lịch sử việt nam
Đặc Ân Bất Khả Ngộ Trên Ngôi Vị Giáo Hoàng
Minh-Vân
B.- Trong Lịch sử Giáo Hội, việc Đức Mẹ đã hiện ra nhiều nơi, nhiều nước trên Thế giới đã là những biến cố quá phổ biến không riêng đối với Công giáo, nhưng kể cả với mọi người, mọi Tôn giáo cũng không còn là điều nghi vấn nữa. Những địa điểm Đức Mẹ hiện ra rõ ràng nhất, có chứng tích cụ thể đã được giới Khoa học thực nghiệm Thể giới vào cuộc nghiên cứu, trắc nghiệm và nhìn nhận, như các hiện tượng Đức Mẹ hiện ra tại Rue du Bac, La Salette, Lourdes (Lộ-Đức), Pontmain, Fatima, Cairo, Beaurain, Banneaux, Garabandal v.v…
Nhưng Toà Thánh chỉ chính thức thừa nhận 2 sự kiện: 1) Lộ-Đức, một biến cố rất quan trọng đối với Đức tin Ki-Tô-Giáo. 2) Fatima một biến cố có tính thời sự trong việc mất còn của toàn nhân loại. Biến cố Lộ-Đức, đặc biệt đến đời ĐGH. PI-Ô X đã truyền ghi vào Niên Lịch Phụng Vụ toàn cầu ngày “11 tháng 2 hàng năm” là Lễ kính nhớ Đức Mẹ hiện ra tại Lộ-Đức. Đó là ngày đầu tiên Mẹ hiện ra với Thánh Nữ BÉC-NA-ĐẾT XU-BI-RU (BERNADETTE SOUBIROUS) ngày 11/2/1858.
Các Thánh Địa khác, Giáo Hội chưa hoặc không chính thức thừa nhận, không có nghĩa là Toà Thánh còn nghi ngờ xem như truyền thuyết không phải một thực thể Thiên Ân, như những hiện tượng có tính huyền thoại ở một số nơi nguỵ tạo mê tín, Giáo Hội đã tuyên cấm. Những địa điểm không bị Giáo Hội ra lệnh cấm, có nghĩa vẫn cho phép Giáo Dân được tập trung cầu nguyện kể cả khuyến khích ở một số Thánh địa như La-Vang, Tà-Pao, Fatima Bình-Triệu, Tắc-Sậy… là những Trung tâm Hành hương Quốc Gia hoặc Giáo Phận đã được chuẩn nhận. là những Trung tâm Hành hương, Giáo dân không phải e sợ sai lầm là dị đoan mê tín.
Lourdes ta quen gọi là Lộ-Đức (danh từ Hán-Việt), bất thần trong một hang đá bên sườn núi Massabielle của một làng quê xa xôi hẽo lánh ấy của nước Pháp, vào năm 1858 một Thiếu Nữ trạc tuổi 18, có vẻ uy nghi và xinh đẹp tuyệt trần đã xuất hiện với em bé gái thôn quê nghèo khó đang mót củi khô gần đó có tên BÉC-NA-ĐẾT.
Qua một thời gian dài, khó thể tính là bao nhiêu lần hiện ra từ 4 đến 5 tháng như thế với cô bé nầy. Thiếu Nữ lạ bảo bé gái phải về trình với Cha Chính Xứ xây dựng tại nơi đây một đền thờ cung hiến Cô. (!) Cô ta còn hứa nếu ai đến đây cầu xin điều gì, họ sẽ được toại nguyện. Bé BÉC-NA-ĐẾT đã đơn sơ bạo dạng đến gặp Cha Xứ nhiều lần. Mặc dầu bị bị đối xử lạnh nhạt, đôi khi bị xua đuổi. Cha xứ đã quá bực mình để phải nghe mãi một câu chuyện không đâu của trẻ con, quá mơ hồ và đầy hoang tưởng như thế. Nhưng cô bé cũng không ngán, đã dám xăm mình lại gặp Cha hết lần nầy đến lần khác.
Phải làm sao có thể bàn thảo được với một con bé miệng còn hôi sữa, cứ đến vòi vĩnh, nói những chuyện trên trời dưới đất. Cha Sở nhiều lần bảo cháu bé phải hỏi rõ cho biết Thiếu Nữ ấy là ai, Cô tên gì, từ đâu đến, nhưng cháu bé chưa bao giờ được nghe Cô ta hé môi xưng tên, mình là ai, đến đây để làm gì.
Gần nửa năm trời ấy, không phải ngày nào, tuần nào cháu bé cũng có thể đến được Hang Đá để gặp Cô Thiếu Nữ Trẻ đẹp nầy. Sau một thời gian không ít, cháu đã phải chịu đựng nhiều cuộc điều tra đầy thử thách của cả Giáo Quyền lẫn Chính Quyền sở tại. Ngay gia đình, cha mẹ cháu cũng ngăn cấm không cho đến hang đá kia vì e ngại là ma quỷ hiện hình. Nên có khi đôi ba ngày, một tuần hoặc hơn thế nữa, cháu phài nhìn trước trông sau mới lén lút đến được nơi Hang đá một lần để gặp lại Cô Thiếu Nữ mà cháu luôn mơ màng và cảm thấy triều mến. Cháu phải bị kêu đòi, tra hỏi và qua nhiều thử thách trắc nghiệm không kém phần căng thẳng, dù đối với một bé gái chưa đến tuổi 15.
Có thể chúng ta không rõ phương pháp điều tra xét hỏi của giới chức Giáo Hội và Nhà nước Pháp, cũng như những trắc nghiệm chuyên nghiệp lúc bấy giờ thế nào, nhưng nhất định không kém phần nghiêm khắc và cay nghiệt.
Chỉ nhìn vào các cuộc điều tra hiện đại và cụ thể nhất đối với các Thị Nhân được thấy Đức MA-RI-A hiện ra tại Mễ-Du (Medjugorje) Nhà nước XHCN Nam Tư, vùng đồi núi miền Tây Bosnia (Nam Tư cũ), thuộc lãnh thổ Herzegovina, từ năm 1981 và còn kéo dài mãi đến ngày nay, như cả Thế giới đều biết. Nhìn vào cách điều tra gần nhất nầy, để ta hiểu được rằng mức điều tra trắc nghiệm BÉC-NA-ĐẾT không đơn giản gì hơn, vì nước Pháp lúc đó chưa có đủ phương tiện sử dụng bằng điện tử như hiện nay. Các Thị nhân cả nam lẫn nữ tại Mễ-Du đã được thấy và gặp trực tiếp Đức Mẹ cụ thể là 6 em, như MARIJA, JAKOV, MIRJANA, VICKA, IVAN, IVANKA và 2 em JÊLÊNA và MARIJANA là hai thụ khải (interior locutionists) chỉ thường xuyên được nghe tiếng Mẹ nói trong lòng.
Ngoài những lần bị kêu đòi tra vấn tại Toà Giám-Mục, cách riêng tại các cơ quan An Ninh Huyện – Tỉnh đều do các nhân viên nghiệp vụ chuyên trách dưới chế độ XHCN Ba-Tư, thông thường đã là da diết.
