lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

Đặng-quang-Chính | Hòn Đá_Can Đảm

Hôm qua, ngồi trên xe có 6 "ông già" thì hết ba ông có ý kiến rõ ràng. Một ông chống đối ...còn các ông khác im lặng. Dĩ nhiên, im lặng không có nghĩa mấy ông còn lại ủng hộ ý kiến của phe đa số....và im lặng cũng không có nghĩa là sợ mấy ông thuộc phe đa số chỉ trích. Chưa chắc ai can đảm hơn ai ....

- "Anh có thể "tếu" chuyện gì nghe vui vui thì được ...chứ chuyện này anh không nên nói thế". Tôi nói vậy vì một ông bạn cứ nói mãi với nội dung như châm biếm nhạc sĩ Vũ Khang.

- Việt Khang cũng có thể là người của Việt Tân ..?

Chuyện hay, không đến đảng này hưởng phần. Chuyện dở, đảng này bị mang tiếng. Nói cho ngay ..bởi đảng này có "tì vết" trong thời gian trước.

- "Dù có là người của đảng nào đi nữa ...những người dám lên tiếng phản kháng bọn cầm quyền đều là người can đảm. Dĩ nhiên, đi chung với cả nhóm bạn, người ta ít sợ ma hơn!... ". Một ông khác lên tiếng

- "Thôi ..cho tôi hỏi, anh (người nói hướng về ông già ngồi cạnh tài xế) ..anh có dám gọi phôn đến cô bạn gái anh mới quen không ?...". Ông này, chắc hẳn thấy không khí bàn cãi về vụ Việt Khang quá găng nên chuyển đề tài. Mà đề tài này thì luôn hấp dẫn !...

- Em chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì !...Ông ngồi cạnh tài xế trả lời

Anh chàng "thi sĩ" này có nghề chính thức là giáo viên dạy Địa Lý trường nữ Trung Học Gia Long sau 30.04.1975. Anh này khôn lắm!..(theo ý anh ta kể vài lần) "Chọn dạy Sử để phải bị cà lăm hay sao". Anh này hên lắm! ...Bởi, khi hàng năm có những buổi họp mặt Gia Long, anh đều được học trò nhắc đến. Có lần khi họ về thăm Việt Nam, anh được "lì xì", dù lúc đó không phải là ngày Tết. Không chừng tháng 9 năm nay, anh sẽ được học trò lo cho sang thăm nước Úc.

Sáng hôm nay, trước khi làm vệ sinh buổi sáng, anh thuật lại giấc mơ lạ của anh ta. Nội dung là anh có cảm tưởng bị rắc rối sao đó với công an. Anh nói tiếp luôn, có thể những bàn cãi về nhạc sĩ Việt Khang hôm qua đã khiến anh bị ám ảnh. Tôn trọng "can đảm" của anh ta, không ai trong nhóm nhắc về câu chuyện đó trên đường về lại Sài Gòn.

Tôi nói "can đảm" là nói chơi thế thôi. Có ai giống như anh ta, thấy lại câu chuyện nói ban ngày trong giấc mơ của mình. Thần khí mỗi người mỗi khác. Đừng nói tại vì anh ta là người không có thân hình lực lưỡng mà nhát gan. Truyện Đông Châu liệt quốc (thì phải) có kể về việc một ông vua chọn dũng sĩ, tìm cách sát hại bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Trong mười mấy dũng sĩ được tuyển, chỉ có hai người đạt yêu cầu. Một ông là Kinh Kha và một ông khác, khỏe mạnh không kém. Nhưng, ông kia vì đảm (gan) lược kém ...gặp nguy hiểm, mặt đổi sắc xanh...nên không được chọn.

Người CS chọn đảng viên hay lắm. Tiêu chuẩn: nhiệt tình (tức hăng say, máu nóng). Phần đông những người này gốc là nông dân ...hay công nhân. Chẳng hạn như Đỗ Mười (thiến heo) hay Lê khả Phiêu (?) ..Phan Văn Khải gì đó, dân làm công đồn điền cao su Pháp. Những người đó có gan xông pha, mạo hiểm. Có đảng viên loại này, làm cái gì cũng thành công ..nói chi là làm "ăn cướp" (được làm vua, thua làm giặc). Nhưng, hỡi ôi! ..sau năm 1975, đất nước lao đao khổ sở, bởi "nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại".

Ông bạn tôi thuộc loại: Không nhiệt tình + không ngu dốt + không bao giờ đổi sắc mặt (vô cảm?...) = luôn gặp may. Tôi chợt như nghe được vài câu trong bản nhạc

"Giờ đây
Việt Nam còn hay đã mất.
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

(Việt Nam tôi đâu)

Tôi khoái anh bạn "Trí vận" ở chổ, mỗi lần anh nhắc lại câu thơ trong bản nhạc này, lối diễn tả của anh ta, không cần cử chỉ mà như đã thâu gồm nội dung những câu đó

Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam

Có lẽ tôi khoái ở chỗ, giọng anh ta không còn trong, muốn hét to lên nhưng nghe khàn khàn. Cái khàn khàn đáng yêu của những bô lão trong Hội nghị Diên Hồng xa xưa trong lịch sử dân Việt.

Không biết, nếu trong tương lai, khi Việt Nam trở thành một quận huyện của Tàu, anh bạn "thi sĩ" của tôi có còn gặp may hay không(?!)... vì nhạc sĩ Việt Khang đã cảnh báo rằng:

Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
(Anh là ai)

Đặng-quang-Chính @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site