lịch sử việt nam
Lục Bát Tâm Tư Chùm 80
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91_100, 101_110, 111_120, 121_130, 131_140, 141_150, 151_160, 161_170, 171_180, 181_190, 191_200...
Chịu Thua Cô Tây
Cô Tây vén váy qua sông
Mề đay ném xuống dưới dòng nước sâu
Mẹcxì thôi hết âu sầu
Đứt đuôi nòng nọc cạo đầu đi tu
Chày kình chuông mõ dãi dầu
Nâu sồng dưa muối nguyện cầu chân kinh
Ai ngờ chữ sắc bất bình
Chữ không khéo đến phận mình sao đây
Tôi đây trăm nỗi đắng cay
Học tài thi phận đoạ đầy trần căn
Bụi hồng nợ rũ lần khân
Theo cô chẳng được trăm ngàn lửng lơ
Ngán đời qua phố Hàng Bồ
Tổ tôm xóc điã má đào ngẩn ngơ
Chơi cho sắc khởi bơ phờ
Thân tàn ma dại vật vờ cô ơi!
Cảm tác khi đọc thơ Trần Tế Xương: Cô Tây Đi Tu
21.11.2012 Lu Hà
Chữ Nho Hết Thời
Chữ nho đã hết thời rồi
Ông Nghè Cống Chỉ mọt đời nằm co
Cuời ta lại chẳng biết lo
Thông Ngôn thày Phán sưã bò Sâm Banh
Dăm ba vũ điệu xập xành
Nước hoa ngây ngất sao đành bỏ qua
Xì xồ mũi lõ tuy toa
Mông tròn vú độn ngọc ngà thướt tha
Gia nhân đày tớ đầy nhà
Đồng rơi đồng rụng tập tành phong lưu
Dập dìu vợ bé nàng hầu
Cưỡi bò bốn bánh mái đầu phất phơ
Thôi thôi bỏ quách chữ nho
Chữ Tây ông học cơ đồ phổng phao
Thuốc lào nõ điếu tầm phào
Xì gà vắt vẻo ả đào ngẩn ngơ
cảm tác thơ Trần Tế Xương: Chữ Nho
21.11.2012 Lu Hà
Đà Lạt Huyền Sương
Thiêng liêng giây phút khởi đầu
Đêm trăng Đà Lạt nhuốm màu thiên thai
Huyền sương đắm đuối trần ai
Từ xa đón ý nguyệt đài phiêu diêu
Kiêu sa xin chớ nói nhiều
Hồ trong cá nước mĩ miều hò reo
Rung rinh gió thoảng trôi vèo
Lá thu bảng lảng chân đèo ngẩn ngơ
Bóng cô thục nữ như mơ
Hàng thông bờ liễu khát khao đợi chờ
Chữ yêu ai giải bằng thơ
Thực hư sao biết đôi bờ sông Ngân
Đất trời ngào ngạt non ngàn
Cả lòng tôi nưã muôn vàn thiết tha
Thẹn thùng là ả Hằng Nga
Thầm thì tiếng gọi trăng ngà nôn nao...
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Đà Lạt Trăng Mờ
17.11.2012 Lu Hà
Đắng Cay Vị Đời
Cái nghèo bám mãi không thôi
Còn ai hay chỉ mình tôi trên đời
Bạc đâu ra miệng một hơi
Tiền chưa thấy mặt đã trôi mất rồi
Nợ nần nước mắt tuôn rơi
Chạy ăn từng bưã mồ hôi đầm đià
Biết rày thuở nhỏ bán bia
Xích lô ba gác chầu rià cũng no
Cậu bồi thông ký khỏi lo
Vo ve mẹ đĩ sớm vào tối ra
Thong dong dung dẻ cả nhà
Chém to kho mặn la đà gió mây
Học hành chữ nghiã ô hay
Càng thông hiểu lắm càng cay vị đời
Thôi đành cam phận buông xuôi
Lênh đênh biển cả xa xôi bập bềnh
cảm tác khi đọc thơ Trần tế Xương: Cái Khó
19.11.2012 Lu Hà
Hẹn Hò Với Nàng Trăng
Trăng lên mây gió ngỡ ngàng
Đêm nay ai sẽ cùng nàng đắm say
Rằng ta quá chén men cay
Mênh mông khoái lạc vơi đầy nỉ non...
Hằng Nga tha thiết đòi cơn
Như lòng thiếu phụ vương buồn thiên thu
Ngả nghiêng sóng nước mịt mù
Cầu ao hoan hỉ cho dù mưa sa...
Ô hay giông tố sa bà
Ngày mai tươi sáng sơn hà trăng ơi!
Đừng cho ong bướm lả lơi
Ngông cuồng thi sĩ xa xôi với nàng...
Lầu hoa cung Quảng bẽ bàng
Bao muà trăng chín dở dang lỡ làng
Trăng tròn mười sáu lâng lâng
Hương thơm lồng lộng triều dâng sóng cồn...
Thẹn thùng bẽn lẽn nụ hôn
Hôn luôn trời đất tâm hồn bay cao
Ngẩn ngơ thả mộng trăng sao
Nàng trăng đắm đuối tình thơ dạt dào...
