lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Mây Cao-Nguyên

Trúc-Lâm Yên-Tử (18-04-2013) (1) Thảm-trạng ngày 30-04-1975, xảy ra là điều tất yếu, khi cố Trung-tướng Nguyễn-Văn-Minh (thuộc vây cánh của cố Tổng-thống Thiệu), đã hãm hại cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu (nguyên tư lịnh Sư-đoàn 5 Bộ-Binh) trong cuộc hành quân ngoại biên năm 1970; đồng thời chính cố TT Nguyễn-Văn-Minh, nguyên tư lịnh Quân-Đoàn III đã cứu sống hai sư-đoàn 5 và 7 của Việt-cộng. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, hai sư đoàn này đã quay trở lại và là lực lượng chủ yếu tấn công An-Lộc, Bình-Long. 

Nếu Cố TT Nguyễn-Văn-Minh không hãm hại cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, thì trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã không xảy ra; ngay cả ngày 30-4 dứt khoát phải xảy ra ở Hà-Nội chứ không phải ở Sài-Gòn. 

Mời đọc : Nghệ thuật quân sự Việt Nam: Hành Quân Snoul

Khi Quân-Đoàn II tan rã, tuyến đầu của Việt-Nam Cộng-Hòa là thành phố Phan-Rang. Ngày 06-04-1975, bộ tư lịnh tiền phương Quân-Đoàn III được thành lập tại Phan-Rang. Vị Tướng dự trù sẽ đảm trách nhiệm vụ nặng nề đó, không ai khác hơn là Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu nguyên Tư-lịnh phó Quân-Đoàn III Quân Khu III. Tư-lịnh phó Quân-Đoàn ra đãm trách tư-lịnh mặt-trận tiền-phương là điều rất hợp lý. Tuy nhiên, điều hợp lý này đã trở thành nghịch lý, khi Tổng thống Thiệu lại thay thế Tướng Hiếu bằng Tướng Nguyễn-Vĩnh-Nghi. Sự thay thế này đã đưa đến sụp đỗ của phòng tuyến Phan-Rang vào ngày 16-04-1975. 

Mời đọc : Con Cờ Tướng Hiếu Trong Thế Cờ Tổng Thống Nhà Nam

Ngày 08-4-1975, một sự kiện quan trọng khác đã diễn ra, đó là Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, nguyên Tư-lịnh Phó Quân-Đoàn III Quân khu III đã bị ám sát tại Văn-Phòng Tư-lịnh phó.

Mời đọc: Bản Tường Trình Kết Thúc Về Cái Chết Tướng Hiếu.

Chính vì ngưỡng-mộ một bậc thiên-tài của xứ sở và quân-đội, tháng 03-2010, Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu đã tôn xưng cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu là bậc thứ tư trong Tứ-Đại Thiên-Tài Quân-Sự Việt-Nam

Chính thể Việt-Nam Cộng-Hòa và Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa bị sụp đỗ, phải tan hàng là do nội thù nằm trong thành phần lãnh đạo đất nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu. Yếu tố Hoa-Kỳ chỉ là thứ yếu; cũng như những rối loại chính trị ở địa phương vào thời đó. 

Mời đọc : Tư-Tưởng quân-sự Việt-Nam: Trận Đánh Snoul Và Những Hậu Quả.

***

Mây Cao-Nguyên | Thảm-Trạng Việt-Nam

Nhà thơ Nguyễn chí Thiện có những câu thơ như những lời tiên tri: “Vì ấu trĩ, thờ ơ ngu tối. Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương. Cả nước đã qui về một mối, Một mối hận thù, một mối đau thương. Hạnh phúc niềm mơ, nhân phẩm, luân thường..Đảng tới là tan nát cả. Lịch sử sang trang, phủ phàng tai họa, Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà….”.

Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, dưới áp lực của Mỹ, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu từ chức trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần văn Hương, cộng sản Bắc Việt đòi hỏi chỉ nói chuyện với Tướng Dương Văn Minh, và Mỹ, qua Đại Sứ Graham Martin, vận động để Tổng Thống Trần văn Hương trao quyền cho Dương văn Minh. Quốc Hội quyết định để Dương văn Minh nhận quyền Tổng Thống.

cố tổng thống trần văn hương

Cố Tổng-thống Trần-Văn-Hương, vị Tổng thống cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa 

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Đại Sứ Graham Martin đích thân đến gặp Tổng Thống Trần văn Hương và mời Tổng Thống Hương rời khỏi nước với phương tiện di chuyển do Hoa Kỳ lo. Tổng Thống Hương đã nói với Đại Sứ Martin: “Tôi rất cám ơn ông Đại Sứ đã đến mời tôi lên đường ly hương. Nhưng thưa ông Đại Sứ, tôi đã suy nghĩ và quyết định ở lại. Tôi biết cộng sản sẽ đổ xuống đầu dân chúng miền Nam những khổ đau và nhục nhã. Đã từng là nhà lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến gặp tôi”.

Ngày 30 tháng 4, lúc 10 giờ 20 sáng, Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng và lệnh cho quân đội bỏ súng: “Tôi tin tưởng mãnh liệt vào sự giảng hòa giữa người Việt. Để tránh đổ máu vô ích, tôi yêu cầu toàn thể quân sĩ ngưng những hành động thù nghịch và ở nguyên tại những vị trí hiện tại. Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp xúc với Bộ Tư Lệnh Quân Đội Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời thực hiện một cuộc ngưng bắn và yêu cầu chính phủ Cách Mạng Lâm Thời ngưng những hành động thù nghịch bên phía họ. Chúng tôi đang đợi ở đây để thảo luận về việc chuyển giao quyền hành”.

Đến chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc 2 giờ 30, Dương văn Minh bị Mặt Trận Giải Phóng bắt buộc đọc thêm một lời tuyên bố đầu hàng thứ hai: “Tôi, tướng Dương văn Minh, Tổng Thống của chính phủ Sài gòn yêu cầu quân sĩ Quân Lực VNCH bỏ súng đầu hàng vô-điều-kiện các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia. Ngoài ra, tôi tuyên bố chính phủ Sài Gòn hoàn toàn giải tán ở mọi cấp”.

Một số các tướng lãnh Tư Lệnh các Quân Đoàn, Sư Đoàn, các Đại Tá, Trung Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tiểu Khu, các Trung Tá, Thiếu Tá giữ những chức vụ quan trọng, các sĩ quan cấp Úy, Hạ-Sĩ-Quan và binh sĩ nhất định không đầu hàng, đã anh dũng tuẩn tiết vì chính nghĩa quốc gia và vì danh dự của quân đội. Hai chiến sĩ Nhảy Dù trên đường phố thủ đô Sài gòn khi nghe lệnh đầu hàng của Dương văn Minh đã dí súng vào tim nhau, nảy cò vì họ là người Công Giáo không thể tự tử. Các Tướng tuẫn tiết mà lịch sử ngày nay thường nhắc đến là: Nguyễn khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỹ và Trần văn Hai….

cuộc triệt thoái cao nguyên

Cuộc triệt-thoái của Quân-Đoàn II, QLVNCH trên Tỉnh lộ tử thần 4 b 

I.-Năm mươi lăm ngày oan nghiệt: Khi bạn đọc những dòng chữ này, ngày 30 tháng 4 sắp cận kề, đánh dấu một vết đen ô nhục của dân tộc Việt Nam. Tôi muốn gợi lại cho bạn những cảnh hãi hùng của “năm mươi lăm ngày oan nghiệt” bắt đầu từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 3 năm 1975: Lực lượng cộng quân tấn công Buôn-mê-Thuột. 11 tháng 3: Quân lực VNCH phản công. 12 tháng 3: Quân Bắc Việt chiến thắng tại Buôn-Mê-Thuột; nhưng cuộc phản công của quân lực VNCH bị thất bại. 13 đến 14 tháng 3: Từ khi mất Buôn-mê-Thuột, làn sóng người lẫn binh lính từ những vùng này vào khoảng nửa triệu người dùng tĩnh lộ số 7 để chạy xuống vùng Duyên Hải. Việt Cộng đã pháo theo- Và số nửa triệu người này đã xô đẩy nhau để tìm sự sống. Ông già, bà lão, trẻ nít…bị quân xa nghiền nát nằm chết đầy nghẹt hai bên đường. Pháo binh gầm thét, súng cá nhân nổ vang trời, tiếng la hét của người bị thương, tiếng kêu gào của người mẹ lạc con….tạo thành một âm thanh hỗn loạn của địa ngục dương thế, cực kỳ man rợ. Những người sống sót đói lã và chết gục không làm sao kể xiết. Ngày 15 tháng 3: Tổng Thống Thiệu ra lệnh bỏ các vùng cao nguyên Trung phần.

