lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thái-Sơn

Nguyễn-Thái-Sơn | Chiến Tranh Chín Khúc Tưởng-Niệm

Lời thưa:Tôi viết Trường ca này trong khoảng một năm (cuối năm 2007 đến cuối năm 2008), bản thảo hoàn chỉnh được xin xuất bản ở các nhà xuất bản (theo thứ tự): 1/NXB Trẻ, 2/NXB Văn Hoá Sài Gòn, 3/NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 4/NXB Lao Động, cả 4 nhà xuất bản này đều trả lại bản thảo, giải thích là “không thể in”, “không dám in”, “in thì…chết”. Cuối cùng, Chi nhánh NXB Văn Học tại Sài Gòn đồng ý cấp giấy phép, với điều kiện “phải sửa”.

Sách in ra, có một số dư luận chính: trên nhiều trang mạng ở nước ngoài: Dân Luận, Talawas, và một số trang Web, Blog khác:

Talawas, NhanQuyenChoVN, BaoMoi, 4Phuong, NhaVantphcm

nguyễn thái sơn, chín khúc tưởng niệm

 

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Nhất

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Hai

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Ba

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Tư

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Năm

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Sáu

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Bảy

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Tám

Khúc Tưởng-Niệm Thứ Chín

Khúc thứ Bảy

CHẾT TRẺ

“…chết nhiều khi không hiểu tại sao
chảy hết máu hay vì đói khát
chết mà không biết chết lúc nào
cây rừng lớn dần dâng võng lên cao
thịt rữa nát - võng dù còn bền chắc
võng rung cùng cây võng chao theo gió
xương đen - nắng nỏ 
cốt trắng - gội mưa…”

LINH HỒN

Trẻ nhà quê
tóc thả trái đào, áo nâu quần cộc
ra đường cái quan túm vạt áo cha 
lớn ngộc còn nhay ti mẹ 
mẹ đi cấy sớm mẹ về chợ khuya lại bú tí bà
vú bầu vú mướp không còn mùi sữa

chúng tôi ra đời
                phố chợ đông vui
                                         làng đồi heo hút 
Na Hang, Xích Thổ, Bá Thước, Con Cuông  
ham chơi đáo thích đánh khăng chọi cù
quanh quẩn đồng làng chăn trâu cắt cỏ
sớm học cách làm chồng làm vợ
đào ao dựng nhà
mùng ba tết cha dạy “bói chân gà”
học ông nội tính mưa đoán nắng
- xem rễ si búp đa

vào lính được mặc quần mới áo lành
ngủ trong màn, nằm chiếu, đắp chăn  
giật mình nghe tiếng nổ xé tai
lần đầu bắn súng

lính nhà quê ra trận
                     vụng về ngờ nghệch
“kẻ thù” cũng ngơ ngác giống chúng tôi            
trai Tháp Mười, Bù Đăng, Ninh Bình, Yên Bái
cùng trang lứa
                 mười bảy
mười chín
hai mươi

tân binh Nghĩa vụ Quân sự
lính mới Quân dịch Cộng hoà
đánh nhau như “đá bóng trên đồng mới gặt”  
cầu thủ con nhà nghèo
                                 nghiệp dư chân đất

những “trận đấu” dằng dai
               mùa Khô sang mùa Mưa 
                                          không phân thắng bại
có khi may mắn tàn trận “lưới” hai bên vẫn sạch
nhiều khi “thủng lưới” trăm lần ngàn lần
mỗi bàn thắng một thân trai gục ngã !

lực lượng chênh lệch sớm phân định thắng thua
máu quân lính hai bên ít đổ                                                         
đáng sợ - những trận đánh cân sức cân tài
cáng nhau dìu nhau vào chấm vôi “mười một mét”
bên thua - cả năm trái ra ngoài
bóng bật xà lăn khỏi vạch cầu môn
chỉ cần một lần thôi
- có bên toàn thắng!

không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử 
dễ như người lính
nhanh như lính
nhiều như lính 
đương nhiên
           mặc nhiên
                       tất nhiên
                             hồn nhiên
                                       như lính

loạt hoả tiễn rời giàn phóng    
sau nháy mắt làm nổ tung dãy hầm cố thủ
lính đối phương chết tức khắc
                                    không đớn đau 
                                                  không hay biết 
như dây điện đứt lìa - bóng đèn phụt tắt
trứng quạ từ tháp chuông rơi xuống sân nhà nguyện
mảnh ngói chùa Diên Hựu rơi tõm xuống hồ sen

thân thể tử sĩ khoẻ mạnh căng đầy
hồng hào sạch sẽ thơm tho 
ngồn ngộn thịt múi da săn
ván gỗ long đinh
nắp quan tài bật

có người chảy hết máu
thân hình lép xẹp như cá mòi khô
lùng nhùng tấm chăn lính màu rêu
huyệt nông choèn
vun mãi không đầy mộ

ngày nào chăn trâu chơi “bịt mắt trốn tìm”
anh ẩn bụi cây, nấp sau mô đất
tìm không thấy 
mắt đỏ hoe
                         giọng nghẹn ngào 
                                          môi méo xệch
túm được anh 
em mừng như tìm thấy trâu bò đi lạc 

chùm bom khoan rơi trúng nhà hầm 
cả trung đội chết trong lúc ngủ
tìm các anh từ sáng đến chiều
thâu đêm suốt sáng
kẻ dọc vạch ngang bới từng hòn cuội
sàng đất
              sảy cát
                           lay cây
                                     rung cành
chặn dòng suối tát bùn lọc nước
mười mấy mạng người 
thịt xương gom chưa đầy mảnh võng
táng một huyệt chưa đầy 
                                     đủ mộ
                                           nỡ nào chia! 

sớm muộn trước sau những người lính cũng trở về
trên các toa tàu
xe lăn
nạng gỗ
riêng chúng tôi 
khuất chìm trong hư vô
không ai nhìn rõ

những người lính sống bình thường
rồi chết
chưa xấu
không kịp tốt
không thành ma qủy chẳng hoá thánh thần
tụ tán trên tàn cây lá cỏ
ẩn giữa giọt sương trốn trong gợn gió
không phải xuống Địa ngục
chẳng được lên Thiên đường

trở về nơi Mẹ Cha sinh hạ nuôi ta thành người
vạt rừng hoang sơ, cánh đồng phóng khoáng
trở về với con diều cuối cùng, cánh võng đầu tiên
ngược chiều những đoàn quân
hăm hở rùng rùng ra trận
người chết bay ra
kẻ sống đi vào!...

gặp em trai ngủ ngồi trong công sự
bạn chăn bò ôm súng tựa gốc cây nhai trệu trạo lương khô
có người sống những thời khắc cuối cùng
vô tâm nói cười
đang lặng lẽ bước vào cõi chết
chỉ người cõi Âm chúng tôi mới biết

mẹ thét lạc giọng kinh hoàng
nhìn ta tóc rối xoã vai
thân hình trong veo xanh lè như lá
cha gặp con trai trong mộng mị
ta ngồi ôm chân giường khóc thầm 
lặng lẽ bay đi…

người trong làng ngoài phố nửa tin nửa nghi 
thấy lảng vảng trong sương
nghe lào thào trong gió
thoắt gần thoắt xa khi khóc lúc cười 

Trâu Già nhận ra cậu chủ chăn dắt bao năm
cổ nghẹn cỏ rơm gõ sừng dậm chân
cặp mắt chén tống rưng rưng nước đục

khôn ngoan nghĩa tình Chó Mực
rên ư ử gừ gừ trong họng 
cụp tai sợ hãi
ve vẩy đuôi mừng 
không nhảy lên ngửi tay liếm mặt 
chẳng nỡ nhí nhách cắn ma

chúng tôi vô hình vô ảnh 
bay ngang bàn thờ ngồi trên nóc tủ
”véo” sôi gấc mẹ đồ “nhón” thịt vịt cha đơm
ngồi bông bênh trên khói bếp em gái ghế cơm
bay lượn quanh nhà
nấp sau cánh hoa lan hoa huệ
đốm lửa đầu nén nhang cháy bùng
mắt tử sĩ trên bàn thờ trào lệ?

chúng tôi trở về
lượn lờ ở cổng đình, rụt rè quanh đền miếu
Ma Làng - người cùng xóm chết già, tổ tiên nội ngoại
chỉ loáng thoáng mấy người chết trẻ
đón tiếp ma mới chúng tôi mười chín hai mươi 
chia rượu ngô vài hơi
thuốc lào dăm điếu

nghe nói sau khi chết người ta thành Gió
                              không hướng không chiều
nghe nói chết rồi con người thành Cỏ
cỏ mọc lan man cỏ bám vật vờ
nghe nói chết đi thịt xương hoá Bụi
bụi bay lang thang bụi cuốn bơ vơ…

vừa mới hóa thân từ kiếp Người
                          - Bụi lơ lửng trên cao
sắp được đầu thai làm Người
                          - Bụi là là ngọn cỏ
ơi những Hạt Bụi tiền Nhân tiền Kiếp
lại phải luân hồi
sắp được đầu thai…

đang là Bố là Mẹ là Vợ là Chồng
lại hoá Gió lang thang Cỏ xanh Bụi hồng 
không thể yêu thương không còn giận dữ
tiếc nuối người đi đau lòng người ở

nhưng nếu còn được làm Bụi làm Cỏ 
cái chết với ta cũng nhẹ đôi phần
ừ thì chết nhưng không hủy diệt
dẫu là mất cũng không mất hết !

thực hư nào hay 
đi trên Cỏ run chân dại tay
hạt Bụi - Ai?
                     cay xót mắt mình
người thợ chẳng vô tình
đời trước dạy đời sau
để lại khe hở cho Gió lọt trên mái nhà
vào ra quanh khung cửa…

nuối tiếc xót đau 
Linh Hồn thét gào thành Giông thành Gió…

XƯƠNG CỐT

Hằng năm chúng tôi chỉ về quê quán một lần
trong Lễ Xá tội Vong nhân Rằm tháng Bảy
trước gà gáy Canh Ba
Hồn rời khỏi nhà Mẹ Cha
trở lại với cây với đá
nơi ấy mồ hoang mới thực nhà mình
xương cốt ở đâu Linh Hồn về đó
mộ phần thất lạc Hồn còn lang thang…

xương cốt chúng tôi 
khỉ đầu đàn bọc lá chuối rừng thờ ở góc hang,
lẫn vào cát, chìm trong suối,
hóa ụ kiến vàng, gò mối

huyệt khoét bằng xẻng nhỏ tựa bàn tay
võng dù làm vải liệm
mảnh nilông thay quan tài
mấy chục năm trời 
rễ cây rừng hoang tham lam hút kiệt

trăm người chết tìm được vài huyệt mộ 
lẫn giữa đất đỏ lá rừng có đám mùn đen
lẽ nào đó lại là tất cả những gì còn lại
của anh ta em ta bạn ta đồng môn đồng tuế!

trận địa năm xưa lút giữa đại ngàn
rễ cỏ tranh xuyên vào hốc mắt
đá đè vỡ xương đầu, dập nát xương chân 
cây che phủ nắng không lọt tới

chôn cất vội giữa hai trận đánh
giặc còn vây chặt cánh rừng
đạn xuyên trước mặt pháo cày sau lưng
những Nghĩa - Địa - Hoang chìm trong cỏ dại
đồng đội ngày ấy về đâu ở đâu
nhiều người đã già lắm người đã chết
rừng cây đổi dạng núi đá thay hình
mồ hoang lâu rồi không còn dấu vết…

những người khiêng cáng thương binh 
trúng đạn chết dần trên đường về hậu cứ
sốt ác tính sống lâu hơn người khoẻ 
nằm mươi ngày nửa tháng trên võng
                                      lủng lẳng đòn tre
cái chết đến không vội vàng 
dịu nhẹ khẽ khàng…

chết nhiều khi không hiểu tại sao
chảy hết máu hay vì đói khát
chết mà không biết chết lúc nào
cây rừng lớn dần dâng võng lên cao
thịt rữa nát - võng dù còn bền chắc
võng rung cùng cây võng chao theo gió
xương đen - nắng nỏ 
cốt trắng - gội mưa.

Nguyễn-Thái-Sơn @ Trúc Lâm Yên Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site