ ngập lut, các cột mốc báo lũ, làm tư liệu cho việc quy hoạch, xây dựng và chỉ đạo phòng tránh bão lũ.

Năm 2000:Đồng Bằng Sông Cửu Long( ĐBSCL)

Đỉnh lũ cao nhất năm 2000 tại Tân Châu là 5,06m và  tại Châu Đốc là 4,90m đều đạt đỉnh trong ngày 23 tháng 9 năm 2000. Trận lũ đã làm 539 người chết trong đó hơn ba trăm là trẻ em.một trong những tổn thất nặng nề đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).Sau lũ một tầm chiến lược mới cũng được anh vạch ra và đề xuất với Chính Phủ, đó là tôn cao nền và xây dựng cụm tuyến dân cư, tổ chức trông giữ trẻ tập trung trong mùa lũ, chính sách cho các nhà trẻ tạm trong lũ, chương trình tập bơi cho các thanh thiếu niên, chương trình tận dụng cơ hội lũ để người dân có thu nhập như đánh bắt thủy sản, tận dụng cây thủy bình. Anh cũng nêu ra cần phải thay đổi thời vụ reo sạ,giống cây trồng để thích nghi với lũ. Xây dựng đê bao bờ bao chống lũ nhưng vẫn không làm mất đi sự mầu mỡ do phù sa đem lại.

Năm 2003: Sự cố Đê Kè Phong Vân Ba vì Hà tây –(Hànội)

Khoảng thời gian vào tháng 12/2003Tại xã Phong Vân, sạt lở có chiều dài 800m dọc chân đê hữu Hồng từ K2+300 đến K3+100 lở thẳng đứng sâu 5m, chân hố xói sâu từ 8 đến 10m (kể từ mặt nước trở xuống). Mép cung sạt cách chân đê 20m, phía trong cung sạt đã xuất hiện nhiều vết nứt dọc có chiều dài từ 5 đến 20m, kẽ nứt rộng từ 3 đến 5cm cách chân đê chỗ gần nhất là 10m; độ chênh chiều sâu giữa vở sông và đáy hố xói trên 15m. Diễn biến xói lở trong nhiều năm qua ở bờ sông khu vực này là bãi bồi có chiều rộng trên 300m, mặt bãi cao hơn mực nước kiệt trên 1m. Sau mùa lũ 2003, bãi bồi đã bị khoét sâu tạo thành dòng chủ lưu chảy ép sát bờ hữu với độ rộng mặt nước trên 150m và sâu từ 8 đến 10m so với mặt nước.

Một sự cố nghiêm trọng có nguy cơ vỡ đê trong mùa cạn, nhiều cơ quan thông tấn báo chí cũng đăng tải sự cố này, anh Nguyễn Cảnh Dinh lúc ấy là Chánh Văn Phòng Chủ Tịch Nước có phone cho tôi và nói đại ý rằng : ”mình xem vô tuyến thấy sự cố rất nghiêm trọng nhưng bây giờ đang là mùa khô không có lũ nên cứ để vỡ đê cạn để làm tiếng chuông cảnh báo cho việc quan tâm và đầu tư cho xây dựng và tu bổ đê điều”tôi không biết anh nói đùa hay anh muốn kiểm tra trình độ quản lý nhà nước của tôi, nhưng lúc ấy tôi có trả lời anh Dinh là em cũng có ý đấy nhưng trước khi được quan tâm thì Bộ Nông Nghiệp & PTNT và Cuc Đê Điều không chỉ bị kỷ luật mà có khi còn phải vào tù, Anh Dinh nghe xong cười khà khà trên điện thoại và bảo tôi cậu nói cũng có lý vậy hãy báo cáo Bộ nhanh chóng  xử lý cho kịp thời  bảo đảm an toàn Đê Điều..Ngay sau đó tôi lên báo cáo anh Ngọ và anh đã chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt cùng với địa phương nhanh chóng xử lý và kết quả đã rất thành công và ổn định cho đến bây giờ.

Năm 2004: Tháng 5 năm 2004 anh thôi giữ chức Bộ trưởng và vẫn làm Trưởng Ban Phòng Chống Lụt Bão TƯ. Vụ án Lã thị kim Oanh như một cơn bão ập xuống Bộ, nhiều người nghĩ rằng anh sẽ nghỉ từ đây. Lúc ấy tôi có nói chuyện với một số người nên đề xuất với Trung Ương áp dụng mô hình Bộ Trưởng riêng và Trưởng Ban Chống Lụt Bão riêng như thời mới nhập Bộ, lúc đó anh Nguyễn Công Tạn Làm Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT còn anh Nguyễn Cảnh Dinh Làm Trưởng Ban Chống Lụt Bão TƯ. Đúng là “gái có công chồng không phụ”Người có tâm và hết lòng tận tụy vì dân vì nước cũng được xem xét thỏa đáng. Trung Ương đã có quyết định thật sáng suốt.

Năm 2004 :Lũ Quét Du Già Du Tiến Hà Giang

Chỉ 2 tháng sau khi anh đảm nhận chức Trưởng Ban CLBTƯ thì lũ quét xẩy ra tại Du Tiến, Du Già (Huyện Yên Minh - nằm phía bắc Tỉnh Hà Giang) vào rạng sáng 19-7-2004 đã làm năm người chết, 29 người mất tích, 10 người bị thương. Anh trăn trở với các khu vực miền núi mà thường hay xẩy ra lũ quét và chỉ đạo ngay viêc nghiên cứu rà soát lập ra bản đồ cảnh báo những vùng nguy hiểm nhằm giúp các địa phương có những biện pháp chủ động phòng tránh, và kiên quyết di dời những hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Việc lập bản đồ như vậy cũng giúp cho việc điều chỉnh thích hợp quy hoạch các khu vực dân cư, sản xuất, công trình hạ tần. Bài học không có đường vào cứu hộ cũng được anh đề cập, xây dựng ổn định lâu dài các tuyến đường ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa không chỉ giúp cho việc cứu hộ khi có thiên tai mà còn giúp đồng bào các dân tộc có cơ hội phát triển bền vững. Bài học về lũ quét cũng được anh nhấn mạnh đến công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Năm 2005: Vỡ Đê biển các tỉnh phía Bắc

Bão số 7 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc ngày 27/9/2005 Vỡ đê biển Hải Hậu  cùng môt số tỉnh phía Bắc. Anh ngồi lặng đi trong phòng giao ban của Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương mà chúng tôi hay gọi là “Tổng Hành Dinh”. Từ sự cố vỡ đê biển ấy một tư tưởng chỉ đạo kiên cố hóa làm sao vững bền như đê biển Hà lan để mỗi khi bão đến người dân được bảo toàn về tính mang, và thiệt hại là ít nhất.Tư tưởng ấy đã được triển khai, sau năm 2005 nhiều tuyến đên biển đã được xây dựng vững chắc hơn,chuyên gia Hà lan đến thăm cũng đồng tình. Quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn,nhiêu đồng nghiệp phản đối với nhiều ý khác nhau. Nhưng cũng rất may lúc ấy Bộ Trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ đạo như vậy và anh gọi tôi lên nói rằng có rất nhiều ý kiến nói về anh (nói về tôi) nhưng tôi tin anh và vẫn để anh chỉ đạo thực hiện.

Vào năm 2003 (2 năm trước khi bão làm vỡ đê biển ) trong buổi xem đá bóng tại sân Nam Định tôi có nói với anh Trần Trung Am (Chủ Tịch Tỉnh Nam Định lúc bấy giờ) là đê biển Nam Định sẽ vỡ nếu gặp bão trên cấp 10. Anh Am quy sang gặng tôi rằng ông có khảng định để tôi báo cáo Thủ Tướng? Tôi khẳng định và quả nhiên anh Am gửi báo cáo Thủ Tướng thật. Trong công văn ông trích luôn câu nói rằng:” Cục Trưởng Đê Điều đã cảnh báo vỡ Đê biển”. Biết trước nguy cơ vỡ đê biển nếu có bão lớn nên anh và Bô Truỏng Cao Đức Phát đã chỉ đạo chúng tôi lập dự án báo cáo Thủ Tướng. Dự án đó đã đươc các Bộ đồng tình và đã đồng trình Chính Phủ. Khi đê biển bị vỡ năm 2005 thì dự án xây dưng đê biển trình lên từ 2003 vẫn còn nằm đâu đó trên bàn của chuyên viên, tôi nửa đùa nửa thật nói với chuyên viên VPCP là nhờ sự chậm trễ và trì trệ của một số chuyên viên VPCP mà nhiều quân đê điều và cán bộ ở địa phương không bị truy cứu trách nhiêm vì nếu trình sớm dự án được duyệt mà bây giờ đê vỡ chắc có người vào tù rồi.Anh Cao Đức Phát lúc ấy cũng nói với tôi rằng đê biển vỡ không những không bị kỷ luât mà lại còn có tiếng khen. Trong khi đó dự án WB4 do ngân hàng thế giới tài trợ đang  có sẵn 2 triệu Đô la Mỹ cho khắc phục hậu quả thiên tai và họ  sẵn sàng chi 2tr Đô la ấy cho đắp lại đê biển bị vỡ nhưng với điều kiện khôi phục đắp đê biển như cũ, không nâng cấp và không kiên cố hóa. Với cương vị là Trưởng Ban CLBTƯ cùng Bộ Trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo tôi rằng, không thể chấp nhận điều kiện ấy được vì đã  đắp lại đê biển thì phải kiên cố hơn và vững chắc hơn, nếu chỉ phục hồi đắp như cũ  khi bão vào lại vỡ dân sẽ không châp nhận, Chính Phủ VN cũng không chỉ đạo như vậy, thế là WB đã không cho sử dụng 2 triệu Đô la ấy mà phải dùng các nguồn vốn khác mà phần lớn là nguồn của CP. Đến nay đê biển Nam Định và nhiều tỉnh phía bắc đã vững chắc hơn, chuyên gia Hà Lan sang thăm cũng đồng tình.

Năm 2006 : Bão Chan Chu

Bão chan chu được PAGASA đặt tên là siêu bão Caloy, mà nước ta gọi là Bão số một, Chan Chu không đổ bộ vào đất liền mà hoạt động ở vùng biển Đông từ 11/5 đến 18/5 2006. Vào thời điểm có 45 tàu với hơn 750 ngư dân của Việt Nam đang hoạt động tại vùng nơi cơn bão đi qua. Hơn 600 ngư dân đã sống sót trở về.

Từ cơn bão chan chu anh đã chỉ ra rằng cần thay đổi trong cách báo tin bão vì bão xa bờ nhưng lại rất gần với tầu thuyền, (Trước đó ta vẫn hay báo là : tin bão xa hoặc tin bão gần). Anh cũng chỉ đạo cần quản lý chặt việc tầu thuyền ra khơi đặc biệt là các tầu thuyền đánh bắt xa bờ đồng thời cần có một dự án và chương trình quản lý thông tin liên lạc cho ngư dân đặc biệt là đánh bắt xa bờ.

Ngày 19 tháng 10 năm 2006. Anh đã thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương và chuyển giao cho Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.

Năm 2007: Một Chùm Văn Bản Pháp Lý Được Ban Hành

Năm 2007 là năm gặt hái và bội thu về hệ thống văn bản mang tính pháp lý của công tác Đê Điều, thiên tai lũ bão. Đó là:

- Luật Đê Điều được Quốc Hội thông qua

- Chiến Lược Phòng Chống & Giảm Nhẹ Thiên Tai đến 2020 được Thủ Tướng phê duyệt

- Quy hoạch lũ Sông Hồng và Sông Thái Bình được Thủ Tướng phê duyệt

- Quy Chế Phòng, Chống, Động Đất và Sóng Thần do Chính Phủ ký ban hành

- Sổ tay hướng dẫn phòng tránh lut bão và giảm nhẹ thiên tai được Bộ Trưởng kiêm Trưởng Ban CLBTƯ Cao Đức Phát ký ban hành.

- Cùng nhiều Nghị Định và các văn bản pháp quy khác.

Mặc dù tất cả được ban hành vào năm 2007 nhưng đó là kết quả chỉ đạo của anh và  anh Cao Đức Phát trong những năm trước đó.

Những câu chuyện thường ngày:

Ngày 18 tháng 4 năm 2001 tôi được bổ nhiệm làm Cục Trưởng và ngày 1 tháng 5 năm ấy tôi chính thức điều hành. Hai tháng sau khi nhận chức tôi lên báo cáo anh là tôi xin phép đi Huế làm lễ tế Thiên tai Đàn Nam Giao cầu cho mưa thuận gió hòa đê điều an toàn và chỉ báo cáo riêng anh còn ở trong Cục thì tôi nói là đi công tác, anh đồng ý và còn dặn tôi là cần kín đáo và tế nhị không họ nói là anh em mình mê tín, đồng thời khi vào Huế nhớ báo cho anh Vang giám đốc Sở Nông Nghiệp&PTNT. Vào đến Huế tôi găp được anh Vang và các đồng nghiệp thuộc chi cục Đê Điều phòng chống lụt bão, tôi có nói với anh Vang về ý kiến Bộ Trưởng, anh Vang nói luôn là anh cũng đã báo cáo Bí Thư và Chủ Tịch tỉnh rồi, các anh ấy ủng hộ và cũng nhắc thêm là cần nhẹ nhàng kín đáo.

Khoảng 12 giờ đêm bắt đầu làm lễ, vừa được mấy phút thì công an phường ra gọi vào để chỉnh huấn, tôi nói anh nguyễn Hữu Phúc (lúc ấy là Trưởng Phòng, hiện đang giữ chức Giám Đốc Trung Tâm Thiên Tai) vào làm việc cùng phường sở tại. Khoảng hơn một tiếng thì anh Phúc quay lai và nói với tôi là họ giáo huấn về chủ nghĩa Mac-Lênin, về chủ nghĩa duy vật, về chống mê tín dị đoan, (tất nhiên về lĩnh vực đó thì tôi giám khẳng định rằng chúng tôi học nhiều hơn và cũng hiểu biết  hơn họ) anh Phúc nói tôi cần nhanh gọn tránh họ gây rắc rối.

Hầu như Anh đi đến đâu cũng có người nhận ra anh, anh kể rằng có lần vội không gọi xe đón anh đi xe ôm, đến nơi anh rút tiền ra trả thì anh xe ôm nói luôn là cháu biết bác, và được chở Bộ Trưởng là vinh dự rồi, cháu không lấy tiền đâu.

Tôi còn nhớ có lần Ban Tổ chức Trung Ương xuống lấy phiếu tín nhiệm Bộ Trưởng. Và có người lại tung tin đồn rằng  anh sắp lên Phó Thủ Tướng nên hãy bỏ cho người khác. Có thể ai đó không muốn bỏ phiếu cho anh nên đã đưa ra tin này, cái tin thật cay nghiệt làm hạ uy tín của anh, cuối cùng anh đã vượt qua đạt tỷ lệ phiếu tín nhiêm,nhưng nó cũng gợn lên một nỗi buồn trong anh và sau đó là vụ Lã thị kim Oanh.

Quê anh ở Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá  một vùng bãi ngang (có lễ rất ít người hiểu về bãi ngang ), quê anh có con sông Lạch Bạng đê còn rất thấp, bé và yếu nhưng vì anh phải lo cho toàn quốc nên đâu có cục bộ cho địa phương mình. Tôi hiểu điều đó và cũng đề xuất nhiều giải pháp để giúp anh yên tâm làm việc lớn.

Anh có khuôn mặt mà người ta hay gọi là “khuôn mặt nông dân”. Trong một chuyến đi công tác tháp tùng anh có người đã ghé tai tôi nói rằng hai anh em ông thuộc hàng “ tứ quái”(nhất lé nhì lùn) tôi thuộc nhóm người lùn và chính anh cũng đã từng nói với tôi rằng “giá em cao chút nữa thì đẹp trai quá”.

Anh được nghe dân chửi: Tôi cùng anh vào Bình Định sau trận bão lũ, lúc ấy anh Nguyễn văn Thiện còn là giám đốc Sở Nông Nghiệp &PTNN (sau này anh đã là Chủ Tich va Bí Thư Tỉnh Bình Định)một cái cống tiêu nước chắn qua đường tỉnh lộ bị lũ cuốn trôi. Khi cả đoàn đến thì một người dân chạy ra chửi vuốt mặt không kịp. Người dân ấy chửi rằng cả một lũ ngu ăn hại vì khi thi công cái cống này tôi (người dân) đã nói là khẩu độ cống quá bé lại chắn ngang trên đường cản lũ nên sẽ không tiêu thóat lũ được và sẽ vỡ mất thôi. Nhưng có ai nghe đâu và bây giờ là sự thật. Cả đoàn từ Bộ Trưởng đến Bí Thư và Chủ Tịch Tỉnh cùng các tùy tùng đi theo lặng thinh. Khi về anh nói với tôi bằng một giọng cảm động và chua sót, giá như cán bộ gần dân, lắng nghe dân, biết dựa vào dân như phương châm “lấy dân làm gốc” và“quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng”thì đâu đến mức công trình bị đổ vỡ và đâu có sự căm phẫn của người dân. Đây chỉ là một chuyện về cái cống thóat lũ, còn nhiều việc khác nữa dân sẽ bất bình và chửi cán bộ đến mức nào?

Nói Về Anh

Ở  góc nhìn của một người đàn em, của một người giúp việc, của lớp sau nhìn về những thế hệ đàn anh tôi cảm nhận về Anh có một vị trí riêng không thể phai mờ.

Tôi thấy ở anh sự bình tĩnh trong chỉ đạo đặc biệt những lúc lũ bão, đê điều có sự cố. Anh là người có tầm chiến lược về thiên tai, một con người của “nông dân và bão lũ.”

Anh nhiều lần nhắc tôi là không chỉ làm tốt những nhiệm vụ hàng ngày mà còn phải viết, phải  soạn thảo các văn bản pháp luật, biên tập các tài liệu hướng dẫn để có cơ sở thực hiện chắc chắn và lâu dài.

Anh chỉ đạo Đê Điều phải kết hợp làm đường giao thông, rộng tối thiểu 5m và cứng hóa bề mặt, làm như vậy vừa an toàn cho đê, vừa làm đường cứu hộ khi lũ bão hoăc khi đê có sự cố và cũng là  tạo tuyến giao thông nông thôn cho người dân được hưởng lợi sử dụng.Ở đâu làm được như vậy, ở đó hàng hóa nông sản được lưu thông. Ngay sau đó điều ấy đã được  thực hiện, hàng nghìn KM đê sông, đê biển từ Nam chí bắc, đã trở thành hiện thực.

Anh cũng chỉ đạo hiện đại kết hợp tạo cảnh quan môi trường cho nhiều tuyến đê như đê nội thành Hà nội, đê Thành Phố Nam Định và nhiều tuyến đê khác nữa.

Anh quan tâm đến cây chắn sóng, ở đâu bảo vệ và trồng được cây chắn sóng thì ở đó sẽ ổn định hơn  khi gặp bão lũ. Anh cũng  tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn là trồng tre chắn sóng kết hợp trồng tre lấy măng làm kinh tế.

Anh nói nhiều về cơ chế tạo vốn vì vốn hàng năm cho Đê Điều còn hạn chế,ta phải mở ra các hướng huy động khác nhau. Kết quả là hàng trăm km kè bảo vệ bờ sông,bờ biển từ Nam chí Bắc,từ miền núi đến đồng bằng, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên đã được xây dựng không chỉ  bền vững mà còn tạo cảnh quan môi trường và mỹ thuật.

Một con người luôn trăn trở vì dân, mỗi lần bão lũ anh đến đâu dân mừng đến đó, mừng vì có anh ở bên cạnh dân, mừng vì anh hiểu được nỗi khổ của dân, và mừng vì anh sẽ phát hiện ra những tồn tại của công trình của cơ chế chỉ đạo, quản lý để rút kinh nghiệm và khắc phục sau mỗi lần lũ bão.

Anh cũng có nỗi buồn thầm kín trong cõi lòng vì có người con xấu số ở tuổi còn ăn bột, nỗi buồn ấy ít ai biết được, anh thường khóc mỗi khi nhắc đến và tôi cũng khóc theo anh(tôi thành thật xin lỗi anh và gia đình khi nhắc lại chuyện đau lòng này) tôi chỉ muốn nói lên anh đã vượt qua tất cả, với một lòng vì dân vì nước, vì bà con nông dân, nông thôn vì công việc, vì lũ quét, mưa bão và dông tố đang xẩy ra, người dân đang chờ anh.

Tôi viết bài này trong đó có chọn lọc những thiên tai điển hình  gồm có  Lũ, Bão, Lũ Quét và Đê Điều với hy vọng nói được một phần về cái tâm, cái tầm cũng như tư tưởng chỉ đạo và tầm chiến lược của anh trong công tác Đê Điều Phòng Chống Lụt Bão và Giảm Nhẹ Thiên Tai. Tuy không nói nhiều về công tác chuẩn bị, tham mưu, đề xuất, chỉ đạo trước khi lũ bão, nhưng trên thực tiễn hàng năm trước mỗi mùa mưa bão anh đều chủ động chỉ đạo tổng kết, tập huấn, bàn phương hướng và ban hành nhiều chỉ thị, công điện chỉ đạo sát trước mỗi loại hình thiên tai, những chỉ đạo ấy rất sát với thực tiễn mà những bài học kinh nghiệm, những tổng kết được rút ra sau mỗi lần lũ bão điển hình đã nêu ở trên là minh chứng cho những chỉ đạo đúng đắn của anh trước khi thiên tai xẩy ra.

Hy vọng rằng bài viết sẽ là tài liệu giúp một phần cho những người đang làm công tác này tham khảo.

Hai câu thơ chứ Hán dưới đây xin tặng anh để thay cho lời kết của bài viết:

以 民 為 本 句 心 血
盡 瘁  為 民 不 管 難

Dịch

Dĩ dân vi bản câu tâm huyết
Tận tụy vị dân bất quản nan

Giải Nghĩa:

Dĩ dân vi bản câu tâm huyết: Lấy dân làm gốc là câu anh tâm huyết
Tận tụy vị dân bất quản nan: Tận tụy vì dân không quản ngại gian nan

Tác giả Trần Đăng-Pháp Danh :Chân Chính-Đặng Quang Tính
Email:  trandangdng@yahoo.com;  Phone:0912648641

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site