Tin Buôn-mê-Thuột bị mất và cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên đã làm cho tình hình quân sự càng ngày càng thêm tồi tệ. Tướng Việt cộng Võ nguyên Giáp ra lệnh thêm hai lực lượng Cộng quân di chuyển từ Bắc và Trung Tây Việt Nam. 17 tháng 3: Lực lượng Cộng quân “giải phóng” thành phố Pleiku. 18 tháng 3: Cộng quân tấn công đoàn người di tản trên tĩnh lộ 7 (từ Pleiku xuống Tuy Hòa). Vào lúc đó, Tổng Thống Thiệu ra lệnh Sư Đoàn Dù từ Vùng I phải rút về bảo vệ thủ đô đã gây xúc động tâm ly’ cho toàn thể quân-cán-chính vùng I không ít. Ngày 19 tháng 3: Cộng quân có xe tăng yểm trợ tràn ngập Quảng Trị. Huế bị pháo kích. Hà Nội ra lệnh cho tướng Văn-tiến-Dũng chuyển quân tiến chiếm hai thành phố lớn Huế và Đà Nẵng. Từ 20 tháng 3 đến 22 tháng 3: Tổng Thống Thiệu trong một bài diễn văn đọc toàn quốc, nói rằng quân lực VNCH đang chiến thắng và thề sẽ bảo vệ miền Nam Việt Nam. Huế tràn ngập người tỵ nạn. Đô trưởng Sài gòn ra lệnh phòng vệ dân sự. Tỉnh trưởng Huế khuyên dân sự nên rời Huế. Hai trăm năm chục ngàn người trốn khỏi Huế. Bộ Chỉ Huy tại Sài gòn từ chối không bỏ thành phố Huế. Các kế hoạch gia Hoa Kỳ chuẩn bị cung cấp vũ khí mới và tốt hơn cho quân đội VNCH. Tại Hà Nội, Lê Duẩn nói bóng gió Sài gòn sẽ sụp đổ. Ngày Chúa Nhật 23 tháng 3, đạn pháo kích của Việt cộng bắn xối xả vào thành phố Huế. Hôm sau, các ngã đường bị tắt nghẽn hoàn toàn. Cộng quân cô lập Huế, bắn vào đoàn người di tản trên đường chạy về đèo Hải Vân. Với ba gọng kềm tiến quân, Tướng Dũng đã bao vây Sư Đoàn I Bộ Binh và chận đứng Quốc Lộ I, đường rút quân từ Huế vào ĐàNẵng, khoảng cách 100 cây số. Cũng vào ngày này, phòng tuyến Mỹ Chánh chưa đánh mà đã tan rã, vì các đơn vị thiện chiến đã rút về Sài gòn, chỉ còn lại là lính Địa-phương-Quân, vì sự an nguy của gia đình, vợ con…nên đã bỏ chạy tán loạn. Tại Sài gòn, Tổng Thống Thiệu chấp nhận nội các từ chức và sau đó đặt tên là “Nội Các Chiến Tranh”. Vào ngày 25 tháng 3, lúc 10 giờ 30, cờ Mặt Trận đã được kéo lên tại cửa Ngọ Môn Huế, thành phố cổ kính này.

Tướng Việt Cộng Văn-tiến-Dũng gửi 35 ngàn quân vào đánh Đà Nẵng, ở đây, chúng phải đương đầu với hơn một trăm ngàn quân VNCH. Các Sư Đoàn 324B, 325C, 304 và 711 nhanh chóng tràn ngập các quận Đức Dục, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam và bao vây Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng đang nằm trong tầm pháo kích của Cộng quân. Dân số của thành phố đã gia tăng xấp đôi so với lượng sóng người tỵ nạn vào khoảng 3 triệu người. Hàng trăm ngàn người đã trốn thoát bằng thuyền để vào Nam. Vào ngày 26 tháng 3, quân đội chính quy Bắc Việt tiến vào. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bắt đầu ra lệnh một cuộc không vận một trăm ngàn quân-cán-chính chủ yếu. Cộng quân pháo kích vào Bộ-Tư-Lệnh làm gián đoạn điện đàm với Trung Ương. Hỗn loạn xảy ra, mạnh ai nấy lo di tản, thoát thân, bất chấp kỷ luật. Quân nhân và dân sự đã xô xát, chém giết, cướp bóc, hãm hiếp trên khắp các đường phố.

ảnh trần khiêm, thủy quân lục chiến việt nam cộng hòa di tản trên bải biển Mỹ Khê, tiên sa

Trên bãi biển Tiên-Sa, Mỹ-Khê. Ảnh Trần-Khiêm 

Trên bãi biển Mỹ Khê, Tiên Sa, tất cả những ghe thuyền còn xử dụng được đều được điều động ra điểm hẹn trước ngoài biển để lên Hạm Đội Pioneer Contender đang được đậu ngoài khơi. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cũng thoát đi trên chiến hạm đó. Cảnh hãi hùng chém giết nhau để được leo lên tàu lớn không bút mực nào kể xiết. Nhiều ghe chở quá nặng, bị lật úp, hàng mấy trăm ngàn người bị chết chìm. Xác trôi ngập dạt vào bờ. Trong khi đó tại phi trường ĐàNẵng, đủ các sắc lính từ Hắc Báo, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, lính Bộ Binh…v.v.. và dân chúng đã phá vòng đai phi trường để chờ Không Vận về Sài gòn. Chiếc phản lực cơ 727 của hãng Hàng Không World Airways vừa đáp xuống phi trường ĐàNẵng, nơi đây đã có trên một trăm ngàn người đang chờ đợi. Viên phi công hoảng hồn, vẫn để trớn cho máy bay chạy tránh đám đông. Một người lính Hắc Báo cầm M-16 chạy đến chỉa súng về hướng phòng lái bắt viên phi công dừng lại.

Rừng người chạy như ong vở tổ để dành chỗ trên phi cơ. Xe Honda, xe gắn máy đủ loại, xe Jeep, Pick Up…chạy cán bừa trên dân chúng. Đám lính Vùng I bắn lẫn nhau. Viên phi công cho máy bay di chuyển để tránh tràn ngập. Những người bám vào cánh, vào chân máy bay, rớt ngỗn ngang. Đàn bà con nít máu me đầm đìa. Có người chết cháy nám vì ống thoát hơi của chiếc phản lực cơ phun ra. Một số quân nhân không bám theo được, xả súng bắn theo phi cơ, một quả lựu đạn tung ra gây một lỗ hổng lớn ở cánh phi cơ. Vừa lúc phi cơ cất cánh, Cộng quân pháo tới tấp vào phi trường gây cảnh chết chóc khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Viên phi công được báo cho biết có một số người bám dưới chân phi cơ, đứng xếp càng. Người ta thấy có một người bám không kỹ rớt từ phi cơ xuống biển. Có vào khoảng 268 người riêng trong chiếc Boeing 727. Chỉ có hai người là đàn bà và một đứa bé nhỏ. Số còn lại là lính thuộc Vùng I. Họ không chuyện trò với ai cả. Đầu cúi xuống sàn phi cơ. Người tiếp viên đi thâu tất cả súng ống, lựu đạn, và các loại chất nổ khác. Chiếc phi cơ quần thảo trên bầu trời Phan Rang và xin liên lạc với Đài-Kiểm-Soát để được đáp khẩn cấp. Nhưng nhân viên ở đó trả lời không có đồ trang bị chửa lửa. Và viên phi công chuyển hướng về Tân-Sơn-Nhứt. Sau khi đáp an toàn, cả phi-hành-đoàn làm dấu Thánh giá để cảm tạ Thượng Đế đã ban phép lạ cho chuyến bay có một không hai trong lịch sử loài người. Tất cả quân nhân trên chiếc máy bay định mệnh đó đã bị bắt giữ. Số người chui vào phòng chứa hành ly’ trên phi cơ, lạnh nhưng vẫn còn sống. Bốn người bám trên càng phi cơ vẫn còn sống, chỉ có một người chết.

Vào ngày 30 tháng 3, chỉ trong vòng 32 tiếng đồng hồ sau khi bị bao vây, ĐàNẵng bỏ ngõ. Hai chiếc vận tải chở đầy bọn du kích địa phương, hơn một nửa là đàn bà để chiếm giữ thành phố, chúng tiến vào từ hướng Nam. Chúng lại vào những con đường chính để tiến đến trung tâm thành phố. Từng nhóm hai đến ba người, chận các ngã đường. Chúng ra lệnh đám lính rã ngũ buông súng đầu hàng. Hai tên nữ du kích tay cầm M-16 leo lên chiếc xe Lam đậu bên lề đường, dùng máy phóng thanh nói oang oang tuyên bố ĐàNẵng đã được giải phóng “yêu cầu đồng bào đừng sợ hãi. Bộ đội và các cấp đại diện chính quyền Cách Mạng sẽ có mặt tại đây. Yêu cầu đồng bào treo cờ Cách Mạng để nghênh đón đoàn quân Cách Mạng khi họ đến” . Trong vòng nửa tiếng sau đó, cờ Phật Giáo và cờ nền đỏ xanh và ngôi sao vàng (cờ Mặt Trận) tung bay trên khắp các ngã đường thành phố, ĐàNẵng hoàn toàn rơi vào tay quân Bắc Việt. Tại Sài gòn, Tổng Thống Thiệu nói: “Dân chúng chạy bởi vì họ biết điều gì sẽ xảy đến cho họ khi cộng sản đến”. Nhưng Phó Tổng Thống Nguyễn-cao-Kỳ nói: “Dân chúng phản ứng theo binh lính” và trách cứ ông Thiệu: “Sự tan rã cuối cùng đó là trách nhiệm của chính chúng tôi- hay nói đúng hơn, đó là trách nhiệm của ông Thiệu. Tại Buôn-Mê-Thuột, khi mới bắt đầu, sĩ quan chỉ huy đã bỏ chạy; mọi nơi khác những Sĩ Quan Chỉ Huy đã bỏ chạy, và tất cả những vị sĩ quan đó do ông Thiệu bổ nhiệm”. Nhưng Tổng Thống Thiệu nói rằng, “truyền thống của quân đội đã bị vữa nát. Bởi vì, mọi người hiểu rằng, viện trợ quân sự đã bị cắt bỏ. Có nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ đã phản bội chúng tôi”.

Tổng Thống Thiệu đã nói công khai rằng quân đội của ông có thể chiến đấu hăng hái và miền Nam sẽ được cứu vãn với sự viện trợ của Hoa Kỳ. Vào khoảng đầu tháng 4, một nửa miền Nam bị quân đội Bắc Việt chiếm cứ, một trăm năm chục ngàn quân đội VNCH được tập trung tại những địa điểm chiến đấu. Ngoài ra, quân Bắc Việt đã chiếm giữ một số dụng cụ quân sự của Hoa Kỳ trị giá ước lượng hàng tỉ đô-la chưa đụng tới. Tổng Thống Gerald Ford ra lệnh cho Chỉ-huy-Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thay thế khẩn cấp các nhu cầu cho quân lực VNCH và đề nghị một ngân sách bổ khuyết bảy trăm triệu đô-la các dụng cụ tiếp liệu được không vận khẩn cấp. Nhưng không được Quốc Hội chấp thuận. Đại Sứ Martin tuyên bố: “Nếu quân đội còn ý chí chiến đấu, thì không cần phải cho thêm súng đạn hay tiếp liệu”. Đại Sứ Bùi Diễm tuyên bố là đã không có hy vọng trông đợi vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ vì quân đội VNCH đang trên đà sụp đổ. Hoa Kỳ khuyến khích Nội Các của Tổng Thống Thiệu với sự đồng tình của các tướng lãnh miền Nam nên hòa đàm với cộng sản để tiến đến một chính phủ Liên Hiệp dựa trên căn bản Hiệp Định Paris để tiến đến một giải pháp chính trị.

Vào ngày 31 tháng 3, Hà Nội tuyên bố, họ sẵn sàng thảo luận với chính phủ Sài gòn. Nhưng không phải với TT Thiệu. Các Bộ Trưởng của TT Thiệu bắt đầu làm áp lực để ông từ chức. Nhưng ông đã từ chối. TT Thiệu đã nói: “Tôi rất bình thản vào lúc đó, chúng tôi đã bị tràn ngập, nhưng không phải tất cả. Một nửa xứ sở đã bị tràn ngập, nhưng không phải tất cả. Chúng tôi vẫn còn đủ sức mạnh”.

Vào ngày 1 tháng 4, quân đội VNCH lại bỏ ngõ thành phố lớn hàng thứ ba của miền Nam là Qui Nhơn. Bộ Chính Trị Bắc Việt lại đưa ra quyết định mới, phải tiến đến một cuộc đại thắng vào năm 1975. Theo như dự trù phải mất hai năm, bây giờ chúng đang nắm phần thắng bất ngờ. Tin tức tình báo cho biết, quân đội Bắc Việt sẽ có mặt tại Sài gòn vào ngày sinh nhựt Hồ-chí-Minh (19 tháng 5).

Và để mừng sinh nhựt của họ Hồ, chúng phải chiếm Sài gòn cho bằng được vào ngày 1 tháng 5. Và cũng để tránh mùa mưa bắt đầu từ tháng 4. Trong thượng tuần tháng 4, những tỉnh dọc theo miền Duyên Hải như: Qui Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và rồi các phi trường và hải cảng do Hoa Kỳ thiết lập có tính cách chiến lược lâu dài cũng đều lọt vào tay cộng sản. Người Mỹ di tản khỏi Nha Trang; thành phố xinh đẹp dọc miền Duyên Hải nay lại rơi vào tay bọn du kích địa phương. Người Mỹ tại Sài gòn bắt đầu chuyển những đồ giá trị ra khỏi Việt Nam. Người Mỹ bỏ lại những nhân viên đã từng làm việc cho họ tại NhaTrang.

Tổng Thống Lon Nol rời khỏi Cao Miên.Trên đường tiến quân, quân đội Bắc Việt đã xử dụng những vũ khí lấy được và đi đến đâu đều có những kho vũ khí, đạn dược, tiếp liệu….tại mỗi địa phương cung cấp. Những đơn vị bộ đội có nhiệm vụ bao vây và tấn công Sài gòn chỉ mang theo những thứ cần thiết.

Ngày 2 tháng 4, Thủ Tướng Trần-thiện-Khiêm từ chức, ông kêu gọi binh sĩ hãy tiếp tục chiến đấu. Chiếc máy bay chở trẻ mồ côi của hãng Hàng Không World Airways tuyên bố không được an toàn. Dân tỵ nạn đầu tiên đã đến Sài gòn; chính phủ ra lệnh cản không cho họ vào thành phố.

Ngày 3 tháng 4, thành phố du lịch Đà Lạt bỏ ngõ trước khi cộng quân tấn công. Tại Sàigòn, đức Tổng-giám-Mục Nguyễn văn Bình kêu gọi TT Thiệu từ chức.  

Ngày 4 tháng 4 chiếc phi cơ chở trên ba trăm trẻ mồ côi bị lâm nạn. TT Thiệu thành lập tân Nội Các, Nguyễn bá Cẩn nắm chức Thủ Tướng. Ngày 5 tháng 4 trẻ mồ côi và các viên chức Hoa Kỳ được không vận rời khỏi Việt Nam, bắt đầu một cuộc triệt thoái để chấm dứt sự tham dự của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

Ngày 6 tháng 4, Trung Tướng Ngô quang Trưởng đang tuyệt thực tại Tổng-y-Viện Cộng Hòa.

Ngày 7 tháng 4: Các thành phần Trung Lập (thành phần thứ ba) kêu gọi TT Thiệu từ chức; Cộng quân pháo vào các vùng ngoại ô chung quanh Sài gòn.

thiếu tướng nguyễn văn hiếu

Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, nguyên Tư-lịnh phó Quân-Đoàn III Quân Khu bị ám sat ngay tại Văn-phòng Tư-lịnh phó ở thành phố Biên-Hòa Việt-Nam (1). 

Ngày 8 tháng 4: Trung Úy phản quốc Nguyễn thành Trung, phi công f-5, dội bom dinh Độc Lập của TT Thiệu và trốn về phía Việt cộng. Đoàn người nối đuôi nhau trước tòa Đại Sứ Mỹ để được di tản.

Ngày 9 tháng 4, Cộng quân tiến đến Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, nằm trên Quốc Lộ I, cách Sài gòn 60 dặm về phía Đông. Rạng ngày 9 tháng 4, Cộng quân mưa pháo vào thành phố Xuân Lộc, trên một trăm ngàn dân ùn ùn di tản về Sài gòn.

Ngày 10 tháng 4, để bảo vệ Sài gòn, quân đội VNCH không còn quá 6 Sư Đoàn, quân đội Bắc Việt có 18 Sư Đoàn đang chiếm thế thượng phong. Quân đội VNCH thiết lập vòng đai phòng thủ chạy dài từ Cao Nguyên đến vùng Duyên Hải Trung Phần xuyên qua thị trấn Xuân Lộc. Nếu cộng quân lấy được chốt Xuân Lộc, chúng có thể chuyển quân về Sài gòn một cách dễ dàng. Cuộc chiến xảy ra một cách ác liệt tại Xuân Lộc chỉ một vài ngày đầu. Bộ đội Bắc Việt mở một cuộc tấn công đầu tiên vào ngày 9 tháng 4 và năm ngàn binh sĩ thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh trấn giữ thị trấn đã đẩy lui được bốn vạn quân của tướng Văn tiến Dũng, dưới sự chỉ huy gan dạ của chuẩn tướng Lê-minh-Đảo, đặt bản doanh trong vườn cao su gần đó. Cuộc chiến tại Xuân Lộc là một chiến tích oai hùng của Quân Đội VNCH, Tướng Đảo dùng cây chỉ vào sơ đồ và cười lớn thề rằng: “Tôi thề giữ vững Xuân Lộc. Tôi không cần biết cộng quân có bao nhiêu Sư Đoàn tấn công chúng tôi. Chúng tôi sẽ đánh gục chúng”.

Tướng VC Văn-tiến-Dũng cũng phải thú nhận: “Các Sư đoàn của chúng tôi đã mở nhiều cuộc tấn công để tiêu diệt từng mục tiêu của địch, nhưng vẫn bị đẩy lui. Các đơn vị pháo của chúng tôi đã xử dụng tối đa hỏa lực, nhưng Xuân Lộc vẫn đứng vững”.

Cũng vào ngày 10 tháng 4, tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, người kế vị tổng thống Nixon, lại một lần nữa kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn chi khẩn cấp ngân sách một tỷ Mỹ kim để cứu vãn Nam Việt Nam. Ông đã tường trình với Quốc Hội Mỹ, Hoa Kỳ hãy mua thời gian để sắp xếp cho một cuộc dàn xếp chính trị giữa Sài gòn và Hà Nội. Và hẳn nhiên, đến giờ phút này TT Ford và tiến sĩ Kissinger vẫn còn tin điều này có thể được. Xuân Lộc vẫn còn đứng vững cho đến ngày 19 tháng 4.

Thay vì viện trợ, Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn chi hai trăm triệu Mỹ kim cho Tòa Lãnh Sự Mỹ tại Sài gòn để thực hiện chương trình di tản người Mỹ trong vòng hai tuần lễ. Cùng ngày, Căn Cứ Không Quân Biên Hòa gần Sài gòn bỏ ngõ, sau bốn ngày chịu đựng những cơn mưa pháo của Cộng quân.
Tình hình chính trị tại Sài gòn gần như bấn loạn. Ai nấy cũng tin tưởng sẽ có một cuộc dàn xếp chính trị.

Ngày 11 tháng 4 Lính nhảy dù được trực thăng vận đến chiến trường Xuân Lộc. Con đường dẫn đến Đồng bằng Cửu Long bị gián đoạn vì những cuộc tấn công của cộng quân; lực lượng ủng hộ TT Thiệu lấy làm lạc quan về sự ủng hộ của TT Hoa Kỳ Gerald Ford.

12 tháng 4: lực lượng nhảy dù bị lọt vào ổ phục kích của Việt cộng; các lực lượng phòng thủ tại Xuân Lộc đẩy lui được cuộc tấn công lần thứ ba của cộng quân vào tỉnh lỵ.

Ngày 13 tháng 4: Cộng quân làm nổ tung kho đạn dược và súng ống dành để tái trang bị cho quân đội VNCH. Quân đội VNCH chiến thắng, các ký giả bay vào Xuân Lộc.

14 tháng 4: Cộng quân tái tấn công Xuân Lộc, và bị đánh bật trở lại một lần nữa. Tân Nội Các của TT Thiệu tuyên thệ nhậm chức. TT Thiệu thề sẽ không đầu hàng.

Ngày 15 tháng 4: Sài gòn rúng động vì Cộng quân phá nổ kho đạn dược tại Biên Hòa. Đài phát thanh Hà Nội bảo đảm với Hoa Kỳ về sự an toàn để di tản kiều dân của họ. Trọng pháo của Cộng quân pháo vào phi trường Biên Hòa.

16 tháng 4: Quốc Hội Hoa Kỳ làm áp lực buộc TT Ford phải gia tăng việc di tản. Phan Rang thất thủ. Tướng Nguyễn vĩnh Nghi bị bắt.

Ngày 17 tháng 4: Cuộc di tản của Hoa Kỳ gia tăng. Cảm tử quân của Việt cộng tấn công Trung Tâm Truyền Tin tại vùng ven biên Sài gòn. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bắt đầu đốt các giấy tờ, văn kiện bí mật. Cộng quân chiến thắng tại Cao Miên.