Các Thị Nhân còn được trắc nghiệp bằng nhiều phương tiện, máy móc điện tử hiện đại nhất của Khoa học ở nhiều nước cùng vào cuộc phối kiểm, không chỉ riêng có mỗi phạm vi Quốc gia. Cụ thể năm 1984, cách đây chưa đến 30 năm, một nhóm Bác-Sĩ có cả Pháp, đã sử dụng “Điện Tâm Đồ” để đo lường kiểm tra mọi biến động của mắt, thanh quản, nhịp tim và những phản ứng khác nhau trong cơ thể con người của mỗi Thị Nhân trong lúc họ nhìn thấy sự xuất hiện của Đức Nữ Trinh. Kết quả cho biết: cùng một lúc cả chục người nhìn đăm đăm về một điểm, các cặp mắt chuyển động cùng một lúc theo cùng một hướng nhìn như nhau, nhịp đập tim mạch nhanh chậm cùng lúc như nhau, rồi cùng chấm dứt mọi hiện tượng kỳ bí cùng một lượt trong tích tắc như nhau. Các Nhà Khoa-Học kết luận: “Các thể xác riêng biệt của các em xảy ra đồng thời cùng một lúc như nhau, như thế thật là khó hiểu”. Giới Khoa học Thực nghiệm đa Quốc gia không thể chứng minh gì được nhiều hơn để giải thích theo nguyên tắc vật lý tự nhiên.
Những lúc các Thị Nhân khi thấy Đức Trinh Nữ như đã xuất thần, mỗi nhóm Bác Sĩ của từng Quốc Gia, nhóm nầy đã dùng đến loại ánh sáng chói chang nhất chiếu vào mắt, tương đương với ánh nắng trưa mặt trời, rất dễ bị cháy giác mạc. Nhóm khác vặn âm thanh cực mạnh đến độ “90 déciben” cho dội vào tai, cũng dễ ảnh hưỡng nặng đến màng nhĩ con người, nhưng các thị nhân đều không hay biết, không tỏ ra một phản ứng nào. Không nháy, không nhắm mắt, không bịt tai như mọi người chung quanh. Người ta có cảm nghĩ rằng các em đang xuất thần, như không còn hiện hữu trong không gian và thời gian với trạng thái thể xác mình nữa. Một Nữ Bác sĩ người Bỉ đến từ Louvain thuộc nhóm nghiên cứu nầy, Bà là một trong phái "Vô Tín Ngưỡng", đã thổ lộ một cách rất thận trọng và dè dặt với phóng viên báo chí đã phỏng vấn bà sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ xét nghiệm, rằng: “Các Ông không thể nói là ở đây đã không có chuyện gì xảy ra”.
Giới Khoa học đã không giải thích được gì về các hiên tượng nầy, câu kết luận mập mờ vô thưởng vô phạt kia, đã cụ thể xác nhận rằng thực tế đã xảy ra ngoài sự hiểu biết của chúng tôi, tập thể những nhà Khoa học hiện đại của Thế giới ngày nay.
Ta hãy trở lại với Lộ-Đức. Mãi nhiều lần hiện ra, BÉC-NA-ĐẾT vẫn khẩn thiết xin Thiếu Nữ cho biết Cô là ai, Cô từ đâu đến, tên Cô là gì. Không trả lời vào câu hỏi, một lần Thiếu Nữ bảo "cô bé lọ lem" sang đào ở ngay mặt đất bên cạnh hang đá Cô đang đứng. Không có cuốc xẻn và bất cứ vật dụng gì, với mười ngón tay bé nhỏ của đôi bàn tay non nớt của mình, cô gái chỉ moi được một vũng nhỏ vừa sâu bằng cái tô, thì từ dưới lòng đất trồi lên một mạch nước nhỏ. Thiếu Nữ bảo cháu: “Hãy uống đi và rửa mặt với nước đó”. Và tiếp: “Từ nay ai đến cầu nguyện với Ta tại nơi nầy và sử dụng nước nầy sẽ được lành bệnh”. Mạch nước chảy mỗi ngày một mạnh hơn, đã trở thành suối nước được cả thế giới gọi là Suối nước Lộ-Đức, chảy cho đến ngày nay không bao giờ cạn dù bất cứ thời tiết nào.
Không vì lời nói nhảm của một bé thôn quê dốt nát, có thể khiến Cha xứ phải tin theo để xây cất tại vùng núi rừng đèo heo hút gió ấy một Ngôi Đền Thờ cung hiến cho Người Đẹp hoang tưởng, vô danh, không xuất xứ như vậy, mặc dù Nhà Chức trách Pháp qua bao thời gian điều tra, trắc nghiệm cũng đã không nhận thấy được điều gì mờ ám, nhưng cũng mơ hồ nhận thấy đây không hẵn là một câu chuyện hư truyền (legendary) do một tổ chức của con người làm được. Tự nó đã biểu hiện một sự xác tín là có một điềm lạ nào đó mà thôi, nhưng cũng không có gì là bằng chứng rõ ràng đáng tin cậy để kết luận là một sự thật hiển nhiên. Lời nói của trẻ con chẳng mấy ai còn thèm quan tâm đến nữa.
Nhưng tiếng đồn dần dà lan rộng, nhiều người hiếu kỳ tò mò đến xem, cũng không thiếu những Bệnh nhân mang nhiều cố tật nan y đau khổ triền miên đã nhẹ dạ trở nên “dị đoan mê tín”, hữu sự vái tứ phương nên đều nghe lời cháu bé, họ kéo đến tắm nước suối, xin ơn, nghĩ cũng không hại gì, không mất đồng xu bạc cắt nào để chịu cảnh của mất tật mang. Nhưng không ai ngờ rằng các bệnh nhân đã được ơn chữa lành ngày càng ngày nhiều với những hiện tượng thật cả thể.
Đã không ít lần BÉC-NA-ĐẾT vì quá bị áp lực của Cha Xứ đòi hỏi phải biết rõ Cô Thiếu Nữ đẹp đó là ai. Nếu có sự xác định rõ ràng, thì Cha mới chấp nhận xây cất một Nguyện Đường kính Cô như một vị Thánh nào đó đã hiện về, tất nhiên phải có xuất xứ cụ thể, tên họ rõ ràng, ngày tháng năm sanh đầy đủ, chết tại đâu, trường hợp nào, phụ mẫu là ai? Cô bé đã tha thiết cầu xin Cô tỏ mình ra để cháu trình lại những điều Cha Xứ cần biết. Đợi đến thời điểm chín muồi cũng đã ngót nửa năm, bấy giờ Thiếu Nữ đẹp như Tiên giáng kia mới mĩm cười và trả lời một câu ngắn gọn. Nguyên văn: “Que soy era Immaculada Councepciou”.
Rồi Thiếu Nữ biến đi ngay. Bé gái nghe một cái tên “dài thòn” vô cùng khó nhớ, bé chỉ biết lặp đi lặp lại trong đầu trên suốt đường về nhà Xứ vì sợ quên không nói lại được cái tên lạ của Cô nầy. Vừa nghe bé lặp lại nguyên văn câu ấy đầy đủ và rất chính xác, Cha sở cảm thấy ớn lạnh trong người, toàn thân Cha như nổi da gà, lại như có một dòng điện xuyên qua người dọc theo xương sống. Một câu nói đã khiến Cha xứ thuộc hàng "cháu nội chính cống" của Thánh TÔ-MA Tông đồ, cũng phải giật mình hoảng hốt.
Cha Xứ tin chắc cháu bé không thể nói một câu thổ ngữ cũ xưa như thế được, nếu không xuất phát từ cửa miệng Người xa lạ kia đã tự xưng với cháu. Cha hỏi: “Con có hiểu câu đó có ý nghĩa thế nào không?” Cháu trả lời: “Thưa Cha, con không biết, nhưng chắc chắn là tên của Cô ấy đó ạ”. Cha Sở lắt đầu cười nhẹ và âu yếm giải thích: “Không phải tên Bà ấy đâu, câu ấy có nghĩa là: “Je suis L’Immaculatée Conception (Ta Là Đấng Vô Nhiễm Thai). Đúng, Bà ấy chính thật là Đức Mẹ MA-RI-A đấy, con có tin không?” BÉC-NA-ĐẾT cũng đã sững sốt. Giật mình và kinh ngạc. Cháu đã thắng Cha Xứ "một không".
Từ đó, tiếng đồn Đức Mẹ hiện ra, chẳng bao lâu đã lan tràn khắp nơi, gây xôn xao cả nước Pháp, khiến Chính Quyền và Toà Giám Mục phải quan tâm, không còn nghiêm cấm nữa. Cả Giáo quyền lẫn Chính quyền đều khẫn trương bắt tay vào việc trắc nghiệm khoa học để xác minh sự thật cụ thể rõ ràng hơn. Trước nhất quận huyện địa phương đã đặt một Trạm Y Tế tại chỗ, để thu thập chứng liệu bệnh tật được chữa lành, đã đi vào công cuộc điều tra nghiên cứu. Dần dần đến cấp Tình vào cuộc điều hành, cũng mau chóng được Bộ Y-tế trực tiếp điều hành và không bao lâu biến thành trung tâm trắc nghiệm Y Khoa Quốc Tế như cả nhân loại đang tận mục kiến thị tại Lộ-Đức hôm nay.
Những câu chuyện được gọi là Phép Lạ phải được xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt bằng mọi phương tiện máy móc Khoa Học hiện đại. Chỉ những con bệnh được chữa lành mà từ trước đã bị các bệnh viện lớn cấp Tỉnh, Trung Ương chê bỏ, cho là bệnh Nhà Xác và từ chối chữa trị vì đã vượt ra ngoài khả năng y giới, nghĩa là nó đã thuộc loại bệnh nan y vô phương cứu chữa theo y học hiện đại như phung cùi, ung thư, lao phổi đã vào giai đoạn cuối, đã bị Bệnh viện "vái dài" từ chối chạy chữa. Hồ sơ đó đã được xếp lại lưu trữ trong tủ với bút phê: “Bệnh nan y, không còn khả năng chữa trị”, nhưng bệnh nhân đó đã được bình phục lạ lùng, thì hồ sơ, phim ảnh nầy mới được đưa lên “Bàn mỗ” để Hội đồng Y Khoa thẫm tra, so sánh và xác định là sự lành bệnh có phải ngoài khả năng Y học ngày nay không.
Để cống hiên Bạn đọc bốn phương hiểu rõ thế nào là Phép Lạ đối với Giáo Hội Công Giáo Vatican, chúng tôi xin mở một dấu ngoặc nơi đây để mọi người khỏi ngộ nhận với hàng loạt "Phép lạ" thường nghe dân gian đồn thổi cả trong Đạo lẫn ngoài Đời xưa nay, mới phân biệt được đâu là Phép lạ, đâu là tin đồn, là truyền thuyết.
Một khi đã được chữa lành, Giáo Hội đòi hỏi một điều kiện tiên quyết để để được ghi nhận là Phép lạ. a) Con bệnh phải được chữa lành cách triệt để và nhanh chóng tại chỗ. b) Đặc biệt bệnh nhân được chữa lành chỉ bằng lời Cầu Nguyện và chỉ dùng mỗi Nước Suối Lộ-Đức mà thôi, ngoài ra không hề uống một loại thuốc gì của bất cứ ai khác, dù là thuốc Tây, thuốc Bắc, Đông y, kể cả các loại thuốc do các “Thầy Mo” cho uống như tàn hương, nước tiểu. Giáo Hội vẫn cho rằng rất có thể nhờ những loại thuốc các Thầy Mo ấy, đôi khi cũng chữa được khỏi bệnh, nên không thể phân tách rõ đã khỏi bệnh bởi đâu. c) Những căn bệnh được chữa lành phải có hồ sơ Bệnh án của các Bệnh viện cấp Tinh trở lên còn được lưu trữ đầy đủ từ trước để làm chứng từ cụ thể. d) Không có dấu hiệu "Di căn" với thời gian nhất định. Thiếu một trong các điều kiện ghi trên, đều bị Giáo Hội từ chối. không cho là Phép lạ, dù Khoa học có giải thích thế nào, đều nằm ngoài tiêu chuẩn của Tao Thánh, đều bị gạt ra ngoài hồ sơ xét duyệt.
Những trường hợp đó đều bị đặt nghi vấn là những bệnh giả tạo, không đáng tin, có thể một trò lừa bịp do mưu đồ của một Tổ chức, một Tôn giáo hay một hệ Chính trị đóng kịch, đánh lừa. Ngoại trừ những phế nhân tàn tật như bại liệt bẫm sinh, què, đui, câm, điếc đã lâu năm không còn xa lạ gì với Cộng đồng cư dân bản xứ, thì không cần phải xét nghiệm nữa, vì nó đã là một hiện tượng hiển nhiên không một ai đủ trình độ tạo ra được để lồng vào xuyên tạc, chối bỏ, phản đối.
Những thủ tục điều tra nghiên cứu chẳng cần thiết gì đối với các Bệnh nhân đã được chữa lành, chỉ tổ gây phiền phức khi họ phải khai trình, tường thuật và phải khám đi khám lại nhiều lần, mất lắm thời gian, công sức, tạo lắm nhiêu khê, nếu họ không đủ kiên nhẫn vì Đức Tin để chứng minh một sự thật hữu hình phát xuất từ Thế giới Siêu hình. Nói chung tất cả họ đều muốn xác định đó là một Phép lạ từ quyền năng của Mẹ, nếu không thì chẳng mấy ai ham khai trình để bị theo dõi, tái khám trắc nghiệm miễn phí kiểu nầy.
"Nhanh chóng và triệt để" ở đây, có nghĩa rằng việc lành bệnh phải xảy ra tại chổ, phải được bình phục chỉ trong thời gian tích tắc và khoẻ mạnh hẵn lại ít nhất không quá tuần lễ sau. Bệnh nhân sẽ được tái khám qua mọi phương tiện kỷ thuật máy móc, được xác định vùng bị tổn thương đã biến mất, hoặc đang trong tình trạng phục hồi, nhưng con bệnh đã hoàn toàn khoẻ mạnh. Trường hợp Nghệ sĩ hài Ưu tú LÊ-VŨ-CẦU tại Tp. HCM, không Công giáo, mà giới Văn Nghệ sĩ XHCNVN không còn ai xa lạ. Nghệ sĩ LÊ-VŨ-CẦU đã được Đức Mẹ (không phải Lộ-Đức) chữa khỏi bệnh Ung thư Gan vào thời kỳ cuối. Ông đã được Bệnh viện Tp. HCM cho về để giới Nghị sĩ và gia đình lo chuyện "Quy tiên" và sắm đủ mọi thứ cho tang đám. Nhưng chỉ qua một đêm, bệnh nhân đã rời bỏ giường bệnh như một người mạnh khỏe chưa bao giờ biết bệnh là gì, trong khi đó Bệnh Viện đã xác nhận lá gan của Nghệ sĩ teo cứng vẫn chưa được phục hồi. Sự kiện nầy đã được công luận từ trong cũng như ngoài nước đều nghe biết, kể cả đài BBC cũng đã đưa tin. Sự chữa lành cách lạ lùng đã xảy ra chỉ mới vài năm nay. Đó cũng là một trong những con bệnh được chữa lành như thế tại Tà-Pao và đôi trung tâm hành hương Công giáo tại Việt-Nam, tuy chưa được Giáo hội nghiên cứu và thừa nhận, nhưng hầu hết Tín đồ các Tôn giáo khác đã tin và thường xuyên đến cầu nguyện ở các Thánh Địa Hành hương Công Giáo. Hàng vạn ghế đúc, hàng triệu Bia Đá Tạ Ơn của các Thụ nhân được khắc ghi tên tuổi cụ thể đã được đặt la liệt khắp nơi, đến không còn chỗ xếp. Tất cả lễ vật dâng cúng đó, ngoài những bia đá nhỏ của người nghèo, phần lớn còn lại có thể từ vài trăm đến hàng chục triệu trở lên, như đôi sư tử Cẫm thạch tại Thánh Địa Tắc-Sậy (Mỹ Tho), đều là Tín đồ của nhiều Tôn Giáo, tín ngưỡng khác nhau,.
Một khi được Y Khoa xác định là sự lành bệnh ngoài khả năng có thể của Y học hiện đại đã là Phép lạ. Nhưng để được chấp nhận là một Phép lạ, Giáo Hội còn buộc con bệnh cứ phải tiếp tục tái khám định kỳ qua thời gian tối thiểu 2 năm, nếu con bệnh không có dấu hiệu tái phát, di căn (metastasis), hoặc qua đời sau đó bởi một căn bệnh khác, mới được đưa ra Hội Đồng Y Khoa Giáo Hội để có kết luận cuối cùng. Khi đó Giáo Hội mới thừa nhận và công bố là Phép lạ. Hồ sơ bệnh án nầy sẽ được xếp vào Văn khố Tòa Thánh.
Trong trường hợp Bệnh nhân sau khi cầu nguyện, có mang nước suối về uống tại nhà và được thuyên giảm lần hồi trong một vài tuần, đôi ba tháng thì không được kể là Phép Lạ dù mọi người vẫn tin là Phép Lạ. Nhưng trước cái nhìn của Giáo Hội có khác hơn, rất có thể bệnh nhân đã may mắn ăn uống gặp một loại “rau trái” gì trong thiên nhiên đã có chất liệu chữa bệnh mà y học chưa phát hiện được, nên đã khỏi bệnh cách tình cờ, chứ không phải do Nước Đức Mẹ hay của Đấng Thánh nào chữa lành. Nhưng họ cứ tưởng đó là Phép Lạ để rêu rao, ngoại trừ những phế nhân được chữa lành do tàn tật bên ngoài cụ thể, đui, què, gù, phung cùi, câm, điếc, thì không cần một sự xác nhận nào nữa cả!
Sau khi Chính phủ Pháp mở khu Trung-Tâm Y-Tế Quốc-Gia thu nhận hồ sơ bệnh án tại chỗ, thì các Tổ Chức Chính Trị, các Tôn Giáo đã cử những Bác Sĩ thời danh từ các nước, dủ mọi phe nhóm, mọi ý thức hệ Tôn giáo, Chính trị đến phối hợp xét nghiệm, kiểm tra, nghiên cứu, cố khai thác cho được mưu đồ, trò bịp tầm cỡ Quốc tế Công-Giáo để nguỵ tạo. Lourdes mà ta gọi là Lộ-Đức ngày càng dẫy đầy Bác Sĩ các nước đủ các màu sắc Chính Trị, Hệ Phái Tôn Giáo, Hữu Thần, Vô Thần, Đen, Đỏ, Trắng, Vàng đều có mặt không thiếu phe nào. Các Ký giả Thông tấn xã và Báo chí luôn săn đuổi theo sát mỗi bệnh nhân từ A đến Z, ngay lúc vừa đến khu Thánh Địa cho đến lúc được chữa lành và cả lúc lên tàu xe ra về.
Tại Trung Tâm Y Tế Quốc Tế Lộ-Đức, các Bác sĩ đã áp dụng thủ tục khắc khe nhất từ lúc bệnh nhân được đưa đến cho đến lúc ra về. Trung Tâm nầy kiểm tra cách kỹ lưỡng bằng đủ mọi loại máy móc điện tử tân kỳ nhất để theo dõi, ghép hồ sơ bệnh án trước khi bệnh nhân vào khu vực Thánh Địa để xin ơn chữa lành. Dù bệnh nhân có Bệnh án đầy đủ của bất cứ Bệnh viện Quốc gia nào, cũng phải được xác định lại, kiểm chứng thêm. Mỗi Hồ sơ được chữa lành lại được thu thập để đưa đến các phân khoa liên hệ nghiên cứu. Con bệnh được chữa lành đã lần lượt tái khám "miễn phí" qua hàng trăm Bác Sĩ tình nguyện "không công" ở đủ mọi Phân khoa Y Học Nội Ngoại.
Hồ sơ được trôi dài từ tay Bs. nầy đến tay Bs. khác với đủ mọi hệ thống chuyên môn bằng mọi phương tiện điện tử tự động, tối tân. Khi sự xét thấy các bệnh nhân nhà xác đã được khỏi cách bất thường là đúng, không còn điểm “Tồn Nghi” nào nữa, thì Hồ Sơ Bệnh Án mới được đưa ra Hội Đồng Y Khoa Quốc Tế tại đây nghiên cứu lần cuối để tập thể các nhà Khoa Học Thế giới kết luận chung cuộc “thật hư” thế nào. Một khi Hội đồng Y khoa đã xác định căn bệnh nan y ở giai đoạn cuối đã được chữa lành thật và không tìm ra sự gian dối nào. Khi đó sẽ có một câu kết luận được ghi vào Hồ sơ Bệnh án đại khái “Bệnh nhân đã được cứu sống mà Khoa học ngày nay không thể giải thích được”. Tất nhiên họ không bao giờ xác định là Phép La, vì Phép Lạ không hề có trong phạm vi “Khoa Học Thực Nghiệm” với ống kính, dao kéo, điện tử và sắc màu.
Trước một những hiện tượng huyền bí hiển nhiên như thế, đã khiến cả thế giới đành phải chịu nhận một sự thật vĩ đại đã xảy ra từ miệng một cháu bé ngây ngô quê mùa. Cháu đã trở thành Chứng nhân Siêu phàm. Đó là Thánh Nữ BÉC-NA-ĐẾT XU-BI-RU (BERNADETTE SOUBIROUS). Từ đó công viêc xây cất Đền Thờ Lộ-Đức mới được tiến hành đồ sộ như ta thấy ngay trên phim ảnh của mọi Quốc gia. Trung Tâm Y Tế Lộ-Đức vẫn còn đông người phục vụ nghiên cứu hồ sơ Bệnh nhân được chữa lành như xưa, nhưng số Bác Sĩ thiện chí tình nguyện phục vụ thì nhiều hơn hàng Bác Sĩ tìm cách bới lông tìm vết ngày nào. không còn quá lời ra tiếng vào rộn ràng ồ ạt căng thẳng như xưa.
Thế giới đã chấp nhận và đã… “tin”. Riêng Liên-Hiệp-Quốc đã long trọng công bố chọn Ngày 11 tháng 2 hàng năm làm “Ngày Quốc-Tế Bệnh-Nhân”, đúng ngày Đức Mẹ hiện ra đầu tiên với Thánh Nữ BÉC-NA-ĐẾT tại Lộ-Đức năm 1858. Đó là một dấu ấn hiển nhiên giữa loài người đến muôn thế hệ. Cứ vào ngày 11 tháng 2 hàng năm, người Hành Hương và Bệnh nhân đủ mọi dân, mọi nước, mọi Tôn giáo khắp nơi đều đổ xô về Lộ-Đức để xin được chữa lành và Tạ ơn.
Đợi đến tuổi trưởng thành, cô bé "Lọ Lem" đã xin nhập Nữ Đan viện Nevers và qua đời tại Tu Viện Saint Gildard miền Trung nước Pháp ở độ tuổi còn rất trẻ và rất đẹp, vừa mới 35. Nữ Đan sĩ nầy đã được ĐGH. PI-Ô XI tuyên phong Hiển Thánh. Hiện nay, người ta vẫn còn nườm nượp tuôn đến Nevers kính viếng thi hài Thánh Nữ đang quàng trong một hòm kính vẫn còn tươi nguyên như một người nằm ngủ. (?)