Khuân trăng đầy đặn đáy hồ
Cá tôm cũng phải lờ đờ thẩn thơ
Lu Hà lững thững trên bờ
Đợi trăng, trăng xuống hẹn hò ái ân...!
cảm tác khi đọc thơ Mai Hoài Thu: Muốn Ngủ Cùng Trăng
16.11.2012 Lu Hà
Một Chiều Cuối Thu
Luạ trời Chức Nữ như giăng
Bắc cầu ô thước cho chàng Ngưu Lang
Kià ai gánh tuyết nở nang
Da cừu mảnh áo nhẹ nhàng qua sông
Huyết son mấy thức mây hồng
Cô đơn ly biệt khói sương chập chờn
Quảng Hàn heo hắt cũng buồn
Trơ vơ bãi vắng tủi hờn xác xơ
Thu vàng nức nở cành khô
Một vì sao lạ phương mô cuối trời
Người thơ chưa thấy ra đời
Hồn trinh dưới tận đáy mồ thở than
Nét mây lướt mướt non ngàn
Sao không tô điểm muôn vàn bướm hoa
Hơi mưa lác đác nhạt nhoà
Là điềm thu báo Ngân Hà lụt to
Vi lô lau lách đôi bờ
Lao xao sóng vỗ mịt mờ gần xa
Hoàng hôn phủ bóng chiều tà
Côn trùng tấu nhạc bóng ma gọi hồn.
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Cuối Thu
17.11.2012 Lu Hà
Nghiã Tình Mẹ Để
tặng Ca Nhạc Sĩ Cathy Nguyệt Hằng
Vẳng nghe tiếng nói linh hồn
Vang lên biển cả sóng cồn chuông ngân
Niềm đau trần thế nguôi dần
Cuộc đời người mẹ tảo tần vì con
Ầu ơ khúc hát bồn chồn
Theo cùng nhịp bước chân con vững bền
Tháng năm dầu dãi mẹ hiền
Một sương hai nắng con quên sao đành
Nuôi con xây bức trường thành
Cù lao chín chữ cỏ xanh uá tàn
Trải bao cay đắng nhọc nhằn
Chắt chiu lòng mẹ trăng ngàn suối thơ
Sách đèn mơ ước bay cao
Là người hữu ích dồi dào trí năng
Hôm nay hồn ngự thiên đàng
Phiêu diêu mây gió nhẹ nhàng thảnh thơi
Hay về Phật Quốc dong chơi
Bồng Lai Bột Hải ở nơi cuối trời
Nhớ thương con lại khóc rồi
Bạc phơ mái tóc một thời bên con
Canh thâu thánh thót mưa tuôn
Nghiã tình mẹ để là nguồn suối trong
Ngậm ngùi tràn ngập cõi lòng
Nghe như gió thoảng đồi thông mẹ về!
cảm tác khi đọc thơ Từ Bi: Tình Mẹ Thánh Ân
18.11.2012 Lu Hà
Trăng Lên
Trăng lên bốn mặt mơ màng
Mình ta thức giấc bẽ bàng canh thâu
Leo song bóng nguyệt xoa đầu
Hằng Nga sờ sẫm âu sầu thở than
Gió thu lọt cưả mài chăn
Hoa rơi đẫm lệ tiếc thân lụi tàn
Ngoài vườn giun dế dạo đàn
Công danh sự nghiệp muôn vàn đắng cay
Nôm na cung điệu ưá đầy
Bốn muà ảm đạm tháng ngày buồn tênh
Bâng khuâng tâm sự bồng bềnh
Dìu nhau xuôi ngược lênh đênh biển hồ
Hồn rời khỏi xác bơ vơ
Vi lô lau lách bên bờ trầm luân
Lang thang khắp nẻo trần gian
Trăng thu vằng vặc non ngàn vực sâu...!
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Đêm Không Ngủ
15.11.2012 Lu Hà
Ngàn Thu Ai Oán
Ngàn thu ai oán than ôi!
Nhớ thương cho nắm xương thôi một đời
Thân tàn ma dại đi rồi
Lá vàng cỏ uá rã rời thê lương
Hàng thông vi vút vấn vương
Ôm ngang lưng gió mùi hương lạnh lùng
Lênh đênh biển cả trập trùng
Tinh theo bọt nước não nùng biển khơi
Hồn trinh lạc cuối chân trời
Si mê cuồng dại về nơi bến nào
Dập dìu sóng vỗ xô bờ
Nhớ sao bải hoải chuyến đò trần gian
Bồi hồi ân ái giai nhân
Trúc mai một thuở muôn vàn khổ đau
Yến oanh lã chã canh thâu
Gối chăn tầm tã bể dâu đoạn trường
Muôn năm giữ một tấm lòng
Vi lô lau lách bên dòng sông Tương
Kià ai đàn khúc Tề vương
Tiền Đường ai khóc thương chồng bi ai ?
Cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Muôn Năm Sầu Thảm
18.11.2012 Lu Hà
Tôi Lạy Thời Gian
Còn đâu tráng lệ dáng hình
Thơm tho mùi vị minh tinh ái tình
Ít nhiều hơi hám kiên trinh
Ngàn thu phảng phất trúc xinh biên đình
Bụi mù gió nhẹ viễn trình
Hồn xưa từ ấy đưa mình dời xa
Hư vô bạc bẽo sa bà
Cánh chim mất dấu chân cầu rêu phong
Chỉ còn tinh tú mênh mông
Trăng sao bất diệt bướm hồng xôn xao
Tây Thi thổn thức nghẹn ngào
Mê tơi vẻ đẹp dạt dào biển xanh
Ngư trầm nhạn lạc xuân cành
Hỏi bao nhiêu tuổi năm canh tủi hờn
Đêm nghe sóng dội trào cơn
Thời gian âm ỉ thương hồn thơ bay
Chắp tay luân chuyển vơi đầy
Mỹ nhân một thuở đắm say ân tình
Phũ phàng bóng quỷ rập rình
Lều tranh hăm doạ thình lình dẫn đi...
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Thời Gian
16.11.2012 Lu Hà
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91_100, 101_110, 111_120, 121_130, 131_140, 141_150, 151_160, 161_170, 171_180, 181_190, 191_200...
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử