lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Minh-Di

Lich su Viet Nam | Chuyện Năm Kỷ-Dậu 1789

BẢN TIN CUA TAP CHI DAN VAN

DANVAN MAGAZINE

POSTFACH 50 01 62

44871 BOCHUM – GERMANY                                                         

Email: tapchidanvan@yahoo.de

Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,

Đúng 2 tháng, sau khi được giải phẫu TIM để làm Bypass, hôm nay, TCDV “tái xuất giang hồ” dù sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn.

Trong lúc nhập viện và dưỡng bệnh, nhiều Anh Chị Em đã gởi bài cho Tạp Chí Dân Văn, chúng tôi sẽ lần lượt cho đăng tải để quý độc giả thưởng lãm.

Từ hơn 22 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách hoặc một bài viết “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau.

Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...

Hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới,  phê bình một bài viết của ông Nguyễn Duy Chính về “chiến sự năm Kỷ Dậu 1789”.

TCDV cũng sẵn sàng đăng bài “phản bác” của ông Nguyễn Duy Chính về bài phê bình này, để “rộng đường dư luận”.

Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.

Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.

Trân trọng,

Germany, ngày 24.12.2012

Chủ Nhiệm TCDV,

Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt.

Lý Trung Tín

Chuyện Năm Kỷ Dậu 1789

01 – 37 (40).

Bạn Lê Hòa, rất tiếc tôi không viết Bài này sớm hơn, lúc anh còn.

&

Trước lúc mất không lâu bạn Lê Hòa có gởi cho tôi một bài viết của Nguyễn Duy Chính về chiến sự năm Kỷ Dậu (1789) giữa Nguyễn Huệ và Tôn Sĩ Nghị, Thanh triều.

Bài viết, tựa đề “Vit Thanh Chiến Dch Chiến Thắng Kỷ Du”.

Thời gian đó (2010) tôi không rảnh để phê bình nên giữ đó.

Bây giờ đã rảnh thì bạn không còn nữa, anh ra đi quá bất ngờ, thực đáng tiếc!

#

Xây nhà trước hết phải đắp nền móng, nền móng có chắc nhà mới chắc, nền móng mà phập phà phập phều trước, sau sớm muộn gì nhà cũng sập!

Trước hết hãy xét nền móng căn nhà của ông Nguyễn Duy Chính coi nó ra làm sao?

#

(KỲ 1)

Ông Nguyễn Duy Chính mở đầu bài viết nói trên (ở phần “LỜI MỞ ĐẦU”) với một đoạn  ghi chép trong Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, và một đoạn trong Bộ Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện

Ông Nguyễn Duy Chính đưa vào nguyên bản Chữ Hán rồi ở dưới “Dch nghĩa”, không phiên âm Hán Việt. Việc này cũng không quan trọng!

Phần “Dch nghĩa” này không thấy ông Nguyễn Duy Chính cho biết là của ai, thế nhưng duyệt coi “TÀI LIỆU THAM KHẢO” - ở danh mục ghi số hạng 38, thì rõ đây là bản dịch của Viện Sử Học ở Hà Nội, Nhà Xuất Bản Giáo Dục in năm 1998.

Sau đây tôi sẽ xét phần phiên dịch 2 đoạn Hán văn nói trên, của Viện Sử Học, hay của Nguyễn Duy Chính? Phần phiên âm Hán Việt là của tôi.

Coi đoạn chữ Hán mở đầu bài viết của ông Nguyễn Duy Chính ai cũng nghĩ đây hẳn là một Bài viết cho giới chuyên môn về Cổ sử học! Người viết, do đó, hẳn cũng là một kẻ am hiểu lãnh vực này!

Tôi cũng có một ít sử liệu về Cổ sử liên quan vấn đề cho nên ở đây tôi có một vài điều nói với ông Nguyễn Duy Chính. 

#

Nguyễn Duy Chính trích dẫn:

Khâm Định Việt Sử chép:

- “Sĩ Nghị tự xuất Quan sở chí, khắc tiệp, hữu khinh địch tâm. Ký khắc  Thăng Long tự vi sự, chư Trấn hào kiệt ứng nghĩa giả tranh nghệ quân môn thỉnh tiến binh, giai trí bất vấn …… Th nguyt sơ tứ nhật tặc du binh tiên chí, lũ chiến triếp bại, Sĩ Nghị phả dị chi. 

Thứ nhật ngũ cổ, Văn Huệ nhưỡng du nhi khởi, đốc sở bộ khu quân đại  tiến, thân tự đốc chiến. Dĩ hùng tượng bách dư vi tiền hành.

Lê minh, Bắc quân đại khu tinh kỵ tiền tiến, hốt kiến tượng, mã giai kinh tê bôn bảo hoàn, tương tu ln. Tặc hựu khu tượng đại chí, cấp bất tương cứu, các nhập lũy tự thủ......”

Dịch nghĩa

“[Tôn Sĩ Nghị từ khi ra khỏi Nam Quan đến nay đều thắng cả nên có bụng khinh địch, thấy vic chiếm li Thăng Long chẳng có gì khó. Hào kiệt ứng nghĩa [theo việc nghĩa mà dấy lên, ý nói các đạo cần vương nhà Lê] ở các trấn tranh nhau đến yết kiến ở quân môn xin tiến binh đều không được đoái hoài tới…… Ngày mồng 4 tháng đó [tháng Giêng năm Kỷ Dậu] du binh  của giặc đến trước, đụng độ mấy lần đều thảm bại nên Sĩ Nghị cũng hơi coi thường. Canh năm hôm sau [tức mồng 5], Văn Huệ xăn tay áo đứng dy, đốc thúc bộ thuộc xua binh ào ạt tiến lên, đích thân đốc chiến, đưa hơn một trăm con voi đực đi đầu.

Tờ mờ sáng, kỵ binh tinh nhuệ của quân Thanh hùng hổ xông ra, thấy voi ngựa liền hí vang chồm lên quay trở đầu chạy về. [Thế là] giặc liền thúc voi tràn tới, các cánh quân không kịp cứu ứng cho nhau chỉ quay về đồn tự thủ......”.

(LỜI MỞ ĐẦU. Trang 3, 4).

¸ Những cái dch SAI và dch THIẾU trong đon dch văn trên.

(1) a. thấy vic chiếm li Thăng Long chẳng có gì khó.

Nếu coi phần Hán văn thì không thấy chỗ nào có một câu như vừa kể.

Câu này là câu dịch từ câu “ký khắc Thăng Long t vi sự”.

Tôi có thể thấy ngay kẻ dịch không hiểu câu này nói cái gì, từ đó đã dịch theo suy đoán mò mẫm rất ba láp - ba láp tới độ không kiếm được cho nó một chỗ nào để bám cả!

- Trong nguyên tác Hán văn dẫn trên không có chữ nào nghĩa là thấy, cũngchẳng có chữ nào có nghĩa là khó, ai cũng có thể nhìn ra được 2 điểm tôi đã nêu trên, mỗi ông Nguyễn Duy Chính không hiểu tại sao lại không thấy một điều hiển nhiên đến thế!

câu dịch chẳng ăn nhập chi với nguyên tác nói trên là do người dịch vốn không hiểu rằng 2 tiếng tự vi - trong đó chữ vi (vi + không dấu) trong nguyên tác Hán tự viết là chữ vị (vi + dấu nặng, nghĩa là nói). Có điều, chữ này trong Văn tự học Trung Quốc gọi là chữ Giả Tá, tức mượn 1 chữ để chỉ một chữ khác, và ở đây mượn chữ Vị để chỉ chữ Vi (= Là, Làm).

Vương Dẫn Chi (1766 - 1834) viết trong Kinh Truyện Thích Từ:

- “Gia đại nhân viết: Vị, do “Vi” dã”……

- “Thân phụ tôi nói: (chữ) Vị (nói) , cũng như chữ “Vi” (là, làm)……”.

[Ghi chú: Thân phụ Vương Dẫn Chi là Vương Niệm Tôn (1744 - 1832), Văn tự Âm vận học gia nổi tiếng Thanh triều].

Trong cuốn Kinh Giải Nhập Môn, Giang Phiên (1761 - 1831), Kinh học gia tiếng tăm  Thanh triều, đưa ra 51 điều người đi học phải biết khi đọc Kinh điển, điều thứ 24 là:

- “Thuyết Kinh tất tiên minh Giả tá”.

(Thuyết giải Kinh điển trước hết phải biết chữ Giả tá).

(Tham khảo: Kinh Giải Nhập Môn. Qu. IV. Thuyết Kinh tất tiên minh Giả tá).

Nguyễn Duy Chính “chưa bước qua ngưỡng cửa” thì làm sao nói chuyện Cổ sử đây?

Kế đến, chữ “SỰ” (Việc) ở đây có nghĩa là “CÔNG TRNG”.

Tự điển Khang Hi giải chữ “SỰ”:

- “[Sự]……

<Thích Danh>: Sự, vĩ dã; vĩ, lập dã - phàm sở lập chi CÔNG dã”.

- “[Sự]……

Sách <Thích Danh>: SỰ nghĩa là to tát, to tát nghĩa là lập nên - (ý nói) tất cả những CÔNG TRẠNG lập được”.

Và như vậy, phần đầu của đoạn trên dịch chính xác như sau:

- “Từ lúc xuất quân khỏi (Trấn) Nam Quan tiến tới đâu cũng thắng, (vì thế) Tôn Sĩ Nghị sinh lòng khinh địch! Nghĩ rằng việc chiếm đượcThành Thăng Long là công của mình cho nên hào kiệt hưởng ứng việc nghĩa ở các trấn đua nhau tới quân môn xin tiến quân Tôn Sĩ Nghị đều gạt qua một bên không lý gì tới”.

(1) b. “Ngày mồng 4 tháng đó [tháng Giêng năm Kỷ Dậu] du binh của giặc đến trước, đụng độ mấy lần đều thảm bại nên Sĩ Nghị cũng hơi coi thường.   Canh năm hôm sau [tức mồng 5], Văn Huệ xăn tay áo đứng dy,”.

1). Du binh, cũng gọi du quân, là loại quân binh lưu động, không trấn đóng cố định ở một chỗ nào, mà tùy tình thế chiến trường mà lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ kia.

Từ điển Từ Nguyên:

- “[Du binh]. Vô cố định phòng địa, lưu động xuất kích đích quân đội.

<Tống Thư>, Vũ đế kỷ. Thượng: - “Hựu dĩ khinh kỵ vi du quân, quân lệnh nghiêm túc, hàng ngũ tề chỉnh”.

- “(Loại) Quân binh không trấn đóng ở một chỗ cố định, (mà) lưu động tấn công.

Sách <Tống Thư>, Vũ đế kỷ. Thượng: - “Và lấy quân khinh kị làm du quân, quân lệnh nghiêm túc, hàng ngũ tề chỉnh”.

Cứ đó thì có thể thấy bất cứ loại quân binh nào cũng có thể chuyển thành du binh.

Người dịch đoạn trên đã giữ nguyên 2 tiếng du binh, không dịch, lại không giải thích thì chẳng những người không biết Hán văn mù mờ, mà đến nhữngngười biết Hán văn nếu không tra cứu thì cũng không rõ đây loại quân binh gì? Từ đó có thể hiểu lầmquân du kích!

Không là một tiếng Hán Việt đã được Việt hóa, do đó tiếng DU BINH ở đây không thể không dịch rõ ra, hoặc nếu không có tiếng tương đương thì cần có vài lời giải thích.

Ngoài ra, 2 tiếng thị nguyệttháng này, dịch là “tháng đó” là sai!

Chữ THỊ có nghĩa là đây,này, không là đó, là kia, là, nọ.... làm sao lại có thể lẫn lộn này với nọ như thế!

2). “hơi coi thường”.

Chữ “hơi” ở đây dịch từ chữ “phả”.

Chữ phả, nếu là trạng từ, có 3 nghĩa, trong đó có 2 nghĩa trái ngược nhau:

1/. Hơi (sảo vi, lược vi). 2/. Rất (hấn, thậm). 3/. Tất cả, đều (tất, giai).

(Từ điển Từ Nguyên).

Đầu câu nói: “Sĩ Nghị tự xuất Quan sở chí, khắc tiệp, hữu khinh địch tâm…”

Cứ ý của câu trên, chữ PHẢ có nghĩa là “Rất” hợp lý hơn là “Hơi” (tức một chút), tức theo nghĩa thứ 2/ của chữ PHẢ. Không hiểu ý câu thì không chọn nghĩa đúng! 

3). “Canh năm hôm sau [tức mồng 5], Văn Huệ xăn tay áo đứng dy…”.

Nguyên tác: “Thứ nhật ngũ cổ, Văn Huệ nhưỡng du nhi khởi…”.

Cứ như trên thì người dịch dịch 2 chữ “nhưỡng duệ” là “xăn tay áo”. SAI hoàn toàn!

+ Chữ “Nhưỡng” ở đây Tự điển Khang Hi giải là “phân thác”, nghĩa là “tp lon”.

Từ điển Từ Nguyên cũng giảng là “Phân lon”. “PHÂN” cũng là “TẠP, LOẠN”. 

Nói “TP LON” tức nói không tề chỉnh, không ngay ngắn.

+ Chữ “Duệ” nguyên nghĩa là “ống tay áo”.

Nhưng, Cuốn Vương Lực Cổ Hán Ngữ Tự Điểncho biết chữ này về sau cũng được dùng để chỉ y phục:

- “Hu lai dã tá chỉ y phc”, nghĩa là “Về sau cũng mượn (chữ này) để chỉ quần áo”.

+ Tiếp đến, chữ “khởi” ở đây có nghĩa “(ngủ) thức dậy” - không phải là “đứng dy” như người dịch đoạn văn trên hiểu chưa tới mà dịch sai, dịch “ngây ngô” đến thế!

Sách Lễ Ký, thiên Ni Tắc viết:

- “Nhụ tử tảo tẩm yến khởi”. - “Con nít ngủ sớm thức sớm”.

Bộ Từ Vị giải chữ KHỞI:

- “[KHỞI]. (Động). Li sàng; lệ: Tảo thụy tảo khởi”.

- “[KHỞI]. (Động từ). Rời khỏi giường; thí dụ: Ngủ sớm thức (dậy) sớm”.

- Nói “đứng dy” tức trước đó đang ở tư thế “ngồi”.

- Nói “ngồi dy” tức trước đó đang ở tư thế “nằm”.

Ở đây nói Nguyễn Huệ vừa ngủ dậy, do đó phải dịch chữ “khởi” là thức dậy, thức giấc. 

+ Hợp lại mà giải:

- “Nhưỡng duệ” nghĩa là “quần áo không tề chỉnh, không ngay ngắn” - ý nói sáng sớm vừa thức giấc, quần áo chưa chỉnh tề, Nguyễn Huệ đã đốc thúc quân lên đường! Cái ý gấp rút ở đây được diễn tả rất rõ ràng, sinh động! 

Kết lại, chữ “Nhưỡng” không có nghĩa nào là “Xăn” hết thì “xăn tay áo” ra làm sao đây? Ông Nguyễn Duy Chính “xăn tay áo” cho Nguyễn Huệ kiểu nào đây?

(2). Dịch thiếu.

Tiếp đến, dịch văn đã không dịch 2 tiếng “TU LN”.

- “TU” nghĩa là dẵm, đạp.

- “LN” cũng có nghĩa là dẵm lên, đạp lên.

Tiếp sau đó, Nguyễn Duy Chính dẫn Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện chép:

- “Thập nhị nguyệt nhị thập nhật chí Tam Điệp sơn. Sở, Lân ư đạo bàng Huệ bái phục thỉnh tội, Huệ viết:

- Nhữ đẳng tội cai vạn tử, niệm Bắc hà sơ định, nhân tâm vị phụ, nhữ  đẳng năng toàn sư dĩ tỵ kỳ phong, nội ký kích sĩ khí, ngoại kiêu địch tình, dịch thị dụ địch chi kế, kim chuẩn đới tội lập công dĩ quan hậu hiu…”  

Dch nghĩa

- Ngày 20 tháng chạp, quân đến núi Tam Điệp. Sở [Ngô Văn], Lân [Phan Văn] lạy phục ở bên đường chịu tội. Huệ nói:

- Các ngươi tội quả đáng chết muôn phần. nghĩ đất bắc mới bình định, lòng người chưa theo. Các ngươi có thể giữ được quân  cho toàn vẹn [trở về] để tránh mũi nhọn của địch, trong thì khích tướng sĩ thêm tức, ngoài thì khiến kẻ địch thêm kiêu, ấy là kế dụ địch vậy. Nay cho các ngươi đái tội lập công để xem hiu lc thế nào…”.

(Trang 3, 4).

¸ Những cái dch SAI trong đoạn dch văn trên.

1). 2 câu:

- nghĩ đất bắc mới bình định, lòng người chưa theo.”.

- “Nay cho các ngươi đái tội lập công để xem hiu lc thế nào….”.

Chữ ở đây có nghĩa gì đây? Độc giả đến không rõ ông Nguyễn Duy Chính muốn nói gì ở đây? Nhiều người rồi sẽ nghĩ rằng 2 chữ ở đoạn trên là tiếng tự xưng của Nguyễn Huệ, là một đại danh từ, ngôi thứ nhất!

Bất luận là ông Nguyễn Duy Chính đã dịch đoạn trên, hay ông chỉ dẫn lại dịch văn của người khác - ở đây là những người làm việc tại Viện Sử Học Hà Nội, thì trường hợp thứ nhất (ông tự dịch lấy), hay trường hợp thứ 2 (ông dẫn lại dịch văn của người), cả 2 đều dẫn tới kết lun Nguyễn Duy Chính chưa đủ trình đ Hán văn để dịch cho đúng, để có thể nhìn ra cái sai của mấy ông Viện sĩ “Viện Sử Học”!

Nếu tôi đoán không lầm, ông Nguyễn Duy Chính và những ông “Viện sĩ” Viện Sử Học hiểu chữ “” ở đây là tiếng tự xưng khiêm tốn của các bậc vương, hầu thời xưa. Nguyễn Du có câu mô tả Từ Hải như sau:

Nghênh ngang một cõi biên thùy,

Thiếu gì , Quả, thiếu gì bá vương!

Nếu đúng vậy thì các ông (dịch) liều mà không có căn cứ, nói rõ là bất thông Hán văn! Các ông không thấy rằng chữ trong đoạn văn trên Hán tự viết:

- Bên trái là Bộ Nữ (= Đàn bà, con gái), bên phải là chữ “Cổ” (= Xưa).

Chữ “” này có nghĩa:

1/. Mẹ chồng.

2/. Chị hay em gái của cha.

3/. Mẹ vợ gọi là ngoại cô.

4/. Tiếng gọi chung phụ nữ.

Trong khi chữ trong tiếng “, Quả” thuộc Bộ Tử (= Con):

- Bên trái là Bộ Tử, bên phải là chữ Qua (= dưa, bí).

Chữ “” này có nghĩa “mt mình, đơn đc

2 tiếng , Quả hàm ý Cô đức chi nhân, Quả đức chi nhân - là lời khiêm tốn của các bậc Vương, Hầu thời cổ.

2). Chữ “sĩ khí” nghĩa là “tinh thần chiến đấu của quân sĩ”, dịch chữkhí” là “tức [giận]” là dịch từng chữ một, rất ngây ngô!

3). Ngoài ra, chữ “hiu” ở cuối đoạn trên phải dịch là “công trng” thì mới chính xác!

Tự điển Khang Hi dẫn sách Loại Biên viết:

- [Hiệu]……

<Loại Biên>. Nhất viết Công dã”.

- “[Hiệu]……

<Loại Biên>. Cũng có nghĩa là Công (trạng)”.

Dịch là “đái tội lập công để xem hiu lc thế nào……”, tiếng “hiu lc” ở đây phải nói là không sáng sủa cho mấy!

Lập công chuộc tội là coi công trạng lớn / nhỏ ra sao, có đủ bù cái tội hay không?

+ Có thể là người dịch hiểu ý của nguyên tác đó, nhưng lại không hiểu tới nơi tới chốn nghĩa của chữ Hán nên đã diễn dịch một cách thiếu chính xác, nếu không muốn nói là tối tăm, như đã thấy!

+ Trở lại chữ “” trong nguyên tác Khâm Định Việt Sử.

Chữ ở đây tức tiếng Cô thả nói tắt. Cô thả có nghĩa là “Tm thời”.

Hợp những gì đã giải ở trên, đoạn nguyên tác dẫn trên:

- “Nhữ đẳng tội cai vạn tử, niệm Bắc hà sơ định, nhân tâm vị phụ, nhữ  đẳng năng toàn sư dĩ tỵ kỳ phong, nội ký kích sĩ khí, ngoại kiêu địch tình, dịch thị dụ địch chi kế, kim chuẩn đới tội lập công dĩ quan hậu hiu…”   

phải dch như sau:

- “Các ngươi tội đáng chết vạn lần, tm thời ta nghĩ Bắc hà vừa dẹp yên, nhân tâm còn chưa theo, các ngươitránh thế mạnh của địch, giữ cho quân được toàn vẹn, mặt trong thì kích động tinh thần chiến đấu của quân binh, mặt ngoài thì khiến cho địch sanh lòng kiêu ngạo, đây cũng là kế dụ địch, bây giờ tm thời ta cho các ngươi lập công chuộc tội để coi công trng sắp tới đây của các ngươi ra sao…”.

+ “Kim cô chuẩn đới ti lp công dĩ quan kỳ hiu”:

Bây giờ tm thời ta cho các ngươi lập công chuộc tội để coi công trng sắp tới đây của các ngươi ra sao…”.

Như tôi đã nói ở đoạn trước, “Lập công chuộc tội là coi công trạng lớn / nhỏ ra sao, có đủ bù cái tội hay không?”.

Ý của câu văn rất rõ ràng, chẳng có gì là hiểm hóc để phải suy nghĩ, để rồi chuyển dịch thiếu sáng sủa như câu dịch của Nguyễn Duy Chính dẫn.

Mấy ông Viện sĩ Viện Sử Học Hà Nội, và ông Nguyễn Duy Chính tra các bộ Từ thư của Trung Hoa, như Khang Hi, Từ Hải, Từ Nguyên, Từ Vị..... các chữ , Thả các ông sẽ thấy rành rành 2 tiếng “CÔ THẢ”!

Chẳng hạn, bộ Từ Vị giải chữ :

- “[]......

[Phó]. Tạm thả; thí dụ: Cô thả”.

- “[]......

[Trạng từ]. Tạm thời; thí dụ: Cô thả”.

Chưa hết, ở trang 24, Nguyễn Duy Chính trích dẫn một đoạn trong bài văn tế có tựa đề là “Xuaát Sö An Nam Trn Vong Töôùng Só”, với phần Hán tự rồi “dch âm” (Hán Việt) và  kế đến là “dch nghĩa”. Phần “dch âm”, “dch nghĩa” của Nguyễn Duy Chính như sau:

Dòch aâm

- “Caøn Long nguõ thaäp nguõ nieân thaäp nhò nguyeät, thò nieân, truy dö xuaát sö An Nam traän vong:…”.

Dòch nghóa

- “Thaùng 12 naêm Caøn Long thöù 55 (1790) truy cöùu nhöõng ngöôøi cheát traän trong chuyeán ñaùnh An Nam goàm coù:…”.

¸ Những cái SAI của Nguyễn Duy Chính trong 2 đon trên đây.

1). Sai về âm đọc Hán Việt.

Chữ “” (dư + không dấu) trong tiếng “truy dư” ông Nguyễn Duy Chính ghi ở câu trên phải đọc âm “dữ” (dư + ngã) nghĩa là “cấp cho, ban cho”, như ta thường nói “tng dữ”.

2). Sai về dịch nghĩa.

Chính đc sai âm đọc - từ đó hiểu lch nghĩa chữ, cho nên ông Nguyễn Duy Chính dịch sai tiếng “truy dư” là “truy cứu”! Đọc âm là “” thì biết đường nào mà dịch đây!

Chữ dữ không có nghĩa là “cứu” (xét) đã đành rồi, nhưng chữ rồi cũng chẳng có nghĩa là cứu. Bởithấy chữ đến chẳng “máng, mócvào đâu được, lại chẳng rõ âm đọc chính xác của chữ, cho nên ông Nguyễn Duy Chính đành dịch liều, dịch mò 2 chữ “truy dư” là “truy cứu”, là 2 tiếngchúng ta vẫn nói vẫn viết! 

Và như vậy, tiếng “Truy dữ” ở đây dịch chính xác là “Truy tng”.

Nghiên cứu Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa mà trình độ Hán văn tệ đến thế sao?

(KỲ 2)

Sở dĩ tôi dài giòng về 3 đoạn dịch dẫn trên để cho thấy khả năng Hán văn của mấy ông Viện sĩ Viện Sử Học - và ở đây, ông Nguyễn Duy Chính, để từ đó mà cẩn thận khi đọc những đoạn trích dịch tài liệu Hán văn của mấy ông này.

Nền móng căn nhà của ông Nguyễn Duy Chính rồi phập phà phập phều!

+ Qua những gì đã phân tích ở trên, độc giả có thể nhận định được mức đ khả tín của Nguyễn Duy Chính về sựhiểu biết Hán văn rồi tới đâu! Những Cái SAI tôi nêu ra trong 3 đoạn dịch văn dẫn trên là những Cái SAI căn bản.

Thế nhưng, tạm thời chưa nói tới chuyện gì khác của Nguyễn Duy Chính.

Điều tôi sẽ nêu ra ở đây là một chuyện quan trọng hơn nhiều, đó là cung cách làm việc của 1 người viết biên khảo, hơn nữa li là biên khảo Sử hc!

Ngay phần mở đầu bài viết “Việt Thanh Chiến Dịch Chiến Thắng Kỷ Dậu”, chưa thấybóng 1 quân chữ Việt nào Nguyễn Duy Chính đã dàn 2 đạo quân chữ Hán, một là trong Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tiếp theo là 1 đạo nữa trong Bộ Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện,coi khí thế đằng đằng!

Những độc giả không biết hay không rành Hán văn, thấy “2 đo quân này” thì khiếp vía nghĩ rằng Nguyễn Duy Chính hẳn là 1 “tướng quân tài ba” trong “quân chữ Hán”!

Thế nhưng, coi lại - thì như đã thấy, biết, như đã phân tích ở trên, Nguyễn Duy Chính rồi chỉ là một “tên lính quèn” trong “quân chữ Hán”!

Nói rõ ra là Nguyễn Duy Chính hù thiên hạ! Nhưng, việc bất trí, nếu không muốn nói là dại dột ở đây, là Nguyễn Duy Chính đã coi người trong thiên hạ ai cũng như nấy, đến chẳng ai biết Hán văn hết!

Và, ở đây không phải Nguyễn Duy Chính là người duy nhất làm việc dại dột này, mà trước đây tôi đã thấy ông nọ dịch cuốn Chân Lạp Phong Thổ Ký làm việc này rồi!

Và như vậy, mớ chữ Hán Nguyễn Duy Chính dàn ra, trải ra trong Bài viết của ông ta nhằm để lòe, để nổ, nói rõ ra là Nguyễn Duy Chính muốn dối gạt độc giả, muốn cho độc giả tin rằng ông ta rành rẽ Hán văn! Có điều, muốn thuyết phục người khác, muốn người khác tin tưởng nơi mình thì phải dựa vào cái THỰC HỌC, không phải dựa vào sự HƯ DỐI kiểu này!

Đã không thành thc với chính mình thì sao có thể thành thực với người khác, ở đây là độc giả, được đây!

Đã có cái TÂM KHÔNG THÀNH THỰC thì làm sao viết Sử, luận Sử cho được! Ai tin?

&   

+ Trong mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” ở trang 42 ông Nguyễn Duy Chính liệt kê một số tác phẩm Hán văn, ghi lại như sau:

50. Thanh Söû Caûo (清史稿) (48 quyeån) Trieäu Nhó Toán 趙爾巽 (tuyeån). (in laàn thöù 5). Baéc  Kinh: Trung Hoa thö cuïc, 1996.

56. Traàn, Khaùnh Haïo (陳慶浩) chuû bieân. Vieät Nam Haùn Vaên Tieåu Thuyeát Tuøng San

(越南漢文小說叢刊) (ñeä nhaát taäp) [7 volumes] Paris-Taipei: EÙcole française

d’Extreâme-Orient & Editions Universitaires de Taipei, 1986

57. Traàn, Khaùnh Haïo (陳慶浩) chuû bieân. Vieät Nam Haùn Vaên Tieåu Thuyeát Tuøng San

(越南漢文小說叢刊)(ñeä nhò taäp) [5 volumes] Paris-Taipei: EÙcole française

d’Extreâme-Orient & Editions Universitaires de Taipei, 1992

 

Coi những gì Nguyễn Duy Chính ghi trên đây tôi thấy rất rõ ông ta rồi không có những tác phẩm ông ta liệt kê ra đó! Nguyễn Duy Chính chỉ chép lại tên những tác phẩm này ở đâu đó màchẳng rõ những sách ông ta ghi ra đó mặt mũi dài ngắn, tròn méo ra sao!

Ngay cả cái bìa sách Nguyễn Duy Chính còn chưa thấy nữa là giở sách ra đọc!

Sau đây tôi sẽ chứng minh s dối gt đc giả này của Nguyễn Duy Chính:

(1). Bộ THANH SỬ CẢO.

(a). Nguyễn Duy Chính ghi bộ Sử thư kể trên có “(48 quyeån)”.

(b). Sau tên Triệu Nhĩ Tốn, người chủ biên bộ Chính sử kể trên, Nguyễn Duy Chính ghi trong ngoặc đơn “(tuyển)”.

Tôi không rõ có phải Nguyễn Duy Chính có ý nói đây là một cuốn sách chọn ra (tuyển) 48 quyển từ Bộ “Thanh Sử Cảo” hay không? Vì bộ Sử này gồm 529 Quyển.

Nếu đúng như tôi nghĩ thì trong số “48 quyển” này phải có 1 số quyển liên quan vấn đề Nguyễn Duy Chính biên, khảo: Chiến Sự Năm Kỷ Dậu 1789. Việc này sẽ nói ở sau.

(2). Tác phẩm Hán văn của Việt Nam.

(a). Bộ Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San Tập I.

+ Khi ghi Trần Khánh Hochủ biên Tập I của Bộ Tùng thư này thì rõ ràng ngay cả cái bìa của Bộ sách này Nguyễn Duy Chính rồi cũng chưa thấy.

Tập I này gồm 7 cuốn, ở góc trên bên phải cái bìa bao của mỗi cuốn đều có ghi rõ:

- “Trần Khánh Hạo. Vương Tam Khánh chủ biên”.

+ Đâu phải chỉ mỗi Trần Khánh Hạo là chủ biên, thưa ông Nguyễn Duy Chính!

(Những cuốn trong Bộ Tùng thư này đóng bìa cứng, lại thêm cái bìa mỏng bao ngoài).

(b). Bộ Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San Tập II.

Nguyễn Duy Chính ghi Trần Khánh Ho là chủ biên Tập II này.

Tập II này gồm 5 cuốn, cũng ở góc trên bên phải cái bìa bao của mỗi cuốn đều có ghi:

- “Trần Khánh Hạo. Trịnh A Tài. Trần Nghĩa chủ biên”.

+ Tức không chỉ mỗi Trần Khánh Hạo là chủ biên như Nguyễn Duy Chính vìkhông có bộ Tùng san kể trên nên ghi thiếu, vì chỉ chép theo người khác!

+ Sau cùng, về việc xuất bản, ấn hành, phát hành bộ Tùng san các tác phẩm Hán văn của Việt Nam kể trên nếu Nguyễn Duy Chính có Bộ Tùng san này thì phải biết:

1/. Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện (EFEO) xuất bản.

2/. Học Sinh Thư Cục (Đài Loan) ấn hành và phát hành.

Nếu chỉ ghi tiếng Pháp thì càng rõ là ông ta chỉ chép lại ở đâu đó mà thôi!

Tôi nêu rõ được những cái phô trương có tính cách dối gạt của Nguyễn Duy Chính về mấy tài liu Hán văn trên đây vì những tác phẩm này tôi có trong tay.

Ông Nguyễn Duy Chính làm tôi nhớ một chuyện.

Mười mấy năm trước đây tôi tình cờ gặp một cuốn sách về Kinh Dịch, Tựa sách đã quên mất, chỉ nhớ người viết là một ông bác sĩ Việt Nam trẻ tuổi ở Pháp.

Đọc qua một vài đoạn. Kiến thức và hiểu biết của ông bác sĩ này về vấn đề (Kinh Dịch) không có gì đáng nói! Đáng nói là chuyện khác!

Lật coi phần Thư mục tham khảo thì ngoài những tài liệu tiếng Anh, và tiếng Pháp thấy có một số bộ Chú giải Kinh Dịch nổi tiếng của học giả Trung Hoa.

Về những bộ Chú giải này ông bác sĩ trẻ tuổi có vài lời nói rõ là những tác phẩm này ông chưa có đọc nhưng thấy liệt kê trong số sách viết về Kinh Dịch nên ông ghi ra đây để độc giả tham khảo!

Thực là thẳng thắn! Thực là tự trọng! Đáng nói là chuyện này!

+ Sách không đc mà ghi trong Thư mc Tham khảo, không phải Nguyễn Duy Chính là người đầu tiên, người duy nhất làm việc này mà trước đây 2 người “NỔI TIẾNG” đã từng làm:

- Người thứ nhất là Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lý Thường Kiệt.

- Người thứ hai là Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử.

+ Mấy ông còn thua cả hàng con cháu là ông bác sĩ trẻ nói trên! 

Trước đây có vài người nói là khi phê bình tôi có những lời lẽ nặng nề, tôi có trả lời họ rằng nặng hay nhẹ tùy người bị phê bình. Như ở đây, với hành động không ghi có của Nguyễn Duy Chính thì phải thế nào đây? Nặng hay nhẹ đây?  

Trở lại vấn đề tham khảo, sau đây tôi xin nói về những tài liệu Hán văn nêu trên.

(1). Trước hết là bộ Thanh Sử Cảo.

Đây là bộ chính Sử về Thanh triều, do đó, khi nghiên cứu về Chiến Sự Kỷ Dậu (1789) rồi có thể nào lại không trưng dẫn những gì bộ Sử thư này ghi chép về các vấn đề như điều động nhân sự, quân số điều động, các ngả đường xâm nhập Việt Nam?……

Bộ Thanh Sử Cảo, do một nhóm biên soạn, Triệu Nhĩ Tốn (1844 - 1927) chủ biên, có những ghi chép rõ ràng về ngả tiến quân, quân số, cũng như việc điều động nhân sự của Thanh triều vào cuối năm 1788 như sau:

- “Ngũ thập tam niên……

An Nam tiến binh lộ tam:

+ Nhất xuất QUẢNG TÂY Trấn Nam Quan vi chính đo.

+ Nhất do QUẢNG ĐÔNG Khâm Châu phiếm hải, quá Ô Lôi sơn chí An Nam Hải Đông phủ, vi Đường dĩ tiền chu sư chi đạo.

+ Nhất do VÂN NAM Mông Tự huyện, Liên Hoa Than, Lục hành chí An Nam chi Thao giang, nãi Minh Mộc Thạnh xuất sư chi đạo.

Tôn Sĩ Nghị cập Đề đốc Hứa Thế Hanh suất lưỡng Quảng binh NHẤT VN xuất Quan, dĩ bát thiên trực đảo vương Kinh, dĩ nhthiên trú ng Sơn vi thanh viện.

Kỳ Vân Nam Đề đốc Ô Đại Kinh dĩ binh BÁT THIÊN thủ đạo Khai Hóa Phủ chi Mã Bá quan, du Đổ Chú hà nhập Giao Chỉ giới, thiên hữu bách lý nhi chí Tuyên Hóa trấn, giảo Mộc Thạnh cựu lộ sảo cận.

VÂN QUÍ Tổng đốc Phú Cương thỉnh hành, Đế dĩ nhất quân bất khả nhị Súy, mệnh trú tại Quan ngoại Đô Long đốc thướng vận.

Thập nguyệt mạt, Việt sư xuất Trấn Nam Quan, Chiếu dĩ An Nam loạn hậu lao tịch bất kham cung ức vận thướng do nội địa Điền, Việt lưỡng lộ thiết đài trạm thất thập dư sở, sở quá thu hào vô phạm.

Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh do Lượng Sơn phân lộ tiến.

Tổng binh Thượng Duy Thăng, phó tướng Khánh Thành suất Quảng Tây binh.

Tổng binh Trương Triều Long, Lý Hóa Long suất Quảng Đông binh.

Thời thổ binh, nghĩa dũng, giai tùy hành, thanh ngôn đại binh sổ thập vạn, các thủ ải. Tặc vọng phong bôn độn, duy ách Tam Giang chi hiểm dĩ cự”.

Thanh Sử Cảo. Qu. DXXVII. Ngoại quốc Truyện 2. Việt Nam  /.

DCH văn:

- “Năm thứ 53……

Tiến quân qua An Nam gồm 3 ngã:

+ Một ngã xuất ở Trấn Nam Quan, tỉnh QUẢNG TÂY, (đây) là đường tiến quân chính.

+ Một ngã từ Khâm Châu tỉnh QUẢNG ĐÔNG vượt biển ngang qua Ô Lôi Sơn đến phủ Hải Đông của An Nam, là ngã tiến quân của thủy quân từ thời Đường trở vế trước.

+ Một ngã xuất từ Bến Liên Hoa ở huyện Mông Tự tỉnh VÂN NAM đi đường Bộ đi đến sông Thao của An Nam, đây là đường xuất quân của tướng Mộc Thạnh đời Minh.

Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh thống lãnh 10,000 quân 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây xuất Quan, (phân ra) 8,000 quân đánh thẳng vào Kinh đô, còn 2,000 quân thì đồn trú ở Lng Sơn để tiếp ứng.

Đề đốc Ô Đại Kinh ở Vân Nam dẫn 8,000 quân từ đồn Mã Bá phủ Khai Hóa vượt sông Đổ Chú, tiến nhập biên cảnh Giao Chỉ, vượt qua 1 đoạn đường 1,100 dặm mà tiến đến Trấn Tuyên Hóa – (đường này) so với con đường tiến quân của Mộc Thạnh thời trước có gần hơn một chút.

Tổng đốc Phú Cương 2 tỉnh Vân Nam và Quí Châu xin đi đánh, nhưng vì cớ một Quân không thể một lúc có 2 Tướng chỉ huy nên Vua lệnh cho Phú Cương đóng tại Đô Long ở mé ngoài quan ải để đôn đốc việc chuyển vận quân lương.

Cuối tháng 10, quân 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ra khỏi Trấn Nam Quan - Vua ra Chiếu nói rằng sau cơn loạn lạc An Nam đã kiệt quệ, việc cung ứng không kham, quân lương sẽ do nội địa lo liệu. Ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây thiết lập hơn 70 trạm chuyển vận, quân tới đâu tơ hào của dân không đụng tới!

Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh từ Lạng Sơn phân đường mà tiến.

Tổng binh Thượng Duy Thăng, phó tướng Khánh Thành chỉ huy đạo quân Quảng Tây.

Tổng binh Trương Triều Long, Lý Hóa Long chỉ huy đạo quân Quảng Đông.

Bấy giờ các thổ binh, các quân nghĩa dũng đều đi theo, ta lại phao tin rằng đại quân có tới mấy chục vạn, tất cả đều trấn giữ các cửa ải. Giặc nghe ngóng được tin này thì trốn chạy hết, mà chỉ trấn giữ tại chỗ hiểm yếu ở Tam Giang để chống cự”.

[Chú thích.

+ Năm thứ 53 nói ở đoạn trên là năm thứ 53 Niên hiệu Càn Long (1736 - 1795), tức năm 1788. âm Lịch là năm Mậu Thân.

 

+ Huyện Mông Tự. Ở phía Tây phủ Khai Hóa, cách Trị sở Văn Sơn (của phủ) lối 100 cây số.

Vị trí trên Bản đồ: Kinh độ 1030 24’, Vĩ độ 230 22’.

+ Sông Thao. Thời cổ là sông Phú Lương, tức Sông Hồng hiện nay.

Xin coi chú thích trong phần chú thích sông Thọ Xương và sông Thị Cầu ở dưới.

+ Thọ Xương giang, Thị Cầu giang.

Bộ Thanh Sử Cảochép:

- “Sư hành, tương Lưỡng Quảng “Lục Kỳ binh” bát thiên nhân......

Chí kì Quốc đô hữu đại xuyên tam: - Bắc viết Thọ Xương giang, Nam viết Thị Cầu giang, hựu Nam viết Phú Lương giang”.

Thanh Sử Cảo. Qu. CCCXXXIV. Hứa Thế Hanh truyện  /.

- “Quân lên đường, lấy 8,000 quân “Lục Kỳ”......

(Đường) đến Kinh đô họ có 3 con sông lớn: - Phía Bắc là sông Thọ Xương, phía Nam là sông Thị Cầu, xuống phía Nam nữa là sông Phú Lương”.

Lc Kỳ binh còn gọi là “Lc Doanh binh”, là đơn vị quân binh trong đó quân binh là Hán tộc.

Đơn vị gồm 3 loại binh: Mã binh, Bộ binh, Thủ binh. Quân kỳ của đơn vị này màu lá (lục) do đó có tên “Lục kỳ”. Ở Kinh đô thì gọi là “Ngũ Thành Tuần Bô Doanh Bộ Binh”. Ngoài ra còn chia ra trú đóng tại các tỉnh dưới sự điều động của Đề đốc, Tổng binh.

Phú Lương giang còn được gọi là Thao giang, Lô giang, là các tên cổ của sông Hồng, hoặc còn gọi là Nhị hà (đúng là Nhĩ hà. Nhĩ = Cái tai).

Phú Lương là sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, phát nguyên từ mạn Nam tỉnh Vân Nam, và có 2 nguồn:

< Nguồn bên Đông là Bạch Nhai giang (có sách ghi là Bạch Nham), xuất từ núi Lương Vương ở huyện Vân Nam.

< Nguồn bên Tây là Dương giang, xuất từ núi Hoa Phán huyện Mông Hóa.

2 sông này nhập lưu tại địa giới huyện Mông Hóa đề thành sông Lễ Xã, tiếp đó sông Lễ Xã theo hướng Đông nam chảy tới huyện Nguyên Giang thì được gọi là sông Nguyên Giang - sông này cũng theo hướng Đông nam đổ vào Việt Nam, để từ đây có tên Phú Lương giang.

Sách “Đông Tây Dương Khảo” của Trương Tiệp (1574 - 1640) đời Minh chép:

- “Phú Lương giang tại Giao Châu phủ Đông Quan huyện, nhất danh “Lô giang”, thượng tiếp tam đới châu Bạch Hạc giang, kinh thành Đông, hạ thông Lợi Nhân huyện Đại Hoàng giang dĩ đạt ư hải. Tống Quách Quì phá Man, quyết lý ải, thứ Phú Lương giang”.

Đông Tây Dương Khảo. Qu. I. Tây dương liệt Quốc khảo. Giao Chỉ. Hình thắng danh tích  /.                 

- “Phú Lương giang ở huyện Đông Quan, phủ Giao Châu, cũng có 1 tên nữa là “Lô giang”, ở mạn thượng du nối với ngã ba sông Bạch Hạc, chảy ngang mé Đông thành, ở hạ lưu  thông với sông Đại Hoàng ở huyện Lợi Nhân và đổ vào biển. Thời Tống, Quách Quì thắng quân Man, khai thông những điểm yếu hại (của địch), tới đóng quân ở sông Phú Lương”.

Sông Phú Lương chảy ngang mé Đông của Đông Đô (tức Thăng Long) cho nên thời cổ người Trung Hoa còn gọi sông này là Đông Kinh hà. Trương Tiệp nói “chảy ngang mé Đông thành” tức nói Cửa Đông thành Thăng Long.

Mở đầu bài Văn tế “Trn Vong Tướng Sĩ”, Nguyễn Văn Thành viết:

- “Than ôi, trời Đông Phố vận ra Sóc cảnh, trải bao phen gian hiểm mới có ngày nay; nước chảy xuống Lương giang, nghĩ mấy kẻ điêu linh những từ thuở nọ!…”.

Từ huyện Mông Tự tới Sông Thao ở biên giới Trung Hoa và Việt Nam hơn 100 cây số.

Căn cứ Bản đồ Lịch sử, tỉ lệ 1¸3,600,000 (1 cm = 36 km), khoảng cách giữa 2 Địa danh nói trên là 3.2 cm, tức 3.2 x 36 = 115.2 km.

+ Mã Bá là cửa ải ở phía Đông nam phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, vị trí ở phân giới Trung Quốc và An Nam.

Vị trí trên Bản đồ: Kinh độ 1040 24’, Vĩ độ 230.

Từ Mã Bá tới khúc sông Đổ Chú gần nhất là khoảng hơn 40 cây số.

1,100 dặm từ Mã Bá tới Tuyên Hóa.

1 dặm đời Thanh = 576 m, tức: 1,100 dặm x 0.576 km = 633.6 km.

+ Phủ Khai Hóa. Ở cuối miền Đông nam tỉnh Vân Nam, Trị sở là Văn Sơn.

Vị trí Văn Sơn trên Bản đồ: Kinh độ 1040 14’, Vĩ độ 230 33’.

+ Đô Long. Thị trấn này ở cách đồn Mã Bá khoảng 20 cây số về phía Đông nam.

Vị trí Đô Long trên Bản đồ: Kinh độ 104033’, Vĩ độ 220 55’.

Vị trí của những địa khu trên đây, Tham khảo:

Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Bát Sách. Thanh thời kỳ. Bản đồ 48 – 49. Vân Nam.

+ Tam Giang. Thời trước là phủ Tam Giang, cách Thành Thăng Long chừng hơn 40 cây số về phía Tây bắc. Ngày nay là tỉnh Vĩnh Phúc, ở phía Đông là tỉnh Bắc Giang, ở phía Tây là tỉnh Phú Thọ, ở phía Bắc là tỉnh Tuyên Quang, và ở mặt Đông bắc là Thái Nguyên.

+ Thổ binh. Tức loại quân binh không chính qui, tức “hương binh”, nói theo danh từ hiện nay là địa phương quân.

Thổ binh còn được gọi là “thổ quân”, chỉ quân binh tại địa phương nói chung, trong đó bao gồm quân chính qui lẫn hương binh, nghĩa dũng.

+ Nghĩa dũng. Thời cổ, khi Quốc gia có chiến tranh, dân chúng tự động tổ chức thành đội ngũ chiến đấu để giúp nước, lọai quân binh này được gọi là “quân nghĩa dũng”.

(Tham khảo: Tống Sử. Qu CXC. Binh chí 4).

Đã biết, trong Mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” - ở trang 42, Nguyễn Duy Chính có liệt kê Bộ Chính sử Thanh triều là THANH SỬ CẢO.

+ Nếu ông Nguyễn Duy Chính có đọc bộ Thanh Sử Cảo thì hẳn ông phải trích dẫn lại phần tôi vừa dẫn trên đây, không cần ông phải dẫn toàn văn, chỉ cần nêu lên một cách ngắn gọn những chi tiết về các đường tiến quân, việc điều động nhân sự... nói trong đoạn trên vì đây những sự việc, những yếu tố quan trọng, không thể không biết - và không đề cập, khi luận về cuộc chiến năm Kỷ Dậu 1789.

Thế nhưng, đọc suốt, đọc đi đọc lại, mấy chục trang ông viết về Chiến Sự năm Kỷ Dậu tôi không thấy có một chữ nào đề cập bộ Thanh Sử Cảo, chứ đừng nói là trích dẫn! Không có bộ Sử thư này, không đọc bộ Sử thư này, thế mà Nguyễn Duy Chính lại dám ghi trong “TÀI LIỆU THAM KHẢO” của ông!

Cung cách này là cung cách gì đây? Tôi để cho đc giả nhn đnh!

(KỲ 3)

Những tướng chỉ huy cao cấp của Thanh triều như Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh đều có phần Truyện (Tiểu sử) trong bộ Thanh Sử Cảo:

- Tôn Sĩ Nghị ghi trong Quyển CCCXXX (Qu. 330).

- Hứa Thế Hanh chép trong Quyển CCCXXXIV (Qu. 334).

Về các tướng thuộc cấp như Thưng Duy Thăng, Trương Triều Long, Lý Hóa Long, và Hình Đôn Hnh đều có vài giòng phụ trong phần Truyện của Hứa Thế Hanh.

- Ngoài ra, Quyển XV, (Cao tông kỷ 6), có một vài điều liên quan cuộc chiến Kỷ Dậu.

+ Nếu Nguyễn Duy Chính thực sự có tham khảo Thanh Sử Cảo như ông ta liệt kê rõ trong mục ghi “TÀI LIU THAM KHẢO” của ông ta thì lẽ nào ông ta lại không duyệt đọc những Quyển của Bộ Thanh Sử Cảotôi nêu trên đây? Lẽ nào đây?

Ông Nguyễn Duy Chính chỉ nêu mỗi Sử liệu của phía Việt Nam thì tự thuật của ông là một tự thuật khiếm khuyết, và bình luận của ông rồi đến là thứ bình luận cà thọt, nếu không muốn nói là thiếu khách quan, vì một chiều!

(2). Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San”.

Đã biết, Bộ Tùng san này gồm 2 Tập: Tập I & Tập II.

Tập I gồm 7 Cuốn / 17 tác phẩm, phân như sau:

+ Cuốn 1. Có 1 tác phẩm:

- Truyền Kỳ Mạn Lục. *

+ Cuốn 2. Gồm 3 tác phẩm:

1/. Truyền Kỳ Tân Phổ.

2/. Thánh Tông Di Thảo.

3/. Việt Nam Kỳ Phùng Sự Lục.

+ Cuốn 3. Có 1 tác phẩm:

- Hoàng Việt Xuân Thu.

+ Cuốn 4. Có 1 tác phẩm:

- Việt Nam Khai Quốc Chí Truyện.

+ Cuốn 5. Có 1 tác phẩm.

- Hoàng Lê Nhất Thống Chí. *

+ Cuốn 6. Gồm 3 tác phẩm:

1/. Nam Ông Mộng Lục.

2/. Nam Thiên Trung Nghĩa Thực Lục.

3/. Nhân Vật Chí.

+ Cuốn 7. Gồm 7 tác phẩm:

1/. Khoa Bảng Tiêu Kỳ.

2/. Nam Quốc Vĩ Nhân Truyện.

3/. Đại Nam Hành Nghĩa Liệt Nữ Truyện.

4/. Nam Quốc Giai Sự.

5/. Tang Thương Ngẫu Lục. *

6/. Kiến Văn Lục.

7/. Đại Nam Hiển Ứng Truyện.

Tập II gồm 5 Cuốn / 20 tác phẩm, phân như sau:

+ Cuốn 1. Gồm 4 tác phẩm:

1/. Lãnh Nam Chích Quái Liệt Truyện. *

2/. Lãnh Nam Chích Quái Liệt Truyện. Quyển III. Tục loại.

3/. Lãnh Nam Chích Quái Ngoại Truyện.

4/. Thiên Nam Vân Lục.

+ Cuốn 2. Gồm 4 tác phẩm:

1/. Việt Điện U Linh Tập Lục. *

2/. Tân Đính Hiệu Bình Việt Điện U Linh Tập.

3/. Việt Điện U Linh Tập Lục Toàn Biên.

4/. Việt Điện U Linh Giản Bản.

+ Cuốn 3. Gồm 3 tác phẩm:

1/. Hoàng Việt Long Hưng Chí.

2/. Hoan Châu Ký.

3/. Hậu Trần Dật Sử.

+ Cuốn 4. Gồm 5 tác phẩm:

1/. Nam Thiên Trân Dị Tập.

2/. Thính Văn Dị Lục.

3/. Hát Đông Thư Dị.

4/. An Nam Quốc Cổ Tích Liệt Truyện.

5/. Nam Quốc Dị Nhân Sự Tích Lục.

+ Cuốn 5. Gồm 4 tác phẩm:

1/. Vũ Trung Tùy Bút. *

2/. Mẫn Hiên Thuyết Loại.

3/. Hội Chân Biên.

4/. Tân Truyền Kỳ Lục.

(Tác phẩm đánh dấu hoa thị * (sau tên tác phẩm) là tác phẩm đã được dịch ra Việt văn trước năm 1975 ở Miền Nam mà tôi còn nhớ).

+ Trong 37 tác phẩm của 2 Tập dẫn trên chỉ có Bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trong Tập I (Cuốn 5) nói về Chiến sự giữa Tây Sơn và Thanh triều (ở 3 Hồi 12, 13, 14).

 Mà Hoàng Lê Nhất Thống Chí Nguyễn Duy Chính không tham khảo, cho rằng Bộ tiểu thuyết lịch sử này có “laém choã hö caáu, ñoâi khi quaù ñaùng neân raát khoù tham khaûo”.

- Thế thì ông ta tham khảo gì trong 2 Tập “Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết”?

Nói rõ ra rồi y hệt như trường hợp Bộ Thanh Sử Cảo, Nguyễn Duy Chính ghi tài liệu tham khảo mà những tài liệu này chẳng liên quan gì tới vấn đề ông ta viết cả, chẳng có chút gì để tham khảo hết - chưa nói là những tài liệu này ông ta không có, mà chỉ chép ở đâu đó rồi đưa vào mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO” của mình để dối gt đc giả, để lòe bịp rằng ông ta thông thạo Hán văn, để độc giả tin tưởng Bài viết của ông ta!

Từ 2 trường hợp Thanh Sử CảoViệt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng Sankể trên đây tôi ngờ, với tất cả s dè dt, rằng còn một số tài liệu Hán văn mà ông trưng ra trong mục tham khảo của ông đó cũng nằm trong trường hợp tương tự!

Lời tục của ta có câu “MT S BẤT TÍN, VN S CHẲNG TIN”, huống là ở đây, trong Bài viết của Nguyễn Duy Chính người đọc rồi thấy tới năm bảy “S BẤT TÍN” của ông Nguyễn Duy Chính! 

Bây giờ thời buổi INTERNET, 1 cuốn Sách, 1 bài viết đưa lên NET chỉ 1 thoáng sau cả thế giới đều hay, đều biết. Trong khoảng bao la đó ông Nguyễn Duy Chínhhòng lòe cả thiên hạ thì thựcđiên đảo mng tưởng.

Trong khoảng khảy ngón tay đó, trong khoảng bao la đó mà ông Nguyễn Duy Chính điên đảo, cứ mộng, cứ tưởng rằng chẳng có ai biết đó vào đâu?

Nguyễn Duy Chính coi thường thiên hạ quá đi thôi! Thái độ coi thường này phải nói là rất dại dột!

#

Sau đây tôi điểm qua một vài chuyện trong bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.

(1). Kiến thức về Định chế, Chế độ thời Cổ.

+ Kiến thức về Quan chế cũng như về chức năng củamột số Quan chức Thanh triều  ông Nguyễn Duy Chính lơ mơ không hiểu rõ lắm.

trang 29 ông Nguyễn Duy Chính ghi về chức Đề đốc như sau:

- “Chæ huy tröôûng quaân söï cuûa moät, hai hay ba tænh”.

Sai! Chức Đề đốc chỉ nắm giữ việc Quân sự của một Tỉnh mà thôi, làm gì tới 2, 3 tỉnh!

- “Đề đốc......

(Thanh) (1). Các tỉnh Lục doanh “Đề đốc Quân v Tổng binh quan” chi tỉnh xưng, thông   thường xưng mỗ tỉnh Đề đốc, như Trực Lệ Đề đốc, Quảng Đông Đề đốc đẳng đẳng…..  chức chưởng NHẤT Tỉnh chi Quân sự”. 

Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Xưng Đại Từ Điển. Đề đốc /.

- “Đề đốc......

(Thanh triều) (1) Danh xưng giản lượcchức của “Đề đốc Quân v Tổng binh quan” của Lục doanh quân ở các tỉnh, thông thường gọi Đề đốc tỉnh nào đó, như Trực Lệ Đề đốc, Quảng Đông Đề đốc, vân vân, chức trách nắm về Quân sự của MỘT Tỉnh”.

Bộ Thanh Sử Cảo cho biết Đề đốc trật Nhất phẩm, trật quan cao nhất trong 9 phẩm.

Trong mục “Đề đốc đẳng quan” bộ Sử thưkể trên liệt kê chức Đế đốc tại các Tỉnh theo thứ tự như sau:

+ Trực Lệ, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu.

Giang Nam (Đề đốc kiêm Thủy sư), An Huy (chức Tuần phủ kiêm chức Đề đốc).

Giang Bắc, Trường Giang Thủy sư Đề đốc.

Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam. (3 Tỉnh này chức Tuần phủ kiêm chức Đề đốc).

Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương.

Phúc Kiến có 2 Đề đốc chuyên trách 2 lộ Thủy, Lục.

Chiết Giang (Đề đốc kiêm Thủy sư), Giang Tây (Tuần phủ kiêm Đề đốc).

Hồ Bắc, Hồ Nam.

 (Tham khảo: Thanh Sử Cảo. Qu. CXVII. Chức Quan 4).

Tức mỗi Tỉnh chỉ có 1 Đề đốc, tỉnh nào không có thì chức Tuần phủ kiêm nhiệm.

Tỉnh Phúc Kiến có 2 Đề đốc, một người coi mặt Thủy, một người coi mặt Lục, độc lập.

Sở dĩ tôi nêu bộ Thanh Sử Cảo về chức Đề đốc ở đây để thêm một lần nữa cho thấy ông Nguyễn Duy Chính chẳng hề biết mặt mũi bộ Sử thư này tròn, méo ra sao, bởi vậy mới nói Đề đốc là “Chỉ huy trưởng quân s của mt, hai hay ba tỉnh”.

Tiếp đến, cũng ở trang 29, ông Nguyễn Duy Chính nói về chức Tổng binh như sau:

- “Chỉ huy quân s của mt tỉnh”.

Ở trên ông Nguyễn Duy Chính nói Đề đốc là chỉ huy trưởng quân sự ở cấp Tỉnh, ở đây lại nói Tổng binh là chỉ huy quân sự của một Tỉnh?

Không rõ chỉ huy trưởngchỉ huy khác biệt chỗ nào khi 2 chức Đề đốc và Tổng binh đều nắm giữ Quân sự của Tỉnh?

Ông Nguyễn Duy Chính không biết rằng chức Tổng binh chỉ nắm quyền Quân sự của một Trấn mà thôi - Trấn là địa khu hoặc tương đương, hoặc nhỏ hơn một huyện, thuộc quản hạt của Tỉnh.

Sách Thanh Triều Văn Hiến Thông Khảo viết:

- “Tổng binh quan chưởng nhất Trấn chi Quân chính, quản hạt doanh hiệp tướng biền, vi trọng trấn đại thần, nhưng thụ Đề đốc tiết chế”.

Thanh Triều Văn Hiến Thông Khảo. Qu. XXCVII. Chức quan khảo 11  /.

- “Tổng binh quan nắm giữ tổ chức Quân đội của một Trấn, quản trị các quan võ của các doanh, hiệp, là đại thần tại các trọng trấn, dưới quyền của Đề đốc”.

(Ghi chú: Hiệp là 1 đơn vị Quân đội tương đương 1 Lữ đoàn thời nay).

Bộ Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Xưng Đại Từ Điểnviết:

- “Tổng binh quan. (Thanh) (1)......

(2). “Trấn thủ Tổng binh Quan” tỉnh xưng, chính Nhị phẩm, vi nhất Tỉnh chi nội, Đề đốc hạt hạ, trú đồn trọng trấn chi tối cao Vũ quan. Thụ Đề đốc tiết chế”.

Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Xưng Đại Từ Điển. Tổng binh quan  /.

- “Tổng binh quan. (Thanh triều) (1)......

(2). Danh xưng giản lược của “Trấn thủ Tổng binh Quan”, trật chính Nhị phẩm, là chức Võ quan cao cấp nhất trú đóng tại [một] trọng trấn trong một Tỉnh, dưới sự quản trị của Đề đốc. Nhận lệnh của Đề đốc”.

Bộ Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển cho biết tùy địa khu đồn trú Tổng binh còn được gọi qua một số tên khác nhau, như Tổng trấn, Trấn thủ, Phân thủ

- “[Tổng binh]... Kì trú thủ đa xưng Trấn, trú thủ nhất phương giả xưng Trấn thủ, phân thủ nhất lộ giả xưng Phân thủ… Hựu xưng Tổng trấn”.

- “Tổng binhĐất (chức quan này) thủ giữ gọi là Trấn, thủ giữ một phương được gọi là Trấn thủ, được phân cho giữ một vùng gọi là Phân thủ… Còn gọi là Tổng trấn”.

(2). Binh khí.

Về Trận Ngọc Hồi, ở cước chú số 22 cuối trang 14 ông Nguyễn Duy Chính ghi:

- “ 22 Khoâng bieát ôû nhöõng ñoàn naøy suùng oáng ñöôïc trang bò nhö theá naøo nhöng sau traän ñaùnh naêm Kyû Daäu – theo caùc giaùo só thì vua Quang Trung ñaõ laáy ñöôïc cuûa ñòch quaân “...2, 3000 coã ñaïi baùc vaø suùng thaàn coâng (chieán phaùo)……”.

Không ngờ những ghi chép tào lao như vậy của mấy ông Giáo sĩ Tây phương mà ông Nguyễn Duy Chính cũng dẫn lại đưa vào phần cước chú của mình!

+ 2,300 cỗ đi bác, súng đâu mà lắm thế!

DướitriềuUng Chính (1678 - 1735; tại vị: 1722 - 1735) đã qui định rõ số đại pháo dùng trong quân lữ, số này bộ Trung Quốc Quân Sự Sử cho biết như sau:

- “Thanh chính phủ tiên hậu qui định các tỉnh Lục doanh đích Lãnh binh khí dữ Hỏa khí tỉ lệ, án chiếu nội địa hỏa khí thiểu ta, duyên hải cập biên khu các tỉnh hỏa khí đa ta đích nguyên tắc, điểu thương binh nhất ban chiếm bách phân chi 40% - 50%, gia thượng ước chiếm 10% đích pháo binh (qui định dĩ binh thiên danh thiết pháo thp vị vi chuẩn), Hỏa khí ước chiếm 60% tả hữu. Giá cá tỉ lệ xác định hậu, nhất trực đáo 19 thế kỷ trung điệp, cơ bản một hữu biến hóa”.

 /  Trung Quốc Quân Sự Sử. Đệ Nhất Quyển. Binh Khí.

Đệ Tam Chương. Lãnh binh khí hòa Hỏa khí tính dụng thời đại đích Binh khí.

Đệ Nhất tiết. Bắc Tống đáo Thanh trung điệp Binh khí phát triển đích khái huống  /.

Dch văn:

- “Chính phủ Thanh triều trước, sau đã qui định tỉ lệ giữa Lãnh binh khí và Hỏa khí của Lục doanh quân tại các tỉnh, y chiếu nguyên tắc các (tỉnh) trong Nội địa thì (được cấp) hỏa khí ít hơn một chút, các tỉnh duyên hảiở các biên khu thì hỏa khí nhiều hơn một chút, quân binh sử dụng súng đồng loạt chiếm từ 40% tới 50%, cộng thêm khoảng 10% pháo binh (qui định mỗi 1,000 quân10 cỗ đi pháo làm chuẩn), [thì] số Hỏa khí chiếm vào khoảng 60%. Sau khi xác lập thì tỉ lệ này cho tới giữa khoảng thế kỷ 19 trên căn bản không thay đổi”.

[Chú thích. Lãnh Binh khí tức chỉ các Binh khí cổ điển như Cung tên, Đao kiếm.... Hỏa khí tức chỉ các loại súng, đại bác……].

Đã biết, Thanh Sử Cảo cho biết quân số trực tiếp tham dự chiến đấu của Thanh triều xâm  nhập Việt Nam là 8,000 quân, vậy cứ theo qui định trên ta có:

+ (8,000 ¸ 1,000) x 10 = 80 đại pháo, là tối đa!

Ông Nguyễn Duy Chính chẳng biết gì về Binh chế Thanh triều do đó mới dẫn lại những ghi chép tào lao của mấy ông Giáo sĩ Tây phương như vậy!

+ Năm thứ 16 Niên hiệu Càn Long (1736 - 1795) số đại pháo cấp cho Bát Kỳ Hán quân mỗi Kỳ là như sau:

- Tương Hoàng Kỳ. 69 đại pháo.

- Chính Hoàng Kỳ. 79 đại pháo.

- Chính Bạch Kỳ. 69

- Chính Hồng Kỳ. 74.

- Tương Bạch Kỳ. 63.

- Tương Hồng Kỳ. 68.

- Chính Lam Kỳ. 65.

- Tương Lam Kỳ. 72.

Tổng cộng là 559 cỗ đại pháo.

(Tham khảo: Thanh Triều Văn Hiến Thông Khảo. Qu. CXCIV. Binh khảo 16)

Thanh triều có 3 loại Bát Kỳ Binh: Mãn, Mông, Hán, cả thảy là NhThp Tứ Kỳ Binh.

Binh ngch phân như sau:

- Bát Kỳ Mãn Binh: 59,530 quân.

- Bát Kỳ Mông Binh: 16,843 quân.

- Bát Kỳ Hán Binh: 24,052 quân.

+ 24 Kỳ có tất cả 100,425 quân.

Quân của tỉnh Quảng Đông là 68,094, tỉnh Quảng Tây là 23,588 quân.

+ 2 Tỉnh có tổng quân số là 91,682 quân.

(Những số liệu trên đây, tham khảo:

Thanh Triều Văn Hiến Thông Khảo. Qu. CLXXVIII. Binh 1. Binh ngạch).

Cứ theo qui định “1,000 quân có 10 khẩu đại pháo” như đã dẫn ở đoạn trước thì với số quân binh của 24 KỳLưỡng Quảng, số đại pháo cũng chưa tới 2,000 khẩu.

Quan chế, Binh chế là các lãnh vực, bên cạnh nhiều lãnh vực khác, người viết về Cổ Sử không thể không biết, thế nhưng ông Nguyễn Duy Chính lại rất lơ mơ, lờ mờ về cả 2 lãnh vực này để dẫn lại những cái sai của người mà không biết!

Và như thế thì Nguyễn Duy Chính chỉ có biên”, chứ tuyệt nhiên không có khảo

(3). Nhận định.

Hãy nghe ông Nguyễn Duy Chính nhận định về Chiến sự Kỷ Dậu:

- “Traän ñaùnh Vieät – Thanh tuy raát löøng laãy nhöng söû nöôùc ta laïi chæ ghi cheùp khaù sô saøi, nhaéc ñeán baèng nhöõng ñeà cao chung chung maø thieáu chi tieát roõ reät”.

(LỜI MỞ ĐẦU. tr. 7).

+ Trong Mục “TỔN THẤT CỦA QUÂN THANH” [ở 2 trang 29 và 30] Nguyễn Duy Chính liệt kê số quân binh, quan tướng của Thanh triều tử trận.

Thế nhưng, ông không biết quân Thanh đem bao nhiêu quân qua Việt Nam, thế thì làm thế nào ông có thể kết luận là “Traän ñaùnh Vieät – Thanh tuy raát löøng laãy”???

Này nhé, giả như Thanh triều đưa qua Việt Nam 100,000 quân mà số tử trận là 90,000 chẳng hạn, thì đây mới có thể gọi là “lừng lẫy” - còn nếu chỉ tử trận vài ba ngàn thì đây không thể gọi là lừng lẫy được! Nói khác đi, phải có 2 con Số đối chiếu thì mới có thể đưa ra kết luận “lừng lẫy” hay “không lừng lẫy”.

Nguyễn Duy Chính nói người ta “sơ sài”, nói người ta “thiếu chi tiết rõ rt”, trong khi đó bản thân ông ông lại không rõ ràng hơn ai hết về những chi tiết căn bản nhất!

Hãy nghe ông Nguyễn Duy Chính luận về “chiến lưc cai trị” của Thanh triều:

- “Tuy nhieân coøn moät chi tieát maø haàu nhö khoâng moät ai trong chuùng ta nhaéc ñeán. Ñoù laø moät troïng ñieåm chieán löôïc trong cai trò maø nhaø Thanh luoân luoân muoán duy trì: laøm theá naøo ñöøng ñeå cho ngöôøi Haùn quaù noåi baät,  laøm gia taêng yù thöùc daân toäc cuûa nhöõng ngöôøi ñang bò aùp böùc ñeå luoân luoân chæ nghó raèng hoï chæ laø moät loaïi “coâng daân haïng hai” trong xaõ hoäi, khoâng theå ñoøi hoûi nhöõng bieät ñaõi nhö ngöôøi Maõn Chaâu”.   

YÙ thöùc ñoù luoân luoân ñöôïc ñieàu chænh ñeå sao cho ngöôøi Maõn, tuy daân soá chæ laø thieåu soá so vôùi ngöôøi Haùn, vaãn naém giöõ taát caû nhöõng chöùc vuï lôùn, ñöôïc höôûng nhöõng ñaëc quyeàn ñaëc lôïi moät caùch ñöông nhieân khoâng theå dò nghò. Chính vì theá, moät maët vua Caøn Long raát phaán khôûi vôùi nhöõng thaéng lôïi nhanh choùng ban ñaàu, moät maët oâng laïi tìm caùch ghìm laïi ñeå cho vai troø cuûa Toân Só Nghò khoâng vöôït qua moät giôùi haïn coù theå chaáp nhaän ñöôïc.

Nhö ñaõ vieát, ngoaøi vieäc giao cho Phuù Cöông (ngöôøi Maõn) vaø OÂ Ñaïi Kinh vieäc truyeàn hòch duï haøng Nguyeãn Hueä ñeå cöôùp laáy coâng lao, vua Caøn Long lieàn haï leänh trieät binh khi caùnh quaân Quaûng Taây chieám ñöôïc Thaêng Long coát ñeå taïo cô hoäi cho Phuù Cöông tieáp thu coâng taùc thôøi bình laø “caûi thoå qui löu”, moät chieán dòch nhaø Thanh thöïc hieän theo loái taèm aên daâu ñeå bình ñònh vaø ñoàng hoaù caùc khu vöïc ngöôøi thieåu soá ôû taây vaø taây nam Trung Hoa. Moät ngöôøi laøm quan laâu naêm nhö Toân Só Nghò khoâng theå khoâng bieát ñieàu ñoù neân oâng ñaõ mieãn cöôõng thi haønh, heïn ñeán ñaàu naêm seõ thöïc hieän leänh ruùt quaân.

Chính ôû ñieåm teá nhò naøy, khi Toân Só Nghò ñaïi baïi chaïy veà, vua Caøn Long laäp töùc trieäu hoài ñeå cöû Phuùc Khang An (moät trong boán ngöôøi con ñaïi thaàn Phoù Haèng, ngöôøi Maõn) sang laøm toång ñoác Löôõng Quaûng, vöøa laáy binh uy traán ngöï bieân giôùi, vöøa bí maät nhaän leänh chuû hoaø ñeå bieán moät thaát baïi quaân söï (cuûa moät ñaïi thaàn ngöôøi Haùn) thaønh một thaéng lôïi ngoaïi giao (cuûa moät ñaïi thaàn ngöôøi Maõn).”.    

(KẾT LUẬN. tr. 37).

Thiệt là hùng hồn!

Đáng tiếc, đây là cái “hùng hồn liều lĩnh”!

Bây giờ xin độc giả, nhất là ông Nguyễn Duy Chính, cùng đọc những ghi chép sau đây trong  BộThanh Sử Cảo:

- “Ngũ thập tam niên……

Thập nhị nguyệt, Kỷ Sửu……

Tôn Sĩ Nghị tấu bại tặc ư Thọ Xương giang.

Quí Tỵ. Hựu bại tặc ư Thị Cầu giang.

Bính Thân. Thu phục thành, phục phong Lê Duy Kỳ An Nam Quốc Vương, phong Tôn Sĩ Nghị vi nhất đẳng Mưu Dũng Công, Hứa Thế Hanh vi nhất đẳng Tử.

Mậu Thân. Mệnh Tôn Sĩ Nghị ban sư.

Thanh Sử Cảo. Qu. XV. Cao tông Kỷ 6  /.

- “Năm thứ 53……

Tháng 12, Mồng 1 ngày Kỷ Sửu……

Tôn Sĩ Nghị tâu đánh bại giặc ở sông Thọ Xương.

Ngày Quí Tỵ. Lại đánh bại giặc ở sông Thị Cầu.

Ngày Bính Thân. Thâu phục lại được (Kinh) thành của họ, lại phong Lê Duy Kỳ làm An Nam Quốc Vương, phong Tôn Sĩ Nghị Tước Mưu Dũng Công hạng nhất, Hứa Thế Hanh Tước Tử hạng nhất.

Ngày Mậu Thân. Lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về”.

[Chú thích. Tháng 12 Mồng 1 là ngày Kỷ Sửu, tính lần tới:

- Ngày Quí Tỵ là ngày mồng 5, ngày Bính Thân là ngày mồng 8, ngày Mậu Thânngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân.

2 ngày sau khi vào Thăng Long, tức ngày 22 tháng 12, Tôn Sĩ Nghị tuyên đọc Chiếu chỉ phong Lê Duy Kỳ làm An Nam Quốc Vương. Việc này chép trong Qu. DXXVII (Qu. 527)].

Tôn Sĩ Nghị vào Thành Thăng Long đọc Chiếu chỉ của Thanh triều phong Lê Duy Kỳ là An Nam Quốc Vương, báo về triều, và tiếp đó lại toan tính việc đóng thuyền đuổi theo đánh tiếp. Biết được toan tính này của Tôn Sĩ Nghị, chức Tuần phủ tỉnh Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh trình lên nói rằng đất Quảng Nam (tức Quảng Đông, Quảng Tây) cách Kinh đô vua Lê 2,000 dặm nếu điều động 10,000 quân lính thì số dân phu vận chuyển ở các trạm vận chuyển phải cần tới 100,000 người cung cấp nhu yếu cho quân binh từ Trấn Nam Quan tới Kinh đô triều Lê. Do đó Cao tông mới lệnhcho Tôn Sĩ Nghị lập tức rút quân về. (Qu. DXXVII).

Tôn Sĩ Nghị không nghe lệnh, để cuối cùng thảm bại như đã biết.

Nếu Tôn Sĩ Nghị nghĩ rằngthân phận mình chỉ là loại công dân hng hai như Nguyễn Duy Chính nhận định thì lẽ nào lại dám trái lệnh Cao tông (Càn Long) như vậy!

Tiếp đến, Thanh Sử Cảocho biết:

- “Phúc Khang An chí dữ Sĩ Nghị nghiêm xích chi. Kí dĩ Lê thị mạc loạn bất kham phục lập quốc, toại giai tấu An Nam bất tất dụng binh trạng. Đế tòng kỳ nghị.

Tầm triệu Sĩ Nghị hoàn Kinh Sư, thụ Binh bộ Thượng thư, thụ Quân cơ Đại thần, trực Nam Thư Phòng”.

Thanh Sử Cảo. Qu. CCCXXX. Tôn Sĩ Nghị truyện  /.

- “Phúc Khang An đến nơi, khiển trách Tôn Sĩ Nghị nặng nề. Cho rằng họ Lê hôn loạn không thể gây dựng lại nước, do đó mà cả 2 cùng dâng tấu trạng nói rằng với An Nam không cần động binh. Vua theo nghị luận của 2 người.

Ít lâu sau triệu Tôn Sĩ Nghị về Kinh, thụ chức Thượng thư Bộ Binh, trao cho nhiệm vụ của hàng Quân cơ Đại thần, nhập trực Nam Thư Phòng (trong Cung Cấm)”.

[Chú thích.

+ Bấy giờ Phúc Khang An là Tổng đốc Chiết Giang / Phúc Kiến, chính thức nắm chức Tổng đốc ngày mồng 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) (Thanh Sử Cảo. Qu. XV. Cao tông kỷ 6)].

+ Đã trái lnh vua để thua trn thc đm mà lại đưc thăng chức, lại được chỉ đnh vào làm việc tại Quân Cơ Xứ, là 1 Cơ cấu quyền lực rất lớn ở Trung Ương, như thế thì ông Tôn Sĩ Nghị này “noåi baät” hay “chìm lỉm”, hay là 1 loại “coâng daân haïng hai” đây ông Nguyễn Duy Chính? Tôn Sĩ Nghị người Huyện Nhân Hòa, tỉnh Chiết Giang - là Hán tộc đó ông Nguyễn Duy Chính!

Lại thêm một chứng cứ hiển nhiên nữa cho thấy Nguyễn Duy Chính chưa bao giờ đọc bộ Thanh Sử Cảo hết!

Trong phần “Truyn” Tôn Sĩ Nghị (Qu. CCCXXX) không thấy chép viên quan này được bổ nhiệm chức Thượng thư Bộ Binh ngày tháng nào, nhưng ở phầnCao tông kỷ” có những đoạn chép như sau:

- “Ngũ thập tứ niên……

Tam nguyệt Giáp Tý……

Ất Sửu……

Dĩ Bành Nguyên Thụy vi Lại Bộ Thượng thư, Tôn Sĩ Nghị vi Binh Bộ Thượng thư.

Thanh Sử Cảo. Qu. XV. Cao tông kỷ 6  /.

- “Năm thứ 54……

Tháng 3, mồng 1 ngày Giáp Tý……

Ngày Ất Sửu……

Bổ Bành Nguyên Thụy làm Thượng thư Bộ Lại, Tôn Sĩ Nghị là Thượng thư Bộ Binh”.

[Chú thích.

+ Năm thứ 54 Niên hiệu Càn Long (1736 - 1795) là năm 1789.

+ Tháng 3, mồng 1 là ngày Giáp Tý, tính tới, ngày Ất Sửu là ngày mồng 2 tháng 3].

Tuy nhiên, vào thời điểm kể trên Tôn Sĩ Nghị chưa về triều, vì phần tiếp theo đó chép:

- “Tứ nguyệt Mậu Tý…… Triệu Tôn Sĩ Nghị hồi Kinh.

Canh Tý …… Phúc Trường An thự Binh Bộ Thượng thư”.

- “Tháng 4, mồng 1 ngày Mậu Tý…… Triệu Tôn Sĩ Nghị về Kinh.

Ngày Canh Tý…… Phúc Trường An xử lý Thượng thư Bộ Binh”.

[Chú thích.

+ Tháng 4 ngày mồng 1 là ngày Mậu Tý, tính lần tới, ngày Canh Tý nói trên là ngày 13 tháng 4].

Cứ những gì đã dẫn trên thì Tôn Sĩ Nghị được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Binh 1 tháng trước khi có lệnh triệu về Kinh đô. Và, trong khi chờ Tôn Sĩ Nghị về Kinh nhiệm chức Thanh Cao tông chỉ định Phúc Trường An xử lý sự vụ của Bộ Binh.

Tiếp đó, cũng trong phần chép những việc trong năm thứ 54 Niên hiệu Càn Long:

- “Ngũ thập tứ niên……

Lục nguyệt……

Canh Ngọ. Mệnh Binh Bộ Thượng thư Tôn Sĩ Nghị Quân Cơ Xứ Hành tẩu”.

Thanh Sử Cảo. Qu. XV. Cao tông Kỷ 6  /.

- “Năm thứ 54……

Tháng 6……

Ngày Canh Ngọ. Lệnh cho Binh Bộ Thượng thư Tôn Sĩ Nghị vào chức Hành tẩu ở bên Quân Cơ Xứ”.

[Chú thích.

+ Tháng 6, bộ Thanh Sử Cảo không ghi ngày mồng 1 Can Chi là gì, do đó mà không rõ ngày Canh Ngọ tháng 6 nói trên là ngày mấy. Tháng 7 tiếp đó ngày mồng 1 là ngày Ất Dậu. Từ ngày Ất Dậu này tính lui lại thì biết ngày Canh Ngọ tháng 6 nói trên là ngày 16.

+ Hành tẩu. Qui chế đời Thanh, quan chức được điều vào làm việc tại các Cơ quan trong Cung như Nam Thư Phòng, Thượng Thư Phòng, Quân Cơ Xứ… thì đều được gọi là “Hành tẩu”].

* Tóm lại, 2 tháng sau khi thất trận ở An Nam vào đầu tháng Giêng, Tôn Sĩ Nghị - trên giấy tờ, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Binh ngày mồng 2 tháng 3.

Và rồi 2 tháng rưỡi sau đó, ngày 16 tháng 6, Tôn Sĩ Nghị lại được chỉ định vào làm việc tại Quân Cơ Xứ. Đã biết, ngày mồng 1 tháng 4 Thanh Cao tông (Càn Long) mới triệu Tôn Sĩ Nghị về Kinh, từ Quảng Nam về Kinh phải mất tháng rưỡi 2 tháng, như vậy theo thực tế vừa về tới Kinh vài ngày, Tôn Sĩ được chỉ định ngay vào Quân Cơ Xứ

 

 

 

(KỲ 4)

Nếu như mù mờ, không hiểu, không biết rõ về Tổ chức Hành chánh, về chức trách của Quan chức thời cổ thì những nhận định về một chính sách, về nhân sự nói riêng, rồi sẽ rơi vào hố sai lạc. Viết về Cổ sử thì không thể không hiểu rõ Tổ chức Hành chánh của một Xã hội trong quá khứ mà mình biên khảo, thảo luận!

Ông Nguyễn Duy Chính đến không rõ - chỉ mơ hồ thôi, không hiểu tầmquan trọng của Cơ cấu gọi là Quân Cơ Xứ mà Tôn Sĩ Nghị được chỉ định vào làm việc. Nếu có ông đã không có cái nhận định gọi là “trng điểm trong chiến lưc cai trị” của Thanh triều mà ông cho rằng “hầu như không mt ai trong chúng ta nhắc đến”.

Trong những “ai” ông Nguyễn Duy Chính nói tới đó hoặc có người hiểu vấn đề nhưng chưa có dịp “nhắc đến”, hoặc có người không rõ vấn đề nên họ thận trọng không dám đặt viết “nhắc đến”, chứ không suy diễn lung tung, sai lạc như ông Nguyễn Duy Chính!

Sau khi thất trận Tôn Sĩ Nghị được thăng chức Thượng thư Bộ binh, lại được chỉ định vào “Quân Cơ Xứ”. Vậy Quân Cơ Xứ là tổ chức gì? quyền hạn ra sao?

Chúng ta hãy nghe bộ Trung Quốc Quân Sự Sử nói về tổ chức này:

- “Quân Cơ Xứ bất thị Chính phủ cơ cấu na dạnghữunhất tháo truyền thống đích qui chương chế độ, nhi thị độc lậpvu sở hữu chính phủ cơ cấu chi ngoại, căn cứ hoàng đế chiếu dụ đối Chính phủ cơ cấu phát hiệu thi lệnh đích quyền uy tính đích ngự dụng tổ chức, Tha vô biên chế, vô định viên, vô định phẩm, vô hạ thuộc Quan thự - do hoàng đế chỉ định sổ danh (khai thủy tam nhân, dĩ hậu tăng gia đáo ngũ, thất nhân, tối đa thời thập nhất nhân) Mãn, Hán đại học sĩ hòa Thượng thư, Thị lang, Kinh đường đẳng kiêm nhiệm, giá ta quân cơ đại thần trung, trừ nhất lãnh ban ngoại, một hữu thậm ma cụ thể phân công, căn cứ hoàng đế cá nhân đích ý đồ biện sự”.

Trung Quốc Quân Sự Sử. Đệ tam Quyển. Binh Chế.

Đệ Nhị tiết. Thanh đại đích Binh chế.

(2). Quân Cơ Xứ.

- “Quân Cơ Xứ không phải là (một) tổ chức có những lề lối, qui định truyền thống của cơ cấu chính phủ, mà độc lập ở ngoài cơ cấu chính phủ hiện hữu, là tổ chức uy quyền của riênghoàng đế, căn cứ chỉ dụ, chiếu lệnh của hoàng đế mà ban bố hiệu lệnh cho Cơ cấu Chính phủ, Nó không có tổ chức, không có định số Quan chức, không có phẩm trật nhất định, không có Cơ quan thuộc quyền - (mà) do Hoàng Đế chỉ định  một vài Đại Học sĩ người Mãn, người Hán, cùng các chức Thượng thư, Thị lang, các đại thần kiêm nhiệm (Vào buổi đầu thì có 3 người, về sau tăng tới năm bảy người, lúc nhiều nhất là 11 người), trong những Quân Cơ đại thần này, ngoại trừ 1 người đứng ra điều hành, không có 1 sự phân công cụ thể nào (cho các thành viên), tất cả chỉ căn cứ toan tính của cá nhân hoàng đế mà làm việc”.

Xin hỏi ông Nguyễn Duy Chính, “mt công dân hng hai” như Tôn Sĩ Nghị có thể nào lọt vào một chỗ như Quân Cơ Xứ, là một Cơ cấu quyền lực đứng trên cả Chính phủ như đã nói trên hay chăng? - Hỏi tức trả lời!

Ông nói tới cái gọi làtrng điểm chiến lưc trong cai trị” của Thanh triều mà có vẻ như ông nghĩ rằng hầu như chỉ một mình ông biết!

Thế nhưng, ông chỉ nói theo sự suy diễn của ông, một sự suy diễn vốn không đặt trên một nền tảng vững chắc, trên một căn bản kiến thức nào cả!

Tóm lại, từ nhận định chung về “trng điểm chiến lưc trong cai trị” Nguyễn Duy Chính đưa vào trường hợp cá biệt “Tôn Sĩ Nghị” (? - 1795) để viết rằng:

- “Chính vì theá, moät maët vua Caøn Long raát phaán khôûi vôùi nhöõng thaéng lôïi nhanh choùng ban ñaàu, moät maët oâng laïi tìm caùch ghìm laïi ñeå cho vai troø cuûa Toân Só Nghò khoâng vöôït qua moät giôùi haïn coù theå chaáp nhaän ñöôïc.”.

+ Ghìm để Tôn Sĩ Nghị “không vưt qua mt giới hn có thể chấp nhn đưc”, vậy mà chính cái ông vua tìm cách “ghìm” Tôn Sĩ Nghị lại đó, sau khi Tôn Sĩ Nghị thua trận, lại thăng chức cho họ Tôn,bổ nhiệm ông ta làm Thượng thư Bộ Binh, và vừa về Kinh có vài ngày Tôn Sĩ Nghị lại được chỉ định vào làm việc tại Cơ cấu quyền lực tối cao, đứng  trên cả Triều đình, nhưQuân Cơ Xứ - như thế thì, nếu như “không b ghìm” người tađến không rõ Tôn Sĩ Nghị rồi đi tới đâu? đi tới nữa, lật đổ Thanh triều, hấtCao tông, để lên làm hoàng đế?

Ghìm như kiểu Càn Long kể cũng lạ thực! Không rõ ông Nguyễn Duy Chính rồi có thấy lạ hay chăng?

Ở một đoạn trước tôi đã nói ông Nguyễn Duy Chính “nhn đnh” thiệt là “hùng hồn”, và tôi cũng nói đây là một sự “hùng hồn liều lĩnh”!

Nguyễn Duy Chính viết “biên khảo”, thế nhưng ông chỉ “biên chẳng khảo, ông đã chẳng tìm hiểu vấn đề cho rốt ráo! Liều lĩnh là ở chỗ này! Liều lĩnh là ở đó!

Khổng Tử (551 - 479 tr. CN) nói tới một hạng người “Tư nhi bất hc”, đem áp dụng cho Nguyễn Duy Chính thì chẳng sai chút nào! 

Bên cạnh đó, Nguyễn Duy Chính có lối nhận định dễ dàng, vu vơ:

- “Vieäc Toân Só Nghò boû chaïy maø chöa töøng chaïm maët vôùi quaân Taây Sôn laø chuyeän do

chính y thuù nhaän, vaø chính nhöõng nhaø nghieân cöùu Trung Hoa cuõng ñoàng yù veà ñieàu ñoù.”.

(Trang 20).

Xin ông Nguyễn Duy Chính cho biết “nhöõng nhaø nghieân cöùu Trung Hoa” ông nói đây những nhà nghiên cứu nào, tên gì? - rồi ý kiến của h đồng ý về s vic ông nói ở trên là “Vieäc Toân Só Nghò boû chaïy maø chöa töøng chaïm maët vôùi quaân Taây Sôn laø chuyeän do

chính y thuù nhaän” ghi trong sách nào của những nhà nghiên cứu Trung Hoa nói trên?

Ở đuôiLỜI MỞ ĐẦU” Bài viết của mình Nguyễn Duy Chính nói là Bài viết của mình Bài Biên khảo. Đã gọi là Biên khảo thì không thể không trưng dẫn chứng cứ, không thể nói khơi khơi giữa hư không, cái chữ “khảo” của Nguyễn Duy Chính rồi để nơi đâu?

Nói khơi khơi, ngôn vô vt, thì đến một đứa con nít cũng nói được!

Mà cho dầu ông trưng ra được những tác phẩm của những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã nói, nếu có, đi nữa thì với khả năng Hán văn kém cỏi - hay nói một cách bình dân là “bù trất”, của ông như tôi đã chứng minh thật rõ, thì tôi đến không tin rằng ông có thể hiểu cho chính xác, cho thấu đáo, cho tới nơi tới chốn, những gì họ viết ra, nhất là nếu những sách của họ được viết theo thể Cổ văn!

Ở cước chú 43, cuối trang 20, ông Nguyễn Duy Chính viết:

- “ 43 Nhöõng taøi lieäu môùi ñaây cho thaáy Nguïy Nguyeân (Thaùnh Vuõ Kyù – Caøn Long Chinh Vuõ An Nam Kyù) vieát nhieàu choã hoaøn toaøn sai söï thöïc. Caùc töôùng Höùa Theá Hanh, Tröông Trieàu Long… theo Nguïy Nguyeân thì cheát ñuoái nhöng thöïc ra ñeàu cheát traän vì bò boû laïi phía nam soâng Nhó Haø khoâng qua ñöôïc soâng (hoaëc coùtheå ñaõ cheát töø tröôùc).”.

- “Nhöõng taøi lieäu môùi ñaây cho thaáy Nguïy Nguyeân (Thaùnh Vuõ Kyù – Caøn Long Chinh Vuõ An Nam Kyù) vieát nhieàu choã hoaøn toaøn sai söï thöïc.” là những tài liệu nào?

Một lần nữa, xin ông Nguyễn Duy Chính trưng dẫn chứng cứ! Hơn nữa, có chứng cứ vẫn chưa hết, ông còn phải phân tích, lý lun để chứng minh nhận xét của ông là đúng để thuyết phục người đọc!

- Ông Nguyễn Duy Chính lại nói khơi khơi, lại “ngôn vô vt”!

#

Kết lại, về bài viết của ông Nguyễn Duy Chính, tôi có vài nhận định sau:

(1). Khả năng Hán văn.

Bài viết của ông Nguyễn Duy Chính thuộc lãnh vực Cổ sử Việt Nam và Trung Quốc, là lãnh vực đòi hỏi người viết phải có khả năng về Hán văn. Đây là điều kiện tất yếu!

Thế nhưng, qua 3 đoạn dịch văn (Hán ® Việt), với những cái SAI căn bản về Hán văn trưng dẫn trong Bài phê bình này thì mức độ khả tín về ông Nguyễn Duy Chính như là một người nghiên cứu Cổ Sử rồi chẳng có bao nhiêu!

Về vấn đề dịch thuật, tự dịch lấy mà sai, hoặc dẫn lại dịch văn của người khác mà đến không thấy được cái sai của người thì cũng như nhau. Trường hợp nào thì cũng vẫn là cái kết luận “kém cỏi về ngôn ngữ”.

Dĩ nhiên, đưa phần Hán tự, hay bất cứ ngoại ngữ nào, như Anh văn, Pháp văn.... vào Bài viết không có gì đáng chê trách, với điều kiện phải rành rẽ thứ ngôn ngữ trưng dẫn ra đó! 

Với người rành Hán văn thì việc này bình thường, thế nhưng đối với người không rành Hán văn thì đây là chuyện “nổ”, “lòe” độc giả! 

Tóm lại, sự việc ở đây cũng chẳng khác gì một người sử dụng một vật dụng nào đó mà rồi lại không hiểu cách dùng món đồ đó!  

Việc đưa chữ Hán vào bài viết để lòe thiên hạ tôi đã thấy và phê bình một số người rồi!

Vấn đề không phải ở chỗ đưa ra một mớ Hán tự, trích dẫn một số tài liệu Hán văn là người ta nể phục, mà vấn đề ở chỗ những gì mình dịch có chính xác hay không, và nhất là mình có thực sự đọc những tài liệu đó hay không, hay chỉ trích dẫn lại của ai đó rồi lập lờ làm như của mình để lòe mọi người?

(2). Cung cách làm việc.

Tiếp đến là cung cách, thái độ làm việc thiếu thẳng thắn của ông Nguyễn Duy Chính trong việc ghi tài liệu tham khảo khiến sự khả tín này càng xuống thấp hơn nữa!

Như chứng cứ tôi đã trưng ra, có những sách Nguyễn Duy Chính không có, không đọc mà ông ta lại dámghi vào mục “tài liu tham khảo” của ông ta, quảlà “can đảm”! Nếu không là “can đảm” thì cũng là thiếu t trng, khinh thường đc giả - cứ nghĩ một cách dại dột, bất trí rằng “chẳng ai biết đó vào đâu!”.  

Trong một Bài phê bình trước đây tôi có nói là đối với một người viết 100 người có thể có 99 người không nhìn ra được những cái sai, những cái sót của mình - thế nhưng chỉ cần một người thấy được là mình đủ chết rồi! 

Thế nên, một người viết - nhất là viết Biên khảo Sử học - thì càng phải thành thực với chính mình, có thành thực với chính mình thì tự nhiên sẽ thành thực với độc giả!

Từ 2 điểm (1) (2) kể trên khiến người ta phải đặt câu hỏi không biết những gì ông ta trích dẫn từ những Sử liệu Hán văn, ông ta dịch chính xác hay không - và nhất là ông ta thực sự những tài liệu này trong tay hay không? 

Về việc dịch, tôi lấy 1 thí dụ nữa trong bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.

Ở trang 11, ông Nguyễn Duy Chính viết:

- “Ñuùng ngaøy teát Nguyeân Ñaùn, OÂ Ñaïi Kinh hoäi kieán vôùi Toân Só Nghò taïi bôø soâng Phuù Löông [töùc Nhó Haø] ñeå baøn thaûo tình hình vaø theo leänh vua Caøn Long soaïn thaûo hòch vaên ñeå göûi cho Nguyeãn Hueä. Trong hòch vaên naøy, hoï OÂ ra leänh cho Nguyeãn Hueä phaûi “laäp töùc chy ñeán quaân doanh cuûa y ñeå taâu xin ñaïi hoaøng ñeá thi aân, môû cho moät ñöôøng soáng” 14.

Ở cước chú 14 bên dưới Nguyễn Duy Chính dẫn nguyên tác (chữ Hán và âm Hán Việt) của câu dịch chữ nghiêng in đỏ ở đoạn trên như sau:

- “ 14 (Leänh kyø toác haønh ñaàu chí thaàn xöù quaân doanh. Ñöông vi taáu thænh ñaïi hoaøng ñeá thi aân. Khoan kyø nhaát tuyeán sinh loä].

Câu “tốc hành đầu chí thần xứ”, chữ thần trong câu nghĩa là bề tôi mà ông Nguyễn Duy Chính dịch là y thì quá sai đi!

(3). Tài liệu sử dụng.

Bên cạnh những tài liệu Hán văn và những Bản dịch Việt ngữ các tác phẩm Hán văn ông Nguyễn Duy Chính còn sử dụng khá nhiều những tài liệu Anh ngữ, Pháp ngữ.

Đây chỉ là những tài liệu hạng hai, hạng ba nhưng từ những tài liu hng 2, hng 3 này ông bơm cho phình lên, để rồi diễn giải lan man...... 

Những tài liệu loại này chỉ nói bên lề, nhưng dầu cho là ở bên lề thì cũng phải ở trên lề chứ không thể bước khỏi lề - nói rõ hơn dù là những chi tiết nhưng những chi tiết này phải chính xác chứ chẳng phải là những chi tiết trời ơi như kiểu 2,300 cỗ đại pháo của mấy ông giáo sĩ truyền giáo Tây phương mà ông Nguyễn Duy Chính đã trích dẫn lạicước chú 22 cuối trang 14!

+ Nghiên cứu Lịch sử nước nào tốt nhất là thông thạo ngôn ngữ nước đó.

Ông Nguyễn Duy Chính viết một Bài về Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa thì phải thu thập những tài liệu Hán văn, càng nhiều càng tốt, đây là việc tất yếu.

Thế nhưng, như đã chứng minh ở phần đầu bài phê bình này, khả năng Hán văn của ông chưa đủ để đọc những gì viết bằng Hán văn, nhất là những thư tịch viết Cổ văn, là thể văn rất không dễ đọc!    

Giới kỹ sư Cơ giới cũng như khoa học Tây phương có một công lý có thể áp dụng cho ông Nguyễn Duy Chính, đó là Murphy’s Law: If anything can go wrong, it will.

Với những sai lầm căn bản về Hán văn như đã thấy thì rồi ông Nguyễn Duy Chính sẽ tiếp tục sai lầm, không thể nào tránh khỏi!

Minh-Di.

30 tháng 11 / 2012.

Ngày cuối cùng mùa Xuân Úc châu.

10.40 tối.

Thư Mục.

Trung Hoa.

[1]. Tống Sử.

Nguyên. Đoạt Đoạt.

[2]. Thanh Sử Cảo.

Thanh. Triệu Nhĩ Tốn chủ biên.

2 Bộ Chính Sử ghi trên:

Nhị Thập Ngũ Sử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1991 / 8.

[3]. Thanh Triều Văn Hiến Thông Khảo.

Thanh. Càn Long Quan tu.

Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sơ.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1981 / Sơ.

[4]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ bát Sách. Thanh thời kỳ.

Đàm Kỳ Tương chủ biên.

Trung Quốc Địa Đồ Xuất Bản Xã (TQ)      1996 / 3.

[5]. Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Danh Đại Từ Điển.

Cung Diên Minh.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2006 / Sơ.

[6]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.

An Tác Chương chủ biên.

Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1990 / Sơ.

[7]. Trung Quốc Quân Sự Sử. Đệ Tam Quyển. Binh Chế.

Trung Quốc Quân Sự Sử Biên Tả Tổ.

Giải Phóng Quân Xuất Bản Xã      1987 / Sơ.

[8]. Trung Quốc Quân Sự Sử. Đệ Nhất Quyển. Binh Khí.

Trung Quốc Quân Sự Sử Biên Tả Tổ.

Giải Phóng Quân Xuất Bản Xã      1994 / Sơ.

[9]. Đông Tây Dương Khảo.

Minh. Trương Tiệp.

Tạ Phương điểm hiệu.

[10]. Lễ Ký Tập Giải.

Thanh. Tôn Hi Đán tập giải.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1989 / Sơ.

[11]. Kinh Giải Nhập Môn.

Thanh. Giang Phiên.

Phương Quốc Du hiệu điểm.

Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1990 / Sơ.

[12]. Kinh Truyện Thích Từ.

Thanh. Vương Dẫn Chi.

Dân Quốc. Hoàng Khản. Dương Thụ Đạt phê ngữ.

Nhạc Lộc Thư Xã (TQ)      1984 / Sơ.

[13]. Khang Hi Tự Điển.

Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.

Lăng Thiệu Văn đẳng toản tu.

Cao Thụ Phiên trùng tu.

Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sơ.

[14]. Từ Hải (Hợp đính Bản).

Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.

[15]. Từ Hải. (Ngũ Quyển Bản. Thái đồ Súc ấn Bản - 1999 Bản).

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2007 / 6.

[16]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987 Bản).

Chủ biên: Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sơ. 

[17]. Cổ Đại Hán Ngữ Tự Điển.

Vương Lực (1900 - 1986) chủ biên.

Đường Tác Phiên.Quách Tích Lương.Tào Tiên Trạc.

Hà Cửu Doanh.Tưởng Thiệu Ngu.Trương Song Đê.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2003 / 4.

[18]. Từ Vị.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.

Lục Sư Thành chủ biên.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.

Việt Nam.

[1]. Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San.

[Đệ Nhất Tập. Truyền Kỳ loại].

Chủ biên: Trần Khánh Hạo & Vương Tam Khánh.

Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện (Pháp) xuất bản.

Học Sinh Thư Cục (ĐL) ấn hành      Dân Quốc 76 niên (1987) / Sơ bản.

[2]. Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San.

[Đệ Nhị Tập. Thần Thoại Truyền Thuyết loại].

Chủ biên: Trần Khánh Hạo. Trịnh A Tài. Trần Nghĩa.

Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện (Pháp) xuất bản.

Học Sinh Thư Cục (ĐL) ấn hành      Dân Quốc 81 niên (1992) / Sơ bản.

Minh-Di @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site