Để ổn định một sự chao đảo Tín Lý quá nặng nề trong Giáo triều La-Mã, nên đã xuất hiện Biến cố cả thể tại Lộ-Đức, để xác tín và ổn định Đức Tin Công Giáo lúc bấy giờ.
Vốn từ Thế kỷ V đầu Công Nguyên, sau ĐCĐ. Ê-Phê-Xô chống lại lạc thuyết Nestorius và khi ĐGH. XÊ-LẾT-TI-NÔ I (CELESTINUS I) công bố Tín điều "Mẹ Thiên Chúa" (Theotokos) ngày 22. 6. 431. Từ đó đã xảy ra một vấn nạn, đã là Mẹ Thiên Chúa, thì Đức MA-RI-A có khỏi tội Nguyên Tổ A-ĐAM và Bà Ê-VA để lại cho loài người không?
Hầu hết các Nhà Thần học Công Giáo đều xác định là không. Lý do dễ hiểu và được xem là vững chắc nhất, sau khi Ông bà phạm tội muốn bằng Thiên Chúa, một ý thức tạo phản, thì miêu duệ người sẽ không thể một ai được thoát khỏi hình phạt đời đời. Vì thế phải nhờ Giá máu cực Châu báu của Chúa Cứu Thế mới cứu được nhân loại thoát khỏi tội Tổ Tông truyền, mới được gọi là con Thiên Chúa nhờ phép Rửa Tội mà thôi. Đức MA-RI-A, cung là một trong trong những sinh linh được thụ tạo từ dòng máu A-ĐAM và Ê-VA, được sinh ra trước khi được Đức KI-TÔ cứu chuộc, thì không một ai thoát khỏi tội Tổ Tông truyền.
Một nhóm nhỏ khác phản bác lập luận trên. Đã là Mẹ Đức GÊ-SU, Đấng Cứu Độ Trần gian, chính là Thiên Chúa nhập thể, lại phải sinh ra bởi một Thiếu phụ từng bị nhận chìm trong tội lỗi của Tổ tiên, thì cũng chính là tôi tá ma quỷ được sao? Đức Chúa Trời là Thiên Chúa Toàn Năng cực Thánh, không đủ quyền phép miễn trừ cho một Thiếu nữ để xứng đáng trở thành Mẫu Thân Thiên Chúa Ngôi Hai? Nếu vậy, thì Thiên Chúa Toàn năng Quyền phép vẫn phải bị ràng buộc bởi một quy luật do chính Người tuyên phạt sao? Giả thuyết rằng, sau khi Nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa là Đấng Toàn năng, Toàn quyền, Người bỏ qua, tha thứ, không loại bỏ quyền làm con của Ông Bà, không đoán phạt, không đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng, được không? Ai cấm? Như thế tội phạm đến Thiên Chúa, Thiên Chúa đoán phạt, Người lại không có quyền miễn trừ cho bất cứ ai Người muốn, nhất là một Thiếu nữ sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế, là Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng trần. Người lập Luật không có quyền hủy Luật sao?
Lập luận nào cũng có lý, cũng vững chắc như một vỏ tàu bọc thép! Nhưng sự thật, chân lý lại là việc khác, không thể dựa vào sự phán đoán suy luận của con người để xác tín theo tầm hiểu của loài người thấp hèn hữu hạn. Qua nhiều triều đại, cũng chưa có Đức Giáo Hoàng nào dám có một phán quyết rõ rệt, vì thấy trước không dễ được đón nhận, e khi còn nguy hiểm hơn chăng?
Sự tranh luận kéo dài mãi đến Thế Kỷ XII, có Thánh BÊ-NA-ĐÔ (BERNARD 1090-1153), một Nhà Thần Học nổi danh là xuất chúng và Thánh thiện, Đan Viện Phụ Cộng đoàn Xi-Tô, theo quy luật Thánh BIỂN-ĐỨC. Ngài đã hết lời ca tụng ân huệ Thiên Chúa dành cho Đức Trinh Nữ MA-RI-A, có xu hướng tin tưởng thiên về Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ, nhưng Thánh nhân cũng chưa tìm ra được lý lẽ Thần học nào vững chắc để đánh gãy lập luận đối phương. Mọi lập luận, tranh cãi, tất cả cũng chỉ là giả thuyết, là suy luận. nếu không xuất phát từ Thánh Linh Thiên Chúa, thì không ai có quyền xác định một Tín Điều Mầu nhiệm, dù truyền thống lâu đời vẫn luôn luôn tuyên xưng Mẹ là Đấng Tuyệt Thánh (Tota Sancta). Nhưng cũng từ đó, có thể từ Triều đại Đức O-NÔ-RI-Ô II (ONORIUS II) phong trào bão vệ Ơn Vô Nhiễm có phần nổi cộm hơn.
Trong khi các lập luận đối nghịch nhau qua hàng Thế kỷ ngày càng thêm sâu đậm, không bao giờ ngã ngũ, thì đến Thế kỷ XIII. là thời điểm nở rộ nhất, vô hình chung đã biến thành biến thành 2 "Môn phái" rõ rệt, đối đầu nhau cụ thể và kịch liệt.
Người ta phải kể, một bên là Cộng đoàn Đa-Minh (Ordo Prædicatorium viết tắt OP), tiêu biểu là Thánh TÔ-MA A-QUI-NÔ (THOMAS D'AQUIN, 1225-1274). Ngài đã bảo vệ vững chắc lập trường "Không một sinh linh nào được thoát khỏi Tội Tổ Tông truyền". Ngài vốn là một trong các Thánh Giáo Phụ của Hội Thánh, thi lập luận của Ngài phải sắt bén, không đơn giản, cộng với thanh danh và uy tín của Ngài quá cao, nên được chiếm nhiều ưu thế.
Phía đối nghịch cũng có Cộng Đoàn Phan-Xi-Cô Hèn Mọn (Ordo Fratrum Minor, viết tắt OFM), rõ nét là Chân Phúc GIOAN DUNS (1265-1308) vốn là người Tô-Cách-Lan, nên được gọi là JOHN DUNS SCOT, vốn là hậu sinh hệ Thần học Thánh TÔ-MA, nhưng cũng không vừa. Lm. Đan sĩ DUNS SCOT nhỏ hơn Thánh TÔ-MA Tiến sĩ 40 tuổi và qua đời sau 34 năm, lại là một Tôi tá tích cực nhất của Đức Mẹ, quyết tâm bảo vệ Luận ánTiến sĩ của mình là "Đặc Ân Vô Nhiễm Của Đức MA-RI-A", nghĩa là chống lại các Bậc Thầy mình cách không nhân nhượng.
Cả 2 Cộng đoàn đã đi dần đến điểm quá khích, không bên nào chịu nhượng dù chỉ một ly một tấc. Thậm chí Cộng đoàn con cái Thánh PHAN-XI-CÔ đã đúc một tượng Đức Mẹ bằng đồng đen đặt trên bệ đá trước sân Đan-Viện với hàng chữ khắc nổi “ĐỨC MẸ ĐEN”, có dụng ý mĩa mai châm biếm đối phương là Cộng Đoàn Đa-Minh đã Nhuộm Đen Đức Mẹ, dám chối bỏ sự tinh tuyền trong trắng, sự không dính bén bợn nhơ của một Mẹ Thiên Chúa!
Phe bài bác tính Vô-Nhiễm của Đức Bà thì căn cứ theo Thần học mà xác dịnh rằng, ngay sau khi Nguyên-Tổ phạm tội, đã bị Đức Chúa Trời chúc dữ đuổi ra khỏi Vườn Địa-Đàng, nhưng vì tình thương, Người không nỡ đoán phạt đời đời, nên đã hứa sẽ cho Con Một của Người xuống thế cứu chuộc nhân loại do tội lỗi Ông Bà đã phạm. Như thế, phàm những ai đã sản sinh ra từ dòng máu A-ĐAM và Ê-VA đều phải bị đóng một dấu ấn tội lỗi không thể nào tháo cởi được trước khi Chúa Cứu-Thế chịu khổ nạn Thập giá để cứu chuộc muôn dân. Dù Đấng đó có là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa cũng không có luật trừ nào ngoại lệ, nếu Mẹ MA-RI-A không phải từ trên trời rơi xuống và không thuộc huyết thống A-ĐAM. Người ta không còn tìm thấy được một con rắn nào có chân, không lê lếch cái bụng sát mặt đất. Huyền thoại con Rồng có 4 chân cũng chỉ là huyền thoại. Không hề có con rắn 4 chân sau khi đã bị Đức Chúa Trời chúc dữ”.
Bên bảo vệ cũng không vừa, với một lập luận Thần Học không kém sâu sắc và cứng rắn. Đại khái, đã là ĐCT, một Thiên Chúa Toàn Năng không đủ quyền hành và điều kiện dọn sẵn một ngai Toà xứng đáng cho Con mình, không được ra đời từ lòng một Thiếu Phụ tinh truyền trong sạch, sao phải đặt vào một nơi nhuốm đầy tội lỗi, chổ thừa thải của ma quỷ đã ngự trị ngay từ lúc được thụ thai? Nếu lập luận, bất cứ ai mang dòng máu A-ĐAM cũng đều phải mang lấy tội Tổ Tông truyền, thì chính Chúa GIÊ-SU cũng không thể không mang tội của A-ĐAM. Dù rằng Đức MA-RI-A đã thụ thai bởi quyền năng Đức Thánh Linh, nhưng Chúa-Cứu-Thế cũng bởi dòng máu Mẹ mình, vốn cũng chính là huyết nhục của A-ĐAM và Ê-VA. Thì ra Chúa GIÊ-SU cũng chỉ là một “Con Người Tội Lỗi”, cũng từng là tôi tớ ma quỷ từ giây phút nhập thể sao? Ai dám quyết Chúa GIÊ-SU cũng mang tội Tổ Tông Truyền?
Cuộc tranh cãi vẫn kéo dài lê thê không có ngày kết cuộc. Bên nào cũng bảo vệ lập luận cố hữu của mình, không lý lẽ bên nào đủ quyền lực không chế bên nào.
Lm. Á Thánh JOHN DUNS SCOT, một Tiến sĩ Thần Học thuộc hệ Thánh TÔ-MA A-QUI-NÔ, Ngài phân biệt ơn cứu chuộc bằng 2 phương cách. Đặc biệt Thiên Chúa đã áp dụng Phương cách Gìn giữ (Rédemption Préventive), chỉ dành riêng cho Đức MA-RI-A và Phương cách Chữa trị (Rédemption Curative) dành cho phần còn lại của toàn nhân loại.
Theo lập luận của Ngài thì Đức MA-RI-A là đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội chính là nhờ ơn cứu chuộc của Đức KI-TÔ, nhưng ơn cứu chuộc đó, đối với Đức MA-RI-A, không nhất thiết phải chờ khi Chúa đổ máu mình ra để cứu chuộc cho hết mọi người. Thân Mẫu Chúa Cứu Thế phải được hưỡng một Đặc ân ngoại lệ hơn tất cả loài người. Đức MA-RI-A, Mẹ Thiên Chúa không thể cũng chỉ là "cá mè một lứa", cũng bị "sờ đầu chia xôi" như như người nhân thế.
Vị Linh Mục trẻ đã lôi cuốn đông đảo sinh viên. Họ say mê lắng nghe Ngài giảng thuyết với lý luận sắc bén, tinh tế, hùng hồn và trôi chảy. Nhưng nhóm Học giả Kinh thánh đâu dễ dàng chấp nhận kéo cờ trắng. Họ không thể đầu hàng trước các lý chứng của vị Linh Mục non trẻ nầy, vốn là học trò mình, cho dù lý luận có tinh anh, có đanh thép, có vững chắc đến đâu. Các Học giả Thần học bậc thầy của Lm. đã đồng loạt đề nghị tổ chức cuộc tranh luận công khai. Nói chung các Giảng sư đại học Ba-Lê lúc bấy giờ hầu hết không chấp nhận Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ MA-RI-A.
Trước trào lưu chống đối nặng nề đó, Linh Mục JOHN DUNS SCOT đã dốc hết toàn lực bênh vực Luận án Tiến sĩ của Ngài "Đức Nữ Trinh MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội". Ngài buộc phải chấp nhận cuộc tranh luận không cân sức, đối đầu với hàng Sư tổ Bậc Thầy cách đơn độc, kiểu châu chấu chống xe. Ngài đã hồi hộp tiến vào Viện đại học, một thân bé nhỏ đối mặt với sự hiện diện của toàn thể ban Giám đốc, Giảng sư trước tập thể đông đảo Sinh viên.
Cuộc tranh luận công khai được đặt dưới quyền Chủ tọa của 2 Vị Đại Diện Tòa Thánh. Các đối thủ quyết liệt tấn kích, thì Linh Mục JOHN DUNS SCOT vẫn chạy đến cùng Đức Mẹ, giữ đủ điềm tĩnh và trả lời từng điểm một. Lm. JOHN luôn qui hướng về kết luận chung kết: "Đức Trinh Nữ MA-RI-A Được Hưỡng Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội". Cuộc tranh cãi vô cùng sôi động. Mọi người ngỡ ngàng thán phục trước các lý chứng bảo vệ Luận án của Linh Mục JOHN DUNS SCOT. Không một ai có thể bắt bẽ được điều gì khác. 2 Đại Diện Tòa Thánh dõng dạc tuyên bố: "Victor Scotus !" (Tô-Cách-Lan thắng ! Scotus tiếng La-Tinh là Tô-Cách-Lan).
Scotus thắng, có nghĩa rằng Luận án "Đức Ma-Ri-A Vô Nhiễm Nguyên Tội" được chấp nhận, vượt qua cuộc tranh luận, không thể bác bỏ được, Linh mục DUNS SCOT đã được cấp Học Vị Tiến Sĩ Thần Học Công Giáo, nhưng không có nghĩa rằng đã xác định tính Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Ma-Ri-A là một Sự thật hiển nhiên, là một Chân lý phải có, vì nó không thuộc phạm vi suy luận của con người.
Xét về ngữ nghĩa, khi Sứ Thần ngự đến truyền tin cho Cô Trinh Nữ MA-RI-A với lời chào trân trọng đầu tiên: "Kính mừng Bà Đầy Ơn phúc". Đầy Ơn Phúc, Hy-lạp là Kekharitomene, đồng nghĩa với La-Tinh là Gratia Plena, tiếng Việt có nghĩa là “Tràn Đầy Phúc Lộc”. Trong bản văn Hy-Lạp, Thiên Thần Chúa đã cung kính tôn chào Đức MA-RI-A với lời mời gọi "Xin Hãy Vui Lên Hỡi Người Được Tràn Đầy Phúc Lộc”. "Khairê" (hãy mừng vui) và "Kekharitomene" (tràn đầy Phúc lộc) biểu hiện một ý nghĩa: "Hãy vui lên hỡi Người tràn đầy Phúc lộc". Có nghĩa rằng: bởi vì Thiên Chúa đã yêu thương Bà, Người đã đổ xuống trên Bà tràn đầy phúc lộc, nhằm tới chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Thiên Sứ đã gợi cho thấy đầy đủ ý nghĩa khẳng định Đức MA-RI-A là thụ tạo diễm phúc hơn mọi thụ tạo, vì nơi Bà ơn thánh của Thiên Chúa đã tràn đầy, vượt thoát mọi sự tối tăm nhơ bẫn, kể cả tội lỗi của A-ĐAM. Điều đó có nghĩa: Đức MA-RI-A không hề mang một vết nhơ tội lỗi nào dù là Tội Nguyên Tổ.
Nhưng mọi tranh luận thường tình vẫn triền miên kéo dài, ngày càng nặng nề, gây chia rẽ, kích bác lẫn nhau. Trước nguy cơ Thần học Công giáo bị chao động khủng khiếp nầy. Đến Trung tuần Thế kỷ XIX, để xác định một Chân lý, hầu giải tỏa những mâu thuẩn kéo dài, ổn định một Giáo Lý Đức Tin. Tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, năm 1854 ĐGH. Piô IX, đã nại vào Quyền bính của Đấng Kế vị Ngôi Tòa PHÊRÔ, Người đã tuyên bố Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là một Tín Điều. Sắc chỉ Ineffabilis Deus 8. 12. 1854, Người tuyên phán:
"Với quyền của Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, của các Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô và của chính Ta, Ta minh xác, công bố và định tín rằng Đức Trinh Nữ Hồng Phúc Ma-Ri-A, ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai (trong lòng Thân mẫu), do một ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa dành riêng cho Người, nhờ công đức của Chúa Giê-Su Ki-Tô Đấng cứu độ nhân loại, đã được giữ gìn khỏi mọi tì ố Nguyên tội: 'Đó là một giáo lý do Thiên Chúa mặc khải', mọi tín hữu phải tuyên xưng niềm tin ấy".
Từ đó mọi tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo như đã lắng xuống, nhưng càng nổ ra nhiều tranh cãi vô cùng phức tạp trong các Giáo Hội Ki-Tô khác, như Chính Thống, Anh Giáo và các hệ phái Tin Lành. Không loại trừ nhiều Đấng Bậc trong Hàng Giáo Phẩm, Giáo Sĩ và nhiều nhà Thần Học Công-Giáo, tuy không dám tranh cãi nữa, nhưng tận thâm tâm, cũng vẫn âm thầm không tin. Thời đó, mọi Tin điều do ĐGH công bố, cũng chỉ được Tín hữu vâng nghe như mọt sự tùng phục, nhưng chưa hẵn đã "tin". Chưa có một cơ sở nào buộc các Đấng phải tin Phán quyết của Đức Giáo Hoàng như là một Chân lý.
Vì thế sự chống đối công khai ngoài Giáo Hội Công giáo ngày thêm cay nghiệt, còn trong nội bộ Giáo Hội, những nhà Thần học Công Giáo cũng chưa đủ xác tín. Bầu không khí nặng nề hầu như bao trùm thế giới Ki-Tô-Giáo, hoặc công khai phản bác như các Giáo Hội anh em, hoặc âm ĩ trong nội bộ vẫn còn kéo dài mãi nhiều năm. Giáo Hội không tránh khỏi sự bất an từ mọi phía. Chống đối, xáo trộn, phân tán vẫn nặng nề triền miên như không bao giờ chấm dứt. Để trấn an được Giáo hội lúc nầy, chỉ còn có mỗi bàn tay Thiên Chúa Toàn năng mới giải trừ được mà thôi, và điều đó đã đến …!
Đúng 4 năm sau khi Tín Điều được công bố, Đức Trinh Nữ MA-RI-A đã tự mình, phải đích thân hiện ra tại Lộ-Đức, tỏ nhiều Điềm lạ, ban nhiều Ơn lạ và làm nhiều Phép lạ cả thể, như một Ấn tín Thánh thiên, và long trọng xác định với loài người cụ thế bằng một câu Thổ ngữ xưa của Nước Pháp: “Que soy era Immaculada Councepciou”, (Ego Sum Immaculata Conceptio, Ta Là Đấng Thụ Thai Vô Nhiễm).Đức Trinh Nữ MA-RI-A đã công khai và chính thức xác định Tín Điều "Đức Trinh Nữ MA-RI-A Không Hề Lây Nhiễm Tội Tổ Tông" do Đức PI-Ô IX công bố trước đây là hoàn toàn xác thực.
Với những hiện tượng Siêu phàm đã xảy ra cụ thể năm 1858, buộc loài người thuộc bất cứ Tôn giáo nào, dù Tín Hữu Ki-Tô-Giáo hay không cũng phải tin, phải thừa nhận Đức MA-RI-A đã hiện ra tại Lộ-Đức, nên sự chống đối từ các Giáo Hội đã bắt dầu lắng dịu. Cách riêng Hàng Giáo phẩm, Giáo sĩ và các Nhà Thần học Công Giáo đã hoàn toàn cúi đầu xác tín và vâng phục Sắc chỉ Ineffabilis Deus 8. 12. 1854 của ĐHG. PI-Ô IX là một Tín Điều xuất phát từ Thiên Chúa. Lộ-Đức đã là một hiện tượng cụ thể chính Thiên Chúa đã đóng "Ấn" vào Tín Điều ĐGH công bố là Chân lý từ Trời cao.
Đặc biệt nhất, cả Ba Nhà Thần Học thời danh, các Ông Tổ đầu tàu tranh cãi về Tín Điều Vô-Nhiễm từ 3 Đan-Viện, đã một thời đấu đá nhau đến kiệt sức, cũng đều được Đức Mẹ đón lên trời, nên Thánh cả Ba! Trên Thiên Đàng chắc các Đấng không còn ám ảnh Mẹ Đen, Mẹ Trắng như một thời ở dương thế xa xưa. Đã đủ cho ta xác tín rằng mọi hình thức tranh luận, tranh cãi, kể cả đối đầu vì mục đích truy tìm một Chân Lý, tìm Sự Thật, tìm Lẽ Phải đều không bao giờ bị ngăn cấm, miễn là suy nghĩ thực lòng, đúng theo quan niệm lương tâm và lý trí chính mình, mà không tranh chấp hơn thua vì tự ái, bảo thủ, cố chấp, thì sự sai lầm ngay tình, dù thế nào cũng vẫn là vô tội, còn có thể được ghi công trước mặt Thiên Chúa. Vì thế mà cả ba Vị đều được Chúa ân thưởng đời đời vinh hiển.
Đến 11 năm sau, Đức PI-Ô IX triệu tập Đại Công-Đồng Vatican I (ĐCĐ I) gồm các Giám-Mục Chính-Toà trên Thế giới. Trong 4 khoá họp từ 8-12-1869 đến 1-7-1970, ĐCĐ I lên án thuyết Duy lý (Rationalism) đã bùng nổ một thời. Vì tình trạng Chiến tranh tại nước Ý, ĐCĐI phải dừng lại và Tín Điều Đặc Ân Bất-Khả Ngộ Giáo Hoàng cũng đã có bởi Công Đồng nầy.
Sau Biến cố Lộ-Đức, suốt 12 trong 32 năm trên Ngai Toà Thánh PHÊ-RÔ, Đức PI-Ô IX đã suy niệm và thấy rõ rằng Đức MA-RI-A hiện ra đã tái xác định Tín Điều Vô Nhiểm được công bố từ 4 năm trước đó, có nghĩa là qua Đức MA-RI-A, Thiên Chúa đã tỏ ra cho Cộng Đồng Ki-Tô-Giáo thấy rằng Ơn Bất Khả Ngộ đã được lưu truyền từ Thánh PHÊ-RÔ đến các Giáo Hoàng kể nhiệm. Mọi đời Giáo Hoàng đều là Thủ Lãnh duy nhất của Hội Thánh Toàn cầu.