18 tháng 4: đại sứ Hoa Kỳ Martin khuyến khích TT Thiệu nên tiếp tục nắm quyền, trong lúc đó đại sứ Pháp khuyên nên từ chức. Lực lượng tiền phong Bắc Việt đánh thăm dò về phía Bắc của Sài gòn. Bộ Chỉ Huy Quân Sự tại Sài gòn ra lệnh quân đội tại vùng đồng bằng sông Cửu Long mở ngõ để cho cộng quân tấn công.

Ngày 19 tháng 4: Lực lượng chính yếu của Bắc Việt chỉ cách Sài gòn một trăm dặm trong khi đó thành phố Phan Thiết thất thủ. Việt Cộng kêu gọi TT Thiệu ra đi và tiến đến hòa đàm. Công giáo và các Dân Biểu cũng kêu gọi TT Thiệu ra đi. Bắc Việt ra lệnh tấn công Sài gòn, nếu thấy cần thiết. Căn cứ Không Quân Biên Hòa đóng cửa.

Ngày 20 tháng 4: Việt cộng pháo kích vào phi trường Biên Hòa. Lực lượng chính quy Bắc Việt tấn công Hàm Tân, cách Sài gòn 75 dặm về hướng Đông Bắc.

Ngày 21 tháng 4: TT Thiệu từ chức sau khi đọc một bài diễn văn chống Mỹ một cách cay đắng. Hàm Tân thất thủ. Xuân Lộc cũng thất thủ. Chiến tuyến của quân đội VNCH chỉ cách thành phố Sài gòn 26 dặm. Phó Tổng Thống Trần văn Hương tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống. Việt cộng và các thành phần trung lập tấn công ông ta là người của “Nội Các Nguyễn văn Thiệu”.

Ngày 22 tháng 4: Cuộc di tản của Hoa Kỳ bị chậm lại vì thiếu phi cơ. TT Trần văn Hương đón nhận những lời khuyên tương phản về phía Hoa Kỳ và Pháp để ở lại hoặc từ chức. Ông tuyên bố sẽ thành lập tân chính phủ. Đài phát thanh Hà Nội nói rằng sẽ không hòa đàm với Nội Các của tổng thống Hương.

Ngày 23 tháng 4: Hai mươi sáu chuyến bay di tản đã rời Sài gòn. Chính phủ Trần văn Hương tuyên hứa áp dụng đúng các điều khoản trong Hiệp Ước Ba Lê, kể cả chia quyền với Việt cộng.

Ngày 24 tháng 4: TT Hương hứa chắc Nội Các của ông sẽ tìm kiếm những cuộc hòa đàm với Việt cộng. Hai mươi tám chuyến bay chở người di tản rời Việt Nam. Tòa Đại Sứ Anh đóng cửa. Hoa Kỳ bỏ tòa Lãnh Sự tại Biên Hòa, trong lúc lá cờ Mỹ vẫn còn bay phất phới trên nóc.

Ngày 25 tháng 4: Các chính trị gia tại Sài gòn đồng y’ chọn đại tướng Dương Văn Minh để thay thế TT Hương, yêu cầu Thượng Viện hợp pháp hóa. Tuy rằng có sự hậu thuẫn của đại sứ Mỹ Martin, TT Hương vẫn thất bại. Tướng Nguyễn cao Kỳ gọi những kẻ trốn ra đi là những bọn hèn nhát (sic) và ông kêu gọi tiếp tục chiến đấu.

Ngày 26 tháng 4: TT Hương đồng y’ giao quyền lại cho Đại tướng Dương văn Minh. Gần như hỗn loạn tại phi trường Tân-sơn-Nhứt. Sàigòn căng thẳng và vật giá gia tăng. Hoa Kỳ chở Tổng Thống Thiệu bay qua Đài Loan để sống kiếp lưu vong. Quốc Hội chấp thuận tướng Minh lên nắm quyền Tổng Thống.

Ngày 27 tháng 4: Lần đầu tiên trong vòng ba năm rưỡi, cộng quân pháo ba trái hỏa tiễn vào Sài gòn. TT Minh gặp đại sứ Martin ra lệnh cho quân đội Mỹ phải rút ra khỏi Việt Nam trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Cuộc tấn công của cộng quân bắt đầu chậm lại. Quốc Hội Việt Nam trong một phiên họp chính thức, đã bầu 130-0 để trao quyền cho Tướng Minh.

Ngày 28 tháng 4: Vào lúc nửa đêm, bốn trái hỏa tiễn khác của cộng quân bắn vào Sài gòn. Việt cộng tấn công Tân Cảng nằm về phía Bắc Sài gòn. Tướng Dương văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống. Việt cộng dội bom phi trường Tân Sơn Nhứt, dấu hiệu tấn công lần cuối vào Sài gòn; hai lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tử thương.

Ngày 29 tháng 4: Sau khi thân hành quan sát phi trường Tân-sơn-Nhứt, đại sứ Martin ra lệnh cuộc di tản cuối cùng của người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Các phi cơ trực thăng chở cả Mỹ lẫn người Việt Nam ra các chiến hạm đậu ngoài khơi để ra đi; cuộc di tản chấm dứt vào lúc nửa đêm.

Ngày 30 tháng 4: Ngay sau nửa đêm. Đại Sứ Martin lên chiếc trực thăng cuối cùng, bỏ sáu trăm người ở lại trên sân Tòa Đại Sứ Mỹ. Lực lượng Cộng quân tiến vào Sàigòn. TT Dương-văn-Minh đầu hàng, cờ Việt cộng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.

Ngày 1 tháng 5: Lực lượng cộng quân làm chủ tình hình tại Sài gòn.

Ngày 2 tháng 5: Thủ đô Sài gòn lần đầu tiên nằm trong tay Việt cộng.

Ngày 3 tháng 5: Cờ Việt cộng tung bay trên khắp thành phố. Tại Đồng bằng Cửu Long, vài cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục trong khi VC di chuyển để kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ. Những sự liên lạc, truyền tin với thế giới bên ngoài bị cắt bỏ. Cuộc tấn công chấm dứt trong năm mươi lăm ngày; Việt cộng kiểm soát toàn cõi Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Ngày 4 tháng 5: Các cấp thẩm quyền mới của Việt cộng tại Sài gòn tuyên bố ngày 7 tháng 5 tập trung để làm lễ ăn mừng chiến thắng.

Nhân đây tôi muốn gợi lại cho bạn những giây phút sau cùng của các danh tướng miền Nam, đó là tinh thần bất khuất của các anh hùng: Lê văn Hưng, Nguyễn khoa Nam, Hồ ngọc Cẩn, Phạm văn Phú…..Khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và biết là không còn tiếp tục chiến đấu được nữa. Tướng Lê văn Hưng (nguyên là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV) tự sát tại Bộ Tư Lệnh, sáng ngày 30 tháng 4. Tướng Nguyễn khoa Nam (nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn IV) cũng tự sát tại Bộ Tư Lệnh, sáng ngày 1 tháng 5. Còn anh hùng Hồ ngọc Cẩn (nguyên là Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương Thiện) bất chấp lệnh đầu hàng và cùng với đồng đội chiến đấu chống quân Việt cộng đến cùng. Sau ông bị giặc bắt và đem hành quyết tại Cần Thơ. Ông chấp nhận cái chết rất thản nhiên và yêu cầu giặc không bịt mắt để được nhìn thấy đồng bào lần cuối. Và ông đã nói lời cuối cùng trước khi bị cộng sản hành hình: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

Cộng sản Việt Nam tàn bạo với đồng bào: 1945-1957: tầng lớp trí thức: 50000 người. Cải cách ruộng đất trên đất Bắc (1953-1955) 10,303,004 người. Tết Mậu Thân (1968) 5800 người. Xâm lăng VNCH từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975: 10,000,000 người. Sở Công An Sài gòn đến cuối tháng 7 năm 1975: Đã đẩy 154,772 quân nhân viên chức VNCH cũ vào các trại tập trung. Đến cuối tháng 10, cùng năm (1975), Công An bắt thêm 68, 037 người nữa. Cộng chung đến ngày 30 tháng 10 năm 1975, tổng số cựu quân nhân viên chức VNCH cũ, bị chúng giam giữ trong khoảng 200 trại tập trung trên toàn cõi Việt Nam là 222,809 người. Đến tháng 4 năm 1992 người cuối cùng mới ra khỏi trại tập trung. Trong 17 năm đó, ước lượng từ 8000 đến 10000 tù chính trị bị chết do chính sách thù hận thâm độc của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Thống kê Việt Nam hiện nay cho thấy, 70% dân số được sanh ra và lớn lên sau thời điểm 30 tháng 4 năm 1975. Những nhân chứng lịch sử của cuộc chiến tranh Quốc-Cộng đang mất dần. Đảng Cộng Sản Việt Nam hy vọng với một lớp trẻ được đào tạo dưới một chế độ hà khắc, và một nền giáo dục sắt máu- chỉ nhằm tuyên truyền, lừa gạt để mị dân, chứ không nhằm nâng cao kiến thức và phẩm chất người dân- họ sẽ đạt được mục đích họ muốn là củng cố chế độ và kéo dài sự tham quyền cố vị. Yếu kém về kiến thức, giáo dục và lịch sử, dân tộc Việt Nam đang bị thế giới bỏ rơi, và đang phải đối đầu với sự bất lực trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng. Tin tức từ khắp nơi cho thấy: dân tộc Việt Nam đã và đang chịu đựng nỗi nhục nhã, nhân phẩm bị chà đạp và bị coi thường, vì những chính sách “đổi chác” ngu muội, gần như “bán dân, buôn nô lệ” một cách vô-trách-nhiệm. Lớp viên chức do Việt cộng đào tạo, ngày càng cho thấy sự tham lam đến độ bẩn thỉu. Chúng tham lam vơ vét, bất kể cả sĩ diện dân tộc và luật pháp quốc tế.

Đã đến lúc chúng ta nên tự hỏi: đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu, dưới sự lãnh đạo mù quáng này?.

Có bao giờ chúng ta suy tư khi đọc nhãn hiệu của vô số thức ăn làm sẵn, đến từ bọn thổ phỉ Tàu Cộng, một quốc gia thù nghịch bao đời với đất nước ta, mà những thức ăn ấy đã làm tử vong, gây bệnh hoạn cho bao nhiêu người dân của chính họ? Chúng sẽ còn dùng thủ đoạn độc ác nào nữa với dân tộc ta?. Có bao giờ chúng ta lặng người nhìn giòng sông dơ bẩn, đầy ô nhiễm chảy vào quê hương ta, mà thượng nguồn đổ xuống là từ những con sông, những cái đập khổng lồ hoàn toàn do bọn Rợ Hán kiểm soát? Hoặc nhìn những cơn lũ lụt hàng năm, những cánh rừng bao la bị tàn phá bừa bãi, những mỏ quặng, tài nguyên thiên nhiên bị bọn Trung Quốc khai thác, với dã tâm cài đặt và phá hủy đất nước ta, đưa dân tộc ta đến sự kiệt quệ một ngày không xa, hầu dễ dàng thôn tính khi thời cơ cho phép?. Hoàng Sa, Trường Sa, Tây Nguyên, Vịnh Bắc Bộ, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc…đã lọt về tay giặc Hán. Và chúng ta sẽ phải mất nhiều nữa nếu việc đối phó với bọn Hán cộng vẫn còn nằm trong tay Đảng Cộng Sản Việt Nam, những kẻ mà từ xưa đến nay chỉ biết cướp chính quyền bằng bạo lực, quen thói bưng bít, dối gạt và tàn ác với đồng loại của mình, nhưng lại quá hèn yếu và kém cỏi khi đối đầu với bọn ngoại bang nguy hiểm như Trung Cộng.

Vào thế kỷ thứ 13, Vua Trần Nhân Tôn để lại di chúc rằng: “Các ngươi chớ quên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.

Cũng vì dân chúng miền Nam không hiểu cộng sản là gì cho nên đất nước mới ra nông nỗi này; và chế độ cộng sản còn tồn tại đến ngày hôm nay cũng do trình độ kém hiểu biết của khối người Việt tại hải ngoại trước âm mưu tuyên truyền xảo trá, bịp bợm của Việt cộng và bè lũ tay sai. Ngay cả những tên “tai to, mặt lớn” cũng đang rục rịch đánh hơi để kêu gọi “hòa hợp, hòa giải” với bọn Việt cộng. Nhiều lúc, cá nhân tôi, chỉ biết than trời cho bọn người háo danh, ích kỷ cá nhân loại này. Văn hào Nga lưu vong, ông Vladimir Boukovsky, nhắc nhở trách nhiệm tự nguyện của mọi người bị cộng sản đày đọa phải hành động để tự cứu: “Làm thế nào chống lại được sức mạnh ghê gớm của các chế độ tàn bạo? Mọi sự sẽ vô vọng nếu ai cũng tự nhủ rằng một mình ta sẽ không làm được gì. Vậy thì khi bị dồn vào chân tường, mỗi người nên đặt câu hỏi: Nếu ta không làm thì ai sẽ làm? Đặt được câu hỏi ấy rồi thì mọi người sẽ được cứu thoát”.

II.-QUÊ HƯƠNG ĐAU KHỔ: Dân chúng Sài gòn nhìn những chiếc T-54 và đoàn xe Molotova chở bọn cán binh cộng sản thuộc Sư Đoàn 324 tiến vào thủ đô vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc 12 giờ 15 phút cờ Mặt Trận được kéo lên nóc Dinh Độc Lập; và niềm hy vọng của họ đã tan thành tro bụi, họ nhìn nhau sợ hãi, bàng hoàng, sửng sốt…như đang trải qua một cơn ác mộng.

Tôi đã trở về lại Nha Trang (quê vợ) chờ ngày trình diện với Ủy Ban Quân Quản để đi ở tù. Tôi xin ghi lại hình ảnh tang thương của thành phố duyên hải xinh đẹp này trong những ngày đầu lọt vào tay của loài quỷ đỏ.

Đêm ở đây thật buồn, không còn sự náo nhiệt của những ngày xưa cũ. Bóng dáng của những cặp tình nhân đã biến mất trên những con đường thành phố. Hàng cây Bách Diệp cũng gục đầu tủi hận cho kiếp sống của con người. Những ngọn đèn dầu thay thế những bóng đèn điện. Văn minh đã bị bóp chết, sinh hoạt của dân chúng đang lùi dần về thời kỳ đồ đá. Chính sách của Đảng và Nhà Nước đang kêu gọi dân chúng phải thắt lưng, buộc bụng trong hoàn cảnh khó khăn do Mỹ, Ngụy để lại “Đói phải nói rằng no, buồn phiền phải tạo ra khuôn mặt tươi tỉnh, vui vẻ…mới xứng đáng là công dân tốt của nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.Cách Mạng luôn luôn khoan hồng và sẽ cứng rắn đối với những thành phần phản động”. Không được nhăn nhó, nhăn nhó tức là đang có âm mưu, chưa ăn miệng giả vờ ngậm tăm làm như đã ăn rồi đang xỉa răng. Hạnh phúc nhất của người dân sống ở những nước cộng sản là nửa đêm công an đến gõ cửa bắt người mà kẻ đó không phải là mình.

Xã hội của tôi là những người này sao? Chúng tôi đang học ăn, học nói và học gian dối. Càng đóng kịch tài giỏi càng được biểu dương và yên ổn. Như một con chiên ngoan đạo, mở miệng ra phải nói cảm tạ Thượng Đế, còn chúng tôi: Cám ơn Đảng và Bác như một câu nhật tụng, một câu đầu môi chót lưỡi phải thuộc nằm lòng. Phải tiết kiệm không được hoang phí, xương cá, xương gà, xương bò, xương heo phơi khô và nghiền nát để làm đồ gia vị, nêm canh cho ngọt. Một cuộc đấu tranh giai cấp quá bẩn thỉu, phát xuất từ những kẻ cầm quyền suốt đời chưa có cơ hội cắp sách đến trường. Nay, cờ đã vào tay chúng vung cao phất theo “tiếng vọng của quá khứ”, bắt tất cả nhân dân ở miền Nam phải sống như chúng đã từng sống, tịch thâu và đốt tất cả những sách vở thuộc loại “văn hóa đồi trụy”. Trong lúc đó, chúng kêu gọi đồng bào phải tham gia các lớp “bổ túc văn hóa” mỗi đêm để diệt “giặc dốt”, để hấp thụ “một nền văn hóa mới lành mạnh”, để có dịp làm quen với những vần thơ của nhà “đại văn hào” Tố Hữu: “Ới ông Sít-ta-Lin ơi! Hởi ơi! Ông chết đất trời biết không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương mình thương một, thương ông thương mười”. Hoặc: “Hoan hô Sít-ta-Lin, Đời đời công đại thọ…Sít-ta-Lin, Sít-ta-Lin, Yêu biết mấy nghe con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-Lin”.  

Nguyễn Du nếu đem so sánh với ông Bộ Trưởng Văn Hóa Hà Nội thì thua xa. Thuyết định mệnh trong Đoạn Trường Tân Thanh của ông “dỡ ẹt”. Thúy Kiều đã coi chữ trinh quá nhẹ, bán mình để chuộc cha. Vì vậy suốt đời Thúy phải chịu cảnh “hồng nhan bạc mệnh” không bằng một góc của ông chủ tịch Quốc Hội Nhà Nước Việt Nam: Trường Chinh Đặng xuân Khu đã đem ông già ruột của mình ra trước Tòa Án Nhân Dân đấu tố cho đến chết để làm gương trong cuộc “cải cách ruộng đất”. Cha mẹ sinh con đẻ cái đó là lẽ đương nhiên của tạo hóa, “tề gia, trị quốc” sau đó mới “bình thiên hạ”. Chắc linh hồn của các tổ Mác-Lê và Stalin sẽ ngậm cười dưới chín suối, vì đã để lại những tên đồ đệ trung thành đang thực hiện đúng đắn thuyết “duy vật biện chứng” của mình.

Chiếm được miền Nam như “chó ngáp phải ruồi”. Chúng huênh hoang, xấc láo, coi thế giới nhỏ không bằng hạt cát. Mới năm đầu “giải phóng”, bọn chúng đã vội vã họp Quốc Hội tu chỉnh Hiến Pháp để thống nhất hai miền Nam Bắc: “Phải tạo cho nhân dân miền Nam có một đời sống như dân miền Bắc, phải tạo cho bằng được Chủ Nghĩa Xã Hội tại miền Nam để người dân được ăn no, mặc ấm, không còn cảnh người bóc lột người”. Trên hai mươi năm nội chiến, ung nhọt của xã hội miền Nam đã bực mủ từ khi quân đội Mỹ đặt chân vào hải cảng ĐàNẵng, những xa hoa phù phiếm đã “kéo mây” trên đôi mắt của người dân, làm mờ đi “con chó đói cộng sản” đang ngày đêm rình mò bên cạnh. Nay “chó” đã ngoặm được miếng thịt, có đánh trụi lông, nó cũng không bao giờ nhả. Đúng, xã hội chủ nghĩa “ưu việt” thật, làm gì có nạn thất nghiệp: “Còn đôi tay ta làm nên tất cả, Với sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Cánh cửa vùng kinh-tế-mới luôn luôn rộng mở. Những kẻ ăn không ngồi rồi hãy tự nguyện lên đó mà canh tác. Sản phẩm làm ra đóng 90% nghĩa vụ cho Nhà Nước, còn 10% để lại cải thiện cho gia đình. Xã Hội Chủ Nghĩa làm gì có đình công? Những kẻ chủ mưu được mời vào bàn hội thảo, nước trà, bánh ngọt…đãi đằng vui vẻ. “Cán bộ là đày tớ của nhân dân, phải luôn luôn lắng tai nghe tiếng nói của nhân dân chứ?. Các anh hãy để lại địa chỉ để chúng tôi tiện việc liên hệ”.

Nửa đêm chúng cho xe bít bùng đến gõ cửa những kẻ chủ mưu đình công dẫn đi biệt tích. Như vậy không “ưu việt” là gì? Đâu như tên Pôn-Pốt, ngày chiếm được PhnomPen, hắn đã ra lệnh tàn sát hết gần một nửa dân số Cao Miên, ra lệnh dân chúng phải ra khỏi thành phố trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, để suốt đời mang tiếng là một tên đồ tể. “Chế độ ta” không làm như vậy, muốn bảo vệ thành quả của Cách Mạng phải có súng đạn, muốn có súng đạn phải đổi bằng lúa gạo, lâm và hải sản, chứ không thể dùng tín phiếu của họ Hồ để mua được, vì không có trữ kim bằng vàng. Tội gì phải giết kẻ thù của mình bằng súng đạn? Phí phạm ngân qủy quốc gia. Hãy để chúng sống thay trâu bò tạo ra của cải vật chất, như vậy có phải lợi hơn không? Mà lại được tiếng là nhân đạo. Cá đã nằm trên thớt, muốn chặt, muốn bằm, muốn xé lúc nào chẳng được? Gần hai triệu “Ngụy quân, Ngụy quyền” khối nhân lực hùng hậu gồm đủ các tinh hoa miền Nam, có thể “phá núi, lấp sông” một cách dễ dàng, đừng nói gì đến “khai hoang, vỡ hóa”. Ngày xưa nền nông nghiệp ở Việt Nam quá lạc hậu mà cũng mang tiếng là vựa lúa ở miền Đông-Nam-Á, trong lúc văn minh của nhân loại mỗi ngày mỗi tiến triển vượt bực, tất cả đều được cơ-giới-hóa, thế mà ông cha ta vẫn bảo thủ “con trâu đi trước cái cày theo sau”.

Nay đổi đời, bọn lãnh đạo HàNội đã tiên tri một cách thần thánh về khủng hoảng năng lượng trên thế giới, nghiên cứu rất kỹ thuyết tiến hóa của Darwin về nguồn gốc của con người thoát thai từ loài khỉ, nhưng lại có một bộ óc siêu việt có thể chế ngự được thiên nhiên và làm chủ muôn loài trên cái quả đất ô trọc này. Vì vậy, các “đỉnh cao trí tuệ” của Trung Ương Đảng, mới nghĩ ra một cách: Dùng Trại Cải Tạo vùng Cao Bằng, Lạng Sơn để làm thí điểm “kéo cày thay trâu”. Các học viên cao cấp của miền Nam, một số tốt nghiệp tại các quốc gia tiến triển trên thế giới, hấp thụ một nền văn minh vượt bực của nhân loại, đặc biệt về lãnh vực khoa học, kỹ thuật và với những thân hình béo tốt, có thể làm được việc này. Mỗi ngày trên các đồng lúa của vùng Cao-Bắc-Lạng bóng dáng trâu bò đã biến mất, hình ảnh các người còng lưng bì bỏm kéo cày tạo nên một sắc thái đặc biệt cho nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.. Súc vật trong các Hợp Tác Xã chăn nuôi đang ngửa mặt cười trời, hồ hỡi phấn khởi xuống tàu đi làm nghĩa vụ quốc tế. “Kế hoạch kinh tế ngủ niên 75-80 được chính quyền các cấp thực hiện một cách triệt để. Mỗi một người dân trong một tháng phải đi làm nghĩa vụ lao động mười lăm ngày. Các công nhân, viên chức nhà nước, tận dụng mọi đất đai tại các công sở để sản xuất hoa màu phụ và các khu đất hoang tại Suối Dầu, Đồng Bò, Đồng Đế, các triền núi dọc theo đèo Rù Rì và Rọ Tượng để tiến đến tự túc thực phẩm tại mỗi địa phương. Các nghĩa trang nằm trong thành phố phải bốc đi nơi khác để đặt làm nông trường tập thể.

Tôi còn nhớ “ngày ra quân sản xuất” đầu tiên, cờ xí rợp trời, các tấm biểu ngữ được trưng lên khắp các ngã đường, các loa phóng thanh oang oang cổ động chạy khắp hang cùng, ngõ hẻm. Các em học sinh cấp I, cấp II và cấp III cũng tay cuốc , tay xẻng đào xới trên những sân trường học. Chiến dịch “Ao Cá Bác Hồ” và “Cầu Tiêu Hai Ngăn” (chắc cũng mang tên bác Hồ) được áp dụng cho các xã thôn ngoại ô thành phố như Xuân Lạc, Xuân Phong, Đại Điền….cũng rầm rộ không kém. Các ruộng vườn, rẫy bái của tư nhân cũng được xung công vào Hợp-Tác-Xã. Các đội, các tổ sản xuất được bầu bán, phân công rõ rệt, chỉ tiêu thi đua được đề ra cho mỗi Phường. Phường chia cho Khóm, Khóm chia cho Tổ. Chương trình “năm mét rau cải thiện” dành cho mỗi gia đình cũng được áp dụng, kể cả việc chăn nuôi gia súc tại gia cũng phải báo cáo để “lập thành tích biểu dương” trước nhân dân trong các buổi học tập chính trị. Đó là về mặt nhân dân. Đối với những thành phần có “nợ máu” như chúng tôi, được kêu gọi để “lập công chuộc tội”. Tôi đã phải cười ra nước mắt khi nhìn đàn con dại sáng dậy đi học không có gì ăn lót dạ. Vợ đi làm mỗi tháng bốn mươi đồng tiền Ma-vương và mười hai ky’ thực phẩm, chỉ đủ cho một người ăn. Tuần này đi đắp đập, tuần khác được cử đi làm ruộng muối, hoặc đi cất nhà cho nhân dân tại các Vùng Kinh-Tế-Mới, với lương thực tự túc. Tôi đã phải tháo từng tấm “tôle” đi bán cho những lần đi làm “nghĩa vụ lao động”. Lúc này các nút chặn vào thành phố được chiếu cố rất kỹ do các lực lượng thuế vụ phối hợp với công an Tỉnh để chận bắt các con buôn đem gạo vào thành phố và từ Tỉnh này qua Tỉnh khác, nên giá gạo từ 7 đồng đến 8 đồng một ky’ lô. Lương công nhân Nhà Nước một đồng rưỡi một ngày, chỉ bằng một ly cà-phê đen.

Đời sống của tất cả mọi người dân (ngoại trừ bọn cán bộ cộng sản) đã xuống dốc một cách thê thảm. Những báo cáo về sản xuất và chăn nuôi trên các loa phóng thanh nghe rất phấn khởi, tuy nhiên trên thực tế, nói lên sợ đi “cải tạo” lại: Nhà tôi nuôi hai con gà, riêng tôi báo cáo lên Khóm, vợ tôi báo cáo lên Tổ Phụ Nữ, hai con tôi đi học báo cáo lên nhà trường, tổng cộng 8 con. Nhưng thực tế chỉ có 2 con. Về sản xuất, cảnh “cha chung ai khóc” nên mỗi lỗ hom mì, thay vì chỉ một hoặc hai hom, nhân dân “thương” Đảng và Bác đã bỏ xuống mỗi lỗ hai ba chục hom hoặc gần nửa lon bắp. Lúc lên mầm thì trở thành bụi hom mì hoặc bụi bắp, chắc đến khi bác đầu thai kiếp khác mới sinh hoa kết trái. Những rẫy hoa màu tại các khu rừng hoang bị khỉ và heo rừng đêm đêm xuống đào phá hư nát. Tôi đã làm thử một bài tính sau khi thu hoạch, trừ tiền phí tổn, bới xách, xe cộ….thì mỗi ky’ khoai hoặc mì, giá từ hai đến ba chục đồng (giá chợ đen mỗi ky’ một đồng).

Xin các nhà đại kinh tế hãy đốt tất cả sách vở và máy điện toán, khăn gói về Việt Nam để thọ giáo tài “kinh bang tế thế” của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Các ruộng vườn dọc hai bên quốc lộ Một từ Nha Trang lên Thành rất xanh tốt, nhưng đến khi gặt thì toàn là lúa lép vì có lần các cán bộ nông nghiệp phát nhầm thuốc khai quang (tưởng là phân bón) cho nông gia. Chưa kể những thiên tai như lụt lội, hạn hán mà Thượng Đế đã giáng xuống đầu những kẻ vô thần trong suốt những năm chúng cai trị. Nhiều lần chúng huy động dân chúng đào mương, đắp đập, xẻ núi, phá rừng để chống lại “giặc trời”. Lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam đến hồi đen tối như vậy sao?. Nhìn chung quanh đồng loại của tôi, áo quần tả tơi, rách nát, đôi mắt thất thần, nhiều người tuổi còn trẻ mà trên đầu tóc đã lốm đốm bạc, vì: “Chúng tôi sống trong một quốc gia, Bên này bờ Đại Dương. Ở đây sự im lặng là vàng, Phát ngôn là đại họa. Đất nước lọt vào tay, Bọn gian manh xảo trá. Kẻ ngu dốt làm chủ, Kẻ bệnh hoạn làm thầy. Gieo toàn tai vạ” .

Tôi mơ ước được trở lại trại “cải tạo”, thà mất tự do, nhưng khỏi phải chứng kiến những cảnh mũi lòng. Mỗi ngày còn lãnh được hai chén cơm độn, giao phó số phận cho định mệnh đưa đẩy còn hơn về với địa phương để nhìn con cái của mình xách bao bị đi đến các tiệm ăn trong thành phố để lượm xương bò, xương heo và bươi các đống rác để lượm giấy má, bao ny-lông về nộp cho nhà trường, để lãnh giấy khen, để được làm “Cháu Ngoan Bác Hồ”. Những lãnh khoai được vun xới kỹ lưỡng dọc trên các đường phố, trong công viên, những giàn bầu, giàn bí, giàn mướp bò trên các lan-can biệt thự thay cho các giàn hoa Dạ Ly’. Bộ mặt của Nha Thành mến yêu được những bàn tay vô sản tô điểm trông như gái đĩ về già.

Đừng tiếp tục nghe lời nói láo: Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyn nói: “Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng nói: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời”.

Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”.

Bí thư đảng cộng sản Nam Tư Milovan Djilas nói: “20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”.

Cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin nói: “Cộng sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó”.

Cựu tổng bí thư đảng cộng sản Liên-Xô Mr Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho ly’ tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.

Cựu Tổng Thống Nga Putin nói: “Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim”.

Cố TT Mỹ Ronald Reagan nói: “Chấm dứt chiến tranh Việt Nam, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa Bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau”.
Cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

Mây_Cao_Nguyên @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site