lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Thơ Văn Quê-Hương

Quê-Hương | Trần-khát-Chân_Mai_Hoa Tướng Quân

Trần Khát Chân thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, quê làng Hà Lăng, huyện Vĩnh Ninh (Thanh Hóa).Canh Tuất 1370 Trần Khát Chân mở mắt chào đời giữa một rừng toàn hoa và cây thuốc, cha mẹ ông thưở trẻ hàn vi sống đời thanh bạch bằng nghề lương y bắt mạch chẩn bệnh. Khát Chân tên ông có nghĩa là Khát Khao Sự Thật -

Ông đỗ thái học sinh khoa Mậu Thìn 1388 và ra làm quan dưới thời Trần Nghệ Tông, giặc Chiêm qua cướp phá gấm nhung vàng bạc, cưỡng hiếp đàn bà con gái vô số kể.

Mùa đông tháng mười, năm Kỷ Tỵ thứ 2 (1389), quân Chiêm Thành đến đánh chiếm Thanh Hóa, đánh vào hương Cổ Vô, vua Thuận Tông sai Hồ Quý Ly đem quân chống giữ. Theo chính sử: “Giặc (tức Chiêm Thành) đắp ngăn dòng sông ở thượng lưu, quan quân (tức quân nhà Trần) đóng nhiều cọc để đối địch. Ngày 20 giặc mai phục quân và voi, giả bỏ trại mà về.

Quý Ly chọn những quân tinh khỏe gọi là quân cảm tử, đuổi theo để đánh. Quân thủy nhổ cọc ra đánh. Giặc bèn phá đập chắn nước, cho voi xông ra. Tướng coi quân hữu thánh dực là Nguyễn Chí bị giặc bắt được; còn các quân tướng khác 70 người đều chết. Quý Ly để tỳ tướng là Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Nguyễn Đa Phương tạm coi quân thánh dực”.

Hồ Quý Ly chạy trốn về đến kinh đô, xin thêm thuyền ra tiếp ứng, nhưng thượng hoàng không đồng ý. Quý Ly vì thế xin từ chức cầm quân và không đi đánh nữa. Còn Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh, thấy thế giặc mạnh, lại không có lực lượng hỗ trợ cũng bèn trốn đi.

Quân Chiêm thừa thắng tiến ra Bắc, đóng quân trên sông Hoàng Giang (thuộc Hà Nam ngày nay). Kinh thành Thăng Long rơi vào tình trạng hỗn loạn, mọi người lo sợ bỏ đi lánh nạn. Thượng hoàng liền sai Trần Khát Chân, một đô tướng trẻ tuổi, một võ quan cấp thấp đem quân Long Tiệp đi đánh giặc. Khát Chân vâng mệnh, khảng khái rỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Đại quân tiến đến sông Hoàng thì gặp giặc.

Xem xét địa thế không có lợi cho việc bày trận chiến đấu, Khát Chân liền lui quân về giữ sông Hải Triều (tức sông Luộc, khúc sông chảy qua huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Lúc ấy, Trần Nguyên Diệu, em của Phế đế Trần Hiển đem bè lũ đầu đảng chạy theo quân Chiêm do muốn báo thù Nghệ Tông và Hồ Quý Ly đã giết anh mình.

Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyền đến xem tình hình của quan quân nhà Trần (đại quân theo sau tiếp ứng).

Sau nhiều đêm trăn trở vì thế giặc mạnh, Khát Chân cuối cùng cũng nảy ra một diệu kế là đặt pháo ngầm dưới lòng sông, Khát Chân là người đầu tiên làm ra loại pháo thuyền này trong lịch sử. Ngày hôm sau Khát Chân dẫn theo quân Long Tiệp cùng trợ chiến.

Ngày 23 tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), ông cho phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà. Được hàng tướng Chiêm Thành chỉ cho chiếc thuyền của vua Chiêm, ông tập trung hỏa pháo nhằm bắn vào thuyền Chế Bồng Nga. Thuyền vua Chiêm trúng đạn, Vua Chiêm Thành chết tại trận, quân Chiêm tan vỡ. Ông cho cắt đầu Chế Bồng Nga đem về Bình Than báo tin thắng trận. Sau chiến công này, ông được phong làm Long Tiệp Bổng thần Nội vệ Thượng tướng, tước Vũ tiết quan Nội hầu.

Trần Khát Chân được vua ban phong Cổ Mai nơi đây cảnh vật hữu tình, Cổ Mai là một vùng mênh mông những xóm làng, đồng ruộng, sông ngòi, hồ ao, chuyên trồng cây mai lấy quả: quả mơ. Cứ vào mùa đông đến, hoa mai nở trắng ngần, nở trắng cả một vùng đất hòa cùng mây trắng, trời xanh bao la. Nơi này còn có giống mai vàng, mai trắng, mai hồng, từ đó có các địa danh các làng xóm nơi đây là Hoàng Mai, Bạch Mai và Hồng Mai… Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai. Ông là người mơ mộng nên cho xây hồ Nhật Nguyệt nửa bên trồng hoa sen, bên còn còn lại trồng hoa súng. Cứ chiều mát thì Khát Chân cho người giăng lụa 2 đầu gốc cây để ông nằm ngủ. Vốn có vẻ mặt đẹp, tâm hồn đa cảm yêu mến cái đẹp thiên nhiên, suốt đến mùa đông cùng sánh vai bạch mai bước trong tuyết lạnh khiến người ta nhìn ông tưởng một vị đại tiên, bên cạnh là chùa Nga My thanh tĩnh. Khát Chân là người có lòng thương tưởng nên nhớ đến công lao Hưng Đạo Vương mà cho dựng đền Lư Giang.

Năm 1394, thượng hoàng Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho con trai là thái tử Án mới có 3 tuổi, rồi sai người giết chết Thuận Tông (1399). Kể từ năm 1397, Hồ Quý Ly bắt đầu cho xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa (ngày nay vẫn còn thường gọi là thành Tây Đô, hoặc thành nhà Hồ). Thành có 4 cửa mở ra bốn hướng và cửa Nam là chính môn. Cửa này có con đường lát đá dẫn thẳng tới ngọn núi Đốn Sơn (tức núi Đún, ở xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Con đường này dài tới ba nghìn thước và theo như nhân dân địa phương kể thì do Trần Khát Chân đắp nên. Những việc làm độc ác của Hồ Quý Ly đã làm cho một số quan lại ôm ấp tư tưởng trung thành với họ Trần càng thêm bất mãn. Họ cấu kết với nhau tìm cách mưu sát Hồ Quý Ly. Trong số đó có anh em Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hạng.

Mùa hạ năm 1399, Hồ Quý Ly tổ chức hội thề trên đỉnh núi Đốn Sơn. Quý Ly ngồi trên lầu nhà Khát Chân để xem. Phạm Thu Tổ và thích khách Phạm Ngưu Tất cầm gươm định tiến lên lầu, nhưng không rõ thế nào mà Khát Chân lại trừng mắt ra hiệu ngăn lại, rồi thôi. Quý Ly chột dạ đứng dậy đi xuống lầu có vệ sĩ hộ vệ. Ngưu Tất liền vứt gươm xuống đất nói: “Cả lũ chết thôi”. Việc đó bị lộ, bọn tôn thất Hãng, trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bưu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất và các thân đảng cộng hơn 370 người đều bị giết cả; tịch thu gia sản, con gái bắt làm tì, con trai từ một tuổi trở lên hoặc chôn sống, hoặc dìm nước. Lùng bắt dư đảng đến mấy năm không thôi. Chết không cam lòng nên  Khát Chân khi sắp bị chém, lên núi Đốn Sơn gào thét ba tiếng. Chết qua ba ngày sắc mặt vẫn như sống, ruồi nhặng không dám bậu vào. Sau đó gặp đại hạn đảo vũ thì ứng ngay”.

Ông chết đi nhân dân tiếc thương nên 29 làng tôn đền thờ phụng

Đền thờ Trần Khát Chân cách thành nhà Hồ khoảng 3km về phía Nam. Theo các cụ truyền lại đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XV bao gồm Nghinh môn, Tiền đường, Trung đường và Hậu cung, ngoài ra còn các công trình phụ khác như lầu Ngư dội, nhà sắm lễ…

Nghinh môn được xây dựng với hệ thống 4 cột lồng đèn, 2 cột chính và 2 cột phụ ngăn cách bởi bức tường đắp hình 2 ông hổ, chất liệu bằng bê tông. Qua cổng là sân đền lát gạch bát tràng rộng khảng 150m2 khuôn viên cây xanh rợp bóng mát; ở đây có cây quéo ước khoảng 400 năm tuổi. Bước lên 7 bậc đá phía trên có bức Đại tự bằng chữ Hán ghi “Thiên cổ như sơn” đó là nhà tiền đường gồm 3 gian 2 dĩ tường hồi bít đốc, kiến trúc gỗ kiểu chồng giường kẻ chuyền, đáng chú ý nhất là 2 kẻ trước trạm nổi đầu rồng có bờm miệng mím; hai vì kèo được nối với nhau bằng hệ thống xà dọc, xà đại, xà hạ, xà thượng tạo thành bộ khung vững chắc chống đỡ toàn bộ lực đè nặng của phần mái, bờ nóc có đắp lưỡng long chầu nguyệt. Phía trong gian giữa nhà tiền đường là ban thờ Hội đồng các quan triều Trần.

Trung đường tiếp nối với tiền đường bời hai dải vũ được kiến trúc 3 gian 2 dĩ, xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XV. Phần mái được lợp bằng ngói, trên bờ nóc đắp 2 chim phượng ở giữa là một nậm rượu. Với kỹ thuật tinh xảo kiến trúc điêu luyện “chồng rường, kẻ truyền” những người thợ làm nên ngôi trung đường đã sử lý các mộng chốt rất chính xác, chuẩn mực từ hệ thống cột, xà ngang, câu đầu, bát đấu…tới các mảng trang trí trên vì kèo cũng được chạm khắc hình rồng, hổ phù, cá chép và các loại hoa lá của thiên nhiên. Phía ngoài của gian giữa có bức cửa võng chạm lưỡng long chầu nguyệt và cành tùng cách điệu.

Hậu cung là nơi thờ Thượng tướng quân Trần Khát Chân có chiều rộng khoảng 12m2  xây dựng theo kiểu cuốn vòm bằng bê tông cốt thép; trước cửa hậu cung là hệ thống 4 cột bằng đá xanh, xà ngang đá làm nhiệm vụ chống đỡ hậu cung tạo thành cửa đi vào bên trong hậu cung là mộ của ngài, tượng Trần Khát Chân được ngồi trên ngai ông mặc.

Bạch giáp kim tiên để tưởng nhớ những ngày ở Cổ Mai mà người đời ưa táng tụng gọi là Mai Hoa Công Tử. Nơi thờ ông chính là nơi ông bị Quý Ly sát hại nên nơi này được gọi là “thượng sàng hạ mộ”

Trong đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như kiệu long đình, kiệu bát cống, ngựa bạch, kiếm, bộ bát biểu, hệ thống các bức đại tự, câu đối, hoành phi, đồ thờ…đặc biệt còn lại rất nhiều sắc phong của các đời vua triều Nguyễn ca ngợi công đức của ông đóng góp cho lịch sử dân tộc. Xin giới thiệu đôi câu đối hay ca ngợi Trần Khát Chân được treo tại đền thờ:

Gian hùng phách hổ hoa lâu kiếm.
Chính khí linh truyền thạch lộ cung.

Tạm dịch: Lầu hoa gươm biếc, gian hùng bay phách lạc.

Đường đá cung reo, chính khí còn truyền mãi tiếng thơm.

Ông chết đi Cổ Mai bị người đời tàn phá, hoa vô chủ nên cũng ủ rũ đau sầu, mùa đông từ nay không còn Mai Hoa Công Tử......Hoa còn người ở - chủ mất hoa tàn. Ðến những năm 80 của thế kỷ 20, làng Ðông Mỹ tức làng Ðông Phù Liệt còn có một cụ Mai Lâm động chủ, tên cúng cơm là cụ Mài có một vườn mai mọc trên ngọn gò nho nhỏ, trồng toàn giống song mai, hoa trắng muốt, mỗi chùm hai bông hoa nở ra hai quả mơ, quả to bằng quả trứng gà con so, mầu vàng tươi, để chín nục, bóp cho mềm rồi hút nước mơ, nó sẽ là một thứ nước cam lồ vừa chua vừa ngọt, vừa thơm vừa bổ, khó quên. Tiếc là sang thế kỷ 21, vườn mai thoái hóa, chết dần sau khi cụ Mài, chủ nhân qua đời.

Rượu làng Mơ (Hoàng Mai) ngon nổi tiếng trong vùng, nên có câu: “Rượu làng Mơ/Cờ Mộ Trạch” (làng Mộ Trạch ở huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương có nhiều ông Trạng cờ rất giỏi); hay “Rượu làng Mơ/Thơ Kẻ Lủ (làng Lủ tức Kim Lũ, quận Hoàng Mai có nhiều người tiến sĩ, hương cống - cử nhân, giỏi thơ ca). Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã nhắc đến thứ rượu này.

 

Quê-Hương @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site