Chúng ta có thể thấy rõ Đức MA-RI-A đã chính thức tỏ ra cùng một lúc 2 Tín Điều: a) Xác định lại Tín Điều "Đặc Ân Vô Nhiễm" do ĐSGH công bố. b) Một lần nữa xác định Đặc Ân Vô Ngộ ở Thánh Linh đã có từ Thánh PHÊ-RÔ do chính Đức KI-TÔ công bố vẫn tồn tại trên các Đức Giáo Hoàng Kế nhiệm. Nên sau khi Bế mạc ĐCĐ I Đức PI-Ô IX đã trọng thể Công bố ngay Tín Điều thứ II "Đặc Ân Bất-Khả-Ngộ" bằng Hiến chế Pastor Æternus 18.7.1870 (Đấng Chăn Chiên Vĩnh Hằng). Người phán: “Ta dạy và tuyên bố rằng Giáo hội La-Mã, do sự sắp đặt của Thiên Chúa, có quyền tối thượng và năng quyền thường xuyên trên mọi Giáo hội khác, và rằng quyền tài phán của Giáo Hoàng La-Mã thì trực tiếp như quyền giám mục. Những mục tử các cấp và thuộc mọi nghi lễ cùng mọi tín hữu, từng người và toàn thể đều có bổn phận tùy thuộc do phẩm trật và vâng lời thật sự, không những trong những vấn đề liên hệ đến đức tin phong hóa, mà cả trong vấn đề kỷ luật và quản trị Giáo hội trải rộng khắp thế giới (...) Quyền này của Giáo Hoàng không hề cản trở quyền tài phán thường xuyên và trực tiếp của các Giám mục, qua đó các Giám mục, được Thánh Thần thiết lập, kế vị các Tông đồ, để chăm sóc và cai quản đoàn chiên được ủy thác cho các Ngài như những mục tử chân thực (...) Ta truyền dạy và công bố tín điều đã được Thiên Chúa mạc khải: Đức giáo hoàng La-Mã khi lên tiếng từ tòa (ex cathedra) nghĩa là chu toàn trách vụ mục tử và thầy dạy mọi Ki-Tô-Hữu, dùng quyền Tông đồ Tối cao, để xác định một Giáo thuyết về Tín lý hay Luân lý thì toàn thể Giáo hội phải chấp nhận, vì khi đó Giáo Hoàng được hưởng sự trợ giúp Thần linh đã được hứa cho Phê-Rô về Ơn Bất Khả Ngộ mà Chúa Cứu Thế đã muốn ban cho Giáo hội để định tín về Đức tin và Luân lý. Do đó, những định tín của Đức Giáo Hoàng La-Mã không thể thay đổi, chứ không phải vì sự nhất trí của Giáo hội”.(MV. gạch đít những dòng chữ nầy).
Có nghĩa rằng khi ngự Trên Ngai Toà Thánh PHÊ-RÔ, Đức Giáo Hoàng long trọng công bố một điều gì thuộc phạm vi Luân-Lý và Đức-Tin, đều do Chúa Thánh Thần mạc khải, nên không thể sai lầm được, buộc mọi Tín Hữu từ Hồng Y Đoàn, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Nam Nữ Tu-Sĩ và Giáo Dân phải Tin đó là một Chân-lý xuất phát từ Thiên Chúa. Mỗi khi ĐGH long trọng Công bố một Tín lý nào như thế, mọi nghi ngờ chống đối đều bị vạ Tuyệt Thông. Không như trước đây, khi chưa được Đức Mẹ xuất hiện để xác tín “Ơn Bất Khả Ngộ” đều chưa được toàn thể các nhà Thần học Công Giáo tin tuyệt đối là một Tín Lý, ngoài sự tùng phục công khai. Khác với Sự xác tín đã có từ sau biến cố Lộ Đức mà chính Mẹ là một Nhân chứng siêu phàm đã tái xác định Đặc Ân Vô Nhiễm của Mẹ do Giáo Hoàng công bố, là mặc nhiên tái khẵng định Đặc Ân Vô-Ngộ của Giáo Hoàng cũng chính là một Chân lý Đức tin.
Bởi Hiến Chế Pastor Æternus nầy, Đức PI-Ô IX khẳng định Tín điều Bất Khả Ngộ không phải là Tín điều gì mới mẻ, mà chỉ là xác định một Chân lý đã được Đức KI-TÔ công bố từ thời Thánh PHÊ-RÔ và vĩnh viễn tồn tại qua các Đấng Kế Vị Người. Đức Giáo Hoàng ghi nhận: “Quý Chư Huynh đáng kính, quyền tối cao của Giáo Hoàng không bóp chết nhưng tăng thêm, không tiêu diệt mà xây dựng và trong nhiều trường hợp còn củng cố trong chức vị, hiệp nhất trong đức ái, trợ lực và bảo vệ quyền hạn của hàng Giám Mục...”
Từ đó việc chống đối các Tín Điều đã được Toà Thánh công bố, tất nhiên với điều kiện được công bố trên Ngai Toà Thánh PHÊ-RÔ và trong phạm vi Tin Lý hoặc Luân Lý, đã không bao giờ còn xảy ra trong Giáo Hội nữa, dù công khai hay âm thầm. Mọi hình thức khác, chưa được công bố đúng nghi thức thì không buộc phải tuyệt đối tin, nghe, vì Giáo Hoàng vẫn là con người, vẫn còn nhiều nhầm lẫn, còn nhiều điều phải đính chính, sửa chữa. Đó cũng vẫn là chuyện thường tình nhân thế.
Đức PI-Ô IX qua đời ngày 7 tháng 2 năm 1878, sau 32 năm ngự trên Ngai Tòa Thánh PHÊ-RÔ. Người.được an táng trong Vương Cung Thánh Đường Thánh LÔ-RÂN-XÔ (St. LAURENCE) tại La-Mã. Lần cải táng trong tiến trình phong Chân Phước cho Ngài, các TTX Quốc tế đã đưa tin Thi hài Đức PI-Ô IX vẫn còn tươi nguyên như người mới qua đời, không hề mục rữa./.
Bài sau :
Đức MA-RI-A có thực sự "Trọn đời Đồng trinh" không ?
***
Ghi chú : Bài viết có tính cá nhân của một Tín hữu Ki-Tô bé nhỏ như chúng tôi, có thể đúng mặt này và sai mặt khác, Quý Độc giả chỉ sử dụng mạn đàm để tham khảo góp ý sửa chữa, bổ sung, thêm bớt trong trao đổi thảo luận riêng tư với các Tín Hữu Ki-Tô-Giáo anh em.
Một lần nữa, xin ghi nhận rằng, đây chỉ là những suy luận cá nhân của chúng tôi, các Nhà Thần học xưa nay chưa chính thức luận bàn. Một khi chưa được các cấp Lãnh Đạo Giáo Hội công khai chuẩn nhận, xin đừng xem là căn bản Giáo Lý Công-Giáo. Phần chúng tôi, mọi phán quyết của các cấp Lãnh Đạo Giáo Hội đồng tình hay bác bỏ, chúng tôi vẫn luôn tuyệt đối tuân phục.
Chúng tôi mong được đón nhận mọi lời chỉ giáo của các cấp Lãnh Đạo Tinh Thần và sự góp ý chân tình của Bạn đọc trong Cộng Đồng Ki-Tô-Giáo bốn phương. vởi tất cả sự thành tâm và trân trọng tận đáy lòng. Xin cho phép được từ chối mọi hình thức tranh cãi có tính cố chấp cách trực diện hay bút chiến, khi không trưng dẫn được từ Kinh thánh những bằng chứng đối nghịch cụ thể và thiếu tâm tình xây dựng cởi mở của một Tín Hữu Ki-Tô-Giáo có ý tìm tòi chân lý Đức Tin.
Xin trao đổi qua Đ/c. <minhvansg@gmail,com> hay điện đàm trực tiếp theo số Đ/t. 0933.403.593.
Trân trọng,
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử