lịch sử việt nam
Lu-Hà | Bàn Qua Về Chữ “Nứng” Trong Văn Học
Nứng là từ thô tục. Nghĩa là có sự chuyển biến khoái cảm từ cơ thể dẫn đến cơ quan sinh dục. Nói nôm na là sẵn sàng cho giao hợp…Từ này thường có ý nghĩa xấu. Nhưng về bản chất, muốn quan hệ tình dục không có gì xấu cả!
Tôi có vợ, tôi và vợ ở phòng riêng, tôi muốn... và vợ tôi cũng muốn... Vậy thì đâu có gì là xấu đâu phải không các bạn?!
Kể cả trong văn thơ tả cảnh mộng mị làm tình thì cũng không có gì là xấu cả.
Nhưng „nứng „ là từ dân gian chỉ một người nào đó đang có nhu cầu ham muốn được dùng rất hẹp và không có ý tốt. Nhưng xét về bản chất thì nứng và hứng là một. Người ta thường nói hứng làm thơ chứ mấy ai bảo nứng làm thơ. Chỉ khác nhau một chữ "h" và "chữ" n mà hiểu thành hai nghĩa thanh cao và dung tục.
Nếu nhưng như tôi viết:
Hôm nay tôi nứng làm thơ
Hồn tôi bát ngát dạt dào tơ vương
Chắc nàng còn vẫn nhớ thương
Con cò côi cút qua sông một mình...
Hay ngược lại:
Hôm nay nổi hứng lên rồi
Bàn tay nhuốm máu đầu rơi máu trào
Nôn nao ong bướm đợi chờ
Giang sơn ta đó cờ đào tung bay...
Vậy chữ hứng từ nghĩa cảm xúc thanh cao trở nên man rợ, còn chữ nứng cảm xúc thấp kém lại trở thành văn hóa thanh cao, như lời thơ:
Hôm nay tôi nứng làm thơ...
Chắc chắn có thời gian nhiều, tôi sẽ nghiền ngẫm viết một bài luận dài bàn về chữ “nứng “ trong văn học. Theo tôi các nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Vìệt Nam đã không ngần ngại dùng chữ này như Hồ Xuân Hương, Trạng quỳnh, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Trần Tế Xương v. v… Bởi vì bản tính các ông rất khôi hài, có đầu óc tự do phóng khoáng nên đôi lúc dùng chữ cũng rất bậy bạ cả trong thơ ca.
Dân tộc Việt Nam vốn rất hiếu học, tôn sư trọng đạo, kinh ghét sự ngu dốt, thói rởm, và luôn quan niệm chữ cũng là người, nhìn chữ có thể biết được tính cách, trình độ hiểu biết... Chính vì thế, ở nước ta có rất nhiều giai thoại chữ nghĩa, lối chơi chữ, câu đối và hát đố, đố tục – thanh.
Có thể xem Đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa thuộc văn học dân gian, bởi các câu hát đối đáp, các câu đố, lối chơi chữ, giai thoại về chữ nghĩa nhuốm màu sắc dân dã. Nhưng thực tế, phần lớn những câu đối, các giai thoại... lại do các bậc trí thức lớn, các quan chức, các nhà Nho có tiếng làm ra.
Khi đọc các truyện, các câu đối, hát đối, câu đố... này là chúng ta như sống lại những ngày xưa và nhận ra được thái độ của các bậc túc nho, của dân gian về các mặt ứng xử, đạo đức, tình cảm, triết lý... thể hiện qua chữ nghĩa.
Bà nữ sĩ thi sĩ Anh Thơ rất giận thi sĩ Nguyễn Bính trong lúc cao hứng đã làm thơ rất bậy bạ khi ông đến thăm bà bởi chữ đầu ông cụ…
Nguyễn Bính bị Anh Thơ đuổi cổ ra khỏi nhà, thất thểu trên sân ga lại làm luôn bài “ Những Bóng Người Trên Sân Ga “.
Có một cô gái rất xinh đẹp mến tài thơ, mời Nguyễn Bính đến nhà chơi còn bổ cam cho ăn nhưng Nguyễn Bính đúng là nứng làm thơ chứ không phải là hứng làm thơ mới đọc luôn một câu đối:
Cô cầm cam, cụ cầm cờ, cô cứ kỳ kèo co kéo cụ
Cụ càng cao, cô càng cáu, cô càng cay cú cái con cò.
Cô gái đó đỏ mặt đuổi Nguyễn Bính ra khỏi cửa, cho rằng ông chỉ là một thằng ba lăng nhăng mất dạy thiếu đứng đắn. Câu đố này nếu suy ngẫm kỹ, ý nghĩa cũng rất thâm thúy và đối rất chuẩn, uyên bác vô cùng.
Sau bạn bè trêu Nguyễn Bính hay chữ nhưng kiểu tán gái như vậy thành ra lỗ mãng: Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh, cô cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt.
Rồi chuyện củ đa của Chiêu Hổ với bà Hồ Xuân Hương, Da trắng vỗ bì bạch, nắng cực tức là nứng c.. của Nguyễn Khuyến v. v… Nếu đọc nhiều thơ văn cổ kim sẽ có rất nhiều giai thoại tục tằn bậy bạ của các thi sĩ kể cả Lý Bạch cũng không tránh khỏi. Các nhà thơ nữ Việt Nam không dám dùng từ như vậy, trừ bà Hồ Xuân Hương.
Hôm nay nữ thi sĩ Khảo Mai kêu trên Fabook Sài Gòn nóng quá. Tôi thấy vui vui lộn nhộn vì Sài Gòn bây giờ gọi là Hồ Chí Minh nên tôi làm bài thơ Sài Gòn Nứng Quá. Lời thơ vừa chan chứa hoài cổ dùng các điển tích xưa nhưng lại hơi thô tục nữa bởi chữ “nứng “
Tôi chỉ nghĩ là tếu vui mập mờ giữa hai làn ranh: thanh tục, tục thanh rất nhiều ý nghĩa theo trí tưởng tượng của tôi thôi.
Nhưng Khảo Mai rất giận cho là tôi thô tục đạo đức giả làm thơ phê phán người khác nhưng bản thân lại rất dung tục bậy bạ. Vậy xin tỏ lời xin lỗi Khảo Mai ngàn lần nhé!
Tôi xoá chữ nứng đi và thay lại chữ nóng vào. Đúng ra tôi không nên ghi là tặng Khảo Mai mà chỉ viết chung chung thôi. Bài thơ này tôi thừa nhận là bậy bạ thật bởi chữ nứng hiểu theo nghĩa hẹp thuộc về dục vộng. Nhưng ý nghĩa của của nó cũng rất chan chứa dạ cổ hoài lang. Nếu tôi phân tích ra thì cả mấy trang giấy cũng không hết ý nghĩa chan chứa nhân tình thế thái, văn cảnh phong phú hoài vọng nuối tiếc xót xa cả một thời phồn hoa dĩ vãng…
Vậy xin lỗi Khảo Mai nhé. Nhưng tính cách của Lu Hà trong thơ phú văn chương sẽ không thay đổi đâu. Bởi vì thay đổi giống như thiên hạ sẽ mất hết tất cảm hứng sáng tác, hệ thống tư duy bản tính sáng tạo riêng. Lu Hà sẽ không bao giờ chịu nắm tay cả ngày để là một Khổng Phu Tử đứng đắn đạo mạo, già cả đậu? Đau thương, hoài vọng xót xa, bông đuà bỡn cợt, chửi bới phê phán,triết lý nhân sinh và cũng thỉnh thoảng có bài thơ dâm ca theo lối Hậu Đình Hoa sẽ luôn xuất hiện trên văn đàn v.v…
Bởi vì luôn tỏ ra đạo mạo đứng đắn cũng tốt thôi nhưng thơ sẽ không có hồn thiếu tính tự do nghệ thuật và thơ sẽ gìa cả khô khan giả tạo đi.
Tóm lại xin lỗi Khảo Mai nhé. Tha lỗi cho Lu Hà tôi, một người làm thơ ngay thẳng chân thật, chan chứa tình người đôi lúc cũng hơi sàm sỡ dâm tục một chút.
Nhất định có thời gian Lu Hà tôi sẽ viết một bài luận đàng hoàng bàn về chữ „ nứng“ trong văn thơ và khái niệm về dâm tục, thanh tục, và thơ sa đoạ phi lý trí và tình người, nền mạo hoá Marxit Lêninit o ép thiếu tự do phản nhân tính…
Và phân tích tính dục lại chính là nguồn gốc của sáng tạo nghệ thuật thơ ca hội hoạ. Thiếu tính dục sẽ không bao giờ trở thành thi sĩ, hoạ sĩ đúng nghĩa. Nhưng không được dâm loàn điên đảo trụy lạc trái với nền đạo lý văn minh của loài người.
Xin gửi lời chào thân ái với các bạn văn thi sĩ và bạn đọc, nhất là Khảo Mai đừng giận nhé. Còn giận Lu Hà này thì cả đời cũng không hết giận. Cơ bản là Lu Hà rất qúy mến nữ thi sĩ Khảo Mai đó thôi. Chúc vui vẻ bình an hạnh phúc
Sài Gòn Nóng Quá
Sài Gòn nóng quá trời ơi!
Để cho thiếp phải bồi hồi năm canh
Mồ hôi ướt đẫm sao đành
Bình minh rực sáng con oanh ướt nhòe
Đêm qua lạc mộng giấc hòe
Ái ân chưa thỏa đòi về trần ai...
Tràng An rặng liễu Chương Đài
Có còn thương nhớ tú tài năm xưa...?
Công danh sự nghiệp xong chưa ?
Bao giờ cho khỏi gió mưa não nùng...
Tháng tư hoa sữa thơm lừng
Viễn Đông hòn ngọc lưng chừng dở dang...
Nửa đêm trông ngóng sông Hằng
Mơ màng thổn thức bóng chàng thi nhân
Gặp nhau trong cõi mộng trần
Nôn nao Facebook muôn vàn nhớ nhung...!
14.4.2013 Lu Hà
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử